Trang

Nấu ăn đúng để thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư

soha.vn - theo Lao động | 15/07/2014 07:47

Theo ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: "Bí quyết chống sinh ra arcylamide có khả năng gây ung thư chính là xử lý đúng cách sản phẩm thực phẩm chứa tinh bột.

Sau khi yêu cầu Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia lấy mẫu bim bim và khoai tây chiên xem có phát hiện chất acrylamide nguy cơ gây ung thư hay không, Cục An toàn thực phẩm đã khuyến cáo tới người dân những biện pháp thiết thực để nấu ăn an toàn.

Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao từ 170 – 180oC). Vai trò và cơ chế của acrylamide gây ra ung thư vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng việc tiếp xúc nhiều với acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ…

Được biết, trước đó, năm 2010, Tổ chức Nông lương liên hợp của Mỹ và Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của WHO đã coi đây là mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng. Năm 2013, Ủy ban các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh phát hiện mức acrylamide tăng cao trong thực phẩm chiên, bim bim khoai tây, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng. Tại Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường đã có quy định áp dụng cho các loại nước uống chứa acrylamide.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 1

1. Hãy ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 2

2. Chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 3

3. Thực phẩm không nên rán hoặc nướng lại nhiều lần.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 4

4. Hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để chiên, rán.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 5

5. Không chiên, rán thức ăn quá lâu.

6 cách nấu ăn đúng khiến thực phẩm không sinh ra chất gây ung thư 6

6. Khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường, tránh quá lửa làm cho nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.

 

Nguy cơ ung thư cực cao từ 1 cách nấu ăn rất nhiều bà nội trợ mắc

http://soha.vn/song-khoe/nguy-co-ung-thu-cuc-cao-tu-1-cach-nau-an-rat-nhieu-ba-noi-tro-mac-20140609074152262.htm - theo Báo Đồng Nai | 09/06/2014 07:42

Nhiều bà nội trợ khi nấu ăn thường hay tiếc chút dầu ăn đã sử dụng để chiên, rán nên giữ lại dùng lần sau mà không biết rằng làm như thế nguy cơ ung thư tăng lên rất cao.

Dầu ăn nói riêng và các chất béo nói chung giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Ngoài nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng, chúng còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K để cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể. Nhưng việc sử dụng dầu ăn không đúng cách trong quá trình chế biến thực phẩm có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng .
Nguy cơ ung thư cực cao từ 1 cách nấu ăn rất nhiều bà nội trợ mắc

Tại hội thảo về kiểm soát an toàn – vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, TS.BS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn – vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo các cơ sở nói chung và chị em nội trợ nói riêng là không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Ông Long cho biết, khi dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học sẽ thay đổi. Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, tạo nên một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao… Nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, nguy cơ  mắc bệnh ung thư sẽ rất cao. Ngoài ra, dầu ăn chiên nhiều lần sẽ dễ bị ôxy hóa do tiếp xúc với ôxy từ bên ngoài môi trường. Điều này không chỉ dẫn đến sự thay đổi về mùi vị và màu sắc của món ăn mà còn gây các bệnh lý mãn tính liên quan đến phản ứng ôxy hóa như tiểu đường, tim mạch…

Vì thế, theo tiến sĩ Long, người chế biến món ăn không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần để đảm bảo cho sức khỏe. Thực ra, lượng dầu tiết kiệm được không đáng bao nhiêu nhưng tác hại lại vô cùng to lớn đối với sức khỏe.

 

4 thói quen nấu ăn gây ung thư rất nhiều người mắc

soha.vn - theo Kênh14 | 05/06/2014 20:39

 

 

12 sai lầm gây hại khi nấu ăn chị em hay mắc phải mà không biết

http://soha.vn - theo Vnmedia | 14/04/2014 11:18

Nấu ăn tưởng đơn giản đối với chị em, nhưng hóa ra cũng có những điều bà nội trợ không biết. Trong số đó, có rất nhiều thói quen gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để có bữa ăn ngon miệng và an toàn:

Luộc trứng gà lâu: Nếu khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ thành màu tro xanh. Đó là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát trong lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu cho người, do vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng gà.

Cho mì chính khi tráng trứng gà: Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.

Rán lạp xường, thịt muối, dăm bông: Vì trong số thức ăn này khi gia công, người ta cho vào một số nitơrát ammôni, nếu qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Trong khi đang ninh nấu thịt, xương, đổ thêm nước lã vào: Bởi trong thịt, xương có nhiều lượng protein và chất mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào, khiến cho nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn dến vị thơm ngon của thịt, xương cũng bị hạn chế.

12 sai lầm gây hại khi nấu ăn chị em hay mắc phải mà không biết

Thịt quay ướp muối quá sớm: Với thịt quay, nếu ướp muối quá sớm dễ làm cho protein trong thịt vị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chân thịt bị cứng, giảm vị ngon.

Dùng đồ nhôm để đánh trứng: Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.

Rán mỡ lợn để lửa to: Rán mỡ lợn mà lửa to, nhiệt độ mỡ có thể lên tới 200 độ C, sinh ra một chất thuộc nhóm Anđêhít, không những có vị hôi mà khi ăn vào còn kích thích vùng miệng, thực quản, khí quản và niêm mạc mũi, gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

Thức ăn vị chua bỏ mì chính: Nếu thức ăn có vị chua đã bỏ mì chính lại đun nóng lên thì sẽ sinh ra một chất axit mới, không những không làm giảm bớt vị chua mà còn có hại đến sức khỏe.

Xào rau xanh cho giấm: Diệp lục tố trong rau xanh bị tác động của chất chua và gia nhiệt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

12 sai lầm gây hại khi nấu ăn chị em hay mắc phải mà không biết 2

Lúc xào rau bỏ muối sớm: Xào rau mà nêm muối trước, thành phần nước trong rau sẽ ra nhiều, cách xào như vậy rau vừa không xanh mà còn lâu chín.

Sử dụng dầu mỡ ăn đã rán đi rán lại nhiều lần: Dầu mỡ ăn mà rán lại nhiều lần thì chất bổ của nó chỉ còn lại 1/3, đồng thời còn mang một chất gây sưng gan. Ngoài ra, vitamin trong loại dầu mỡ này hầu như dã bị phân hủy hết.

Chảo xào rau đun quá nóng: Nếu thường xuyên ăn rau xào bằng chảo dầu mỡ quá nóng, dễ bị gây nên viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày ợ chua.

Video xem thêm: Cách sơ cứu ban đầu khi ngộ độc thực phẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét