vtc.vn
Ngon, rẻ, mát ruột nhưng đa phần các thức uống này đều thiếu vệ sinh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và bạn nên tránh xa.
1. Thạch đen bẩn
Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một loại tân dược. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo. Lá này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Mùa hè, thạch đen đặc biệt được nhiều người ăn để giải nhiệt.
Thế nhưng hiện nay thạch đen được bày bán trên vỉa hè hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm và được chế biến hết sức thủ công và thiếu vệ sinh.
Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một loại tân dược. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo. Lá này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Mùa hè, thạch đen đặc biệt được nhiều người ăn để giải nhiệt.
Thế nhưng hiện nay thạch đen được bày bán trên vỉa hè hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm và được chế biến hết sức thủ công và thiếu vệ sinh.
Đã có không ít cơ sở sản xuất thạch bị "vạch trần" công nghệ chế biến thạch siêu bẩn như lá phơi tại nơi không đảm bảo, công nhân đi giày ủng để xéo lá, nồi, xô chậu đựng thạch đều cáu bẩn và không đảm bảo vệ sinh.
Lương y Nguyễn Văn Hưng (thuộc Hội Đông y Hà Nội) cho biết: "Thạch đen tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Đầu tiên, thạch có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể.
Đối với trẻ em, thạch làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguy hại nhất là thạch đen được sản xuất, bày bán ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh.
Đây được coi là ổ vi khuẩn mà khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi từng chứng kiến nhiều ca cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn, thạch để lâu ngày".
Cũng theo lương y Nguyễn Văn Hưng, nhiều loại thạch hiện nay còn được các cơ sở dùng hóa chất để khiến chúng dai và thơm hơn. Nếu ăn nhiều, lượng hóa chất sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể sinh ra độc tố.
2. Trân châu không rõ nguồn gốc
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về việc trà sữa trân châu của Đài Loan có chứa chất gây suy thận (axít maleic).
Cơ quan chức năng Việt Nam cũng khẳng định, chưa cấp phép cho loại sản phẩm dạng bột làm trà sữa trân châu của Đài Loan nhưng trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều nguyên liệu pha chế loại đồ uống này không rõ nguồn gốc.
Do đó, cũng không thể loại trừ trường hợp các chủ kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn tỉnh vì lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để pha chế.
Có thể thấy, trà sữa trân châu đã trở thành là một trong những thức uống được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng, tuy nhiên không ai dám chắc trên thị trường nguyên liệu trà sữa có hay không những sản phẩm chứa chất độc hại như trà sữa trân châu của Đài Loan (gây suy thận, ung thư, ngộ độc...).
Nếu sử dụng lâu dài, các loại hóa chất này có thể ngấm sâu vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khoẻ.
3. Chè bẩn vỉa hè
Khi ngồi "thưởng" chè ở đây, các "thượng đế" không chỉ "được" hít no bụi đường, nhất là vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện lưu thông trên đường, mà còn được khuyến mại thêm hàng triệu vi khuẩn gây bệnh.
Ngay từ khi dọn hàng, đá, các tô đựng chè đã được bày la liệt ra đất, lẫn bụi bẩn và chẳng hề được che đậy trong khi chủ cửa hàng lôi từ trong một chiếc tủ gáu bẩn không kém nhà vệ sinh công cộng ra hàng loạt cốc, thìa cũng bẩn chẳng kém.
Không khó để thấy, mỗi quán chè như vậy thường chỉ có 1 – 2 chiếc khăn vừa để lau bàn, vừa để lau cốc chén, thìa, dĩa.
Nếu sử dụng lâu dài, các loại hóa chất này có thể ngấm sâu vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khoẻ.
3. Chè bẩn vỉa hè
Khi ngồi "thưởng" chè ở đây, các "thượng đế" không chỉ "được" hít no bụi đường, nhất là vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện lưu thông trên đường, mà còn được khuyến mại thêm hàng triệu vi khuẩn gây bệnh.
Ngay từ khi dọn hàng, đá, các tô đựng chè đã được bày la liệt ra đất, lẫn bụi bẩn và chẳng hề được che đậy trong khi chủ cửa hàng lôi từ trong một chiếc tủ gáu bẩn không kém nhà vệ sinh công cộng ra hàng loạt cốc, thìa cũng bẩn chẳng kém.
Không khó để thấy, mỗi quán chè như vậy thường chỉ có 1 – 2 chiếc khăn vừa để lau bàn, vừa để lau cốc chén, thìa, dĩa.
Các "thượng đế" sẽ được khuyến khích dùng loại giấy lau mà theo tiết lộ của chủ một quán chè ở đây thì nó có giá chưa đầy 10.000 đồng/bịch lớn.
Đây là loại giấy lau do một cơ sở tư nhân ở ngoại thành Hà Nội sản xuất. Chúng có màu trắng, được tẩy rửa kĩ, tạo cảm giác sạch sẽ cho người sử dụng, chứ thực ra chúng còn độc hơn giấy vệ sinh mình mua ở nhà.
Được cái, với loại giấy rẻ tiền này, khách có thể dùng tẹt ga, thích dùng bao nhiêu thì dùng, chứ chúng tôi không phải kè kè canh hộp giấy nữa.
4. Đá bẩn
Giữa tiết trời nắng nóng 37 -38oC, cốc trà đá là món khoái khẩu để giải quyết cơn khát; nhưng phía sau cốc trà đá là nguy cơ ẩn nấp nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, đá lạnh dưới 00C cũng không có tác dụng diệt khuẩn. Trong phòng thí nghiệm, người ta vẫn làm đông lạnh nhằm bảo tồn các loại vi khuẩn.
Để tránh lây nhiễm tả, người dân phải làm và sử dụng nước đá bằng nước sạch đã qua khử khuẩn. Nếu nước đá nhiễm tả, vi khuẩn có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.
Đây là loại giấy lau do một cơ sở tư nhân ở ngoại thành Hà Nội sản xuất. Chúng có màu trắng, được tẩy rửa kĩ, tạo cảm giác sạch sẽ cho người sử dụng, chứ thực ra chúng còn độc hơn giấy vệ sinh mình mua ở nhà.
Được cái, với loại giấy rẻ tiền này, khách có thể dùng tẹt ga, thích dùng bao nhiêu thì dùng, chứ chúng tôi không phải kè kè canh hộp giấy nữa.
4. Đá bẩn
Giữa tiết trời nắng nóng 37 -38oC, cốc trà đá là món khoái khẩu để giải quyết cơn khát; nhưng phía sau cốc trà đá là nguy cơ ẩn nấp nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, đá lạnh dưới 00C cũng không có tác dụng diệt khuẩn. Trong phòng thí nghiệm, người ta vẫn làm đông lạnh nhằm bảo tồn các loại vi khuẩn.
Để tránh lây nhiễm tả, người dân phải làm và sử dụng nước đá bằng nước sạch đã qua khử khuẩn. Nếu nước đá nhiễm tả, vi khuẩn có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.
Theo lời khuyên của bác sĩ, đá bẩn chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh mùa hè mà ít ai ngờ tới như tiêu chảy, đau dạ dày, các bệnh về đường ruột, viêm họng mạn tính, đau răng,...Tuy nhiên, người dân vẫn phải vô tư uống dù biết nó bẩn.
Các bác sĩ khuyến cáo, hiện đang vào mùa nóng, nhu cầu sử dụng nước đá tăng cao. Vì lợi nhuận nên người sản xuất dễ dàng bỏ qua những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người dân cần phải tự ý thức trọng việc lựa chọn cách ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe.
5. Sinh tố trái cây thối
Sinh tố trái cây ngoài đường đa phần là mất vệ sinh do khâu chế biến và nguyên vật liệu không đảm bảo. Vì lý do lợi nhuận nên các chủ tiệm thường mua hoa quả Trung Quốc, hoa quả bị thối về để chế biến và đem bán với giá rẻ phục vụ nhu cầu giải khát của người dân.
Để che gấu mùi hoa quả hỏng, các chủ hàng không ngần ngại pha thêm nhiều vị sữa, siro hoặc trộn một vài loại hoa quả tươi vào thành phẩm.
Không chỉ gây ngộ độc cấp nếu dùng ở liều cao, theo ý kiến các chuyên gia, người dùng thức uống bẩn có chứa hóa chất độc hại lâu dài còn có nguy cơ bị các bệnh mãn tính, thậm chí mắc ung thư.
6. Trà chanh bẩn
Thực tế cho thấy, nhiều quán trà chanh vỉa hè không được đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, đây lại không phải loại thức uống đóng chai, không hề được kiểm định khiến nguy mất an toàn càng cao.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các loại chè thông thường sử dụng trong gia đình là một loại thức uống tốt, vì lá chè có chứa vitamin, còn trà chanh được dùng từ bột trà.
Các bác sĩ khuyến cáo, hiện đang vào mùa nóng, nhu cầu sử dụng nước đá tăng cao. Vì lợi nhuận nên người sản xuất dễ dàng bỏ qua những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người dân cần phải tự ý thức trọng việc lựa chọn cách ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe.
5. Sinh tố trái cây thối
Sinh tố trái cây ngoài đường đa phần là mất vệ sinh do khâu chế biến và nguyên vật liệu không đảm bảo. Vì lý do lợi nhuận nên các chủ tiệm thường mua hoa quả Trung Quốc, hoa quả bị thối về để chế biến và đem bán với giá rẻ phục vụ nhu cầu giải khát của người dân.
Để che gấu mùi hoa quả hỏng, các chủ hàng không ngần ngại pha thêm nhiều vị sữa, siro hoặc trộn một vài loại hoa quả tươi vào thành phẩm.
Không chỉ gây ngộ độc cấp nếu dùng ở liều cao, theo ý kiến các chuyên gia, người dùng thức uống bẩn có chứa hóa chất độc hại lâu dài còn có nguy cơ bị các bệnh mãn tính, thậm chí mắc ung thư.
6. Trà chanh bẩn
Thực tế cho thấy, nhiều quán trà chanh vỉa hè không được đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, đây lại không phải loại thức uống đóng chai, không hề được kiểm định khiến nguy mất an toàn càng cao.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các loại chè thông thường sử dụng trong gia đình là một loại thức uống tốt, vì lá chè có chứa vitamin, còn trà chanh được dùng từ bột trà.
Thông thường, để bán loại nước uống bình dân với giá rẻ thì bột trà xuất xứ từ Trung Quốc sẽ mang lại lợi nhuận cao. Bột chè được khai thác từ các phế phẩm và lá chè già.
Người bán thường sử dụng đường hóa học để pha trà chanh nhằm giảm chi phí. Ngoài ra, họ còn sử dụng chất thơm không rõ nguồn gốc.
Việc đưa chất thơm (ở dạng rắn với trà chanh) vào cơ thể người ở một mật độ lớn sẽ được tích lũy, khu trú trong cơ thể. Không ít độc tố được tạo ra từ chính các chất thơm.
Người bán thường sử dụng đường hóa học để pha trà chanh nhằm giảm chi phí. Ngoài ra, họ còn sử dụng chất thơm không rõ nguồn gốc.
Việc đưa chất thơm (ở dạng rắn với trà chanh) vào cơ thể người ở một mật độ lớn sẽ được tích lũy, khu trú trong cơ thể. Không ít độc tố được tạo ra từ chính các chất thơm.
» Thực phẩm ngăn mắc bệnh gây tử vong hàng đầu |
Theo Megafun
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét