Trang

Một cách chữa bệnh viêm mũi, xoang - viêm họng hiệu quả, ít tốn kém

 
#1
Tôi bắt đầu bị viêm xoang mũi từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Bệnh cứ tiến triển dần qua từng năm. Lúc đầu ngày nào cũng khịt khịt như chó đánh hơi. Sau đó cứ nặng dần mặc dù uống kháng sinh theo toa BS hết mấy kg thuốc. Nặng nhất là vào khoảng cách đây 10 năm. Đau nhức buốt xoang mũi ngủ không nổi, khạc ra từng cục màu xanh đen. Thuốc thang đủ kiểu (có Tây, có Tàu, có Nam…), thậm chí còn thỉnh về cả mấy bài gia truyền như thuốc bột Bến Tre hít vào mũi lộng cả óc, thuốc nhỏ Hà Tây có đánh dấu từng chai sử dụng theo thứ tự, nhỏ vào muốn ói mửa vv… và vv… Nhưng "cuối cùng đời mình vẫn thế". Khổ nhất là khi nói chuyện thì mùi xoang mũi cứ bay ra "hồn nhiên" khiến bạn bè cũng lắc đầu…

Nhưng cũng may nhờ có Internet, nhờ một số lời khuyên của 01 bà Bác sỹ già đã từng chữa bệnh cho bộ đội tại Trường Sơn về tính năng của lá cây bạch đàn (khuynh diệp) nên tôi đã mày mò tự chữa bệnh viêm xoang, viêm họng hết sức hiệu quả trong 10 năm qua. Tôi cũng đã trực tiếp chỉ cho một số người bạn thân cách chữa này và tất cả đều xác nhận đây là cách điều trị tốt, có kết quả chữa lành viêm xoang. Trên mạng Internet cũng thấy có một số bài viết tương tự có nêu lên hiệu quả của việc sử dụng nước muối sinh lý và khuynh diệp trong chữa viêm xoang mũi, viêm họng. Tuy nhiên cổ nhân cũng đã có nói : "Hợp thầy, hợp thuốc". Gặp bệnh ắt phải có lương y điều trị. Bài chữa này của tôi cũng không hẳn là trị hết cho mọi người. Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng như những gì dưới đây thì đảm bảo vô hại, 10 phần không hết 9 thì cũng được 6,7.
Cách chữa của tôi như sau :

1- Nhất quyết phải làm sạch mũi, họng bằng nước muối sinh lý :
- Mua chai nước muối 0,9% 0,5 lít ở tiệm thuốc Tây (8.000 đ/chai) sau đó về chiết lại sang chai nhỏ loại 10 ml (tiết kiệm, vì chai nhỏ 10 ml mà giá lại đến 3.000đ). Ngửa đầu ra, nhỏ liên tục mỗi bên mũi ½ chai. Bịt 2 lỗ mũi lại, cho nước muối chảy xuống theo đường họng, vừa cho chảy vừa khạc cho ra đàm nhớt. Phần còn lại thì bịt 1 bên mũi hỉ ra, xong đổi bên hỉ tiếp. Lau sạch sẽ mũi. Xong lại nhỏ tiếp nước muối theo quy trình trên. Lúc đầu nặng, nghẹt mũi, đàm nhớt nhiều thì làm 3 lần. Khi bớt rồi thì giảm xuống 2 lần.
- Khò miệng bằng nước muối : Nước muối này có thể tự chế biến cho kinh tế. Lấy chai nước lọc tinh khiết cứ khoảng 0,5 lít pha 1 thìa muối nhỏ vào (tự nếm, thấy giống nước canh hơi mặn là dùng được). Khò đúng cách là phải sâu trong họng (ngửa cổ ra, òng ọc… òng ọc… nghe kinh nhỉ !), xong phải nuốt luôn khoảng 1/3 lượng nước muối khò nhé. Việc uống nước muối rất loãng với một lượng nhỏ không ảnh hưởng thận và dạ dày đâu (đã nghiên cứu trên Internet) vì nó cũng tương tự như mình ăn canh hơi mặn thôi (có chết thằng Ta nào đâu).
- Lưu ý : nước muối phải đảm bảo "chuẩn" nhé, không lấy nước máy, nước bẩn để tự pha vì có thể bị nhiễm amip ăn não người trong nước máy, amip này theo đường mũi lên não thì xong luôn "đời mũi" và cả "đời não".

2- Xông dầu khuynh diệp :
- Mua chai dầu khuynh diệp OPC (loại dùng cho trẻ sơ sinh, giá khoảng 38.000 đ).
- Đun sôi 200 ml nước, đổ vào ly thủy tinh loại vừa, chừa lại chừng 3-4 cm khoảng trống.
- Nhỏ vào ly nước sôi khoảng 3-4 giọt dầu khuynh diệp (lúc đầu chưa quen thì 1-2 giọt, sau quen rồi tăng lên 5-6 giọt cho đậm đà hương vị).
- Bụm 2 tay lại che thành ly rồi hít hơi khuynh diệp bốc lên bằng cả 2 lỗ mũi, bằng cả họng luôn nhé. Hít được càng nhiều hơi càng tốt.
- Những lần đầu thì có thể ho sặc sụa, hắt xì liên tục (do phản ứng cơ thể) nhưng cần bình tĩnh tận dụng việc hắt xì để tống khứ đàm nhớt trong mũi họng nhé, chứ đừng hoảng hốt bỏ cuộc thì uổng phí "đời mũi"… Sau đó có cảm giác rất mệt, nặng đầu, choáng váng phải nằm nghỉ ngơi (và cả chạy đi hắt xì, rửa mũi).

Tôi lúc đầu làm hắt xì ra những cục nâu đen, thối hoắc (thôi không nói nữa kinh quá…). Vì vậy quí vị cần chọn thời điểm xông mũi hợp lý nhé, đừng để ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt khác.
- Thời gian đầu tốt nhất xông được 2 lần / ngày (cách nhau khoảng 8 tiếng, cách trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng).
- Việc xông dầu khuynh diệp điều trị nên kéo dài khoảng 1 tuần (2 lần / ngày). Tạm nghỉ 3-4 ngày. Sau đó xông cách ngày khoảng 1 tuần nữa (01 lần / ngày). Đến đây thì đa số là mũi đã thông thoáng, hết khịt khịt, cuộc sống đã tươi màu. Nên nhớ câu : "Chất lượng thở quyết định chất lượng sống" để mà có quyết tâm thực hiện.
- Lưu ý là phải vệ sinh mũi họng ở bước 1 trước khi xông mới đạt hiệu quả cao.
Tác dụng của khuynh diệp : có chất kháng sinh tự nhiên, chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng khôi phục các mô mũi, hốc xoang bị viêm loét lâu ngày, không độc hại đối với cơ thể (ngày xưa bộ đội ta ở trong rừng bị thương nhẹ, bị hoại tử, loét, không có kháng sinh lấy lá bạch đàn nhai hoặc giã ra đắp lên cũng chữa lành được đấy !!!).

3- Những điểm lưu ý khác :
- Sau khi đã lành rồi, tùy theo cơ địa từng người mà quyết định lúc nào cần xông lại. Như tôi sau khi lành rồi thì khoảng 1-2 năm sau mới làm lại khoảng vài ba ngày, xong bỏ luôn (vì mắc bệnh… lười). Theo tôi đừng vì lười mà khổ thân.
- Việc vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý sau khi đã lành bệnh thì nên làm hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên lạm dụng làm nhiều lần trong ngày vì sẽ làm giảm độ ẩm của mũi cũng không tốt cho đề kháng cơ thể. Chai nước muối nhỏ mũi thì nên mua (chai nước muối sinh lý dùng tiêm truyền thẳng vào máu là tốt nhất) và nhớ giữ thật sạch để dùng dần. Nước muối khò và uống thì nên dùng nước tinh lọc hoặc nước đun sôi để nguội không quá 2 ngày.
- Nếu quí vị nào bị thêm bệnh viêm mũi dị ứng (triệu chứng : buổi sáng lạnh thường bị ngẹt mũi, chảy nước mũi; hoặc ngửi, hít phải mùi lạ, khói, bụi… bị nghẹt mũi vv…) thì nên mua thêm chai thuốc xịt mũi hiệu Flixonase loại 60 nhát xịt của Hãng dược Glaxo, sau khi vệ sinh mũi họng vào buổi sáng, xịt vào mỗi bên mũi 02 nhát (loại này tốt dùng được cho trẻ em trên 2 tuổi, dùng lâu không bị thủng mũi như một số loại có chỉ định khác, 1 chai giá khoảng 145.000 đồng). Sau khi đã dùng thuốc xịt trên thì phải cách khoảng ít nhất 3-4 tiếng mới xông dầu khuynh diệp nhé.

4- Khi hết bệnh xoang mũi, đa phần cổ họng cũng khỏi, không bị ho nhiều nữa. Đương nhiên có thể lâu lâu lại bị viêm họng vì nhiều nguyên nhân khác. Bởi vậy cần đề phòng trước để bớt đi nguyên nhân gây bệnh, hoặc từ bệnh này kéo thành bệnh kia. Tốt nhất đi ngủ nên giữ ấm đôi chân bằng cách xức dầu vào lòng bàn chân, sau đó đi vớ (tất) ngủ máy lạnh hay quạt đều yên tâm.

5- Áp dụng đối với trẻ em :
Tôi cũng có con gái nhỏ, uống thuốc Tây từ khi mới sinh ra cho đến bây giờ đã 7 tuổi. Bài học là : càng ngày càng lờn kháng sinh. Trước uống 5-7 ngày hết bệnh, bây giờ 15-20 ngày cững chưa hết (BS nào cũng kê toa kháng sinh thế hệ 3, kháng viêm liều cao, kèm theo mấy loại thuốc chống dị ứng, chống ho, gia vị thêm mấy thuốc bổ, vitamin C...). Cuối cùng quyết định cũng áp dụng bài chữa trên cho con thì cũng rất khả quan.
Tuy nhiên đối với trẻ em thì vệ sinh nước muối có thể làm được, nhưng không thể xông dầu khuynh diệp được.

Bởi vậy dùng cách sau đây (áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên) :
- Mua chai nước biển sâu Xisat loại bình thường (không pha dầu khuynh diệp, bạc hà, không cay) về xịt cho bé, xong cứ bịt 1 bên mũi kêu hỉ ra, đổi bên. Tập cho bé khò nước muối sinh lý. Kêu bé uống luôn cũng không sao đâu.
- Sau đó sử dụng luôn vỏ chai Xisat đó, lấy nước muối sinh lý đổ vào, pha một vài giọt dầu khuynh diệp (đầu tiên thì 1 giọt thôi). Sau đó tập xịt cho bé, đầu tiên la oai oái vì hơi cay, sau rồi cũng quen. Sau đó mua luôn chai Xisat khuynh diệp, bạc hà xịt cho bé (chai này hơi cay nên trước đó mình đã tập cho bé quen rồi). Kết quả rất khả quan đấy.
- Nếu thấy có ho hắng, thậm chí có khạc ra mũi xanh, đàm xanh cũng đừng lo. Mua thêm chai thuốc Ho Astex của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC cho bé uống ngày 3 lần hỗ trợ rất tốt. Đừng vội vàng cho uống kháng sinh, uống nhiều thì rồi cũng lờn, đến khi bệnh nặng không có thuốc thì nguy hiểm vô cùng. Nhớ ngày xưa lúc còn nhỏ, tôi cũng như nhiều bè bạn, anh chị lớn khác mũi xanh thò lò, ho ầm ầm có uống viên thuốc nào đâu mà cũng tự khỏi bệnh thôi… Trên 5 ngày mà bé không tự khỏi bệnh cảm, ho, sổ mũi hoặc có triệu chứng nặng hơn thì mới nên đi BS.
Giá Bác sĩ, giá thuốc cứ tăng vọt từng ngày nên hy vọng với những gì thu lượm được của bản thân sẽ giúp được phần nào cho mọi người có được một cuộc sống tốt hơn. Nếu áp dụng thấy có kết quả thì nhớ chia sẻ kinh nghiệm cho người khác nhé !


p117752
Chỉnh sửa lần cuối bởi Tech_SEO1; 21/11/2015 vào lúc 09:28 AM.

Nhiều bệnh chữa không khỏi chỉ vì một lý do đơn giản ít ai biết (thiếu kẽm)

Ngày 18 Tháng 4, 2016 | 10:59 AM

GiadinhNet - Nhiều người bị ngứa dị ứng, mày đay, nhiệt miệng, khó ngủ…đi khám không ra bệnh, uống thuốc mãi không khỏi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người có triệu chứng đó có khả lớn là thiếu kẽm.


Bạn hay bị dị ứng mà không rõ nguyên nhân, rất có thể là do thiếu kẽm. Ảnh minh họa

Bạn hay bị dị ứng mà không rõ nguyên nhân, rất có thể là do thiếu kẽm. Ảnh minh họa

Cháu Hưng ở Khâm Thiên, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Cháu bị mày đay nhưng uống thuốc điều trị bệnh mày đay mãi không khỏi. Cứ hết thuốc là bệnh cháu lại tái phát. Chị Hòa, mẹ cháu Hưng đưa cháu đi các bệnh viện như Da liễu, Viện K, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng; viện Lao…nhưng không ra bệnh. Khi chị Hòa đưa cháu Hưng đi khám ở Viện Dinh dưỡng thì được bác sĩ chẩn đoán là cơ thể thiếu kẽm.

Sau khi uống thuốc theo đơn của bác sĩ Dinh dưỡng, cháu Hưng đã khỏi bệnh mày đay. Cứ 6 tháng cháu uống một đợt thuốc kéo dài khoảng 1 tháng. Sau hai năm, cháu hoàn toàn dứt bệnh.

Tương tự, chị Thanh, 38 tuổi ở Định Công, Hà Nội. Chị Thanh mắc chứng rụng tóc và khó ngủ. Chị uống thuốc đông tây y đủ cả nhưng mãi chứng nào vẫn nguyên bệnh ấy. Cuối cùng chị đi khám dinh dưỡng thì được bác sĩ kết luận là cơ thể thiếu kẽm.

Chỉ sau hai đợt dùng thuốc theo đơn của bác sĩ dinh dưỡng, chị Thanh đã khỏi chứng mất ngủ, tóc cũng không bị rụng nữa.

Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như khó ngủ, rối loạn thần kinh, tăng động, dị ứng, nhiệt miệng, nấm bản đồ, rụng tóc, móng chân móng tay dễ gãy, mụn trứng cá…

Thiếu kẽm cũng gây nên chứng rụng tóc. Ảnh minh họa

Những biểu hiện bất thường của cơ thể hoặc các bệnh lý khi cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt, gây rối loạn tập tính, kém thích nghi với các biến đổi. Nếu thiếu kẽm sẽ làm cho tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãy chậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, sạm. Thiếu kẽm, sự nhạy cảm của vị giác bị giảm hoặc mất hẳn, ăn thức ăn có vị ngọt mà cảm thấy đắng, ăn không ngon, chán ăn, viêm niêm mạc miệng...

Số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, ở nước ta, có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm. Nguyên nhân do chế độ ăn có nhiều chất bột ít chất đạm, do chế biến (trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoa nhụy lá mầm của hạt, xay xát nhiều làm mất kẽm), do bệnh tật (bệnh đường ruột làm cho kẽm khó hấp thu), do di truyền (bệnh acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông) và đôi khi do dùng thuốc (dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm).

Những người có nguy cơ cao thiếu kẽm là người ăn kiêng, ăn chay thường xuyên; Người già hoặc những người tiêu thụ nhiều rượu; Thiếu kẽm cũng hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú; Thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng hoặc tuổi dậy thì; Những người bị bệnh loét dạ dày, đái tháo đường hoặc tiêu chảy tái diễn, những người hệ tiêu hóa kém.

Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làm tăng sinh sản (phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ, trưởng thành, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống.

Chính vì vậy, nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ đối mặt với những rối loạn về sức khỏe.

Thiếu kẽm cũng gây nên chứng tăng động ở trẻ. Ảnh minh họa
Thiếu kẽm cũng gây nên chứng tăng động ở trẻ. Ảnh minh họa

Những bệnh lý mắc phải khi cơ thể thiếu kẽm:

1. Khả năng miễn dịch kém

Khi cơ thể không hấp thu đủ kẽm, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp.

2. Xuất hiện mụn trứng cá

Bạn có biết 6% tổng số kẽm trong cơ thể nằm trong da của bạn? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá "tấn công" tới tấp là do nồng độ kẽm trong cơ thể thấp.

3. Dị ứng

Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến thượng thận gây ra sự thiếu hụt kẽm. Trong khi đó, kẽm lại đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự giải phóng histamin vào trong máu. Sự thiết hụt khoáng chất này làm nồng độ histamine vượt quá giới hạn cho phép làm bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng điển hình như sổ mũi, phát ban, sưng, hắt hơi… và nó cũng có thể làm tăng độ nhạy của bạn với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).

4. Rò rỉ ruột

Rò rỉ ruột là một hội chứng mà các hạt thức ăn không tiêu được vào máu gây ra các phản ứng miễn dịch. Tất nhiên, thiếu kẽm không phải là lý do duy nhất gây ra hội chứng rò rỉ ruột nhưng bổ sung kẽm đã được chứng minh giúp thắt chặt thành ruột, hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng này.

5. Rối loạn giấc ngủ

Melatonin là một hormone tối quan trọng giúp bạn đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cả sản xuất và khả năng hoạt động của melatonin. Vì vậy, mất ngủ cũng là một trong dấu hiệu bị thiếu kẽm.

6. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tại Mỹ, có khoảng 6,4 triệu trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD vào năm 2011. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn liên quan đến sự phát triển thần kinh. Mặc dù phương pháp chữa trị bằng vitamin và khoáng chất vẫn chưa có đủ bằng chứng để hỗ trợ điều trị ADHD nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy có một liên hệ giữa tăng động và mức độ thấp của kẽm trong nước tiểu.

7. Rụng tóc

Mức độ thấp của hormone tuyến giáp mà biểu hiện ra bên ngoài là rụng tóc có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn không hấp thu đủ lượng kẽm thiết yếu.

8. Tăng trưởng chậm

Cơ thể con người cần kẽm cho sự tăng trưởng của hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Thật không may, thiếu kẽm đang ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới, ngay cả ở các nước phát triển.

9. Giảm khả năng sinh sản

Mặc dù thiếu kẽm không có khả năng làm cho bạn bị hiếm muộn nhưng nó đóng một vai trò quan trọng giúp hệ thống sinh sản của con người chạy được trơn tru. Cụ thể, ở nam giới, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của tinh hoàn và khả năng vận động của tinh trùng. Với phụ nữ, nồng độ kẽm thấp có liên quan tới sinh non, cân nặng khi sinh thấp và nhiều vấn đề hơn nữa.

10. Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer đã trở thành "đại dịch" ở các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Alzheimer và thiếu kẽm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngân Khánh/Báo Gia đình & Xã hội

Vì sao mỗi tuần nên ăn một bữa hàu?

Ngày 21 Tháng 4, 2016 | 01:30 PM

GiadinhNet - Trong bữa cơm của đa số người Việt thường rất thiếu kẽm. Để phòng ngừa thiếu kẽm, hàu được xem là thực phẩm vàng cho lựa chọn của bạn

Nguyên nhân phổ biến làm cho nhiều người bị thiếu kẽm là do chế độ ăn hàng ngày bởi chúng có trong thực phẩm tự nhiên rất ít. Duy chỉ có con hàu là chứa lượng kẽm cao nhất, gấp hàng trăm lần so với các loại thịt, cá và ngũ cốc chứa kẽm khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây...

Bữa cơm hàng ngày của đa số người Việt rất nghèo kẽm. Ảnh minh họa

Bữa cơm hàng ngày của đa số người Việt rất nghèo kẽm. Ảnh minh họa
Theo tháp đồ dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hàu là thực phẩm chứa kẽm cao nhất, gấp hàng trăm lần các loại thực phẩm giàu kẽm khác.
Trong top 10 thực phẩm giàu kẽm nhất, hàu đứng đầu bảng. Cụ thể:
Hàu (nấu chín) 78.6mg (524% DV)
Mầm lúa mì (làm bánh nướng) 16.7mg (111% DV)
Thịt bò (nạc, nấu chín) 12.3mg (82% DV)
Gan nấu chín 11.9mg (79% DV)
Hạt bí ngô rang 10.3mg (69% DV)
Hạt vừng 10.2mg (68% DV)
Sô cô la đen 3.3mg (22% DV)
Các loại thảo mộc khô và gia vị 8.8mg (59% DV)
Thịt cừu rửa sạch, nấu chín 8.7mg (58% DV)
Đậu phộng rang 3.3mg (22% DV)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thịt hàu có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g thịt hàu gồm có: 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg can-xi; 10mg magiê; 5,5mg sắt; 47,8mg kẽm; 11,5mg đồng; 100mg phốt-pho; Vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác; Lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng.
Trong thịt hàu còn có các Acid amin và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả, đặc biệt là chứa nhiều kẽm, đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn trung niên.

Hàu là thực phẩm chứa lượng kẽm lên đến 524 %

Hàu là thực phẩm chứa lượng kẽm lên đến 524 %
Khi nhắc đến hàu, nhiều người nghĩ ngay đến giá trị dinh dưỡng của nó, thịt hàu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, theo đó cứ mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa khoảng 13mg kẽm.
Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Hàu có thể chế biến rất nhiều món ngon khác nhau như hàu nướng nguyên con, Hàu né, Hàu nấu cháo, Hàu chiên trứng…
Đặc biệt là món hàu ăn sống chấm mù tạt (moutarde), một loại gia vị cay nồng nhập khẩu từ Nhật bản. Khi dùng món này bạn cạy hàu sống ướp đá lạnh giữ cho thịt hàu tươi, khi ăn nhớ kèm thêm một ít rau thơm, lá và củ hành sống, cuốn chung với lá rau cải bẹ xanh chấm nước tương pha mù tạt.
Hương vị béo ngậy của thịt àu, vị cay nồng của gia vị và đặc biệt là của vị nồng mù tạt sẽ làm cho người thưởng thức nhớ mãi không quên.
Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng món ăn với mù tạt khi biết chắc là hàu còn sống và được bảo quản cẩn thận sau khi tách khoảng 3-5 giờ trở lại, nếu sử dụng quá thời gian trên sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng
Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Ngày 20 Tháng 4, 2016 | 02:00 PM

Cơ thể thiếu kẽm, bạn có thể mắc những bệnh gì?

GiadinhNet - Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể nảy sinh hàng loạt vấn đề như trẻ chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, dị tật thai nhi, thiểu năng sinh dục nam - nữ, ung thư tiền liệt tuyến...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng và bệnh tật.
Kẽm quan trọng thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, kẽm là một khoáng chất vi lượng mà cơ thể đòi hỏi để tạo ra vô số phản ứng và trợ giúp vận hành cho sự tăng trưởng hợp lý, chức năng miễn dịch, tổng hợp DNA cũng như sự phân chia và chuyển hóa tế bào. Tổ chức Y tế thế giới từng xác nhận tình trạng thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển.
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường.
Kẽm cũng làm giảm mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Thiếu kẽm nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh minh họa
Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Kẽm đặc biệt quan trọng ở trẻ em vì chỉ cần thiếu ít kẽm cũng khiến trẻ chậm tăng trưởng cả về thể chất và tâm thần, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp.
Thiếu kẽm cũng khiến vết thương lâu lành, giảm ngon ở vị giác, dễ thương tổn ngoài da, rụng tóc.
Thiếu kẽm cũng có thể gây thiếu máu nhẹ, kém tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển tình dục ở tuổi thiếu niên.
Thiếu kẽm làm giảm testosterone trong huyết tương gây thiểu năng sinh dục nam. Thiếu kẽm cũng gây thiểu năng sinh dục nữ.
Thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai, gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi....
Cơ thể rất dễ bị thiếu kẽm, vì sao?
Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người rất dễ thiếu kẽm vì kẽm có đặc điểm sinh học đặc biệt là không dự trữ trong cơ thể, trong khi đó chế độ ăn hàng ngày lại thường rất nghèo vi chất này.
1. Nửa đời sống sinh học của kẽm ngắn
Thời gian tồn tại của kẽm trong các cơ quan nội tạng sau khi được hấp thu quá ngắn, khoảng 12,5 ngày. Chúng thường được bài tiết qua việc đại tiện (10mg/ngày) và tiểu tiện (0,5mg/ngày).
Cụ thể, sau khi hấp thụ kẽm qua việc ăn uống, chúng xuất hiện trong máu sau 15 phút và nồng độ đạt tối đa sau 2 - 4 giờ.
2. Chế độ ăn hàng ngày thiếu kẽm:
Mâm cơm hàng ngày của đa số người Việt thường là rất thiếu kẽm. Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa thiếu kẽm:
- Ăn những thực phẩm giàu kẽm:
Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt động vật, cá, hải sản, hạt thô, ngũ cốc không xay xát kỹ, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm nhiều phylate (có trong ngũ cốc và vài loại rau củ), đồng, canxi và axít folic có thể kéo giảm sự hấp thu kẽm. Một số loại như rượu vang đỏ, đường glucose và lactose hoặc protein từ đậu nành làm tăng hấp thu kẽm chứa trong thức ăn. Đối với những người ăn chay, yêu cầu dung nạp kẽm tăng thêm vì những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng hấp thu kẽm thấp.
- Bổ sung kẽm:
Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.
Giới hạn tiêu thụ kẽm không nên quá 40 mg/ngày. Tuy ngộ độc kẽm tiêu hóa tương đối hiếm nhưng có thể khiến kích thích đường dạ dày - ruột và gây nôn. Việc bổ sung nhiều kẽm cũng dễ gây thiếu chất đồng và khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt.
Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Kinh nghiệm chữa bệnh ngoài da từ sung

vov.vn - Chủ nhật, 07:00, 24/04/2016 

Theo sách Cây cỏ Việt Nam thì chi Ficus có khoảng 65 loài sung, trong đó khoảng 10 loài cho quả to và ngọt khi chín và ăn được.

Theo sách Cây cỏ Việt Nam thì chi Ficus có khoảng 65 loài sung, trong đó khoảng 10 loài cho quả to và ngọt khi chín và ăn được. Ở nước ta mọi người hay biết đến là loại sung chùm (tên khoa học Ficus racemosa L). 

Quả sung là quả giả chúng mọc thành chùm ở thân hoặc cành già, khi chín có màu đỏ, vị ngọt. Quả non hơi chát và nhiều nhựa. Ngoài trái chín ăn ngọt, trái non để ăn tươi hoặc muối chua. Lá non dùng làm rau ăn kèm với nem thính hoặc gỏi,... Ngoài ra, trong ngày Tết nhân dân ta còn dùng các chùm quả này bày trên mâm ngũ quả với ý nghĩa cầu cho "sung túc".

Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm, mụn nhọt, mẩn ngứa... Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da...

Lá sung hỗ trợ trị bệnh zona

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh ngoài da từ sung

Thủy đậu: Dùng lá sung tươi 100 - 150g, sắc lấy nước, dùng tăm bông tẩm nước thuốc, bôi lên nốt đậu, ngày 3-5 lần. Hoặc lấy một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập giập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.

Chữa zona: lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

Mụn nhọt: đang thời kỳ sưng đỏ, nung mủ. Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần trong ngày. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Khi mụn đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng.

Chữa sưng đau tuyến vú dùng như trên để đắp đắp, để hở phần núm vú.

Trị bỏng: lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ độ 1,2 sẽ đỡ đau rát. Ngày bôi nhiều lần.

Trên mặt nổi mụn: dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.

Trẻ em ghẻ lở: lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.

Chú ý: Phân biệt loài sung chum với sung Tây Á còn gọi sung trái (tên khoa học Ficus carica L). Đây là cây du nhập trồng nhiều ở Nha Trang, chịu khô hạn. Cây cao 2-5m, lá có nhiều lông, to, dài 1-3 tấc xẻ thùy tròn trông hơi giống lá đu đủ. Trái to, tròn hay hình trứng, nạc khi chín rất ngọt. Thường dùng để ăn tươi như nho, phơi khô hay làm mứt như chà là. Mủ (nhựa) sung này trị mụn cóc, chàm bằng cách lấy nhựa sung bôi trực tiếp vào mụn cơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.

Tuy nhiên, lá sung này có lông nên gây ngứa da cần chú ý không dùng./.

BS. Đỗ Minh Hiền/báo SK&ĐS

Xét nghiệm giúp phát hiện sớm, điều trị ung thư hiệu quả cao

Thứ 2, 15:13, 25/04/2016 

VOV.VN - Ung thư đang là hiểm họa của nhân loại, nhưng nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi cũng như sống lâu là hoàn toàn có thể.

Những con số báo động

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trên thế giới, trong năm 2012, có khoảng 14 triệu trường hợp ung thư được phát hiện mới và có đến 8,2 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư.

Ở Việt Nam, tổng số ca tử vong do ung thư năm 2012 là 91.600 ca, trong đó, số nam giới tử vong do ung thư là 58.200 ca.

Ung thư gan ở nam chiếm 26,9%, phổi 24,4%, dạ dày 14,5%, miệng-thực quản 5,8%, đại trực tràng 5,2% và do ung thư khác là 23,2%. Số nữ giới tử vong do ung thư là 33.400 ca. Trong đó, ung thư phổi chiếm 14,5%, gan 13,7%, vú 12,5%, dạ dày 12,1%, đại trực tràng 8% và do ung thư khác là 39,3%.

xet nghiem giup phat hien som, dieu tri ung thu hieu qua cao hinh 0
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2005 đến 2010, cứ mỗi năm nước ta phát hiện thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và có khoảng 95.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Trong đó, trung bình mỗi năm cả nước có trên 10.000 ca ung thư gan mới phát hiện, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.

Kết quả một điều tra gần đây ở nước ta cho thấy, hơn 70% bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, chỉ 5% trường hợp phát hiện ở giai đoạn 1 và 19% ở giai đoạn 2. Bên cạnh đó, một điều tra tại tỉnh Hà Nam cho thấy, hơn 50% phụ nữ chưa từng bao giờ nghe nói về việc tự khám vú để phát hiện sớm ung thư vú. Hơn 40% chưa từng biết đến thông tin xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Về thông tin, 73% số người được hỏi chưa từng biết đến thông tin nội soi để phát hiện ung thư ruột và gần 80% số trường hợp chưa biết đến thông tin xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.

Ung thư không đáng sợ nếu được phát hiện, điều trị sớm

Được chẩn đoán sớm là điều kiện quan trong nhất quyết định hiệu quả điều trị và làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư .

Bà Lê Thị Hoàn, ở Lý Thường Kiệt, Hà Nội bị ung thư vú cách đây 12 năm. Hiện nay, bà vẫn sống khỏe và đang làm cho 1 tổ chức phi chính phủ. Bà Hoàn cho biết, khi thấy cục nhỏ ở ngực trái, bà lập tức đi khám. Kết quả kiểm tra cho thấy bà bị ung thư vú nhưng do phát hiện sớm, bà được phẫu thuật, kết hợp dùng các biện pháp hóa trị. Hiện nay, bà vẫn tuân thủ khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe đều đặn.

Theo PGS – TS Nguyễn Nghiêm Luật, Bệnh viện  MEDLATEC, một số loại ung thư có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ung thư (ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng) nên có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, nhiều loại ung thư hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư cần phải dựa vào các dấu ấn ung thư, sinh học phân tử, chẩn đoán hình ảnh và tế bào học.

Dấu ấn ung thư (hay còn gọi là dấu ấn khối u) là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư.

Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu, nước tiểu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát.

Cũng theo PGS Luật, có khoảng trên 20 dấu ấn ung thư có thể được thực hiện để biết bệnh sớm. Qua xét nghiệm, có thể giúp sàng lọc ung thư ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như các bệnh nhân bị chửa trứng hoặc chảy máu tử cung dai dẳng.

Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt có thể kết hợp với siêu âm nội soi và sinh thiết tuyến tiền liệt để biết có nguy cơ bị ung thư hay không.

Với phụ nữ, cũng có thể sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp với sự trợ giúp của kỹ thuật rửa cổ tử cung bằng acid acetic từ 3% đến 5% trong một phút và sau đó quan sát sự thay đổi màu sắc ở cổ tử cung bằng mắt thường hoặc xét nghiệm HPV ở các bệnh viện tuyến huyện, xã.

Xét nghiệm phết tế bào cũng giúp tìm tế bào ung thư cổ tử cung, các chuyên gia có thể xét nghiệm định type HPV hoặc chụp ảnh vú để phát hiện ung thư vú. Tuy nhiên, những xét nghiệm trên cần được tiến hành đúng quy trình để kết quả được chính xác.

Thông tin trên được PGS Nguyễn Nghiêm Luật cung cấp tại lễ đón nhận chứng chỉ ISO 15189 của khoa Xét nghiệm Bệnh viện mới diễn ra tại Hà Nội.

 Chứng chỉ này cho phép các phòng thí nghiệm được công nhận ở cấp quốc tế, nâng cao hiệu quả, đảm bảo các kết quả xét nghiệm đáng tin cậy hơn, và giúp tăng cường chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nói chung./.

PV/VOV.VN

Một cái nhìn khác về ung thư (toàn bộ)

Thứ Hai, 28/03/2016 12:01:00

 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (II): Chúng ta có thể tự chống lại ung thư như thế nào?

Thứ Ba, 29/03/2016 14:19:00
 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (III): Sự thật không ai ngờ về nguyên nhân gây bệnh

Thứ Tư, 30/03/2016 14:23:00
 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (IV): Phương pháp thực dưỡng và phân loại ung thư theo thuyết Âm-Dương

Thứ Năm, 31/03/2016 09:00:00
 

Một cái nhìn khác về ung thư (V): Một hiểu lầm bất ngờ khác về chữa ung thư

Thứ Sáu, 01/04/2016 09:00:00

Vntinhhanh.vn - Trong phần trước, Vntinnhanh đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa cộng đồng thực dưỡng và thuyết âm dương. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng còn cả một chặng đường dài đối với những tín đồ của thực dưỡng giáo nếu họ muốn thuyết phục cả thế giới tin vào tầm ảnh hưởng của hình thức dưỡng sinh độc đáo này đối với việc điều trị ung thư.

 
 
 
Thứ Bảy, 02/04/2016 08:00:00
 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (VII): 10 yếu tố tự thân chống được ung thư

Thứ Hai, 04/04/2016 09:30:00

Vntinnhanh.vn - Hiện tại, trung bình 3 người thì 1 người mắc bệnh ung thư. Tỉ lệ này vào năm 1960 chỉ là ¼. Rõ ràng sự gia tăng tỉ lệ này không phải là một dấu hiệu tốt đẹp đối với nhân loại.

 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (VIII): Không ăn thứ này, có thể sống cùng ung thư

Thứ Ba, 05/04/2016 08:00:00

Vntinnhanh.vn – Tiến sỹ Jane Plant, nhà khoa học hàng đầu đang chiến đấu với bệnh ung thư vú từ năm 1987 cho biết căn bệnh này phần lớn có liên quan đến các sản phẩm từ động vật.

 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (IX): 4 hiểu lầm tai hại của người Việt Nam về ung thư

Thứ Tư, 06/04/2016 08:00:00
 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (X): Đây là cách mà người phụ nữ này chống chọi ung thư 1 thập kỷ

Thứ Năm, 07/04/2016 08:00:00
 
 

Một cái nhìn khác về ung thư (phần cuối): Những quy tắc vàng ai cũng có thể dùng để phòng ung thư

Thứ Sáu, 08/04/2016 20:45:00