Chỉ cần hiểu về đặc tính của muỗi một chút, bạn có rất nhiều cách để đuổi muỗi ra khỏi môi trường sống của mình cực kỳ đơn giản.
Muỗi không chỉ gây khó chịu mà còn là sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh, hàng năm có khoảng 1,5 triệu người chết vì những loại bệnh do muỗi đem lại.
Muỗi đem lại không chỉ căn bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt vàng da mà còn rất nhiều lại bệnh nguy hiểm khác...
Tuy nhiên, đuổi muỗi và diệt muỗi lại vô cùng đơn giản. Bạn không nhất thiết phải sử dụng hóa chất vì những loại hóa chất diệt muỗi hiện nay tuy hiệu quả nhưng lại rất độc hại cho sức khỏe.
Chỉ cần hiểu về đặc tính của muỗi một chút, bạn có rất nhiều cách để đuổi muỗi ra khỏi môi trường sống của mình cực kỳ đơn giản.
1. Đuổi muỗi bằng tỏi:
Tỏi là một loại gia vị có tác dụng xua đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả. Muỗi dường như rất "e ngại" mùi tinh dầu bốc ra từ tỏi. Ở những nơi có mùi tỏi, muỗi đều tránh rất xa.
Những cách đuổi muỗi bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng:
- Ăn tỏi: Nếu bạn thường xuyên ăn tỏi, mùi tỏi sẽ thoát ra khỏi các lỗ chân lông. Tuy rằng mùi này rất nhẹ khiến cho bạn không cảm nhận bằng mũi được nhưng muỗi rất nhạy cảm và chắc chắn sẽ cảm nhận được mùi vị đáng sợ này.
- Bôi nước tỏi lên da: Nếu nhà có trẻ nhỏ mà bạn không muốn dùng hóa chất bôi lên cơ thể của trẻ, hãy dùng một chút nước tỏi thoa vào da của trẻ, muỗi sẽ không còn dám tấn công những đứa trẻ của bạn nữa.
- Đun sôi nước tỏi và dùng dung dịch này phun vào các góc nhà, chỗ muỗi thường trú ngụ. Đây là cách bạn giúp môi trường sống của mình không còn bóng muỗi vì chúng đã sớm "cao chạy xa bay".
2. Đuổi muỗi bằng bạc hà:
Bạc hà là loại thảo dược an toàn và cực kỳ hữu dụng trong việc xua đuổi muỗi và côn trùng. Trong lá bạc hà có chứa chất nepetalactone - một loại tinh dầu mà muỗi không sao chịu nổi.
Chính vì thế, tinh dầu bạc hà có tác dụng ngăn chặn muỗi hiệu quả gấp 10 lần DEET - một thành phần được tìm thấy trong các loại hóa chất đuổi côn trùng.
Cách đuổi muỗi bằng bạc hà:
- Dùng những bó bạc hà nhỏ để trên bàn ăn, bệ bếp, cửa sổ và những nơi có muỗi để xua đuổi chúng. Cách này giúp xua đuổi muỗi trong vòng 1,2 ngày, sau đó bạn hãy thay bằng những bó bạc hà mới.
- Trồng bạc hà xung quanh nhà: Cách này có vẻ lâu dài và đỡ mất công hơn. Bạn hãy tạo ra một "hàng rào" chống muỗi bằng cách sử dụng những chậu nhỏ trồng cây bạc hà rồi đặt ở ngoài ban công, sửa sổ nơi muỗi có thể theo đó vào nhà.
3. Đuổi muỗi bằng nước súc miệng listerine:
Trong trường hợp cấp thiết mà nhà bạn lại không có sẵn những vật dụng đuổi muỗi khác, bạn có thể "chống cháy" bằng nước súc miệng listerine bởi loại nước này không chỉ làm sạch răng miệng mà còn có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
Trong thành phần của nước súc miệng listerin có chứa nhiều tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus oil), loại dầu này có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
Cách đuổi muỗi bằng nước súc miệng listerine:
Cho một ít nước súc miệng vào trong lọ xịt nhỏ rồi xịt vào những nơi muỗi hay trú ngụ như góc nhà, gầm bàn, gầm giường, gầm tủ... Mùi tinh dầu khuynh diệp sẽ làm muỗi sợ mà bay đi hết.
theo Trí Thức Trẻ
Khi muốntiêu diệt muỗi, bạn thường hay dùng vợt muỗi, đèn bắt muỗi, chai xịt côn trùnghay đốt nhang muỗi? Trong những cách đó, hầu hết đều không tỏ ra hiệu quả lâudài hoặc có thể còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia đình. Thay vào đó,hãy áp dụng những cách đuổi muỗi thân thiện với môi trường dưới đây:
Cây ngũ sắc
Đây là loại cây quen thuộc, mọc hoang rất nhiều ven đường, bãi đất trống (có nơi còn gọi là cây trư ni thảo, cây cỏ hôi). Ngũ sắc được coi là loại cây đuổi muỗi khá hữu hiệu, hay được dùng ở vùng nông thôn.
Ngũ sắc là loại cây rất dễ trồng nhưng lại hiệu quả trong việc đuổi muỗi. Hình minh họa.
Cây hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả nên được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi.
Tuy nhiên, khi bị muỗi chích, không nên chà xát hoa ngũ sắc trực tiếp lên da vì nó có thể gây kích ứng da.
Húng lủi (bạc hà)
Ngoài tác dụng ngăn ngừa ong, gián, kiến đến gần nhà, chậu cây húng lủi còn là trợ thủ đắc lực của con người trong việc xua đuổi muỗi.
Cây húng lủi. Hình minh họa
Nên trồng quanh nhà một vài bụi húng lủi để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu.
Nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày.
Cây phong lữ
Phong lữ (phong lữ thảo) là loài cây cho hoa nhiều màu, đẹp và có mùi thơm quyến rũ.
Tinh dầu hoa phong lữ chứa a-pinene, myrcene, limonene, menthone, linalool, geranyl acetate, citronellol, geraniol và geranyl butyrate, có tác dụng an thần, giảm stress nhưng lại là mùi mà muỗi cực ghét.
Hoa phong lữ với nhiều màu sắc đẹp chính là khắc tinh của muỗi. Hình minh họa.
Bạn nên trồng trong sân, nhà vài chậu hoa phong lữ để trang trí nhà cửa và tận dụng luôn tác dụng đuổi muỗi cực đỉnh của nó loài hoa này.
Cây chân chim
Cây chân chim (hay còn có những tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm nam, chân vịt).
Cây chân chim vừa làm sạch không khí, vừa đuổi muỗi rất hiệu quả. Hình minh họa.
Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi. Khi trồng chậu cây chân chim trong nhà, muỗi sẽ tự bay đi, không dám lảng vảng trong nhà nữa.
Vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi khô, cất giữ để dùng xua muỗi khi cần đến.
Hãy đốt một vài mẩu vỏ cam, quýt nếu bạn muốn xua đuổi muỗi ra khỏi nhà. Hình minh họa.
Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.
Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.
Cúc vạn thọ
Mùi hương từ lá và hoa cúc vạn thọ là mùi muỗi không ưa thích. Hình minh họa.
Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.
Hoa dạ hương
Nằm đầu bảng các loài hoa đuổi muỗi chính là hoa dạ hương. Một khóm hoa dạ hương ngoài vườn với mùi hương ngào ngạt vào ban đêm sẽ giúp nhà gần như không bao giờ có muỗi bén mảng tới.
Hoa dạ hương đuổi muỗi rất hiệu quả, nhưng cần lưu ý vì nó có thể gây chóng mặt, nhức đầu. Hình minh họa.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, hoa dạ hương có mùi rất nồng, nếu ngửi lâu với mùi hoa đậm đặc sẽ khiến bạn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, chỉ cần một bụi hoa nhỏ với 1, 2 cành hoa ngoài vườn là đủ để bảo vệ bạn khỏi muỗi.
Dầu tràm
Khi bị muỗi đốt, nên thoa dầu tràm lên vết chích để không bị sưng, ngứa. Hình minh họa.
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm cũng có thể là vệ sĩ giúp bạn đuổi muỗi. Nhỏ vài giọt dầu tràm vào bồn tắm, thoa dầu tràm lên quần áo, da… cũng hạn chế muỗi đến gần bạn.
Khi bị muỗi chích, hãy thoa một chút dầu tràm lên vết chích. Dầu tràm sẽ làm cho vết chích không ngứa, không sưng đỏ, không để lại sẹo thâm.
Cây hương thảo
Cây hương thảo. Hình minh họa.
Một trong những mùi mà muỗi không thích nữa đó chính là mùi tinh dầu của cây hương thảo. Nếu có điều kiện, bạn nên trồng vài chậu cây hương thảo, vừa làm cảnh, vừa làm sạch không khí, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi.
Nếu không, bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo. Thoa vài giọt dầu hương thảo lên gối, mền, quần áo cũng giúp cho muỗi không dám tới gần bạn.
Cây sả
Sả là loài cây cho tinh dầu thơm được dùng rất rộng rãi. Để giúp đuổi muỗi, rất nhiều gia đình đã trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.
Nếu không có đất để trồng sả, bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ cây sả. Hoặc cầu kỳ hơn, mua cây sả ở ngoài chợ về, sau đó cắm vào ly nước. Vài ngày sau, lá sả sẽ bật lên, bạn cũng sẽ có một bụi sả trong nhà để giúp xua muỗi.
theo PLO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét