Trang

Thực phẩm có độc

10 loại thực phẩm "chết" cũng không được ăn vì rất độc

soha.vn - Phong - theo Trí Thức Trẻ | 16/07/2014 20:54

Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.

Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

10 loại thực phẩm chết cũng không được ăn vì rất độc 1

Dưa muối chưa kĩ

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

 

 

Gừng dập

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Khoai tây mọc mầm

Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

10 loại thực phẩm chết cũng không được ăn vì rất độc 2

Chè bị mốc

Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Đậu xanh không nấu chín

Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

Trứng gà sống

Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

10 loại thực phẩm chết cũng không được ăn vì rất độc 3

Bí ngô để lâu

Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

 

Tuyệt đối không ăn loại cá này nếu không muốn ngộ độc, tử vong

soha.vn - theo Sức khỏe Đời sống | 02/07/2014 08:15

Các bệnh nhân ngộ độc cá nóc đang được điều trị tại Bệnh viện (Ảnh minh họa)

Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả 6 người ăn cá có triệu chứng ngộ độc như vật vã, tê khắp người và choáng váng.

Khoa Tiêu hóa và huyết học, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa tiếp nhận hai bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cá nóc khá nặng từ Bệnh viện đa khoa huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang).

Cá nóc mắt đỏ được người dân miền Tây gọi là cá nóc mít, có kích thước lớn nhất khoảng 6cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy. Độc tố của loài cá nóc nước ngọt này được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh.

Do kích cỡ và trọng lượng khá nhỏ nên người dân thường ăn toàn bộ cơ thể cá nóc mít khiến khả năng ngộ độc rất cao (độc tố nhiều nhất ở cơ quan sinh dục và gan), có thể gây tử vong cho người ăn.

Hai bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Khá (63 tuổi) và vợ là Bùi Thị Há (61 tuổi), cùng ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. Theo người nhà nạn nhân cho biết, sáng 16/6, bà Há mua cá nóc mít nước ngọt từ một người đánh chài lưới gần nhà. Bà làm sạch và giữ lại gan để nấu cho cả nhà cùng ăn.

Tuyệt đối không ăn cá nóc mít
Tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc.

Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả 6 người ăn cá có triệu chứng ngộ độc như vật vã, tê khắp người và choáng váng. Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đến BVĐK huyện Phụng Hiệp cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị ngộ độc cá nóc. Tuy nhiên, do ông Khá và bà Há bị ngộ độc nặng nên được chuyển viện lên BVĐK Cần Thơ. Hai người con và 1 người cháu đang được điều trị tại BVĐK Phụng Hiệp, một người cháu khác bị ngộ độc nhẹ, đã được bác sĩ cho về nhà.

Để chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá nóc cho người dân, trong đó yêu cầu loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá, tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời tuyên truyền cho người dân về việc không sử dụng các loại sinh vật và sản phẩm có chứa độc tố tự nhiên cao như so biển, ve sầu, bọ xít, mật cá trắm... để đề phòng nguy cơ ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

 

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang nhất

soha.vn - Phong - theo Trí Thức Trẻ | 07/04/2014 08:21

Thời gian gần đây, liên tiếp những thực phẩm bẩn, độc bị lật tẩy gây hoang mang cho người tiêu dùng.

1. Cà chua phun hóa chất chín mọng siêu tốc, người trồng không dám ăn

Gần đây người tiêu dùng hay thắc mắc về hiện tượng cà chua mua về ban đầu thấy rất tươi, nhưng chỉ sau 2 - 3 ngày quả bị biến chất, bốc mùi không dùng được. Qua điều tra, PV phát hiện nông dân một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội vẫn lén dùng hóa chất cấm giấm cà chua.

Tại cánh đồng trồng rau ở xã Song Phương (huyện Hoài Đức), một người nông dân chia sẻ: "Cà chua để tự nhiên rất khó chín đều. Muốn cà chín đều, đẹp cũng không khó. Chọn thời điểm cây cà chua bắt đầu héo lá, quả to đều, lác đác thấy có quả chín thì phải phun thuốc ngay. Mua loại này mà phun, rẻ mà nhanh".

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang 1

Cà chua được phun hóa chất chín mọng, đẹp mắt.

Chính người nông dân này cũng công nhận đây là loại thuốc cấm không mua được công khai: "Ra mấy hiệu bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua thuốc giấm cà là họ hiểu. Nhưng phải hỏi khéo, vì đây là thuốc cấm nên không phải ai họ cũng bán đâu. Tôi vẫn mua loại thuốc này ở chợ Giếng Đồng, phường Dương Nội, quận Hà Đông".

Trao đổi với một vài nông dân khác, PV được giới thiệu, loại hóa chất lạ mà người trồng cà chua vẫn dùng để giấm quả xanh có tác dụng "siêu tốc". Không chỉ kích thích chín nhanh, hóa chất lạ còn khiến cà chua chín đều, bóng vỏ, căng mọng… trông rất bắt mắt. Hỏi hóa chất này có độc không, tất cả người trồng cà đều trả lời "không biết" chữ Trung Quốc nên cũng không dám ăn loại cà giấm siêu tốc này.

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang 2

Túi thuốc giấm cà chua PV mua được tại khu chợ Giếng Đồng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội

Quan sát trên lọ thuốc, không thấy bất cứ thông tin nào về xuất xứ, liều dùng, hạn sử dụng… ngoài những dòng chữ tiếng Trung Quốc in cẩu thả trên loại chất liệu rẻ tiền.

Theo ông Nguyễn Duy Hồng (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội): "Những loại thuốc được phép sử dụng đều phải nằm trong danh mục đăng kí được Bộ NN&PTNT công bố hàng năm. Thuốc không có trong danh mục đăng kí sử dụng mà lưu hành trên thị trường đều là thuốc trái phép".

2. Rau thủy sinh nhiễm ấu trùng sán lá gan

Mới đây, một bà nội trợ đã chia sẻ trên facebook: "Khi làm salad cải xoong, tôi tách cọng rau thấy bên trong có một loại giun sán không rõ với thân màu đỏ làm ổ rất nhiều. Nếu chúng ta vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì nên mọi người cẩn thận nhé".

Hình ảnh mà người này chia sẻ khiến nhiều bà nội trợ ghê sợ. Trong thân rau cải xoong, có cả ổ sinh vật lạ đo đỏ nằm ngọ nguậy.

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang 3

Một trong những loài có ấu trùng sống thủy sinh, bám trên các thân rau dưới nước là sán lá gan lớn.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thạnh, chị Lê Thị Liễu đã phải tốc hành đi từ Đà Nẵng vào TP. HCM khám vì trước đó bác sỹ nghi chị bị ung thư nhưng chưa xác định được.

Theo chị Liễu, bệnh khởi phát cách thời điểm khám khoảng 3 tháng, cứ bị đau bụng. Đi khám ở phòng mạch tư bác sỹ nghi chị bị viêm dạ dày, co thắt đại tràng, cho uống thuốc chữa đau dạ dày trong 5 ngày, thấy bớt.

Nhưng sau đó, bệnh tái phát đau bụng phải vào bệnh viện. Bác sỹ cho chiếu X quang nói bị sa dạ dày, rồi cho điều trị ngoại trú bằng đông y trong một tháng, thấy không đau.

Nửa tháng sau, chị Liễu bị đau ở hạ sườn phải, cứ nghĩ là đau dạ dày do bế con bị ốm cả đêm. Đến TP. HCM khám, cuối cùng vỡ lẽ chị bị sán lá gan lớn.

Chị cho biết vì chị hay ăn rau sống, nhất là rau muống, rau đắng, rau thơm, cải xoong có ngờ đâu bị nhiễm sán lá gan. Bệnh sán lá gan lớn khá phổ biến.

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang 4

3 con sán lá gan lớn này được lấy ra từ bệnh nhân Trần Thị T. (36 tuổi, trú tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: nternet

Theo Ths. Bác sỹ Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn), tại viện ông trong những năm từ 2006 đến 2013, đã phát hiện, điều trị trên dưới 20 ngàn ca sán lá gan lớn.

3. Thịt nhiễm vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết

Sáng ngày (21/3), cư dân khối phố 3, phường Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) lo sợ trước hiện tượng thịt lợn đã luộc chín tự nhiên chuyển sang màu đỏ lạ.

3 loại thực phẩm bẩn, độc đang khiến bà nội trợ hoang mang 4

Thịt đã được luộc chín tự nhiên xuất hiện màu đỏ lạ.

Trước đó, trưa 19/3, gia đình ông Nguyễn Xuân Quế (tổ dân phố 3, phường Hà Huy Tập) mua 4 lạng thịt lợn nạc. Sau khi luộc xong, thịt vẫn chín trắng bình thường. Gia đình chỉ ăn hết một phần, số còn lại đưa vào tủ đồ ăn cất.

Tuy nhiên đến trưa ngày hôm sau, khi gia đình ông Quế mang ra ăn thì thấy thịt xuất hiện nhiều điểm nốt đỏ tươi.

Thấy có nhiều dấu hiệu bất thường, ông Quế đem lưu giữ toàn bộ số thịt trên. Đến trưa nay (21/3), toàn bộ phần thịt luộc chuyển sang màu đỏ rực như màu máu.

Trường hợp tương tự cũng được ghi nhận tại gia đình bà Nguyễn Thị Sâm (cùng tổ liên gia với ông Quế). Bà Sâm mua cùng hàng thịt với ông Quế, xương sườn đang cất tủ lạnh chưa ăn đến. Sáng 21/3, bà Sâm đưa ra kiểm tra thì thấy cả xương lẫn thịt cũng xuất hiện màu đỏ lạ.

Bà Sâm cho biết: "Trước khi mua về phần xương sườn vẫn có màu trắng, thịt tươi, nhưng sau hai ngày cất tủ lạnh, tự nhiên cả xương lẫn thịt đều chuyển sang màu một đỏ rất lạ. Gia đình thấy vậy không dám dùng".

Theo đó, vi khuẩn Serratia Marcescens chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thịt lợn chín chuyển màu đỏ như máu. Loại vi khuẩn này khá phổ biến. Nó thường được tìm thấy trong đất, nước, thực vật và động vật. Phương thức lây truyền của vi sinh vật này bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc bằng ống thông.

"Loại vi khuẩn này có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và áp xe não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt. Chúng xâm nhập vào thức ăn từ môi trường không khí, nước, người bệnh. Để đề phòng vi khuẩn này lây lan, người dân cần phải vệ sinh cá nhân tốt, ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm theo đúng quy trình" ông Hùng khuyến cáo.

 

3 loại rau độc, bẩn "kinh hoàng" nhất chợ

soha.vn - theo Gia đình và xã hội | 27/02/2014 08:00

Nhiều người dân đã bạt vía, kinh hồn khi những thông tin rau non ngâm chất thải bồn cầu, rau nhiễm sán, nấm đội lốt Việt… đang tung hoành trên thị trường.

Rau rút độc?

Rau rút là món ăn ngon, mát khi trời nắng nóng. Tại vựa rau ở Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi – nơi cung cấp những ngọn rau rút mã đẹp xanh non mơn mởn, giá không đắt cho cư dân TP Hồ Chí Minh một số nông dân đã "bật mí" về bí kíp trồng rau như sau: Trước khi thu hoạch khoảng 20 ngày thì liên hệ với các tài xế chuyên cho xe đi hút bồn cầu tới đêm xả vào hầm, rồi chủ ruộng tháo bớt nước ruộng, bơm nước vào hầm chứa phân. Sau đó mở hỗn hợp nước - chất thải bồn cầu chảy trực tiếp vào ruộng rau. 15 ngày sau ruộng rau xanh non mơn mởn chủ ruộng cắt bán, không tốn tiền mua phân bón hóa học. Các nhà khoa học cũng phải test nhiều kiểm chứng mới xác định được rau nhiễm chất bẩn không, chứ không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Các nhà khoa học và chính quyền nhiều địa phương khuyến cáo bà con không nên bón chất thải bồn cầu cho rau rút. Nếu bón phân tươi, chất thải bồn cầu rất nguy hiểm vì có chứa nhiều trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh, gây bệnh cho người ăn.

Theo GS. TS khoa học Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh), ăn phải rau trồng trong vùng bị ô nhiễm, kim loại nặng sẽ vào cơ thể, tích lại trong gan, mỡ và thận… Về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Phân chuồng tươi (của trâu, bò, ngựa, lợn, phân gia cầm...) bón rau tốt vì đủ mùn, các loại khoáng đa, vi lượng… Nhưng phân tươi, nước ô nhiễm không được dùng trực tiếp cho rau, mà phải qua xử lý mới dùng được. Do đó rất cần cơ quan chức năng ngăn chặn triệt để nông dân không trồng rau ở những vùng đất bị ô nhiễm, hoặc bón những loại phân nguy hại.

Hoảng hồn với nhiễm sán

Chuyện rau rút bón chất thải bồn cầu chưa lắng, thì tại Hà Nội các loại rau trồng nước ở ao đầm nhiễm sán, gây họa cho người ăn đang là chủ đề "hot". Cư dân mạng chụp cả ảnh bên trong thân cây cải xoong lúc nhúc đầy ấu trùng rất kinh hãi để cảnh báo người dân khi ăn các loại rau thân ống trồng nước.

Hà Nội vừa trải qua mấy đợt rét đậm liền, giá rau xanh tăng vọt gấp 4 lần so bình thường, nên thông tin rau nhiễm sán, cùng hình ảnh kinh hoàng đã làm các bà nội trợ lo lắng. Thực tế có nhiều tiểu thương bán rau đã nhặt rau giúp các bà nội trợ rất nhanh, tất nhiên nhặt hộ thì khó sạch như chính mình làm. Lỡ làm món rau sống trộn, hay xốt cà chua thì dù rửa sạch, ngâm thuốc tím, nước muối cũng chỉ ở bên ngoài, và ấu trùng giun sán vẫn được nuốt vào bụng.

Các loại rau muống, cải xoong, cần rất nhiều người ăn tái, ăn sống thường được trồng ở những vùng ngập nước, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh. Nếu rau này trồng ở vùng nước ô nhiễm, nước thải còn có nhiều chất độc khác nữa, bởi rau hút những chất đó để sống, và các chất độc theo vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội): Các loại rau trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện. Loại này khi vào cơ thể người chúng sẽ bị chết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.

Mắt thường không thể nhìn được trứng giun sán, ấu trùng. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín (qua 100 độ C) các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn có thể còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng là chúng vào cơ thể người.

Nguy hiểm là trứng giun sán, ấu trùng bám vào rau khi vào cơ thể sẽ bám vào ruột rồi chui qua thành ruột, vào trong máu và đi tới các bộ phận trong cơ thể... và nở thành giun sán và nằm đó sẽ gây hại cho cơ thể. Nhiều ca bệnh đã mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Nấm bị hạ kệ

Nấm tuyết, nấm kim châm, nấm đùi gà.. là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp, giá cao hơn nấm Việt (nấm mỡ, nấm sò, nấm hương) được nhiều người ưa thích đang bị các siêu hạ kệ.

Nấm thường chỉ có thể bảo quản 5 -7 ngày sau khi thu hoạch. Nhưng các loại nấm cao cấp bảo quản từ 8-20 ngày, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Sau khi đóng gói nấm chỉ có thể dùng trong vòng 1 tuần (nếu bảo quản lạnh).  Nấm tươi để quá hạn là mầm mống của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nấm quá hạn sẽ có các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, độc tố vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ngộ độc, thậm chí ung thư.

Trong khi chờ Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đi lấy mẫu phân tích và công bố kết quả, các siêu thị đã tạm ngừng bán một số loại nấm nhập.

 

Để phòng tránh rau bẩn cần:

- Mua rau trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo.

Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc 'ăn chín uống sôi', để những loại rau có mang theo trứng, ấu trùng giun sán giảm ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt người sản xuất những loại rau trồng nước cần lưu ý loại bỏ chất bẩn từ nơi sản xuất.

Với nấm:

Nên mua nấm kim châm và các loại nấm cao cấp đóng gói trong bao bì túi nilon, in đầy đủ thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng…. bán ở các cửa hàng rau sạch, siêu thị.

- Xem xét kỹ các thông tin được in trên bao bì sản phẩm. Bao bì có thông tin về nhà cung cấp để tránh mua phải các loại nấm không đảm bảo chất lượng.

- Chọn gói nấm còn tươi, có màu trắng.

- Cái nấm không bị giập nát, không rỉ nước nhờn.

- Nấm kim châm bảo quản đúng khuyến cáo của nhà sản xuất (từ 1 - 5 độ C) có thể dùng trong vòng 45 ngày, kể từ ngày sản xuất (tùy thời tiết mà có thể để nấm ở ngoài 1 – 3 ngày sau khi ra khỏi môi trường bảo quản lạnh.

Nấm không bảo quản đúng cách sẽ nhanh bị hỏng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người ăn.

 

6 thực phẩm mùa hè độc, bẩn kinh hoàng nhất
soha.vn

- theo 2Sao | 18/06/2014 18:00

Mùa hè, các món ăn giải nhiệt, thanh mát lên ngôi. Tuy nhiên đây cũng là dịp các thực phẩm bẩn tung hoành lợi dụng tình trạng thời tiết oi bức nhiều người cần giải nhiệt.

Dưới đây là những thực phẩm bẩn kinh hoàng nhất thiết bạn phải tránh xa:

1. Thạch đen

Thạch đen hay còn gọi là thạch sương sáo được làm từ lá sương sáo phơi khô, là thứ rất phổ biến trong các loại chè hoặc nước giải khát mùa hè. Thạch đen được bày bán rộng rãi ở bất cứ khu chợ nào, tuy nhiên việc chế biến loại thạch này được làm hoàn toàn thủ công với chất lượng rất khó kiểm soát.

Đã có không ít cơ sở sản xuất thạch bị "vạch trần" công nghệ chế biến thạch siêu bẩn như lá phơi tại nơi không đảm bảo, công nhân đi giày ủng để xéo lá, nồi, xô chậu đựng thạch đều cáu bẩn và không đảm bảo vệ sinh.

 Thạch được bày bán tràn lang ngoài chợ mà không hề che đậy - Ảnh: ĐSPL
Thạch được bày bán tràn lang ngoài chợ mà không hề che đậy - Ảnh: ĐSPL

Lương y Nguyễn Văn Hưng (thuộc Hội Đông y Hà Nội) cho biết: "Thạch đen tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Đầu tiên, thạch có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể. Đối với trẻ em, thạch làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguy hại nhất là thạch đen được sản xuất, bày bán ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh. Đây được coi là ổ vi khuẩn mà khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi từng chứng kiến nhiều ca cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn, thạch để lâu ngày".

Thạch đen được sử dụng phổ biến trong mùa hè
Thạch đen được sử dụng phổ biến trong mùa hè

Cũng theo lương y Nguyễn Văn Hưng, nhiều loại thạch hiện nay còn được các cơ sở dùng hóa chất để khiến chúng dai và thơm hơn. Nếu ăn nhiều, lượng hóa chất sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể sinh ra độc tố.

2. Trân châu

Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công ở các khu vực ngoại ô Hà Nội. Đầu năm 2012, một phóng sự tại Trung Quốc đã tiết lộ nguồn collagen làm thạch, trân châu được lấy từ... giày rách.

Tại Việt Nam, tuy chưa phát hiện cách làm tương tự nhưng việc chế biến thủ công các loại trân châu cũng được coi là kém sạch đồng thời sử dụng một vài nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hạt trân châu được vứt la liệt trên nền bao tải dứa dưới sàn nhà. - Ảnh: Tri thức thời đại
Hạt trân châu được vứt la liệt trên nền bao tải dứa dưới sàn nhà. - Ảnh: Tri thức thời đại

Các cơ sở sản xuất trân châu thường sản xuất theo kiểu thủ công, nguyên liệu không được che đậy, trân châu thành phẩm phơi trên nền đất. Do nhu cầu ngày một phong phú của giới trẻ, các chủ quán còn nhập thêm các hương liệu không rõ nhãn mác và thuê các chủ sản xuất trân châu thêm vào thành phần làm trân châu như hương sâm dứa, hương nho, hương dâu...

 Những chai nước hóa chất, hương liệu không hề có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất. - Ảnh: Tri thức thời đại
Những chai nước hóa chất, hương liệu không hề có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất. - Ảnh: Tri thức thời đại

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà , Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K, những loại hóa chất trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Những loại hóa chất và hương liệu này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu uống phải lượng nhỏ, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng.

3. Nước đá

Hiểm họa sức khỏe không ngờ khi uống nước đá ngày hè

Chất lượng các loại nước đá trôi nổi trên thị trường vẫn là câu trả lời bị bỏ ngỏ. Thời tiết ngày một nóng bức, nhu cầu giải khát của người dân tăng cao, các chủ tiệm giải khát chủ yếu nhập loại túi đá 5kg với giá rất rẻ để sử dụng.

Các loại đá này được đổ buôn từ các cơ sở sản xuất đá viên, đã có không ít trường hợp các cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu sai phạm ở các cơ sở này như nguồn nước không đảm bảo, máy móc không được vệ sinh sạch sẽ... Đá bẩn gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa và nhiều vấn đề về sức khỏe lâu dài khác.

 Lấy mẫu đá viên đi xét nghiệm
Lấy mẫu đá viên đi xét nghiệm

BS. Nguyễn Thị Huỳnh Mai , Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM thừa nhận việc sản xuất nước đá đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều cơ sở chưa thực hiện đúng. Theo BS. Mai thì uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "đã khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều như hỏng men răng, tăng nguy cơ viêm họng khi gặp lạnh, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột gây ra đau bụng, tiêu chảy, tiểu gắt, bệnh đường ruột...

4. Bún, phở, miến

Các món bún, phở, miến là món ăn thay cơm được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, để sợi bún óng ả, đẹp mắt hơn, người sản xuất đã sử dụng không ít hóa chất độc hại để tẩy trắng bún như hàn the, chất làm trắng quang học. Tiêu thụ các hóa chất này một thời gian dài có thể gây hại đến đường tiêu hóa, biến chứng nghiêm trọng là viêm loét dạ dày, suy gan thận và ung thư.

Ngoài ra, các loại miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol) khi chế biến. Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản.

Tránh gạo 'tẩm' lại gặp bún 'tẩy'

5. Sinh tố hoa quả

Quả thối được dùng làm sinh tố - Ảnh: Báo Đất Việt
Quả thối được dùng làm sinh tố - Ảnh: Báo Đất Việt

Việc các loại hoa quả dập, hỏng do vận chuyển được thu mua làm các loại sinh tố hoa quả từ lâu đã bị phát giác. Theo một phóng sự, một chủ quán cà phê đã tiết lộ dùng hoa quả hỏng làm sinh tố rất lãi.

Với các loại hoa quả khác thì tuỳ mức độ khác nhau, giá hoa quả thối chỉ bằng 1/5 so với hoa quả tươi. Cá biệt, dưa hấu dập hỏng còn được bán với giá…1.000 đồng/kg. Với 1.000 đồng đó, họ có thể kiếm lại được gần 100.000 đồng khi bán ra sinh tố thành phẩm.

Để che gấu mùi hoa quả hỏng, các chủ hàng không ngần ngại pha thêm nhiều vị sữa, siro hoặc trộn một vài loại hoa quả tươi vào thành phẩm.

Những trái mít thối được gọt, khoét
Những trái mít thối được gọt, khoét "tân trang" mất vệ sinh - Ảnh: Lao Động

6. Trà chanh

Một vài năm gần đây, trà chanh là thức uống yêu thích của nhiều đối tượng, chưa từng giảm độ "hot" mà còn đặc biệt tăng nhiệt trong mùa hè. Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả… chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.

Tại hội thảo "Khỏe và an toàn" do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7, cơ quan này đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.

Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể "hô biến" thành hàng trăm lít trà chanh "thơm ngon". 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha... 500 lít trà chanh; 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị.

 

Cảnh báo 5 loại hải sản cực độc chết người tại biển Việt Nam

soha.vn - theo Sức khỏe Đời sống | 14/06/2014 08:08

Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhièu độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong.

Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu và công bố 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam. Đáng sợ nhất là Cá nóc chuột vằn tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người.

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc này, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển nước ta , từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Những món hải sản độc chết người
cá nóc

Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.

Các loại hải sản cực độc

Trong 41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người.

Tác hại chết người của nọc độc hải sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần đông các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng.

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Triệu chứng của ngộ độc như sau:

Trường hợp bị nhiễm ít chất độc, bệnh nhẹ: Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng: Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong,

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây.

Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người.

Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc. Cũng vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

Trong thực tế hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng đều do ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỉ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc tên độc của chúng phóng ra xâm nhập cơ thẻ người qua vết thương gây ngộ độc

 

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc

soha.vn - theo Đời sống & Pháp Luật | 06/06/2014 16:09

Cá nóc, sò huyết, bạch tuộc sống… là những món ăn được rất nhiều người yêu thích nhưng nó cũng vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách chế biến và cách ăn.

Cá nóc

Lý do cá nóc có trong danh sách những món ăn có thể gây chết người này là vì nội tạng của loài cá này, đặc biệt là gan và ruột có chứa chất Tetrodotoxin – độc hại gấp 1200 lần chất độc Cyanide. Chất này có thể gây ra tê liệt cơ thể thâm chí gây tử vong cho người ăn phải.

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc

Ếch ương châu Phi

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 2

Ếnh ương khổng lồ - Namibia. Những con ếnh ương khổng lồ là món ăn quen thuộc ở quốc gia châu Phi này. Những kinh nghiệm của người dân ở đây là ăn thịt chúng khi chúng bước vào mùa sinh sản, chặt bỏ hết chân. Nếu không làm như vậy, chất độc có trong con vật này sẽ làm bạn bị suy thận, người dân địa phương gọi là Oshiketakata.

Sò huyết

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 3

Loại sò huyết này tương đối khó tìm vì nó chỉ sinh sống ở vùng vịnh Mexico ở Đại Tây Dương và một vài vùng biển khác ở khu vực Thái Bình Dương. Loài thân mềm có vỏ này sống trong môi trường oxy thấp hơn những loại cùng họ khác do đó sò huyết tại đây phải thực hiện quá trình lọc nước nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa loại sò này sẽ chứa nhiều loại virus, vi khuẩn trong cơ thể hơn, bao gồm virus viêm gan A, thương hàn hay khuẩn bệnh lỵ.

Bạch tuộc sống

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 4

Bạch tuộc sống là một món ăn được nhắc đến nhiều khi bạn du lịch Hàn Quốc hay Nhật Bản. Bạch tuộc là một dạng động vật thân mềm, xúc tu của nó có chứa các tế bào thần kinh, ngay cả khi đã bị tách rời khỏi cơ thế, chúng vẫn tiếp tục chuyển động khiến món bạch tuộc sống trở nên nguy hiểm. Vì vậy khi thưởng thức món này, bạn nên chắc rằng mình đã nhai thật kĩ và liên tục để tránh xúc tu của bạch tuộc bám vào miệng hoặc cổ họng khi nuốt gây nguy hiểm.

Pho mát Casu Marzu

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 5

Món pho mát có giòi không chỉ là một show truyền hình thực tế mà bạn được xem. Trên thực tế đây lại là một món ăn truyền thống ở hòn đảo xinh đẹp Sardinia nước Ý. Món pho mát này được làm từ pho mát sữa cừu sau đó để giòi phát triển phía trên. Món pho mát này bị cấm sử dụng vì những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Châu Âu. Những con ấu trùng sống trên những miếng bánh pho mát Pecorino này không gây chết người. Nhưng nếu bạn không nhai kĩ, những con giòi còn sống khi vào cơ thể có thể tàn phá thành ruột của người ăn.

Elderberries (quả cây cơm cháy)

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 6

Đây có lẽ là thực phẩm nguy hiểm nhất trong danh sách các trái cây chín được ăn trên toàn thế giới. Hoa và trái được dùng để chế biến nhiều thức ăn như mứt dâu, bánh, syrup; thức uống như rượu ngọt (sambuca) hoặc "purple juice" và cả dược phẩm chữa cảm cúm. Lá, cành, rễ và hạt đều chứa cyanide nên không bao giờ được ăn lá hay cành của chúng.

Hàu sống

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 7

Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ.

Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.

Cá ngừ phi lê

Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.

8 món ngon ai cũng muốn ăn nhưng không biết cách nấu thì cực độc 8

Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.

Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.

Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.

Nguồn: Sức sống mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét