Trang

Xem lưỡi chẩn bệnh

Lưỡi có thể báo ung thư! Đi khám gấp nếu lưỡi có biểu hiện sau

soha.vn - theo Nông nghiệp Việt Nam | 08/07/2014 09:08

Vì sao các thầy thuốc Đông y thường kiểm tra lưỡi của bệnh nhân? Lưỡi có thể cảnh báo bệnh gì?

Vũ Thị Loan, Tiên Yên, Quảng Ninh

Không cứ các thầy thuốc Đông y (hay thường gọi là lương y) mà ngay các bác sĩ cũng thường phải kiểm tra lưỡi của bệnh nhân trong nhiều trường hợp. Ở người, một số bệnh được thể hiện qua lưỡi.

Trong Đông y, khám lưỡi là một thành phần của vọng chẩn (nhìn); biểu thị một số tình trạng bệnh lí của phủ tạng, biến hoá của bệnh tật. Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng sáng, nên nếu lưỡi bạn tối màu, đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm trong cơ thể.

Trong một số trường hợp, màu sắc lưỡi còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Trong khi đó, lưỡi đen hoặc nâu là dấu hiệu của việc hút thuốc quá nhiều. Nếu lưỡi hồng bợt và sốt cao, hãy coi chừng, có thể bạn đang sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu lưỡi phủ lớp trắng dày, có thể bạn đang có vấn đề về gan và túi mật.

Đặc biệt, khi lưỡi chuyển sang màu xanh hoặc tím, bạn nên đến bác sĩ gấp để được kiểm tra sức khỏe...

 

Nhìn lưỡi, đoán nhanh 14 chứng bệnh trong cơ thể

soha.vn - theo Nông nghiệp Việt Nam | 13/01/2014 08:00

(Soha.vn) - Mọi người có thể dùng gương nhìn vào lưỡi để nhận biết sức khỏe cơ thể qua các dấu hiệu bất thường dưới đây xuất hiện trên lưỡi.

Lưỡi hiển thị những thông tin chính xác nhất

So với các bộ phận khác thì lưỡi kể cả mặt sau là thước đo hay "hàn thử biểu" khá chính xác nhất về sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Vì tất cả các loại bệnh đang tồn tại trong cơ thể đều thể hiện qua hệ thống lông (fur) của lưỡi, tạo ra những loại màu sắc khác nhau. Cùng với lưỡi, răng của con người cũng có hiện tượng này, chủ yếu là do vệ sinh kém, hoặc do rối loạn cảm giác hay viêm nhiễm.

Nhìn lưỡi, đoán nhanh 14 chứng bệnh trong cơ thể
 

Hiện tượng lưỡi "lông"

Lưỡi khỏe thường có màu hồng mịn và một khi xuất hiện lông cho thấy sức khỏe có vấn đề. Đây là tình trạng bệnh lý do tăng sinh các nhú, các nhú dài ra, dày lên tạo nên hình ảnh giống như đám cỏ bị đổ rạp xuống. Lưỡi lông cũng thường bị nhiễm sắc tố nâu đen do các vi khuẩn tạo sắc tố gây nên.

Một trong những dấu hiệu lưỡi xuất hiện lông là bệnh về đường tiêu hóa hoặc dấu hiệu viêm nhiễm của chính lưỡi. Màng nhầy cao phủ trên mặt lưỡi có chứa rất nhiều đài vị giác và chính các đài vị giác này đã bị viêm.

Những người mắc bệnh viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm đại tràng và táo bón thường có lưỡi màu trắng và đôi khi lưỡi còn bị sưng to hơn bình thường. Những người mắc bệnh dạ dày mạn tính có lượng axít dạ dày thấp, bệnh uxơ dạ dày mạn tính hoặc loét tá tràng thì lưỡi cũng xuất hiện lông trên bề mặt.

Đôi khi hiện tượng lông trên lưỡi còn xuất hiện sau bữa ăn no đủ ở những người khỏe mạnh. Nó thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng sau đó lại biến mất. Nếu xuất hiện liên tục thì nên đi thăm khám bác sĩ.

Cách nhận biết bệnh qua lưỡi

Ngay từ thời xa xưa của con người đã nhận được rất nhiều thông tin qua lưỡi, đặc biệt là bề mặt lưỡi. Ngày nay khoa học phát triển, kinh nghiệm chẩn đoán trên vẫn tồn tại và không ngừng được hoàn thiện, tự mỗi người có thể khám bệnh cho mình qua sức khỏe lưỡi.

Ví dụ, sức khỏe tim và gan đánh giá qua bề mặt đầu lưỡi, phần giữa lưỡi nói về sức khỏe dạ dày và phần gốc lưỡi là sức khỏe bụng và hai bên lưỡi lại có liên quan đến sức khỏe gan và thận, một số cách nhận biết nhanh qua lưỡi:

- Cơ thể khỏe mạnh: Lưỡi bình thường cả về màu sắc lẫn kích thước, không có lông, không biến màu, màu sắc hơi hồng, độ ẩm ôn hòa và vị giác không bị rối loạn.

- Viêm loét dạ dày và loét tá tràng: Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi.

- Sốt, tiêu chảy, tiểu đường, thiếu máu: Mặt lưỡi khô với nhiều vết nứt nhỏ.

- Chứng khó tiêu và lưỡi sưng: Có dấu hiệu giống như vết răng cắn trên lưỡi.

- Bệnh lá lách: Lưỡi sưng đỏ ở phía bên trái.

- Bệnh rối loạn đường tiêu hóa: Xuất liện lông nâu trên lưỡi.

- Bệnh thận: Lông trắng dọc theo hai bên và phần sau của lưỡi.

- Bệnh viêm miệng: Xuất hiện lông màu trắng trên lưỡi.

- Viêm túi mật: Bề mặt lưỡi có lông nâu vàng.

- Bệnh phổi: Lông trắng dọc theo hai bên và ở phần phía trước đầu lưỡi.

- Mắc bệnh sốt Scarlet: Lưỡi có màu trắng và đỏ (màu dâu tây).

- Bệnh xơ gan: Lưỡi bóng, mịn và có màu đỏ.

- Thiếu máu và suy tim: Lưỡi có màu nhợt nhạt.

- Bệnh gan và túi mật: Lưỡi có lông vàng

- Rối loạn đường ruột: Lưỡi phẳng và hình thành các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi.

 

11 dấu hiệu bất thường của lưỡi báo hiệu bạn mang bệnh hiểm

soha.vn - theo Thế Giới Đàn Ông | 25/06/2014 16:17

Những biểu hiện bất thường ở lưỡi có thể tiết lộ bạn đang mắc một số chứng bệnh nào đó. Vì thế, đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng bất thường ở lưỡi dưới đây nhé!

Lưỡi có lớp phủ màu trắng

Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.

Lưỡi có màu sậm hoặc đen

Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hơi hồng, vì vậy khi lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe của bạn có vấn đề: lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.

Cũng có thể do bạn uống quá nhiều cà phê và hút thuốc lá. Nếu lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn hoặc do dùng thuốc thì chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi vài lần sẽ giúp giảm màu, nhưng nếu đó là do thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

Nhìn lưỡi đoán bệnh tật

Lưỡi mọc lông

Nếu lưỡi của bạn giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do bạn dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.

Lưỡi có nốt đỏ

Nếu lưỡi của bạn có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Lưỡi có vết như hình bản đồ

Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường , căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.

Nhìn lưỡi đoán bệnh tật

Bề mặt lưỡi sần sùi

Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.

Lưỡi có màu đỏ và đau

Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu axít folic và vitamin B12.

Tuy nhiên, khi lưỡi bị đỏ tạm thời và cảm giác đau có khả năng là do thức ăn hoặc bạn nhạy cảm với một số hương vị của kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo singum (như quế) hay các loại thực phẩm có tính axít (như thơm). Nếu bạn bị những cơn đau lưỡi thường xuyên, bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm này.

Lưỡi chuyển sang vàng

Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.

Lưỡi nóng rát

Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.

Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn

Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân…

Loét lưỡi Apthae

Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.

Nhìn lưỡi đoán bệnh tật

Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi

Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.

Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.

Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.

Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.

Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét