Trang

Vì sao mỗi tuần nên ăn một bữa hàu?

Ngày 21 Tháng 4, 2016 | 01:30 PM

GiadinhNet - Trong bữa cơm của đa số người Việt thường rất thiếu kẽm. Để phòng ngừa thiếu kẽm, hàu được xem là thực phẩm vàng cho lựa chọn của bạn

Nguyên nhân phổ biến làm cho nhiều người bị thiếu kẽm là do chế độ ăn hàng ngày bởi chúng có trong thực phẩm tự nhiên rất ít. Duy chỉ có con hàu là chứa lượng kẽm cao nhất, gấp hàng trăm lần so với các loại thịt, cá và ngũ cốc chứa kẽm khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây...

Bữa cơm hàng ngày của đa số người Việt rất nghèo kẽm. Ảnh minh họa

Bữa cơm hàng ngày của đa số người Việt rất nghèo kẽm. Ảnh minh họa
Theo tháp đồ dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hàu là thực phẩm chứa kẽm cao nhất, gấp hàng trăm lần các loại thực phẩm giàu kẽm khác.
Trong top 10 thực phẩm giàu kẽm nhất, hàu đứng đầu bảng. Cụ thể:
Hàu (nấu chín) 78.6mg (524% DV)
Mầm lúa mì (làm bánh nướng) 16.7mg (111% DV)
Thịt bò (nạc, nấu chín) 12.3mg (82% DV)
Gan nấu chín 11.9mg (79% DV)
Hạt bí ngô rang 10.3mg (69% DV)
Hạt vừng 10.2mg (68% DV)
Sô cô la đen 3.3mg (22% DV)
Các loại thảo mộc khô và gia vị 8.8mg (59% DV)
Thịt cừu rửa sạch, nấu chín 8.7mg (58% DV)
Đậu phộng rang 3.3mg (22% DV)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thịt hàu có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g thịt hàu gồm có: 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg can-xi; 10mg magiê; 5,5mg sắt; 47,8mg kẽm; 11,5mg đồng; 100mg phốt-pho; Vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác; Lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng.
Trong thịt hàu còn có các Acid amin và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả, đặc biệt là chứa nhiều kẽm, đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn trung niên.

Hàu là thực phẩm chứa lượng kẽm lên đến 524 %

Hàu là thực phẩm chứa lượng kẽm lên đến 524 %
Khi nhắc đến hàu, nhiều người nghĩ ngay đến giá trị dinh dưỡng của nó, thịt hàu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, theo đó cứ mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa khoảng 13mg kẽm.
Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Hàu có thể chế biến rất nhiều món ngon khác nhau như hàu nướng nguyên con, Hàu né, Hàu nấu cháo, Hàu chiên trứng…
Đặc biệt là món hàu ăn sống chấm mù tạt (moutarde), một loại gia vị cay nồng nhập khẩu từ Nhật bản. Khi dùng món này bạn cạy hàu sống ướp đá lạnh giữ cho thịt hàu tươi, khi ăn nhớ kèm thêm một ít rau thơm, lá và củ hành sống, cuốn chung với lá rau cải bẹ xanh chấm nước tương pha mù tạt.
Hương vị béo ngậy của thịt àu, vị cay nồng của gia vị và đặc biệt là của vị nồng mù tạt sẽ làm cho người thưởng thức nhớ mãi không quên.
Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng món ăn với mù tạt khi biết chắc là hàu còn sống và được bảo quản cẩn thận sau khi tách khoảng 3-5 giờ trở lại, nếu sử dụng quá thời gian trên sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng
Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Ngày 20 Tháng 4, 2016 | 02:00 PM

Cơ thể thiếu kẽm, bạn có thể mắc những bệnh gì?

GiadinhNet - Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể nảy sinh hàng loạt vấn đề như trẻ chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, dị tật thai nhi, thiểu năng sinh dục nam - nữ, ung thư tiền liệt tuyến...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng và bệnh tật.
Kẽm quan trọng thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, kẽm là một khoáng chất vi lượng mà cơ thể đòi hỏi để tạo ra vô số phản ứng và trợ giúp vận hành cho sự tăng trưởng hợp lý, chức năng miễn dịch, tổng hợp DNA cũng như sự phân chia và chuyển hóa tế bào. Tổ chức Y tế thế giới từng xác nhận tình trạng thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển.
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường.
Kẽm cũng làm giảm mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Thiếu kẽm nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh minh họa
Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Kẽm đặc biệt quan trọng ở trẻ em vì chỉ cần thiếu ít kẽm cũng khiến trẻ chậm tăng trưởng cả về thể chất và tâm thần, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp.
Thiếu kẽm cũng khiến vết thương lâu lành, giảm ngon ở vị giác, dễ thương tổn ngoài da, rụng tóc.
Thiếu kẽm cũng có thể gây thiếu máu nhẹ, kém tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển tình dục ở tuổi thiếu niên.
Thiếu kẽm làm giảm testosterone trong huyết tương gây thiểu năng sinh dục nam. Thiếu kẽm cũng gây thiểu năng sinh dục nữ.
Thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai, gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi....
Cơ thể rất dễ bị thiếu kẽm, vì sao?
Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người rất dễ thiếu kẽm vì kẽm có đặc điểm sinh học đặc biệt là không dự trữ trong cơ thể, trong khi đó chế độ ăn hàng ngày lại thường rất nghèo vi chất này.
1. Nửa đời sống sinh học của kẽm ngắn
Thời gian tồn tại của kẽm trong các cơ quan nội tạng sau khi được hấp thu quá ngắn, khoảng 12,5 ngày. Chúng thường được bài tiết qua việc đại tiện (10mg/ngày) và tiểu tiện (0,5mg/ngày).
Cụ thể, sau khi hấp thụ kẽm qua việc ăn uống, chúng xuất hiện trong máu sau 15 phút và nồng độ đạt tối đa sau 2 - 4 giờ.
2. Chế độ ăn hàng ngày thiếu kẽm:
Mâm cơm hàng ngày của đa số người Việt thường là rất thiếu kẽm. Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa thiếu kẽm:
- Ăn những thực phẩm giàu kẽm:
Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt động vật, cá, hải sản, hạt thô, ngũ cốc không xay xát kỹ, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm nhiều phylate (có trong ngũ cốc và vài loại rau củ), đồng, canxi và axít folic có thể kéo giảm sự hấp thu kẽm. Một số loại như rượu vang đỏ, đường glucose và lactose hoặc protein từ đậu nành làm tăng hấp thu kẽm chứa trong thức ăn. Đối với những người ăn chay, yêu cầu dung nạp kẽm tăng thêm vì những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng hấp thu kẽm thấp.
- Bổ sung kẽm:
Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.
Giới hạn tiêu thụ kẽm không nên quá 40 mg/ngày. Tuy ngộ độc kẽm tiêu hóa tương đối hiếm nhưng có thể khiến kích thích đường dạ dày - ruột và gây nôn. Việc bổ sung nhiều kẽm cũng dễ gây thiếu chất đồng và khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt.
Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét