Thứ Hai, 28/03/2016 12:01:00
Vntinnhanh.vn - Về cơ bản, nguyên tắc điều trị ung thư của hóa trị liệu là sử dụng những hóa chất nhằm can thiệp vào quá trình phân chia tế bào. Bằng cách tấn công các dưỡng chất protein hoặc đánh thẳng vào DNA của những tế bào ung thư, hóa trị ép các tế bào này tự phân hủy dưới hình thức chết rụng tế bào.
Lời tòa soạn: Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Việt Nam công bố năm 2012, mỗi năm, cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh và 75.000 ca tử vong do ung thư. Ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh thường trực, nhất là khi thực phẩm, môi trường sống của chúng ta không thật sự trong lành.
Reo rắc nỗi sợ hãi trong bối cảnh này là công việc quá dễ dàng, nhưng với loạt bài "Một cái nhìn khác về ung thư", chúng tôi cũng muốn tiếp cận với căn bệnh chết người này dưới 1 góc nhìn khác, rằng ung thư cũng có những điểm yếu và có thể bị kiểm soát. Các thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, nhưng hy vọng sẽ góp thêm 1 góc nhìn khác trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu này.
Tế bào ung thư phân chia nhanh hơn bình thường (Ảnh: The Spirit Science)
Trên các phương tiện thông tin truyền thông, thỉnh thoảng sẽ có những trường hợp người nổi tiếng xuất hiện thông báo đã mắc phải một chứng ung thư nào đó. Họ nói rằng sẽ tiến hành hóa trị liệu và biến mất trong vài tháng sau đó.
Đến khi trở lại, họ lành lặn hoàn toàn và hồ hởi tuyên bố: "Thật quá kỳ diệu, khối u đã biến mất! Tôi bình phục rồi!" Giới truyền thông sẽ nhào vào với những dòng tít, đại loại như: "Diễn viên X kiên cường chiếu đấu (và chiến thắng) bệnh ung thư."
Trên thực tế, dù hơi phũ phàng nhưng những điều như vậy chưa phản ánh đúng sự thật của cuộc chiến chống lại ung thư.
Chính xác thì mọi chuyện bắt đầu từ sự ngộ nhận của giới truyền thông, hoặc tính cả tin của con người. Hãy tưởng tượng, bạn chấp nhận rót hóa chất vào cơ thể với hy vọng những hóa chất này sẽ có thể khử đi những tế bào ung thư quái ác – điều này có khác mấy so với tự sát đâu?
Các bác sĩ luôn động viên và đưa ra những lí lẽ thuyết phục, nhưng trên thực tế, nếu bạn được tiếp xúc với các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng nói thật - họ sẽ thành thật chia sẻ với bạn một điều chấn động: Giả sử như họ bị chẩn đoán ung thư, những người trong nghề sẽ không bao giờ dùng tới hóa trị liệu.
Trong nhiều trường hợp hóa trị thành công thì chỉ vỏn vẹn khoảng 6 tháng đến 1 năm sau đó, những tế bào ung thư sẽ lại "ghé thăm". Thậm chí, có phần còn nguy hiểm hơn trước.
Hãy chấp nhận một sự thật đau lòng rằng những tế bào ung thư sẽ không đơn giản là "biến mất hoàn toàn" khỏi cơ thể bạn. Đấy là điều hoàn toàn dễ hiểu: Khi bạn "bơm" hóa chất vào cơ thể, đành rằng chúng có thể tiêu diệt những tế bào ung thư nhưng mặt khác, chính những hóa chất đó lại làm tiêu giảm khả năng miễn dịch của bạn.
Đến một ngưỡng nào đó cơ thể không còn có thể chống đỡ nữa, ung thư sẽ quay trở lại.
Bạn tưởng rằng khối u biến mất có nghĩa rằng mình đã thoát khỏi ung thư? Mọi chuyện không đơn giản là như vậy, bởi bạn khỏi bệnh khi và chỉ khi không có bất cứ dấu hiệu nào của một cơn tái phát trong vòng 5 năm sau khi điều trị.
Thế nhưng, buồn thay là xã hội vẫn hiểu sai vấn đề và tuyên truyền sự sai lầm đó hàng ngày…
Khối u đi rồi, nhưng mầm bệnh thì sao?
Tế bào thường và tế bào ung thư (Ảnh: celldiagram)
Trong một số trường hợp hiếm hoi, hóa trị ngắn hạn có thể đem lại dấu hiệu tích cực trong việc kiềm hãm những khối u ác tính. Nhưng nhìn chung, hóa trị thường phá hủy số lượng tế bào khỏe mạnh lớn nỗi khó có thể coi nó là một phương pháp điều trị.
Khi bạn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ thuyết phục vẫn còn cơ hội cứu chữa nếu sử dụng hóa trị, và đủ những thứ khó hiểu như "tỷ lệ phản ứng", "khối u tiêu giảm"…. Vấn đề ở đây là mọi người thường quá lo lắng về vấn đề trước mắt là làm sao tiêu biến được khối u, chứ ít ai đủ tỉnh táo để nhìn xa hơn cho tương lai của người bệnh. Nói một cách đơn giản, khối u đã biến mất, nhưng mầm bệnh vẫn còn ở đó.
Sự hiểu lầm đáng buồn về hóa trị dẫn tới những hy vọng hão huyền và thậm chí là đánh giá thấp những tác hại mà hóa trị mang lại. Thực sự mà nói thì hóa trị cũng như việc lấy dao mổ trâu giết gà vậy.
Tiến sĩ Ralph là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điều trị ung thư. Trong cuốn sách viết về hóa trị liệu của mình, Ross cho rằng hóa trị thực ra chỉ có tác dụng ngắn hạn để điều trị các trường hợp: Bệnh bạch cầu cấp do tủy xương; Ung thư hạch; Ung thư tinh hoàn và một số bệnh ung thư hiếm khác như Ung thư nhau thai, U nguyên bào thận hay Ung thư nguyên bào võng mạc.
Tuy nhiên những bệnh án kể trên chỉ chiếm khoảng 3-6% tổng số các ca ung thư. Có nghĩa là có tới 94-97% các trường hợp mà hóa trị gần như vô dụng.
Những trường hợp ung thư phổ biến như ung thư vú hay ung thư ruột kết đều trơ lỳ trước hóa trị. Những tiến bộ trong hóa trị liệu được sử dụng mới đây cũng chỉ giúp phương án này kềm tỏa được một phần của ung thư buồng trứng và ung thư phổi cấp độ nhẹ.
28 ngày có phải thước đo chuẩn?
Lỗi trong phân chia tế bào sẽ gây ra khối ung thư (Ảnh: Cancer.ca)
FDA định nghĩa phương pháp chữa ung thư được coi là có tác dụng khi và chỉ khi phương pháp đó khiến khối u thuyên giảm từ 50% trở lên trong vòng 28 ngày. Nhưng sự thực thì trong đại đa số các trường hợp, chẳng có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc "khối u thuyên giảm từ 50% trở lên trong vòng 28 ngày" và "phương pháp chữa ung thư" cả.
Bạn bơm thuốc vào cơ thể với hy vọng sẽ khỏe khoắn trở lại? Theo nhiều bằng chứng, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ung thư là một loại bệnh gây rối loạn hệ thống, có nghĩa là nó sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của bạn; thậm chí là gây tổn thương cả về mặt tâm lý.
Ung thư có thể được phát hiện ở một số bộ phận nhất định trên cơ thể, nhưng hậu họa tiềm tàng của nó thì khó lòng đong đếm hết. Bộ phận bị nhiễm ung thư sẽ bị làm suy yếu và gần như không thể trở lại trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn
Khoảng 96% những người mắc bệnh ung thư điều trị bằng hóa trị liệu đã bị tái phát trong vòng 5 năm. Ung thư phát triển như một thứ sinh vật sống trong môi trường ẩm, tối, có tính axit. Ung thư được nuôi dưỡng bằng glucozo và tiết ra axit lactic. Cơ thể con người lại chuyển hóa axit lactic thành glucozo để nuôi sống tế bào ung thư, dẫn tới một vòng tuần hoàn chết hay còn gọi là bản chất của ung thư.
Vì đặc tính ung thư chỉ phát triển trong môi trường axit và thiếu oxy nên nền tảng để chữa trị là phải tạo ra môi trường kiềm bằng cách cắt giảm những loại thực phẩm chứa axit; cung cấp nồng độ oxy cao cho các mô tế bào.
Biện pháp trực tiếp nhất chính là cắt bỏ hoàn toàn nguồn cung glucozo cho những tế bào bệnh.
NCT (Theo Macrobiotics.co.uk)
Một cái nhìn khác về ung thư (II): Chúng ta có thể tự chống lại ung thư như thế nào?
Vntinnhanh.vn - Nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe là điều cần thiết đối với mỗi con người. Thực phẩm tác động lên toàn bộ sinh lý của con người, và giúp cơ thể phòng chống ung thư qua những phương cách cơ bản sau:
Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ cải thiện sức đề kháng của tế bào (Ảnh: Boldsky)
1. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm giúp cải thiện máu và tế bào
Chỉ cần có một thực đơn phù hợp, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe đáng kể. Ví dụ, tăng lượng rau củ trong mỗi bữa ăn và giảm bớt thịt động vật, dầu mỡ sẽ giúp tiêu trừ lượng axit trong thức ăn mà vẫn duy trì được dinh dưỡng cần thiết.
Trong một số trường hợp, việc kết hợp các phương thức: tăng cường dưỡng chất từ các loại thảo mộc, nấm dược liệu, chất xơ; bổ sung thực phẩm ít axit cộng thêm giảm bớt lượng thức ăn hấp thụ sẽ giúp chúng ta tạo nền tảng nội tiết mạnh mẽ để chống lại bệnh ung thư.
2. Cân bằng dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt giúp tăng cường sức đề kháng
Tất cả các đầu sách về sức khỏe đều khuyên người đọc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung miễn dịch như nấm Maitake, trà Essiac, trà thảo mộc, tảo lục Chlorella, trà Ngưu Bàng… Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những sản phẩm này rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, cách đơn giản nhất để tăng cường sức đề kháng thực ra lại nằm ở việc duy trì một lối sống lành mạnh: giảm bớt các thực phẩm nhiều đường, ngủ đủ giấc và tránh hết sức có thể những căng thẳng trong cuộc sống chính là chìa khóa cải thiện hệ miễn dịch của chúng ta.
Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần 100gr đường sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch từ 4 đến 6 giờ. Rượu bia thì càng không cần phải nói. Đây có thể không phải là vấn đề lớn đối với người có sức khỏe tốt nhưng những người đang trong thời gian chữa bệnh thì hãy coi chừng!
Bên cạnh đó, các yếu tố như: thức đêm, thiếu ngủ hay stress đều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe vì chúng khiến cơ thể tiết ra những hormone có hại.
Dựa trên kinh nghiệm của các bác sĩ và trải nghiệm của các bệnh nhân, có thể đưa ra kết luận: chìa khóa để ngăn ngừa ung thư chính là tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân.
Thực ra, mọi chuyện không to tát đến mức bạn phải ngay lập tức chạy ra các nhà thuốc lớn và sắm một lô một lốc những thực phẩm chống ung thư hay các loại siêu dưỡng chất. Vấn đề mấu chốt là nếu muốn tăng cường khả năng miễn dịch, trước tiên bạn cần học cách không làm suy yếu chúng đã.
3. Kiểm soát đường huyết
Chúng ta chắc chắn không nghi ngờ gì vai trò cũng như tác động lớn của lượng đường trong máu đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Lời khuyên tốt nhất là bạn cần duy trì một thực đơn tự nhiên đảm bảo sao cho lượng đường huyết luôn nằm ở mức bình thường. Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các sản phẩm xay nhuyễn đã qua chế biến; tăng cường ăn rau củ; ăn một lượng vừa phải hoa quả và chất đạm…là những biện pháp cơ bản nhất để kiểm soát lượng đường huyết.
Ngoài ra, bạn cần tránh tuyệt đối việc ăn uống thất thường. Khoảng cách giữa các bữa ăn càng lâu có nghĩa là lượng đường huyết của bạn càng thấp, có nghĩa là bạn lại càng thèm ăn đồ ngọt. Nhiều người thường bỏ bữa và ăn bù vào bữa sau – đó là một thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống miễn dịch và cả giấc ngủ của bạn. Và những thứ này lại có tác động qua lại với nhau.
4. Tăng cường khả năng thanh lọc cơ thể (detox)
Khả năng tự thanh lọc bị chi phối khá nhiều bởi sự cân bằng giữa các loại thực phẩm, carbohydrate, chất béo và protein trong cơ thể bạn. Sử dụng thực đơn dinh dưỡng như phần 1 và 2 gợi ý sẽ giúp tăng cường khả năng đào thải chất độc của hệ thống nội tiết, điều này thúc đẩy lưu thông và khiến khả năng tự thanh lọc cơ thể được cải thiện.
Nhiều loại thực phẩm đơn giản lại có hiệu quả không ngờ trong việc cải thiện khả năng thanh lọc cơ thể, ví dụ như ngũ cốc (làm giảm lượng estrogen), súp Miso (tăng cường khả năng tiêu hóa). Tập thể dục hằng ngày, xông hơi và giảm khối lượng bữa ăn cũng là những biện pháp giúp quá trình thanh lọc cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
Trong nhiều trường hợp, chính những giáo án detox quá nặng hoặc thiếu khoa học lại góp phần vào việc làm suy yếu cơ thể. Tốt hơn hết, bạn hãy luyện tập bằng việc thay đổi dần khẩu phần ăn, tăng cường luyện tập ít nhất một tháng trước khi bắt đầu tham gia các giáo án detox. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể bạn đón nhận detox hiệu quả hơn rất nhiều.
NCT (Theo Macrobiotics)
Một cái nhìn khác về ung thư (III): Sự thật không ai ngờ về nguyên nhân gây bệnh
Vntinnhanh.vn - Ung thư là gì? Ung thư phát triển như thế nào? Chúng ta thậm chí không hoàn toàn có một cái nhìn chính xác để giải mã những câu hỏi này.
Cơ thể người luôn tồn tại các mầm mống gây ra ung thư.
Ăn vài cái bánh quy, thỉnh thoảng nhậu đồ nướng…có thể khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao? Thực ra có hàng tá nguyên nhân dẫn đến ung thư. Thật đáng buồn nếu chúng ta không biết rõ bản chất, hay còn gọi là cái cách mà ung thư phát triển trong cơ thể.
Chúng ta biết rằng với ung thư xảy ra khi có sự thay đổi trong các gen chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và sửa chữa các tế bào. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và các tác nhân bên ngoài có thể hình thành do tác động lâu dài từ các yếu tố mang tính môi trường.
Đó có thể là ô nhiễm khí thải, thuốc trừ sâu, tia X-quang, tia gamma, dư chất mỹ phẩm… cho đến những yếu tố có tính hấp thụ như thuốc lá, chất béo, hàm lượng đường và protein từ mỡ động vật quá cao.. hoặc thậm chí các yếu tố cảm xúc như căng thẳng kéo dài…
Bên cạnh đó, tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh hiểm nghèo này, bởi bản thân con người khi sinh ra đã thừa hưởng một số đột biến DNA.
Những người có nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao. (Ảnh: Weare Change)
Gần đây, FDA đã công bố một con số gây sốc: 60-80% số thực phẩm được bày bán ở Mỹ đều bị phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên từ thời điểm đó đến nay, không có bất cứ cuộc điều tra nào mang tính quy mô hơn được triển khai cũng như không có bất cứ lệnh cấm nào được thông qua.
Có vô số những nguyên nhân có thể gây ra chứng bệnh quái ác này. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố gây ung thư ra làm các loại: yếu tố gây ung thư vật lý, yếu tố gây ung thư hóa học, yếu tố gây ung thư sinh học.
Trên thực tế, bạn không cần phải có hiểu biết chuyên sâu về những kiến thức phức tạp như DNA bị hư hại, hay tế bào phát triển theo những hướng bất thường.
Giống như phần lớn con người chỉ cần biết quạt quay khi có điện, còn những người trong ngành thì mới cần quan tâm đến việc điện đã làm quạt quay như thế nào – điều bạn cần biết về những nguyên nhân dẫn tới ung thư đều có thể tóm gọn lại trong một phương thức cuối cùng: các yếu tố gây bênh, bằng cách này hay cách khác, thâm nhập và làm yếu đi hệ miễn dịch của chúng ta, khiến cơ thể dễ dàng để tế bào ung thư phát triển.
Cơ sở tìm cách phòng chống ung thư nằm ở việc nghiên cứu về hệ miễn dịch. (Ảnh: PBS)
Một sự thật là bất cứ ai trong chúng ta đều lưu căn trong cơ thể những mầm mống của tế bào ung thư. Nếu bạn sở hữu một sức đề kháng tuyệt hảo thì không có gì cần lo lắng cả.
Nhưng nếu không thì sao? Những tế bào ung thư đó sẽ im lặng chờ đợi như những sát thủ lành nghề, và tập kết cơ thể bạn ngay khi hệ miễn dịch suy yếu ở ngưỡng nhất định.
Đó là nền tảng cho những gì mà chúng ta đề cập đến, và là cơ sở để tìm ra cách phòng chống ung thư.
NCT (Theo Macrobiotics.co.uk)
Một cái nhìn khác về ung thư (IV): Phương pháp thực dưỡng và phân loại ung thư theo thuyết Âm-Dương
Vntinnhanh.vn - Nhiều bệnh nhân ung thư thường được nghe nói đến phương pháp thực dưỡng chữa bệnh nhưng lại không nắm rõ kiến thức về phương pháp này. Hãy cùng Vntinnhanh tìm hiểu ngọn nguồn của phương pháp thực dưỡng và phân loại ung thư theo thuyết Âm-Dương qua bài viết dưới đây.
Ông George Ohsawa - nhà triết học, dinh dưỡng học quan niệm điều trị ung thư theo tính Âm-Dương của thức ăn.
Khi ý tưởng đối đầu thực tế: phương pháp thực dưỡng có vai trò gì trong việc phân loại ung thư theo thuyết âm dương
Gần đây người có nhận một cuộc điện thoại từ một khách hàng tiềm năng. Anh ta phàn nàn rằng: "Tôi rất hoang mang về phương pháp thực dưỡng (thực dưỡng: phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống – ND) này, tôi không chắc là tôi bị ung thư kiểu gì. Tóm lại là nếu tôi bị ung thư theo trạng thái âm thì tôi có thể ăn thịt vì thịt sẽ cung cấp năng lượng dương phải không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Để dễ hiểu, hãy cùng tìm hiểu ngọn nguồn của thuyết Âm-Dương này.
George Ohsawa, một trong những trí tuệ lỗi lạc nghiên cứu cả triết học và dinh dưỡng học, là người đầu tiên nhìn nhận ung thư từ bản chất. Dựa trên thực thế là các thế bào ung thư có khả năng nhân rộng, phát triển mạnh mẽ, ông đã gọi nó là trạng thái "âm". Ohsawa cho rằng nền tảng của chế độ ăn uống nhằm điều trị ung thư nằm ở việc tránh các loại thực phẩm mang tính âm và hướng tới những loại thực phẩm mang tính dương trong việc lựa chọn món ăn cũng như cách chế biến.
Michio Kushi, học trò của ông Ohsawa, đã phát triển một học thuyết khác vào đầu những năm 70. Cụ thể, Michio cho rằng ung thư được chia làm hai loại: dương tính và âm tính. Có nghĩa là, có những căn bệnh ung thư nhất định bắt nguồn từ việc ăn quá nhiều thức ăn mang tính âm hoặc ngược lại, quá nhiều thức ăn mang tính dương. Sự khác biệt này cũng giúp phân loại ung thư dựa trên những bộ phận cụ thể trên cơ thể, sự ảnh hưởng tới các bộ phận cũng như tốc độ phát triển.
Theo ý kiến của tác giả thì thuật ngữ Âm và Dương - trong bộ óc lỗi lạc của Kushi - là một thứ tri thức cổ xưa không dễ gì để có thể thấu hiểu. Chúng là những khái niệm bí ẩn vô cùng dễ nhầm lẫn. Sử dụng danh pháp cổ điển của Trung Hoa như Âm và Dương để tham khảo có thể sẽ xa lạ với nhiều người, đặc biệt nếu họ không quen với triết học phương Đông.
Một vấn đề kinh điển nhưng cực kỳ khó để đi tới tận nguồn gốc rễ - kể cả với chính bản thân những sinh viên theo ngành Thực dưỡng học - là tính năng động của hai thái cực Âm – Dương và cách chúng tồn tại vừa đối kháng vừa thống nhất với nhau.
Đó không phải là triết học tuyến tính nơi ta có thể đơn giản gọi cái này là âm hay cái kia là dương. Đây là một trong những sai lầm thiếu sót nhất của những người tôn thờ thuyết Thực dưỡng khi trò chuyện. "Cái này âm quá," hay "Tôi thấy hơi dương dương ông ạ…" Tổ hợp nhiều tầng nghĩa không thể được truyền tải theo kiểu suy luận như vậy.
Ohsawa cho rằng nền tảng của chế độ ăn uống nhằm điều trị ung thư nằm ở việc tránh các loại thực phẩm mang tính âm và hướng tới những loại thực phẩm mang tính dương
Người viết hoài nghi rằng một trong những lý do mà Kushi phân loại cụ thể ung thư thành hai nhóm âm và dương là để cho chúng ta thấy những sự trái ngược riêng dẫn tới sự khác nhau giữa nhóm ung thư này và nhóm kia. Đạm động vật quá dư thừa thường tự biểu lộ trong những cơ quan ở phần hạ thể (chẳng hạn như trong tuyến tiền liệt), trong khi đường quá dư thừa lại có trong những cơ quan ở phía bên trên (chẳng hạn như ngực, họng và não).
Từ cách tiếp cận này, mọi chuyện trở nên minh bạch hơn rất nhiều: chế độ ăn uống dư thừa quá mức có thể là một trong những nguyên nhân gây ra một chứng ung thư cụ thể, nhưng trong thực tế, cả hai sự đối nghịch đều góp phần làm thoái hóa một cách có hệ thống, làm suy yếu chức năng miễn dịch, suy giảm đặc trưng dinh dưỡng và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Và như thế, việc lựa chọn thực đơn dinh dưỡng hầu như không có sự khác biệt: đầu tiên là lựa chọn đa dạng các loại ngũ cốc, rau củ và các loại hạt. Một lượng nhỏ cá, dầu ăn và trái cây cũng nên được đưa vào dựa trên nhu cầu cá nhân – với nhiệm vụ duy trì cân nặng của cơ thể và được coi như nhóm thực phẩm phụ trợ chứ không phải nhóm thực phẩm chính.
Người viết đã từng được nghe những người mắc bệnh ung thư thực hiện Thực dưỡng cứ thao thao bất tuyệt về sự nguy hiểm của trái cây, nhưng vẫn ngồi đó với một đĩa đầy những thức ăn và nhồi nhét cho tới khi họ không thể di chuyển được nữa.
Hãy nhớ lại câu châm ngôn của Ohsawa: "Số lượng thay đổi chất lượng". Quá nhiều thực phẩm tốt lại gây phản tác dụng trong việc chữa trị. Chúng ta cần những lượng thức ăn vừa phải mỗi ngày và ăn một cách thường xuyên để cho cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, một chút trái cây có thể làm thỏa mãn cơn hảo ngọt, tạo điều kiện cho gan lọc tốt hơn cũng như giúp tiêu hóa một lượng thức ăn lớn.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Ohsawa muốn đạt được bước tiến mới bằng cách đơn giản hóa hệ thống phân loại này. Ông đã thay đổi một vài định nghĩa về âm và dương mà y học cổ đại Trung Hoa đã sử dụng hàng ngàn năm trong những tài liệu cổ.
Thuyết Âm - Dương vẫn còn quá khó hiểu với nhiều người, đặc biệt là ở phương Tây.
Vì lẽ đó nên bây giờ đã xuất hiện một nhóm những người hiện đại sử dụng hệ thống tiếng Trung cổ đại để phân loại những hiện tượng, nhưng lại tạo ra những luật lệ của riêng mình dựa trên những quan điểm triết học cá nhân. Đối với những y sĩ Đông y cổ truyền thì việc này đã làm giảm giá trị của thuyết thực dưỡng, còn đối với công chúng, mọi chuyện trở nên rối rắm và bất minh lạ kỳ. Bản thân người viết cũng không thấy được bất kì tính thực tế nào trong đó.
Quan sát cuộc sống với một quan điểm khách quan sẽ giúp con người trải nghiệm được sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau: nóng và lạnh, sáng và tối, sự nở ra và co lại, mặt sau và mặt trước, lực ly tâm và lực hướng tâm, sự ưa khí và kị khí, mạnh và yếu, tính chua và tính kiềm,… Về mặt vật lý, cũng như điện từ học, thì có những quy luật tự nhiên chi phối sự đối nghịch này: giống nhau thì sẽ đẩy nhau ra xa, còn khác nhau thì sẽ hút nhau lại.
Chẳng ai nghi ngờ về việc có những sự đối nghịch tồn tại và có những quy luật tự nhiên điều khiển chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể miêu tả chúng một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như sự nở ra và co lại, tính chua và tính kiềm – bất kì thuật ngữ tiếng Anh bao hàm những xu hướng này cũng đều miêu tả điều đó.
Hiện nay, khi chúng ta đang sống trong một nền văn hóa luôn biến đổi, chúng ta nên duy trì những khái niệm rõ ràng bởi một thứ ngôn ngữ quen thuộc. Phần lớn các thứ ngôn ngữ đều chứa đựng những từ mượn tiếng nước ngoài, nhưng sử dụng những cụm từ mang nhiều nghĩa từ một ngôn ngữ khác thì không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt.
Nội lực và cơ lực thực tế
Đây là hiện tượng mâu thuẫn giữa y học phương tây và các nhánh y học khác, cụ thể ở đây là thuyết thực dưỡng. Rất nhiều lý thuyết thực dưỡng được gây dựng nhờ vào niềm tin về sự tồn tại của nội lực, trong khi y học hiện đại chỉ rút ra kết luận dựa trên những gì đã quan sát được theo quy luật tự nhiên.
Vẫn có rất nhiều nhà khoa học đem lòng hoài nghi về thuật châm cứu bởi họ không thể chấp nhận được rằng năm nghìn năm trước những người Trung Hoa cổ đại đã vạch ra được phác đồ năng lượng chạy trong cơ thể, liên quan tới các hệ cơ quan khác nhau và có thể hoặc là được tác động thông qua những huyệt đạo bằng cách sử dụng kim, nhiệt hoặc xoa bóp. Chúng ta biết phương pháp này thường có kết quả, nhưng, nhìn từ góc độ vật lý, chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi.
Khi bạn thường xuyên theo dõi về thuyết thực dưỡng, bạn sẽ thấy liên quan nhiều tới nội lực, trong số đó phần nhiều là được xây dựng dựa trên nền tảng triết học. Những bác sĩ Tây y có lẽ sẽ không mấy tán thành luồng tư tưởng này – thật lố bịch khi đưa ra kết luận mà không dựa trên thực tiễn.
Phương pháp thực dưỡng vẫn đang chờ sự công nhận của Y học và công chúng.
Nếu những tín đồ của chủ nghĩa Thực dưỡng muốn có được sự công nhận của công chúng cũng như Y học hiện đại (điều mà họ luôn thèm khát) thì họ cần phải tìm ra phương pháp phổ cập những tri thức của họ một cách đơn giản, dễ hiểu, đủ sức thuyết phục chứ không phải chỉ đựa trên nền tảng triết học. Để làm được điều đó, tốt nhất hãy đem đến những bản báo cáo có tính khoa học hoặc những lời phản hồi đáng tin!
NCT (Theo Macrobiotics.co.uk)
Một cái nhìn khác về ung thư (V): Một hiểu lầm bất ngờ khác về chữa ung thư
Vntinhhanh.vn - Trong phần trước, Vntinnhanh đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa cộng đồng thực dưỡng và thuyết âm dương. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng còn cả một chặng đường dài đối với những tín đồ của thực dưỡng giáo nếu họ muốn thuyết phục cả thế giới tin vào tầm ảnh hưởng của hình thức dưỡng sinh độc đáo này đối với việc điều trị ung thư.
Chay tịnh không phải liều thuốc tiên bảo vệ bạn khỏi mọi mối nguy hiểm đối với cơ thể.
Trước khi mong chờ cả thế giới tin vào phương pháp thực dưỡng thì cộng đồng thực dưỡng đã phải đối mặt với một sự thật khá tối tăm: trong mười năm qua đã có những trường hợp áp dụng phương pháp này tử vong vì ung thư, đặc biệt là với những giáo viên hướng dẫn. Câu hỏi được đặt ra là tại sao điều này lại xảy ra khi nhiều người cho rằng thực dưỡng chính là cách giúp bạn tránh khỏi hầu hết các bệnh tật?
Đáng buồn thay, trái với suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ những tín đồ thực dưỡng – chay tịnh không phải liều thuốc tiên bảo vệ bạn khỏi mọi mối nguy hiểm đối với cơ thể.
Có lẽ bạn cũng thắc mắc thực dưỡng chính xác là gì. Như đã đề cập ở phần trước, bạn không thiết phải biết điện đã quạt quay như thế nào, mà chỉ cần biết quạy quay được khi có điện. Tương tự, bạn chỉ cần hiểu thực dưỡng qua góc độ đơn giản nhất: đó là một hình thức dưỡng sinh thông qua ăn uống. Tóm lại, thực dưỡng là cách bạn thực hiện một thực đơn đảm bảo được sự hòa hợp dựa trên những thực phẩm nhất định.
Không có ai nghi ngờ rằng với một quá trình thực dưỡng lâu dài, khoa học, con người sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những biến chuyển của chính bản thân. Điều đó giúp họ cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.
Dinh dưỡng chỉ là một trong nhiều yếu tố giúp bạn phòng ngừa và đẩy lui bệnh tật.
Thật không may, dinh dưỡng không phải là thứ duy nhất quyết định sức khỏe của bạn. Nhiều người quá ỷ lại vào những thực đơn thực dưỡng và đánh giá thấp vai trò của những yếu tố như rèn luyện sức khỏe, thư giãn tâm trí hoặc sinh hoạt điều độ. Trên thực tế, những yếu tố này đóng vai trò then chốt trong tất cả giáo trình cường thân kiện thể đã được khoa học kiểm chứng.
Có nhiều người sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư (mà thực chất cố thể là một khối u bẩn sinh chẳng hạn) vẫn giữ thái độ lạc quan đối với cuộc sống và điều đó đem lại hiệu quả rất tích cực. Nhưng bản thân họ cũng sẽ phải tự nhìn lại cuộc sống của mình. Những thực phẩm mà họ tiêu thụ đều tuân chỉ dẫn khoa học chứ, hay là một thực đơn bao gồm toàn những thứ như cà phê, chất béo và lượng lớn tinh bột? Khi đặt ra câu hỏi đó, có thể mọi người sẽ thấy may mắn vì vẫn chưa mối nguy hại vẫn chưa thực sự kéo đến với cơ thể - nhưng để đề phòng những hiểm họa tương lai, rõ ràng bản thân họ phải có những hành động thiết thực.
Có những người xấu số thậm chí không bao giờ còn kịp hành động. Nhưng cuộc sống là như vậy. Chúng ta không bao giờ biết được chính xác những gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị thật tốt cho bản thân một nền tảng vững vàng để chí ít có thể chống chọi lại các loại bệnh tật.
Vậy bài viết này muốn chỉ ra rằng bạn không nên tin theo thực dưỡng? Hoàn toàn không phải. Thực dưỡng rất tốt, ít nhất là đối với khả năng khang kiện cơ thể. Nhưng đó không phải là yếu tố quyết định trong việc ngăn ngừa ung thư. Nếu bạn để ý, xuyên suốt những phần trước của loạt bài này, những việc mà bạn có thể chuẩn bị để ngăn ngừa ung thư bao gồm: sinh hoạt điều độ, kiểm soát cảm xúc và dĩ nhiên, một chế độ ăn uống hợp lý. Chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này trong những bài viết tiếp theo.
NCT (Theo Macrobiotics.co.uk)
Vntinnhanh.vn - Nếu một vài phần trước của loạt bài viết có thể làm bạn cảm thấy khó hiểu thì hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề đơn giản hơn về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh ung thư.
Đường chính là cách ngắn nhất để ung thư tiếp cận cơ thể bạn
Mối nguy hại đến từ đường
Điều đầu tiên là một sự khẳng định nhỏ về dinh dưỡng: đường chính là cách ngắn nhất để ung thư tiếp cận cơ thể bạn. Thật dễ hiểu bởi nói theo cách tổng quát, tế bào ung thư là thứ đầu tiên tiếp cận với glucozo ở trong máu, và chúng cũng cần glucozo để phát triển. Do các tế bào ác tính phát triển nhanh chóng nên quá trình chuyển hóa đường của chúng cũng diễn ra nhanh hơn mức bình thường. Điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ của khối u và đưa ra những giải pháp làm chậm quá trình phát triển của chúng.
Về góc độ dinh dưỡng, sự dư thừa protein động vật và chất béo góp phần không nhỏ vào việc gia tăng nguy cơ và tác hại của ung thư. Protein chuyển hóa thành axit amin, được hấp thu qua niêm mạc ruột non rồi chuyển vào máu. Tuy nhiên, axit amin dư lại biến thành chất béo và đường.
Rất nhiều người vẫn chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của đường – dù là đường tinh luyện, đường hữu cơ hay đường mía - đối với cơ thể. Rất khó để bạn đi chợ và mang về với một giỏ thức ăn hoàn toàn không có đường. Đường không chỉ có ở trong đồ ngọt mà nó tồn tại ở rất nhiều loại thực phẩm phổ biến, như gạo, bột, sữa, các loại bánh hay cả nước sốt… Chính vì vậy, nguy cơ mà đường mang lại càng trở nên khó đối phó.
Thực dưỡng và những vấn đề nảy sinh
Nói về thực dưỡng, có nhiều giáo trình cho rằng cách tốt nhất để xây dựng một thực đơn lành mạnh là bắt đầu từ việc giảm hàm lượng protein trong bữa ăn. Những giáo trình đó đề cao việc hạn chế lượng protein tập trung trong mỗi bữa ăn và khuyến khích mọi người nên tập trung ăn những thực phẩm nhiều protein một hoặc hai lần mỗi tuần.
Nhưng lại có nhiều vấn đề nảy sinh khi không ít người cho rằng thật khó để duy trì thực đơn như thế. Những người tham gia cho biết họ thường xuyên cảm thấy đói và thèm được ăn những thức ăn nhiều protein và dầu. Nhiều người trong số đó không thể kiềm chế và để cơn thèm ăn hoàn toàn lấn át toàn bộ những kiến thức thực dưỡng đã dày công nghiên cứu. Họ ăn thục mạng, khiến cho cân nặng và hệ lụy gây ra bởi tần suất tiêu hóa quá nhiều tăng theo tỉ lệ thuận.
Vấn đề lớn nhất khi tham gia thực dưỡng là khả năng kiềm chế của cơ thể.
Rất ít người có thể duy trì chế độ thực dưỡng đều đặn khi về nhà. Khi người bệnh ung thư tìm đến những trung tâm thực dưỡng với tấm thân tàn tạ do giảm cân quá mức, thật dễ dàng nhận ra tinh thần và thể xác của họ đã chịu sự đả kích không nhỏ. Trên thực tế, nhiều người, bao gồm không ít bác sĩ, vẫn khăng khăng đánh đồng hụt cân là tín hiệu cảnh báo về sự phát triển của ung thư. Họ tự làm tiêu hụt ý chí và đánh mất hy vọng của mình bằng những ngộ nhân sai lầm như thế.
Vấn đề lớn nhất khi tham gia thực dưỡng là khả năng kiềm chế của cơ thể. Nhiều người, do bị ám ảnh bởi sự thèm ăn và khao khát được đánh chén thoải mái những thứ họ phải kiêng khem, luôn luôn tưởng tượng đến những bữa tiệc hoàng cung linh đình. Nỗi ám ảnh này ngày càng tăng, đi kèm sự bất mãn về những thực đơn chán ngắt khiến họ dễ dàng rơi vào trạng thái stress.
Vậy ăn thế nào cho đúng?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra enzim tiêu hóa có thể đem lại nhiều yếu tố tích cực đối với sự hấp thụ, đặc biệt là với người già. Thêm vào đó, việc chia hàm lượng thức ăn trong ngày ra thành nhiều bữa nhỏ cũng có tác dụng nhất đinh. Lời khuyên ở đây là đôi khi bạn có thể ăn nhiều hơn ngày thường một số loại thực phẩm giàu protein như đậu hoặc mỡ đông vật, nhưng hãy chia thành những phần nhỏ và chế biến chúng với dầu oliu được đun trong nhiệt độ thấp. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc tập nấu súp miso – một loại súp truyền thống của Nhật, và cũng là một trong những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.
Súp miso – một loại súp truyền thống của Nhật, và cũng là một trong những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, để xây dựng một thực đơn bớt nhàm chán, bạn nên học cách đa dạng hóa và phân bổ mùi vị cũng như kết cấu của các món ăn, bao gồm món mặn, ngọt, chua, cay hay đắng; đồ ăn khô, lỏng hay dai… Những thực đơn ăn kiêng của tây phương thường đạt đến độ vi diệu trong vấn đề kết hợp những yếu tố trên.
Hãy thử tưởng tượng: bạn có rau cải luộc, ăn kèm với sốt đậu và nước chanh – như vậy bạn đã có thể kết hợp 3 dạng kết cấu cũng như mùi vị chỉ với 3 món ăn đơn giản. Đó là chìa khóa để duy trì thực dưỡng mà không cảm thấy chán ngán hay thèm thuồng những loại thức ăn giàu đạm và chất béo.
NCT (Theo Macrobiotics.co.uk)
Một cái nhìn khác về ung thư (VII): 10 yếu tố tự thân chống được ung thư
Vntinnhanh.vn - Hiện tại, trung bình 3 người thì 1 người mắc bệnh ung thư. Tỉ lệ này vào năm 1960 chỉ là ¼. Rõ ràng sự gia tăng tỉ lệ này không phải là một dấu hiệu tốt đẹp đối với nhân loại.
Tỷ lệ ung thư đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. (Ảnh: The Guardian)
Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra một tương lai bi quan hơn khi trong vòng 15 năm tới, tỉ lệ mắc ung thư trên đầu người có thể lên tới 1/2! Có nghĩa là một nửa nhân loại sẽ mang trong mình những quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào.
Một con số khác cũng rất đáng lưu ý: vào năm 1995, tổng số tiền đầu tư vào nghiên cứu và điều trị ung thư rơi vào khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ. Chỉ 20 năm sau, con số này đã là 100 tỉ!
Sự gia tăng phi mã này chỉ chứng thực một điều: trong hai thập kỷ qua ung thư không những không tiêu giảm mà chúng còn phát triển với tốc độ chóng mặt. Thậm chí, ở một số quốc gia, chúng đã trở thành "kẻ sát nhân" kinh khủng nhất.
Chính vì sự bành trướng chưa thấy điểm dừng của căn bệnh quái ác này, mỗi chúng ta phải tự hình thành những kiến thức và hành động cơ bản nhất để phòng chống ung thư. Và đó chính là trọng tâm của loạt bài viết này.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, một người chiến thắng căn bệnh ung thư. (Ảnh: Mark Humphrey/AP)
Có rất nhiều cách thức được đưa ra nhằm phòng chống ung thư, nhưng tựu chung lại chúng đều hướng đến cái đích cuối cùng là đảm bảo được sự lành mạnh cho cơ thể và tâm trí của bạn. Tùy thuộc vào cơ địa và môi trường sống của mỗi người, chúng ta hãy chọn những cách thức phù hợp với bản thân.
Những cách thức, hay có thể gọi là những con đường, nhằm ngăn ngừa ung thư có thể được chia ra thành:
- Dinh dưỡng
- Đề kháng
- Niềm tin
- Mục đích
- Tình yêu
- Sự trung thực
- Cảm xúc
- Lòng trắc ẩn
- Tinh thần
- Sự tha thứ
- Lòng biết ơn
Nghe có vẻ trừu tượng và cao siêu, nhưng sự thực là ngoài những biện pháp y dược, các liệu pháp tinh thần chính là thứ mà những bác sĩ phải cung cấp cho bệnh nhân. Trong suốt loạt bài viết này, khái niệm "thực dưỡng" được đề cập đến rất nhiều như một phương thức quan trọng nhằm ngăn ngừa ung thư.
Chữa ung thư cần một liệu pháp toàn diện. (Ảnh: North Western Mutual)
"Thực dưỡng" trong tiếng Anh được viết là "Macrobiotics"; trong đó tiền tố "macro" có nghĩa là rộng lớn. Điều đó ám chỉ chúng ta phải chú ý tới mọi mặt của khối đa diện trong cuộc chiến trường kỳ chống ung thư.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hùng từng chiến thắng bệnh ung thư đều có ít nhất một trong những đặc điểm sau:
- Mục tiêu sống
- Suy nghĩ tích cực
- Dinh dưỡng tốt
- Lối sống lành mạnh
- Tránh stress
- Luôn vui cười
- Hòa đồng với xã hội
- Thoải mái bộc lộ cảm xúc
- Luyện tập thể dục thể thao
- Có niềm tin mãnh liệt.
Mười yếu tố trên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Những người không may mắc bệnh ung thư cần phải nghiêm túc suy ngẫm những điều này và có cho mình một liệu pháp tinh thần hoàn hảo.
Để đối phó với một trong những chứng bệnh quái ác nhất lịch sử nhân loại cần có sự điều trị toàn diện, dựa trên nhiều biện pháp. Đừng quên rằng, tinh thần đóng vai trò rất quan trọng trong những trường hợp này.
NCT (Theo Macrobiotics)
Một cái nhìn khác về ung thư (VIII): Không ăn thứ này, có thể sống cùng ung thư
Vntinnhanh.vn – Tiến sỹ Jane Plant, nhà khoa học hàng đầu đang chiến đấu với bệnh ung thư vú từ năm 1987 cho biết căn bệnh này phần lớn có liên quan đến các sản phẩm từ động vật.
Giáo sư Jane Plant. (Ảnh: Martin Pope/Telegraph)
Năm 1993, căn bệnh ung thư vú được Plant phát hiện từ năm 1987 đã tái phát lần thứ 5. Nó đã phát triển dưới dạng một khối u thứ cấp – một khối u nằm trong cổ của bà có kích thước cỡ nửa quả trứng. Các bác sỹ nói rằng bà không thể sống quá vài tháng.
Sau đó, bà mẹ hai con này đã nói lại với chồng mình là Peter thông tin gây sốc đó. Là những nhà khoa học – bà là chuyên gia hóa sinh còn ông là một nhà địa chất – cả hai đều từng làm việc về những vấn đề môi trường tại Trung Quốc.
Họ biết rằng từ trước tới nay, phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú rất thấp: một nghiên cứu dịch tễ từ những năm 1970 cho thấy cứ 100.000 phụ nữ Trung Quốc mới có 1 người mắc bệnh này trong khi tỷ lệ này tại phương Tây là 1/12.
"Tôi đã xác minh thông tin này với nhiều nhà khoa học tên tuổi. Các bác sỹ Trung Quốc mà tôi biết nói rằng những năm qua, họ hầu như không gặp bất kỳ một trường hợp ung thư vú nào".
"Tuy nhiên, nếu phụ nữ Trung Quốc đang theo chế độ ăn của phương Tây - chẳng hạn nếu họ đang sống ở Mỹ hay Australia – chỉ trong vòng 1 thế hệ, họ cũng sẽ bị rơi vào tỷ lệ trên. Tôi nói với Peter, "Tại sao phụ nữ Trung Quốc sống tại chính nước họ lại không bị bệnh ung thư vú?".
Tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ phương Tây là 1/12. (Ảnh: National Breast Cancer)
Chồng bà kể lại rằng trong các đợt thực địa, những đồng nghiệp Trung Quốc đã cho ông rất nhiều sữa bột vì họ không uống chúng. "Ông ấy thấy rằng lúc đó họ không hề có ngành công nghiệp sữa. Mấu chốt nằm ở đó".
Với tâm lý không còn gì để mất, Plant đã chuyển sang chế độ ăn theo phong cách Châu Á, không sữa, trong khi vẫn thực hiện hóa trị. Sau khi cắt giảm các loại protein động vật như thịt, cá và trứng, bà lại tiếp tục loại bỏ tất cả các thực phẩm từ sữa.
Những thực phẩm này bao gồm sữa chua hữu cơ men sống mà bà vẫn duy trì ăn trong nhiều năm. Trong vòng 6 tuần khối u ở cổ bà đã biến mất; chỉ trong 1 năm, bệnh tình của bà đã thuyên giảm và không còn dấu hiệu ung thư trong suốt 18 năm sau đó.
Từ kết quả này - được cho là nhờ vào chế độ ăn uống nêu trên, bà đã thực hiện chương trình Plant – một chương trình ăn uống không sữa, và chủ yếu dựa vào các loại protein thực vật như đậu nành – tương tự như chế độ ăn uống truyền thống ở nông thôn Trung Quốc.
Dự định ban đầu của chương trình chỉ nhằm giúp những người phụ nữ bị ung thư vú, nhưng sau đó bao gồm cả những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt.
Ảnh chụp X-quang một khối u ở vú. (Ảnh: Wikimedia)
Cuốn sách của bà về kinh nghiệm của bản thân có tên Your Life in Your Hands (Cuộc sống trong tầm tay) được xuất bản năm 2000 đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, và nhiều bệnh nhân ung thư cho biết cuốn sách này đã giúp họ hồi phục.
Nhưng vào năm 2011, căn bệnh ung thư vú của Plant lại tái phát lần thứ 6. Người ta phát hiện thấy một khối u lớn bên dưới xương đòn và một vài khối u nhỏ trong phổi của bà.
Dưới áp lực của việc viết một cuốn sách học thuật, bà đã lơi lỏng chế độ ăn và cuộc sống sinh hoạt của mình – thường ăn một số thứ trong danh mục bị cấm, chẳng hạn như gan bê nấu bơ ở nhà hàng và món falafel làm từ sữa bột.
"Tôi nhanh chóng tới gặp bác sỹ riêng của mình để kiểm soát letrozole (một loại ức chế estrogen).Tôi cũng đồng thời lập tức trở lại chế độ ăn nghiêm ngặt của bản thân, cũng như thường xuyên đi bộ và ngồi thiền". Sau một vài tháng, bà lại một lần nữa hồi phục khỏi căn bệnh ung thư.
Tất cả nghe có vẻ quá tốt đến mức phi thực tế, nhưng giáo sư Plant năm nay 69 tuổi và không hề hoang tưởng. Bà là giáo sư địa hóa học tại trường đại học Imperial College London, chuyên nghiên cứu về các chất gây ung thư trong môi trường.
Giáo sư Plant khuyên những người bị ung thư và có nguy cơ cao mắc bệnh này nên loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa.
Bà được đánh giá rất cao trong lĩnh vực của mình và đã được trao giải CBE năm 1997 vì những đóng góp của bà cho khoa học trái đất; và cách tiếp cận căn bệnh ung thư của bà cũng nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà khoa học lỗi lạc.
Cuốn sách mới nhất của bà được viết cùng Mustafa Djamgoz, giáo sư nghiên cứu ung thư tại Imperial, và được giáo sư Graeme Catto – chủ tịch trường đại học Y viết lời tựa. Ông Catto đánh giá những phát hiện của cuốn sách đã "khai sáng… thậm chí, có lúc, gây choáng váng" nhưng tất cả đều có cơ sở từ những nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên giáo sư Plant cũng không coi thường phương pháp điều trị thông thường. Bà từng phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, làm hóa trị, xạ trị và chiếu xạ buồng trứng để tạo ra thời kỳ mãn kinh.
Bà tin các phương pháp điều trị chống ung thư mới và "tuyệt vời" là rất quan trọng – nhưng bà đồng thời cho rằng chế độ ăn không sữa cũng như các chế độ ăn khác và lối sống chẳng hạn như giảm bớt căng thẳng cũng quan trọng không kém.
Hầu hết những lời khuyên trong cuốn sách "Beat Cancer" cũng tương đồng với hướng dẫn hiện nay về cách làm giảm nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và bớt ăn thịt đỏ, muối, đường và chất béo; thường xuyên tập thể dục và giảm bớt căng thẳng.
Bà Jane Plant cho biết mình đã ngăn khối u phát triển nhờ không sử dụng sản phẩm từ sữa. (Ảnh: Express)
Bà cũng khuyên nên tiếp tục với các chất hữu cơ, sử dụng các liệu pháp bổ sung đã được chứng minh rằng chúng giúp phục hồi và tránh xa các chất có khả năng gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, thông điệp sâu xa hơn của bà đó là một chế độ ăn uống hoàn toàn không có các sản phẩm từ sữa – sữa, pho mai, bơ và sữa chua – có thể rất hữu ích trong việc giúp ngăn chặn căn bệnh "đang phát triển", bằng cách ngừng cung cấp các điều kiện phát triển cho các tế bào ung thư.
"Tất cả chúng ta đều được tiêm nhiễm ý tưởng rằng sữa tốt cho cơ thể. Nhưng có những bằng chứng hiện nay cho thấy các yếu tố phát triển và những hóc môn có trong sữa không chỉ gây nguy cơ bệnh ung thư vú mà còn cả những bệnh ung thư có liên quan đến hóc môn khác, như tuyến tiền liệt, tinh hoàn và buồng trứng" – giáo sư Plant cho biết.
Việc tuân thủ chế độ ăn không sữa cũng có thể giúp các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) và ung thư vòm họng (không phải phổi). "Sữa bò tốt cho những con bê – nhưng không phải cho chúng ta" – bà nói thêm.
Tuy khoa học biểu sinh (epigenetics) còn tương đối mới mẻ, nhưng hiện giờ các nhà khoa học đã hiểu rằng các gen gây ung thư có khả năng không hoạt động trừ phi phát sinh các điều kiện cụ thể "đánh thức" chúng – và nếu những điều kiện đó thay đổi, chúng lại có thể được dập tắt.
Bà Jane Plant cho rằng sữa bò không tốt cho sức khỏe con người. (Ảnh: News.com.au)
"Điều này có nghĩa rằng thứ bạn ăn có thể có một tác động nào đó ở mức độ di truyền", giáo sư Plant giải thích.
Hiện các nhà khoa học tin rằng các tế bào ung thư rất nhạy cảm với các chất protein được gọi là những yếu tố tăng trưởng, và các hóc môn (trong trường hợp những bệnh ung thư phụ thuộc hóc môn) như estrogen. Được sản sinh từ chính cơ thể con người, các yếu tố tăng trưởng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như khiến các tế bào phát triển.
Thông thường, các chất khác được gọi là những protein ràng buộc sẽ giữ nhiệm vụ kiểm soát chúng, bao gồm cả tác động tiềm ẩn của chúng đối với những tế bào ung thư. Nguy cơ ung thư tăng khi các yếu tố tăng trưởng "không ràng buộc" của chúng ta tăng cao bất thường và lưu thông trong máu.
Theo giáo sư Plant và Djamgoz, điều này có thể xảy ra bởi các yếu tố tăng trưởng và hóc môn giống như của chúng ta cũng được tìm thấy trong những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cung cấp rất nhiều "dưỡng chất" mà các tế bào ung thư cần.
Casein, một loại protein chủ yếu trong sữa bò được xem là yếu tố nguy hiểm nhất. Giáo sư Colin Campbell tại đại học Cornell, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ cho rằng cần phải coi chất này như estrogen – một chất gây ung thư hàng đầu.
"Sữa bò (dạng hữu cơ hay dạng khác) đều được chứng minh là có chứa 35 loại hóc môn khác nhau và 11 yếu tố tăng trưởng", giáo sư Plant cho biết. Mức độ lưu thông cao của một yếu tố tăng trưởng trong sữa, có tên gọi là IGF-1, hiện đang liên kết chặt chẽ với sự phát triển của rất nhiều loại ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nồng độ IGF "không ràng buộc" ở người ăn chay thấp hơn so với người ăn thịt và những người ăn kiêng khác".
"Điều này có nghĩa rằng người ăn chay có các phân tử thúc đẩy ung thư thấp hơn và các protein ràng buộc cao hơn, từ đó giúp làm giảm hoạt động của những phân tử này", giáo sư Plant lý giải.
Một yếu tố tăng trưởng thứ hai liên quan đến việc lây lan ung thư đó là VEGF, có mức khá cao trong các bệnh nhân ung thư và là mục tiêu của một số loại thuốc chống ung thư mới. Giáo sư Plant chỉ ra rằng VEGF xuất hiện trong vú của bò cái bị bệnh viêm vú để chống nhiễm trùng. Bệnh viêm vú được cho là gây ảnh hưởng tới hơn một nửa số bò tại Anh.
"Ngày càng có nhiều tài liệu về lượng VEGF cao trong sữa, đặc biệt là từ gia súc giống cho năng suất cao điển hình của các khu công nghiệp sữa hiện đại".
"Dường như nếu một bệnh nhân ung thu tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thì họ đồng thời cũng tiêu thụ cả chất VEGF, đặc biệt là nếu sữa đó có nguồn gốc từ những con bò bị viêm vú. Điều đó không hề có lợi cho việc chữa trị bệnh tật của họ - và nó thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn".
Chế độ ăn giàu chất đạm có thể tạo điều kiện cho khối u phát triển. (Ảnh: Webmd)
Bà đặc biệt lo ngại về xu hướng lựa chọn chế độ ăn có độ đạm cao, và cho biết có những bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều protein – đặc biệt là từ động vật – là "sự vô ích nhất và nguy hiểm nhất đối với những người có nguy cơ bị ung thư".
Một giả thuyết thứ hai về chế độ ăn có liên quan đến nồng độ axit trong cơ thể chúng ta. Giáo sư Plant giải thích rằng nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tạo axit, cơ thể chúng ta sẽ trở nên có tính axit – một môi trường giúp các tế bào ung thư phát triển.
Các thực phẩm tạo axit cao (không như chúng ta vẫn tưởng là những trái cây họ cam quýt) bao gồm trứng, thịt, cá và sữa – trong đó pho mai là thực phẩm tạo axit cao nhất. Trong số những việc cần làm đối với những người bị ung thư hoặc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, giáo sư Plant khuyên nên loại bỏ hoàn toàn sữa – từ bò, cừu và dê, và cho dù ở dạng hữu cơ hay không.
"Nếu bạn đang bị ung thư, không có chỗ cho biện pháp nửa vời". Bà cũng khuyên nên hạn chế tiêu thụ các loại protein từ động vật khác, chẳng hạn thịt, cá và trứng, và thay thế những thứ này bằng thực vật có chứa protein như đậu nành – nguồn cung cấp protein chính trong chế độ ăn uống truyền thống ở nông thôn Trung Quốc.
Nhưng nếu bằng chứng cho thấy loại bỏ hoàn toàn sữa có thể "đánh bại bệnh ung thư" thành công lại mạnh tới vậy, thì tại sao tới giờ chúng ta vẫn chưa biết đến nó?
Bà Jane Plant đã hoàn toàn không sử dụng nguồn đạm động vật trong quá trình điều trị ung thư. (Ảnh: PoliquinGroup)
Theo giáo sư Plant, đó là do vấn đề về lợi ích – ngành công nghiệp sữa chiếm khoảng 12% GDP của nước Anh – và sự bảo thủ y học: các bác sỹ chuyên khoa "có thể rất giỏi trong các phương pháp điều trị thông thường nhưng lại không phải là chuyên gia về dinh dưỡng hóa sinh".
Trong khi đó các tổ chức ung thư lớn lại quá chú trọng vào việc nghiên cứu thuốc điều trị. VÀ kết quả là, "nếu bạn chỉ dựa vào lời khuyên ngăn chặn ung thư từ chính phủ, các tổ chức từ thiện, các chuyên gia y tế hoặc các phương tiện truyền thông, bạn sẽ bỏ lỡ những thông tin chữa trị quan trọng và tiềm năng".
Trong khi đó, theo Viện nghiên cứu ung thư Anh, tính tới nay, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và các sản phẩm từ sữa vẫn chưa cho thấy những kết quả rõ rệt.
"Chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy cần phải tránh mọi thứ liên quan đến sữa vì mục đích giảm nguy cơ ung thư. Vẫn chưa rõ liệu việc tránh các sản phẩm từ sữa có đóng vai trò nào trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư quay trở lại. Mọi bệnh nhân nên tới gặp bác sỹ của mình hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của họ" – Martin Ledwick tại Viện ung thư Anh cho biết.
Giáo sư Plant thừa nhận rằng việc tư vấn cho các bệnh nhân ung thư – và bất kỳ ai quan tâm đến việc phòng bệnh – để thay đổi triệt để chế độ ăn của họ là "một yêu cầu lớn".
Thực đơn hàng ngày của bà Jane Plant hoàn toàn không có nguồn protein động vật. (Ảnh: Mark Large/Daily Mail)
Tuy nhiên thực đơn trong ngày của bà – bữa sáng gồm có: ngũ cốc Weetabix và sữa đậu nành với mật đường và hạt lanh; trưa ăn bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt với món khai vị và salad; và súp rau củ với đậu ván, mỳ ý với nước sốt cà chua tự làm cho bữa tối – không phải là điều gì quá xa lạ.
"Mọi người luôn lo lắng rằng họ sẽ bị thiếu canxi nếu không có sữa. Nhưng bạn có thể có nó từ rất nhiều nguồn thực vật khác" , bà cho biết. Theo giáo sư Plant, các yếu tố tăng trưởng và hóc môn nên được ghi rõ trên nhãn mọi sản phẩm từ sữa, mặc dù cuối cùng vẫn cần một sự thay đổi trong việc bán sữa.
Sắp tới là sinh nhật lần thứ 70 của giáo sư Plant và bà đã có 27 năm chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư với 6 lần bị chẩn đoán mắc ung thư, và là một hình ảnh khá thuyết phục về chế độ ăn mà bà theo đuổi.
Mặc dù câu chuyện của bà có chút tì vết ở phần cuối: 2 tuần trước, khi đi chụp xương đòn bị gãy, bà đã bị phát hiện có 2 khối u nhỏ ở mỗi bên phổi. Bà hiện đang dùng tamoxifen và vẫn tự tin cho rằng sự kết hợp giữa điều trị y học, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ đánh bật sự tái phát này.
"Là một nhà khoa học, tất cả những gì tôi có thể làm là nói lên sự thật, dựa trên những bằng chứng. Tôi đã viết cuốn sách đầu tiên bởi vì tôi không muốn con gái mình (Emma) lặp lại những gì tôi đã trải qua. Tất cả những cuốn sách của tôi ra đời vì một điều đó là tôi không muốn điều này xảy ra với những người khác", bà chia sẻ.
Cuốn sách Beat Cancer (Đánh bại ung thư) của bà khuyên tất cả những người bị ung thư hay có nguy cơ cao mắc căn bệnh này loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm sữa, dạng hữu cơ hay không, của bò, cừu, dê và tất cả các loài động vật khác.
Thực phẩm từ sữa có thể được thay thế bằng nhiều loại có nguồn gốc từ thực vật Sữa bò được thay thế bằng hạnh nhân, dừa, gạo hoặc sữa đậu nành. Pho mai cứng được thay thế bằng đậu phụ, pho mai mềm với hummus. Sữa chua làm từ sữa được thay thế bằng sữa chua làm từ đậu nành hoặc dừa Bơ và magarin có chứa sữa được thay thế bằng bơ làm từ đậu nành, hummus, đậu phộng hoặc các hạt khác. Kem có chứa sữa được thay thế bằng các loại làm từ đậu nành, dừa hoặc loại không có sữa; sô cô la sữa được thay bằng sô cô la đen. Một số lời khuyên khác bao gồm việc thay thế các loại dầu tinh chế và đã qua chế biến bằng dầu oliu; đường tinh chế và nhân tạo được thay bằng đường mía; gạo, bánh mỳ, mỳ đã qua xử lý được thay bằng các sản phẩm nguyên hạt; và loại bỏ thất cả các sản phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu nhân tạo và chất tạo màu. Hạn chế ăn thịt, cá và trứng. Thay vào đó, nên ăn các loại có chứa carbonhydrat chưa qua tinh chế, các loại đậu, hạt, rau và hoa quả. Nên thay thế muối bằng các loại thảo mộc, thay cà phê bằng các loại nước ép tự làm, nước lọc và trà thảo dược. |
Kim Chi (theo Telegraph)
Một cái nhìn khác về ung thư (IX): 4 hiểu lầm tai hại của người Việt Nam về ung thư
Vntinnhanh.vn - Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất ở Việt Nam, ung thư ở Việt Nam trầm trọng hơn các nước khác trên thế giới, có "phương thuốc tiên" chữa ung thư... là những quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến ở người Việt Nam.
Bệnh nhân điều trị ung thư ở Việt Nam. (Ảnh: Thanhtra.com.vn)
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất, khiến nhiều người chết nhất
Năm 2013, Hội thảo khoa học Ung bướu quốc gia lần thứ VII đã đưa ra một con số báo động về tình trạng ung thư ở Việt Nam: Mỗi năm trung bình có thêm 150 ngàn người mắc ung thư, 75 ngàn người chết vì ung thư.
Hội thảo cũng đưa ra con số để so sánh: Tính trung bình, tại Việt Nam mỗi ngày có 205 người chết về ung thư. Con số này nhiều gấp 8 lần số người chết vì tai nạn giao thông trong năm 2013, và chiếm khoảng 10,7% số ca tử vong tại Việt Nam.
Con số này cho thấy ung thư là nguyên nhân chiếm tỷ lệ không nhỏ trong việc gây ra cái chết cho khoảng 700 ngàn người Việt Nam mỗi năm. Tuy nhiên ở Việt Nam còn có một căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư và là nguyên nhân gây ra khoảng 200 ngàn ca tử vong mỗi năm: Bệnh về tim mạch.
Con số 200 ngàn người chết vì bệnh tim mạch mỗi năm gấp khoảng 3 lần số người chết vì ung thư. Theo Giáo sư Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam thì bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm vì giống như một "sát thủ thầm lặng": Bệnh cực kỳ phổ biến, nhưng phần lớn người bị không biết.
Ở Việt Nam, bệnh tim mạch còn nguy hiểm hơn cả ung thư. (Ảnh: Báo Giao thông)
Hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tim mạch. Hội tim mạch Việt Nam dự báo vào năm 2017 sẽ có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch. Những căn bệnh khác cũng nguy hiểm không kém ung thư ở Việt Nam là đái tháo đường (2,5 triệu người mắc), phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản (2 triệu người mắc).
Ung thư ở Việt Nam trầm trọng hơn ung thư trên thế giới
Như đã nói ở trên, Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 75 ngàn người chết vì ung thư, chiếm khoảng 10,7% số ca tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm lại có thêm 150 ngàn người mắc ung thư.
Vậy liệu con số này đã khiến Việt Nam trở thành "điểm đen" của ung thư thế giới, nhất là khi các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh mỗi năm đều bỏ ra hàng tỷ USD nhằm nghiên cứu, tìm ra liệu pháp chữa trị ung thư mới?
Để biết được điều đó, hãy so sánh những số liệu của Việt Nam với một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới - Mỹ. Tổng hợp thống kê từ American Center Society và Trung tâm ngăn ngừa, kiểm soát tử vong Mỹ cho thấy trong năm 2015, Mỹ có khoảng 590 ngàn người chết vì ung thư, gấp Việt Nam gần 8 lần trong khi dân số Mỹ hiện giờ là 320 triệu người, gấp Việt Nam khoảng 3,5 lần.
Ung thư ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch,... còn trầm trọng hơn ở Việt Nam. (Ảnh: USA Today)
So với số người chết tại Mỹ năm 2015 (2,6 triệu người) thì tỷ lệ người chết vì ung thư chiếm 22,7%, gấp Việt Nam khoảng 2 lần. Trong năm 2015, Mỹ cũng có thêm hơn 1,6 triệu người bị chẩn đoán mắc ung thư, gấp Việt Nam 11 lần.
Những con số trên đều cho thấy xét về số ca tử vong, tỷ lệ tử, số ca mới mắc bệnh thì tình hình căn bệnh ung thư ở Mỹ còn trầm trọng hơn Việt Nam gấp nhiều lần.
Một nước phát triển khác cũng phải "đau đầu" với tình trạng bệnh ung thư là Vương quốc Anh. Có dân số vào khoảng 63 triệu người (bằng 70% dân số Việt Nam) nhưng trung bình mỗi năm Vương quốc Anh có thêm 350 ngàn người mắc ung thư (gấp 2,3 lần) và khoảng 160 ngàn người chết vì ung thư, gấp hơn 2 lần so với Việt Nam.
Con số trên do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh thống kê. Tính ra, 160 ngàn người chết vì ung thư mỗi năm tại Anh chiếm khoảng 32% số ca tử vong tại quốc gia này. Tỷ lệ chết vì ung thư so với tổng số người chết hàng năm của người dân Anh gấp Việt Nam khoảng 3 lần.
Xét trên bình diện thế giới, thống kê từ WHO trong năm 2014 cho thấy Việt Nam đứng thứ 78 về tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư (110 người chết/100.000 người nhiễm).
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản...
Xét về tỷ lệ mắc ung thư, Việt Nam cũng thua xa các quốc gia khác như Đan Mạch, Pháp, Áo, Bỉ, Na Uy, Mỹ, Ireland, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản. Đây đều là các nước phát triển.
Hóa trị là phương pháp chữa ung thư tối ưu
Hóa trị thường được tung hô như là phương pháp điều trị ung thư tối ưu, giúp diệt tế bào ung thư nhanh chóng. Tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy.
Như Vntinnhanh đã đề cập tới trong bài viết Một cái nhìn khác về ung thư (I): Bộ mặt thật của hóa trị, cho dù hóa trị có thể đem lại hiệu quả trong việc diệt tế bào ung thư, thì trung bình khoảng 6 tháng đến 1 năm, các tế bào ung thư sẽ lại phát triển, thậm chí còn mạnh hơn trước.
Lý do của điều này xuất phát từ việc những tế bào ung thư không hoàn toàn bị tiêu diệt hết khỏi cơ thể. Khi tiến hành hóa trị, hóa chất có thể diệt tế bào ung thư của người bệnh nhưng đồng thời cũng tiêu diệt những tế bào khỏe mạnh, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hóa trị chỉ có tác dụng trong ngắn hạn với một số bệnh ung thư nhất định. (Ảnh: Daily Mail)
Việc cơ thể bị giảm khả năng miễn dịch cũng có nghĩa là tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục sinh sôi bất cứ lúc nào. Ngoài ra, hóa trị chỉ có tác dụng ngắn hạn với một số chứng bệnh ung thư nhất định với một tỷ lệ thực sự thấp: 3-6%.
Trên thực tế, hóa trị chỉ thực sự hiệu quả trong việc điều trị ung thư khi kết hợp với những phương pháp trị liệu khác.
Mật gấu, sừng tê giác, rùa núi vàng, cao hổ cốt... là những "thần dược" chữa ung thư
Những năm qua, có vô số sản phẩm từ động vật được đồn đại và gắn mác "chữa được ung thư", "là thần dược chữa ung thư". Phổ biến nhất trong những sản phẩm này là cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê giác và rùa núi vàng.
Trên thực tế, chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy những sản phẩm trên có tác dụng tích cực trong việc điều trị ung thư. Chưa kể tới hổ, gấu, tê giác và rùa núi vàng đều nằm trong Sách đỏ, hạng mục cấm săn bắt, mua bán, giết hại.
Cảnh chích hút mật gấu ở Việt Nam.
(Nguồn: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên/YouTube: https://youtu.be/BtdBQZYF8Is)
Ngoài ra, cũng phải nói thêm về mật gấu, thứ vẫn được đồn đại là "thần dược chữa ung thư" nhưng lại rất có thể là... một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư với người sử dụng.
Mật gấu được tiêu thụ trên thị trường hiện nay hầu hết đều bắt nguồn từ các cơ sở kinh doanh chích hút gấu nuôi trong nhà. Bị nuôi nhốt trong lồng chật hẹp, đối xử không tốt, những con gấu nuôi thường mang trong mình rất nhiều mầm bệnh.
Việc chích hút mật nhiều lần với tần suất dày đặc trong thời gian kéo dài còn khiến gấu bị viêm nhiễm túi mật. Kết quả mổ xác một số cá thể gấu chết trong những trại nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam cho thấy những cá thể này đều có những khối u, mưng mủ và chảy máu túi mật.
Mật được hút từ cơ thể gấu cũng không đảm bảo vệ sinh, thường lẫn máu, mủ của con vật. Do đó, việc tiêu thụ mật gấu không chỉ là hành động tàn nhẫn, phạm pháp, mà rất có thể còn là một trong những con đường ngắn nhất dẫn tới ung thư.
Hải Sơn
Một cái nhìn khác về ung thư (X): Đây là cách mà người phụ nữ này chống chọi ung thư 1 thập kỷ
Vntinnhanh.vn – Jamie Purzak bị mắc phải căn bệnh ung thư tủy xương. Cô bị phát bệnh lần đầu tiên năm 16 tuổi khi bỗng dưng cảm nhận được nhưng cơn đau thấu ruột gan.
Jamie Purzak trong căn hộ của cô tại Brooklyn, N.Y ngày 13/6/2015. Cô đã chống chọi lại căn bệnh ung thư tủy xương hiếm gặp trong suốt gần 10 năm (Ảnh: Petr Svab/Epoch Times)
Ban đầu, cô chỉ nghĩ đó là do bản thân vận động quá sức bởi lúc bấy giờ cô là đội trưởng đội cổ vũ. Hàng ngày, sau giờ học cô đều dành 1 tiếng để tập nhảy và nhào lộn. Không những vậy, sau đó cô lại tiếp tục đi làm thêm tại một tiệm bánh ở Long Island tới tận 8 giờ tối. Cho nên có vẻ những cơn đau là điều dễ hiểu?
Nhưng những cơn đau này lại rất kỳ lạ. Đó không phải là sự đau đớn ở các bắp thịt. Nó đến từ trong xương.
Bệnh ung thư đã khiến tế bào của Purzak phân tách, sinh sôi nảy nở, hình thành các cụm tế bào ung thư tạo thành những khối u ở xương sườn và cột sống của cô. Các khối u lan rộng và sưng to, làm xương bị vẹo nhưng cô lại không hề biết điều này.
Purzak đã tới gặp chuyên gia trị liệu xương và được chuẩn đoán mắc chứng vẹo cột sống. Vì vậy cô và gia đình đều cho rằng mình chỉ đơn giản là bị vẹo cột sống.
Những cơn đau xương vẫn tiếp tục đến và đi. Xương của cô được ép về đúng vị trí và cô cảm thấy khá hơn đôi chút. Trong một thời gian dài cô cảm thấy khỏe và theo học khoa luật tại đại học ở Florida.
Và cô bắt đầu bị ung thư tấn công. Purzak nhớ lại đêm cô về nhà mẹ mình và bỗng một chiếc xương ngực bật ra. Cô quá hoảng sợ và khóc nức nở trong khi mẹ cô ấn mạnh lên ngực để ép xương trở lại.
"Đó là một trong những cơn đau kinh khủng nhất. Sau khi xương được ép trở lại tôi tạm thời cảm thấy đỡ hơn", Purzak kể lại.
Theo thời gian, các cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn. Purzak đã ngừng đếm số lượng những viên thuốc Advil mà cô uống trong những năm qua.
Khi cô trở về nhà vào dịp lễ Tạ ơn năm thứ 2 đại học, cha mẹ cô đã thấy mức độ trầm trọng của cơn bệnh mà cô mắc phải. Cô đi lại rất khó khăn và cha mẹ đã đưa cô tới gặp bác sĩ. Lúc đó, căn bệnh ung thư đã phát triển được 3 năm mà không bị phát hiện.
Nhận thức
Cuối cùng, họ đã cùng nhau ngồi trong căn phòng khám nhỏ và cố gắng tiêu hóa những tin tức mà bác sỹ thông báo. Không ai biết phải nói gì lúc đó. Cha Purzak, người vẫn luôn điềm tĩnh, đã khuỵu xuống sàn và bật khóc. Ai có thể nghĩ rằng con của họ sẽ bị ung thư?
Theo Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering Cancer Center, Purzak bị ung thư xương Ewing's sarcoma, một chứng bệnh ung thư dạng hiếm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, và mỗi năm nước Mỹ có khoảng gần 400 người mắc căn bệnh này. Vì nhiều loại bệnh có những triệu chứng tương tự nhau nên thường khó phát hiện ra căn bệnh Ewing's sarcoma trong giai đoạn đầu.
Bác sỹ giải thích với cha mẹ Purzak rằng cơ hội sống sót của cô khá thấp. Có những người chỉ có duy nhất 1 khối u và họ không có phản ứng với hóa trị. Nhưng Purzak có tới hơn 10 khối u đang ăn vào xương của cô.Tất cả đều là những khối u lớn có hình dạng như những lát cam.
"Nó trông như thể một người nào đó bị cam dính vào khắp cơ thể", Purzak nói về phim chụp X-quang lần đầu của mình.
Những khối u lớn có hình như lát cam đã ăn vào xương của Purzak (Ảnh: Petr Svab/Epoch Times)
Phim X-quang cho thấy hông của cô gần như bị gãy do các khối u cỡ lớn mọc trên đó. Sau đó cô đã phải dùng tới xe lăn khi xuất viện.
Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra, sức khỏe của Purzak đã được cải thiện. Trong vòng 11 tháng hóa trị các bác sỹ không còn thấy dấu hiệu của khối u nào trong cơ thể cô nữa.
Lý do quan trọng dẫn tới sự hồi phục bất ngờ này đó là đội ngũ chuyên gia y tế của Sloan Kettering; Tờ US News & World Report đã đánh giá đây là bệnh viện điều trị ung thư giỏi nhất nước Mỹ trong vòng 25 năm qua.
Và có lẽ một điều quan trọng không kém đó là Purzak chưa bao giờ quá để tâm đến thực tế rằng có thể cô sẽ chết.
"Lúc nào tôi cũng nghĩ trong đầu mình rằng: "Hóa trị diệt ung thư. Chúng tôi đang tiến hành hóa trị. Vì vậy tất cả sẽ tốt thôi", Purzak chia sẻ.
Tìm thấy ý nghĩa cuộc đời
Purzak vẫn tiếp tục hóa trị để đề phòng các khối u có thể quay trở lại. Tuy hầu hết thời gian cô đều phải nằm một chỗ nhưng cô chưa bao giờ đánh mất ý nghĩa của cuộc đời mình.
Đối với Purzak, cuộc sống nghĩa là được tận hưởng bất chấp mọi hoàn cảnh; ngay cả trong những tình huống thảm khốc, người ta vẫn có thể tìm thấy những niềm vui lớn lao trong những điều nhỏ bé. "Những điều nho nhỏ cũng khiến tôi rất hạnh phúc", cô tâm sự.
Tuy bị nôn mửa và mất khả năng đi lại nhưng Purzak chưa bao giờ ngừng tìm kiếm những niềm vui lớn trong những việc nhỏ nhặt như các bộ tóc giả hay những chiếc bánh cupcake rắc hạt.
"Tôi có thể vui vẻ cả tuần chỉ vì có được một chiếc bánh cupcake bí ngô rắc hạt", cô nói.
Một trong những món ăn vặt yêu thích của cô là sô cô la hình quả trứng Ferrero Rocher Easter, thứ chỉ được bán duy nhất trong dịp lễ Phục Sinh.
"Đó là điều tôi sẽ làm sau buổi phỏng vấn này. Tôi sẽ đặt hàng những quả trứng phục sinh đầy kem từ trang Amazon", cô cho biết.
Purzak sẽ không để căn bệnh ung thư đánh gục mình và có điều gì đó đầy mạnh mẽ trong quyết tâm duy trì cuộc sống của cô.
Viktor Frankl, một bác sỹ thần kinh người Do Thái đã viết về việc ông và những người khác đã sống sót khỏi cuộc tàn sát Holocaust (tiêu diệt người Do Thái trong giai đoạn Thế chiến thứ 2) bằng cách tập trung vào những điều ý nghĩa trong cuộc đời họ. Ông đã sống trong một trại tập trung suốt 3 năm.
"Ngời ta có thể bị lấy đi mọi thứ trừ duy nhất một điều: thứ cuối cùng trong những quyền tự do của con người – quyền được lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quyền được lựa chọn con đường của riêng mình" – Frank viết trong cuốn sách được xuất bản năm 1946 của mình có tên "Man's Searching for Meaning".
Thậm chí trong những tình huống nghiêm trọng nhất, những người vẫn cảm thấy được mục đích của cuộc sống sẽ đủ sức chịu đựng hơn những người khác.
Purzak vẫn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt như làm đẹp bằng các bộ tóc giả và trang điểm mắt màu khói (Ảnh: Petr Svab/Epoch Times)
Khả năng phục hồi
Những ai gặp Purzak sẽ không thể tin rằng cô gái 29 tuổi này chỉ còn sống được chưa đầy một năm nữa. Mặc dù cô đã phải trải qua tới 8 lần trị xạ nhưng cô vẫn tiếp tục kẻ lông mày đầy thanh lịch và trang điểm đôi mắt màu khói.
Cô mới trải qua một đợt điều trị vài ngày trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn và cả người cô vẫn đang bị tê liệt. Đây cũng là ngày đầu tiên cô có thể đi lại mà không cần khung vịn. Cô nhấc chân mình lên và vui vẻ nói to: "Tôi có thể nhấc được chân lên rồi! Sáng nay tôi vẫn chưa thể làm được việc này".
Purzak đã ngừng hóa trị sau hơn 2 năm bởi vì không còn thấy dấu hiệu của các khối u. Cô quay trở lại trường học và hoàn tất chương trình học tại đại học Long Island. Mái tóc đen dày của cô đã mọc trở lại. Cô tiếp tục theo học chương trình thạc sỹ về công tác xã hội tại đại học New York và đã gặp được tình yêu của đời mình ở đây.
Nhưng căn bệnh ung thư quái ác đã quay trở lại. Cuộc đời thật trớ trêu.
"Bạn có thể sống, không bạn không thể, bạn có thể sống, không bạn không thể. Bạn có thể đi học nhưng bạn lại tiếp tục bị ốm. Bạn có thể làm việc, không bạn không thể. Tôi đã gần đạt được nhưng rồi nó lại vuột khỏi tầm tay một lần nữa. Mọi thứ biến mất", Purzak chia sẻ.
Cuối tháng 5, bác sỹ cho biết cô không thể sống quá 1 năm. Mặc dù cô vẫn đang tiếp tục điều trị nhưng tế bào ung thư đã di căn sang phổi. Phổi là cơ quan rất nhạy cảm và nếu xạ trị quá mức có thể sẽ phá hủy hoàn toàn phổi của cô.
Vì vậy các bác sỹ bị hạn chế trong điều trị nhưng căn bệnh ung thư phổi của cô vẫn đang phát triển nhanh hơn trước rất nhiều. Đây có lẽ là sự kết thúc.
Có thể trong vòng 3 hoặc 6 tháng tới Purzak sẽ cần tới các thiết bị hỗ trợ. "Bác sỹ điều trị của tôi luôn nói rằng "chúng ta cần phải làm gì đó khác hơn" khi có điều gì đó chưa đúng. Nhưng đây là lần đầu tiên ông ấy không nói như vậy", cô cho biết.
Purzak và bạn trai bắt đầu với trang GoFundMe và đăng bài viết có tên "Hãy giúp Jamie thực hiện chuyến đi cuối cùng" để gây quỹ cho chuyến đi cuối cùng.
"Anh ấy rất lo lắng với thông tin rằng lần này có thể thật sự là sự kết thúc. Chúng tôi chưa bao giờ nghe về điều đó. Nó gây choáng váng quá mức. Liệu đây có phải là sự thật?" – cô kể về bạn trai của mình và nói thêm rằng: "Nhưng tôi có cách để gạt bỏ những điều này".
Cô không để bệnh tật ảnh hưởng tới mình. Cô sẽ đi nghỉ ở Châu Âu theo kế hoạch của bạn trai. Khi được đề nghị tự nói về bản thân trong 3 từ, Purzak đã trả lời: "Quyết tâm, cứng đầu – tôi không muốn dùng từ hạnh phúc, nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái. Mọi thứ không ảnh hưởng gì đến tôi".
Rất có thể cô vẫn sẽ sống. Purzak sẽ tiếp tục đợt xạ trị thứ 9 sau khi trở về từ Châu Âu. Và cô tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp.
"Sau tất cả những gì đã xảy ra, tôi cảm thấy đây vẫn chưa phải là sự kết thúc".
Purzak đã mất sau khi trở về từ chuyến du lịch Châu Âu năm 2015 và dưới đây là lược dịch bài viết của bạn trai cô trên trang GoFundMe ngày 18/10/2015: "…Điều cuối cùng mà Jamie yêu cầu tôi là chia sẻ những bức hình trong chuyến du lịch của chúng tôi với mọi người và nói với các bạn rằng cô ấy rất vui vì đã được tận hưởng những giây phút cuối của cuộc đời mình… … Trước khi đi, chúng tôi đã lên kế hoạch sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm ở Split, Croatia, phía Đông Địa Trung Hải như "tuần trăng mật" trước đám cưới, và sau đó sẽ trở về nhà và đi đăng ký kết hôn. Chúng tôi ở Croatia 3 ngày và sau đó tới Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Hy Lạp và Venice và đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nhiều thứ đã không diễn ra như dự định. Chúng tôi đã không tổ chức được lễ kỷ niệm tại Split. Hộ chiếu của Jamie bị hết hạn vào tháng 7/2015 nên cô ấy không thể đi du lịch được. Thật may hãng hàng không Singapore Airlines đã đặt lại vé cho chúng tôi trên cùng chuyến bay vào ngày hôm sau (không tính phí), và chúng tôi chỉ bị mất 1 ngày. Jamie có một số triệu chứng cho thấy việc điều trị không được như mong muốn. Jamie đã làm xạ trị để thu nhỏ các khối u ở xương của cô ấy nhưng việc điều trị đã không đủ nhanh và trong những ngày đầu cô ấy đi lại rất khó khăn. Rất may một chủ khách sạn đã cho chúng tôi mượn một chiếc xe lăn để chúng tôi có thể thăm thú được toàn bộ khu Old Town… … Chúng tôi đã có một lễ kỷ niệm đẹp trên tàu, với thợ chụp hình, linh mục và rượu champagne (quá tốt so với kế hoạch của chúng tôi). Trong số những sự kiện bất ngờ xảy ra, điều đáng buồn nhất là sức khỏe của Jamie xấu đi nhanh hơn so với dự đoán của mọi người. Sức khỏe của Jamie trở nên vô cùng tồi tệ ở giai đoạn cuối của cuộc hành trình và đó là dấu hiệu cho thấy cô ấy sắp ra đi. Điều kỳ diệu là chúng tôi có thể rời khỏi Venice, tới sân bay và đáp tới 2 chuyến bay quốc tế để trở lại New York. Ngoài ra, sau khi lên chuyến bay đầu tiên, hãng hàng không British Airway đã nâng hạng chỗ ngồi của chúng tôi ở chuyến thứ 2 lên hạng thương gia, mặc dù chúng tôi không hề yêu cầu và điều này là hoàn toàn miễn phí. Kể từ thời điểm đó, Jamie chỉ còn đủ sức để làm điều cuối cùng mà cả hai chúng tôi mong muốn nhất. Buổi sáng sau khi trở về, chúng tôi đã ghé qua Queens City Clerk trên đường tới bệnh viện Sloan Kettering. Bạn bắt buộc phải đích thân tới đây để lấy giấy đăng ký kết hôn và sau đó đợi 24 tiếng để có thể kết hôn hợp pháp. Chúng tôi đã đặt Jamie vào một chiếc ghế văn phòng có bánh xe và đẩy cô ấy vào văn phòng thư ký và tại bệnh viện, tôi đã liên lạc với một đồng nghiệp ở công ty, rồi người này liên lạc với một đồng nghiệp khác để liên lạc với một thẩm phán và rồi người này lại liên lạc với một thẩm phán khác. Cả hai vị thẩm phán này đã cùng hoàn tất mọi giấy tờ lúc 9 giờ tối và chúng tôi đã chính thức kết hôn trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết hai bên. 24 tiếng sau đó Jamie qua đời. Nhiều người nói với tôi rằng sự chống chọi với bệnh tật của Jamie đã truyền cảm hứng cho họ và rằng cô ấy mạnh mẽ biết bao… Jamie: chúng ta có thể sẽ không còn được chăm sóc cho nhau nữa – anh biết rằng em sẽ làm điều đó nếu em có thể - nhưng anh sẽ luôn nghĩ đến những ký ức về em. Yêu em (mãi mãi), Anh. |
Kim Chi (Theo Epoch Times)
Một cái nhìn khác về ung thư (phần cuối): Những quy tắc vàng ai cũng có thể dùng để phòng ung thư
Vntinnhanh.vn - Ở phần cuối của loạt bài viết này, chúng ta hãy cùng đến với những phương thức đơn giản nhất mà ai cũng có thể áp dụng để tăng cường sức khỏe, rèn luyện bản thân với mục đích tạo một nền tảng tốt để đối chọi với mọi loại bệnh tật, đặc biệt là ung thư.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ trong việc phòng, chống ung thư.
Dinh dưỡng
1. Đến gặp bác sĩ định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe.
2. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, chủ yếu gồm rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Bổ sung một lượng nhỏ hoa quả và đạm động vật. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số thực phẩm lên men bổ dưỡng như dưa muối, tương miso… Trà không chứa caffeine cũng là một đồ uống rất có lợi cho sức khỏe.
3. Trao đổi với người có chuyên môn về các biện pháp đông tây y kết hợp như: châm cứu, khí công, sử dụng thực phẩm chức năng như ở phần II của loạt bài viết này (http://vntinnhanh.vn/suc-khoe/mot-cai-nhin-khac-ve-ung-thu-ii-chung-ta-co-the-tu-chong-lai-ung-thu-nhu-the-nao-94461)
4. Ăn chậm, nhai kỹ.
5. Sử dụng các sản phẩm hữu cơ.
6. Không được sử dụng nước máy trực tiếp. Nếu có thể, hãy sử dụng những nguồn nước tinh khiết, hoặc để tiện dụng hơn, hãy đầu tư một máy lọc nước trong gia đình.
7. Không sử dụng hộp nhựa để lưu trữ nước. Luôn nhớ sử dụng bình thủy tinh trong trường hợp này.
8. Tốt nhất là nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn.
9. Ăn nhiều bữa nhỏ. Hạn chế ăn đêm tới mức tối đa có thể.
Trí óc
Nghiên cứu thiền thuật giúp trí óc bạn minh mẫn, giảm stress.
1. Hãy luôn giữ cho bản thân đam mê và luôn tìm tòi sáng tạo một điều gì đó. Những khoảnh khắc bạn say mê tìm hiểu hoặc làm việc sẽ là lúc cơ thể bạn ít stress nhất. Điều này, trên thực tế, có lợi cho sức khỏe hơn bạn tưởng rất nhiều.
2. Hãy khiến nơi ở của mình tiện nghi và thoải mái hết mức có thể. Bạn sẽ cảm thấy được thư giãn khi trở về nhà.
3. Học – bất cứ một thứ gì. Học là hình thức vẫn động trí tuệ, giúp đầu óc bạn không bị trì độn dẫn tới stress.
4. Hãy lập một danh sách những gì bạn muốn làm, những nơi bạn muốn đến và những người bạn muốn gặp.
5. Đừng ngại nếu phải đến gặp những chuyên gia tâm lý. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên và giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề mà nếu để lâu có thể gây stress cho cơ thể.
6. Nghiên cứu thiền thuật, đặc biệt là tham khảo những thuyết của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáoThượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền.
Cơ thể
1. Luôn luôn chăm sóc, thư giản cơ thể. Định kỳ massage cơ thể bằng những hình thức massage khoa học, lành mạnh.
2. Hãy theo học một lớp Yoga. Yoga là một phương thức tuyệt vời để rèn luyện cơ thể một cách toàn diện, từ hô hấp tới kinh mạch, gân cơ…
Tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe bạn.
3. Cố gắng ngủ sớm, dậy sớm. Và đừng quên giấc ngủ trưa. Ngủ là một quá trình "sạc" năng lượng cho cơ thể, và nếu cơ thể bạn không được đáp ứng nhu cầu này, nó sẽ trở nên quá tải và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
4. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. Các môn đơn giản nhất có thể áp dụng là: đi bộ, đạp xe, bơi…
Cảm xúc
1. Sống đơn giản cho đời thanh thản. Hãy luôn tha thứ mỗi khi có thể. Bạn sẽ đày đọa bản thân mình nếu liên tục nuôi trong mình những hận thù về rắc rối trong các mối quan hệ.
2. Hãy luôn yêu thương những người bên cạnh.
3. Nếu có thể, hãy ghi lại biểu đồ cảm xúc của mình như một dạng nhật ký.
Tập kiềm chế cảm xúc, sống một cách thanh thản.
4. Đừng phí thời gian cũng như tâm trí, sức lực cho những người làm bạn khó chịu.
5. Đừng bao giờ tự cô lập bản thân mình.
6. Luôn dành thời gian cho người thân và bạn bè.
Tinh thần
1. Tham gia một số hình thực tu tập cho tâm trí, ví dụ như thiền. Ngồi thiền 20 phút mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
2. Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên. Sẽ không nhiều người để ý rằng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, năng lượng vĩ đại của mẹ tự nhiên sẽ thẩm thấu vào cơ thể của bạn.
Hãy sống hòa mình với thiên nhiên.
Ung thư là một căn bệnh quái ác, là kẻ thù của cả nhân loại. Thật không đơn giản để hoàn toàn ngăn ngừa và chống lại căn bệnh này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay, để mặc ung thư hoành hành. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu từ những điều đơn giản nhất. Ít nhất sau loạt bài viết này của Vntinnhanh, các bạn cũng đã có những kiến thức cơ bản nhằm tạo lập riêng cho mình những biện pháp phòng chống ung thư.
Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay, vì tương lai của chính bản thân bạn. Giống như Helen Keller từng nói, có bao nhiêu vấn đề thì cũng có bấy nhiêu cách để giải quyết!
NCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét