Trang

Công thức máu & Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)

Công thức máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục lục

Công thức máu, còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa.

Trước đây công thức máu được thực hiện bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều.

Công thức máu là xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.

Một số điểm cần lưu ý

OuchFlintGoodrichShot1941.jpg
  1. Các trị số của công thức máu thay đổi theo tình trạng sinh lý, ví dụ thay đổi tùy theo giai đoạn tiêu hóa của cơ thể hoặc thay đổi theo mức độ hoạt động thể chất của cơ thể
  2. Máu được đo bằng lít (l).

Các thông số trong công thức máu

Một xét nghiệm công thức máu thông thường ở Việt Nam sẽ cho biết các thông tin như sau:

Dòng hồng cầu

  • Số lượng hồng cầu: thường được ký hiệu là RBC (red blood cell) hay ở một số tờ kết quả xét nghiệm của Việt Nam thì được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³)
  • Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
  • Hematocrit - dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
  • Các chỉ số hồng cầu:
    • MCV - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit)
      MCV được tính bằng công thức: MCV = Hct / số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
      • Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 80 fl
      • Thiếu máu hồng cầu bình: khi 80 fl < MCV < 105 fl
      • Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 105 fl
    • MCHC - nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l)
      MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu
      • Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường
      • Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 320g/l
    • MCH - lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g)

      MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC

Các giá trị bình thường của hồng cầu

Giá trị bình thường

Nữ giới

Nam giới

Hồng cầu RBC hay HC (10/l)

3.87 - 4.91

5.64 -5.80

Hemoglobin - Hb (g/l)

117.5 - 143.9

132.0 - 153.6

Hematocrit - Hct (%)

34 - 44

37 - 48

MCV (fl)

92.57 - 98.29

92.54 - 98.52

MCH (pg)

30.65 - 32.80

31.25 - 33.7

MCHC (g/dl)

33.04 - 35

32.99 - 34.79

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB  Y Học Tp. HCM 1999)

Tóm lại, các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của máu người được làm xét nghiệm, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu.

Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau:

Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:

  • 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới
  • 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới
  • 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi

Dòng bạch cầu

  • Số lượng bạch cầu: là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu, được ký hiệu là WBC (white blood cell). Giá trị bình thường của thông số này là 4000-10000 bạch cầu/mm³ (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu). Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, và đặc biệt cao trong các bệnh bạch huyết cấp hoặc mãn tính (ung thư máu - leucemie).
  • Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Sự thay đổi tỷ lệ này cho nhiều ý nghĩa quan trọng.
    • Bạch cầu trung tính: là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus...
    • Bạch cầu đa nhân ái toan: khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da...
    • Bạch cầu đa nhân ái kiềm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
    • Mono bào: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...
    • Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban...

Các giá trị bình thường của bạch cầu

Các loại bạch cầu

Giá trị tuyệt đối (trong 1mm³)

Tỷ lệ phần trăm

Đa nhân trung tính - NEUTROPHIL

1700 - 7000

60 - 66%

Đa nhân ái toan - EOSINOPHIL

50 - 500

2 - 11%

Đa nhân ái kiềm - BASOPHIL

10 - 50

O.5 - 1%

Mono bào - MONOCYTE

100 - 1000

2 - 2.5%

Bạch cầu Lymphô - LYMPHOCYTE

1000 - 4000

20 - 25%

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB  Y Học Tp. HCM 1999)

Dòng tiểu cầu

  • Số lượng tiểu cầu: cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ máu thì nguy cơ xuất huyết tăng lên.
  • Thể tích trung bình tiểu cầu: MPV - cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình thường từ 7,5-11,5 fl

Lưu ý: các trị số bình thường trên được thống kê trên người Việt.

Các trị số bình thường này còn thay đổi tùy theo máy làm xét nghiệm, theo lứa tuổi, giới tính, theo chủng tộc của người được làm xét nghiệm.

Tham khảo

 

Bạn cần hiểu kết quả xét nghiệm cơ bản về máu và nước tiểu như thế nào?



  Quả tim mỗi phút đẩy 5 lít máu trong mạch máu đi con người đi nuôi các tế bào. Mỗi ngày, có đến 180 lít máu chảy qua thận. Vì vậy, máu và nước tiểu là hai xét nghiệm làm phổ biến khi bạn đi khám bệnh, nó giúp chẩn đoán tình trạng làm việc của hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và bài tiết cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.

  Bạn chắc đã có lúc được bác sỹ cho đi làm xét nghiệm máu và nước tiểu? Trên kết quả xét nghiệm có ghi các ký hiệu bằng tiếng Anh hay Ba lan. Bài báo này giúp bạn hiểu ý nghĩa của chúng, mỗi thành phần là gì, khi thành phần đó cao hay thấp thì cơ thể có gì không bình thường, bạn có thể mắc bệnh gì?... Nhiều trường hợp có những người có bệnh nhưng coi thường hoặc không có hiểu biết, nên khi đi khám bệnh thì đã ở tình trạng muộn hay quá muộn. Xin nói trước là nó chỉ giúp bạn biết khi nào là có sự bất thường trong cơ thể, bạn không nên tự chữa bệnh mà phải đi khám bệnh, chỉ có bác sỹ trên cơ sở của xét nghiệm và tình trạng cơ thể mới chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nhất là nếu bạn không có bảo hiểm sức khỏe thì tự làm xét nghiệm trước rồi mới đăng ký đi khám bác sỹ sẽ giúp bạn tiết kiệm về thời gian và tài chính (bạn sẽ không phải trả tiền hai lần khám!). Các xét nghiệm này người ta làm  thu tiền ở mọi cơ sở y tế (kể cả khi bạn có bảo hiểm nhưng không muốn đợi giấy giới thiệu của bác sỹ gia đình, hoặc muốn tự kiểm tra), có những hãng còn đến lấy bệnh phẩm và trả kết quả tận nhà.

  Tôi gần đây do hay đi khám nên có đọc tìm hiểu và thu thập được một số thông tin. Bài viết chủ yếu dựa vào một phụ trương cũ của tờ POLITYKA và các trang Internet. Một số từ chuyên môn tôi viết thêm tên tiếng Anh và Ba lan trong ngoặc cho bạn đọc tiện theo dõi hay cho những ai muốn tự tìm hiểu sâu hơn. Có chỗ nào không chính xác mong các bạn học các ngành Y Dược bổ sung, xin cảm ơn.

  Bài báo có các nội dung chính sau:

- Các xét nghiệm cơ bản máu và nước tiểu

- Các xét nghiệm khác: tiểu đường, hẹp tắc mạch máu, tình trạng làm việc của gan, tụy và thận, xét nghiệm sinh hóa của máu, xét nghiệm hooc-môn, các nguyên tố hóa học…

- Các dấu hiệu khi nào bạn cần đi khám bác sỹ

- Nên làm xét nghiệm khi nào, bao nhiêu lâu cần làm một lần?

 

Vì nội dung dài, nên dưới đây là phần một, chỉ nói về các xét nghiệm cơ bản nhất về máu và nước tiểu.

 

Xét nghiệm cơ bản máu:

 

Trước khi làm xét nghiệm máu ít nhất ta không nên ăn trong vòng mười tiếng. Xét nghiệm máu hiện làm trên các máy tự động gồm:

 

Công thức máu (morfologia krwi): xác định định lượng các thành phần của máu (hồng cầu, bạch cầu..) và một số tính chất của chúng (ví dụ như độ lớn, lượng hêmôglôbin) trong mẫu thử máu thường lấy ra từ mạch máu gần khuỷu tay. Nó cho ta biết cơ thể có gì bất thường không: bị nhiễm trùng, bệnh ung thư máu (tiếng Anh và Ba lan: leukemia, białaczka) … Ngoài số lượng hồng cầu, bạch cầu người ta còn đếm số lượng bạch cầu trung tính (neutrofil) và bạch huyết bào (limfocyty).

 

Quan sát lớp máu mỏng trên kính dưới kính hiển vi (rozmaz krwi): khi kết quả xét nghiệm công thức máu có bất thường và nghi ngờ có bệnh ung thư máu thì người ta lấy một giọt máu để trên một tấm kính, dàn mỏng máu thành một lớp màng, nhuộm màu rồi quan sát dưới kính hiển vi để xác định hoặc loại trừ mắc bệnh này.

 

Chú ý:

- Với trẻ em từ 3 tháng đến 4 tuổi có số liệu về máu khác với số liệu trung bình của trẻ lớn tuổi và người lớn nên cần thận trọng khi xem kết quả.

- Chỉ có bác sĩ mới có chuyên môn để đánh giá đúng kết quả xét nghiệm.

- Chỉ một xét nghiệm có kết quả không bình thường không đủ để đưa ra chẩn đoán chính thức. Đó chỉ là tín hiệu để lặp lại xét nghiệm, nếu kết quả các lần sau vẫn không bình thường thì bác sỹ mới quyết định điều trị.

- Ở dưới đây người ta chỉ đưa ra các số liệu chuẩn trung bình, chúng có thể khác với các số liệu của nơi bạn làm xét nghiệm máu. Bạn bao giờ cũng nên so số liệu của mình với số liệu chuẩn mà bao giờ nơi bạn làm xét nghiệm máu (họ bao giờ cũng in kèm theo cùng kết quả). Lý do là vì giới hạn chuẩn phụ thuộc vào loại máy sử dụng, phương pháp xét nghiệm cũng như các chất hóa học dùng khi làm xét nghiệm.

- Các ký hiệu đơn vị sử dụng:

  + M/µl  một triệu (milion, 106)  trong một micro lít (một milimét khối)

  + G/l     một tỷ (giga, 109) trong một lít

  + K/µl   một nghìn (kilô, 103) trong một micro lít (một milimét khối)

  + T/l     một nghìn tỷ  (teta, 1012) trong một lít (một đềximét khối)

  + mg/dl  miligram trong một đềxilít (hay 100 mililít) , có khi ghi là mg%

  + fl        femto lít  (10-15 lít)

  + pg       pikogram (10-12 g)

  + mmol/l, µmol/l, nmol/l: mili-, micro-, nano mol trong một lít (mol là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,02×1023 hạt đơn vị  (hằng số Avogadro)).

  + IU (tiếng Ba lan: j.m.): đơn vị quốc tế.

Bạn cũng không cần phải nhớ các đơn vị này. Thông thường trong kết quả xét nghiệm ta chỉ cần so với chuẩn cho ở đó là đủ. Đôi khi họ ghi chữ H (viết tắt chữ high), dấu mũi tên … đi lên tức là cao hơn chuẩn; hoặc chữ L (viết tắt chữ low), dấu mũi tên đi xuống… nghĩa là thấp hơn chuẩn.

Cần hiểu kết quả xét nghiệm ra sao?

RBC

(Red Blood Cell, krwinki czerwone, hồng cầu). Có khi còn ghi là erytrocyty

 

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

- trẻ sơ sinh: 3,8 M/µl

- nữ: 3,9-5,6 M/µl

- nam: 4,5-6,5 M/µl

 

Hồng cầu hình thành trong tủy xương, có chức năng vận chuyển ôxy (do nó có chứa hemoglobin) từ phổi đến nuôi các tế bào. Để tạo ra hồng cầu, cơ thể cần dùng nhiều chất như sắt, đường glucô, axit folic, vitamin B6 và B12..nếu thiếu các chất này hồng cầu sinh ra sẽ có dị dạng hay thay đổi kích thước..

Hiếm khi số lượng hồng cầu vượt chuẩn (ví dụ có thể xuất hiện ở những người sống ở vùng núi cao, các nhà thể thao dùng chất doping).

RBC ở dưới chuẩn là biểu hiện thiếu máu, hay bị mất máu (do chảy máu trong ở dạ dày hay tá tràng), hoặc thiếu chất sắt, vitamin B12, axit folic. Cũng có khi hồng cầu bị hủy hoại do tác động của một số nhân tố đồng thời nào đó. RBC dưới chuẩn cũng xuất hiện ở phụ nữ có mang, người mắc bệnh thận, ung thư.

 

HGB

(nồng độ hemoglobin)

Giá trị chuẩn:

- nữ: 6,8-9,3 mmol/l hoặc 11,5-15,5 g/dl

- nam: 7,4-10,5 mmol/l hoặc 13,5-17,5 g/dl

 

Hemoglobin (huyết sắc tố) là chất đạm (protein) chứa trong hồng cầu cho phép vận chuyển ôxy từ phổi đến tế bào và và chuyển ngược lại khí cacbonic từ tế bào về phổi. Nó có mầu đỏ, do thế mà có tên gọi của hồng cầu.

HGB vượt chuẩn có thể làm máu đặc hơn, dễ sinh tắc mạch hoặc chứng tỏ cơ thể bị thiếu nước. HBG dưới chuẩn là biểu hiện bệnh thiếu máu (tiếng Anh và Ba lan: anemia)

HCT

(chỉ số  hematokryt)

 

Giá trị chuẩn:

- trẻ em dưới 15 tuổi: 35-39%

- nữ: 37-47%

- nam: 40-51%

 

Chỉ số này cho biết hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích máu.

HCT cao khi cơ thể thiếu nước hay mắc một  loại bệnh ung thư máu (tiếng Anh và Ba lan: polycythemia vera, czerwienica).

HCT thấp có thể do thiếu máu, nhưng để xác định thiếu máu loại gì ta cần xét nghiệm thêm: thể tích trung bình của hồng cầu (MCV), khối lượng hemoglobin trong hồng cầu (MCH) và nồng độ của nó (MCHC)

MCV

Mean Corpuscular Volume, thể tích trung bình của hồng cầu

 

Giá trị chuẩn:

80-97 fl

MCV cho ta biết hồng cầu có kích thước chuẩn không, hoặc bé hay to hơn bình thường.

Giá trị MCV quá cao không có nghĩa là bạn bị bệnh gì, nhưng nếu số này vượt quá 110fl thì thiếu máu có thể do thiếu vitamin B12 hay axit folic. Lưu ý là ăn chay quá mức có thể sinh ra thiếu vitamin B12.

MCV thấp có thể do cơ thể thiếu chất sắt.

 

MCH

Mean Corpuscular Hemoglobin, lượng trung bình hemoglobin trong hồng cầu

 

Giá trị chuẩn:

26-32 pg

MCH thấp chứng tỏ máu không đủ độ đỏ, chủ yếu do thiếu chất sắt

MCHC

Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration, nồng độ trung bình hemoglobin trong hồng cầu

 

Giá trị chuẩn:

31-36 g/dl hoặc 20-22 mmol/l

MCHC dưới chuẩn là biểu hiện đặc trưng sự thiếu máu do thiếu sắt, hay gặp ở phụ nữ lúc hành kinh

RDW

Red Cell Distribution With, chỉ số độ đồng đều về kích thước của hồng cầu

 

Giá trị chuẩn:

80-94 fl; 11,5-14,5%

Đây là giá trị thống kê trung bình. Nếu RDW cao ví dụ như 20% thì trong 1 milimet khối máu có nhiều cả hồng cầu to và bé, còn khi RDW là 12% thì tất cả hồng cầu có kích thước như nhau.

RDW trên chuẩn xuất hiện trong tất cả các trường hợp thiếu máu

RET

Retykulocyty, hồng cầu non

 

 

Giá trị chuẩn:

5-15  phần nghìn

 

Các hồng cầu mới sinh ra còn non, chưa „trưởng thành". Nó rất ít nên tính bằng phần nghìn. Chỉ số này cho biết mức độ hoạt  động của tủy xương (bone marrow, szpik kostny), ví dụ như khi RET là 30 phần nghìn thì tủy xương sản xuất ra nhiều hồng cầu và chuyển vào máu nhanh quá (không có thời gian chờ để „lớn" trong tủy xương)

RET tăng khi cơ thể thiếu ôxy hay mất máu rất nhiều. RET thấp khi thiếu máu do tủy xương tạo ra ít hồng cầu 

 

PLT

Platelets hay thrombocytes, płytki krwi

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

140-440 K/µl (G/l)

 

  

Trombocyt là một thành phần của máu, là một dạng tế bào không có nhân, có dạng hình đĩa dẹt và với phần lớn các động vật có xương sống, nó có tác dụng quan trọng làm đông máu ở các chỗ mạch máu bị tổn thương.

PLT có giá trị cao lúc viêm nhiễm cấp tính, khi dùng sức nhiều, lúc thiếu chất sắt, sau khi cắt lá lách, phụ nữ có mang hoặc bẩm sinh.

PLT thấp hơn chuẩn có thể do hoạt động không bình thường của tủy xương (ví dụ như bị ung thư di căn vào tủy xương hoặc bệnh ung thư máu cấp tính). Cũng có khi do dùng một số loại thuốc hay nó bị các chất độc của vi trùng hủy diệt. Khi giá trị của nó thấp dưới 50 G/l mới được coi là nguy hiểm cho sức khỏe.

 

MPV

Mean Platelet Volume, thể tích trung bình của trombocyt

 

Giá trị chuẩn:

9-13 fl

 

WBC

White Blood Cell, leukocyt, bạch cầu

 

 

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

4,1-10,9 K/µl (G/l)

Bạch cầu hình thành trong tủy xương, một số loại hình thành  ở các nơi khác ví dụ như lá lách (tiếng Anh: spleen, Ba lan: śledzione). Nhiệm vụ chính của chúng là chiến đấu với các chỗ cơ thể bị nhiễm trùng. Bạch cầu có các loại: tế bào lympho (limfocyty), bạch cầu đơn nhân (monocyty) và bạch cầu dạng hạt (granulocyty). Mỗi loại làm một nhiệm vụ khác nhau như tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sản xuất ra kháng thể, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và các tác nhân gây dị ứng.

Chỉ số WBC cao khi cơ thể bị nhiễm trùng, viêm nhiễm cục bộ hay toàn thân, bệnh ung thư máu (đôi khi nó cũng cao sau khi làm việc chân tay quá mức, bị stress nặng hay sau khi phơi nắng lâu).

Chỉ số WBC thấp dưới chuẩn có thể do thiếu bạch cầu dạng hạt, tế bào lympho hoặc thiếu đồng thời tất cả các loại bạch cầu. Cũng có thể do tủy xương bị tổn thương hay do bệnh cũng như các triệu chứng sinh ra do quá trình chữa bệnh (ví dụ như phần lớn các thuốc chữa ung thư đều làm giảm lượng bạch cầu dạng hạt)

 

GRAN

Granulocyte, granulocyty, bạch cầu dạng hạt

 

Giá trị chuẩn:

2-7 K/µl (G/l)

Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrofile), bạch cầu ái kiềm (basofile) và bạch cầu ái toan (eozynofile) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng).

NEUT

Neutrofile, neutrocyty, bạch cầu dạng hạt trung tính

 

 

 

Giá trị chuẩn:

2,5-6,5 K/µl (G/l)

Chỉ số bạch cầu trung tính cao khi có viêm nhiễm cục bộ hay toàn thân, ung thư, ung thư máu (nhất là ung thư tủy xương), nó cũng xuất hiện sau khi bị thương, chảy máu, trụy tim, các bệnh về chuyển hóa thức ăn, người nghiện thuốc lá, phụ nữ có mang lúc trong 3 tháng trước khi sinh.

Chỉ số bạch cầu trung tính thấp hơn chuẩn khi tủy xương bị tổn thương, bệnh ung thư máu cấp tính, các bệnh do virus gây ra (như cúm, sởi), do vi khuẩn (lao, bệnh thương hàn, kiết lỵ), sốt rét hay khi đang dùng thuốc chữa bệnh ung thư. Khi số bạch cầu trung tính giảm dưới mức 1000/µl, cơ thể bị giảm sức đề kháng, và nếu bị nhiễm trùng sẽ có thể ở trạng thái nguy hiểm chết người.

 

EOS

Eozynofile, eozynocyty, bạch cầu ái toan

 

 

 

Giá trị chuẩn:

0,1-0,3 K/µl (G/l)

Chỉ số bạch cầu ái toan cao khi: bị dị ứng (hen), bệnh do ký sinh trùng gây ra, các bệnh của máu (ung thư hạch bạch huyết), bệnh vẩy nến (łuszczyca), khi đang dùng một số loại thuốc (như penixilin).

Chỉ số bạch cầu ái toan thấp hơn chuẩn khi: bị nhiễm trùng, bị thương, bệnh thương hàn (typhoid fever, dur brzuszny), đi ngoài ra máu (dysentery, czerwonki), bị bỏng. Chỉ số này cũng thấp khi bị lao lực hay do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hooc-môn.

 

BASO

Bazofile, bazocyty, bạch cầu ái kiềm

 

Giá trị chuẩn:

0,1 K/µl (G/l)

Chỉ số bạch cầu ái kiềm cao khi ta bị dị ứng, bệnh ung thư tủy xương cấp tính, viêm cấp tính đường tiêu hóa, thiểu năng tuyến giáp trạng hay ở trong giai đoạn hồi phục sau khi bị nhiễm trùng.

LYM

Limfocyty, tế bào lympho

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

0,6-4,1 K/µl; 20-45%

Đây là các tế bào chủ yếu của hệ miễn dịch. Chúng được chia ra hai loại: tế bào lympho B sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt các vi trùng nằm giữa các tế bào trong cơ thể, có thể coi như các viên đạn của hệ thống phòng thủ của người, tế bào lympho T tiêu diệt các virus nằm trong tế bào, chúng có khả năng phân biệt các tế bào lành và tế bào đã nhiễm bệnh.

LYM có chỉ số cao khi: ung thư hệ bạch huyết (chłoniaki), ung thư hệ tạo máu (multiple myeloma, szpiczak mnogi), ung thư cấp tính của các tế bào lympho, cường tuyến giáp, khi trẻ em bị các bệnh lây. Chú ý: trẻ em dưới 4 tuổi có số tế bào lympho nhiều hơn người lớn và một việc bình thường!

Việc giảm số lượng tế bào lympho ở người lớn có thể là dấu hiệu của bệnh AIDS hoặc ít gặp hơn là do nhiễm virus. Ở trẻ em có thể do bẩm sinh và cần được điều trị sớm.

 

MONO

Monocyty, bạch cầu đơn nhân

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

0,1-0,4 G/l

Bạch cầu đơn nhân có chức năng dọn dẹp các vật thể lạ bằng cách nuốt chúng vào trong. Nó cũng có tiết ra các chất hóa học nhằm thông tin để cơ thể điều chỉnh hoạt động của các tế bào: ví dụ nó báo cho hệ thống phòng thủ khi cơ thể bị viêm nhiễm và kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động.

MONO có thể tăng cao hơn chuẩn khi: bệnh Pfeiffer (Pfeiffer's disease, mononucleoza zakaźna), cơ thể mắc bệnh do vi khuẩn gây ra như lao, lậu, bệnh Brucellosis, bệnh Crohn, cũng như sau phẫu thuật, ung thư tế bào đơn nhân.

Giá trị MONO thấp hơn chuẩn có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hoặc do đang dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên nó không có ý nghĩa quan trọng trong thực tế.

 

OB

odczyn Bienackiego, sự lắng đọng của hồng cầu

 

 

 

 

 

Giá trị chuẩn:

2-8mm/h

Ở Ba lan, các bác sỹ hay cho làm xét nghiệm OB. Đây là một xét nghiệm đơn giản. Máu được hòa với một chất lỏng để chống đông và cho vào một ống nghiệm thủy tinh để thẳng đứng có vạch đo milimét. Người ta đo tốc độ lắng đọng xuống của hồng cầu: xem chiều cao của cột hồng cầu giảm đi bao nhiêu sau một giờ. Cũng có khi người ta áp dụng phương pháp đo kết quả sau 7 và 10 phút.

Chỉ số OB cao chứng tỏ trong cơ thể có viêm nhiễm, có bệnh lao, một số bệnh về gan cũng như ung thư. Nếu OB là số có 3 chữ số có thể nghi là người bệnh bị ung thư hệ tạo máu hay bị ung thư ở giai đoạn tiến triển cao.

Chú ý: tốc độ lắng nhanh của hồng cầu có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hay ung thư, nhưng không phải là dấu hiệu chắc chắn. Bạn cần coi đó là tín hiệu nhắc bạn đi gặp bác sỹ ngay lập tức thôi!

 

 

Xét nghiệm cơ bản nước tiểu

  Xét nghiệm này cho ta thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó gián tiếp ta còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho ta biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.

  Thành phần nước tiểu gồm:

- nước: 96%

- các hợp chất urê do kết quả quá trình trao đổi chất: 2,5%

- muối khoáng và các chất vi lượng (làm nước tiểu có màu và mùi): 1,5%

 

Khi nào nước tiểu nằm trong chuẩn?

Màu sắc (barwa): từ màu rơm nhạt đến màu vàng xẫm (nếu bạn uống nước càng nhiều thì màu nước tiểu càng nhạt). Nhiều loại thuốc và thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, ví dụ sau khi uống vitamin C và B nước tiểu có màu vàng xẫm, ăn củ cải đỏ thì nước tiểu có màu hồng..Nếu bạn không ăn các thứ đó mà nước tiểu màu đỏ thì có thể bạn bị chảy máu trong và cần đi khám ngay. Nước tiểu màu nâu chứng tỏ sự có mặt của chất bilirubin và có thể nghi có bệnh hoàng đản (żółtaczka).

Độ trong (przejrzystość): nước tiểu phải trong. Nếu nó đục có thể trong đó có mủ (bạch cầu), vi khuẩn, nấm, tinh thể các hợp chất hóa học, nhiễm ký sinh.

Độ pH (odczyn): Giá trị trung bình là 6. Khi pH cao có thể có nhiễm khuẩn phân hủy amoniac trong đường bài tiết của nước tiểu. Chú ý là những người ăn chay có độ pH cao hơn bình thường.

Trọng lượng riêng (ciężar właściwy): 1,002-1,030 g/cm3 hoặc 1002-1030g/l. Giá trị thấp hơn có thể do nước giải loãng quá (do uống nhiều nước) hay thận có bệnh. Giá trị cao hơn chứng tỏ trong nước tiểu có mặt các thành phần không bình thường (đường, đạm), nhưng cũng có thể do đi ngoài lỏng hay bị nôn (do cơ thể mất nước nên nước tiểu đặc lại).

 

Có thể có gì nữa trong nước tiểu?

Màng tế bào (nabłonki): đơn lẻ. Nếu nhiều quá có thể do viêm nhiễm đường bài tiết nước tiểu

Bạch cầu (leukocyty): 1-5 trong tầm quan sát, nếu số này nhiều hơn 10 thì trong cơ thể có tình trạng viêm.

Hồng cầu (erytrocyty): đơn lẻ: từ 1-2 trong vùng quan sát. Sau khi làm việc chân tay nặng nhọc, hoặc trong khi dùng loại thuốc chữa bệnh gây giảm độ đông máu thì con số này có thể cao hơn. Cũng có thể nghi vấn có bệnh nặng hơn như sỏi thận, ung thư hay viêm thận.

Tế bào hình trụ (waleczki): đơn lẻ (loại này tạo thành từ các phần tử protein trong các ống trong thận). Khi số này lớn có thể thận bị bệnh hoặc trong trường hợp người bị sốt sau khi làm lao động quá sức.

Tinh thể khoáng chất (składniki mineralne): chủ yếu là canxi, nếu nhiều quá thì có thể chớm bị sỏi thận.

Urobilinogen – chất hình thành trong ruột từ bilirubina do gan tạo ra tác dụng với dịch mật. Lượng chất này trong nước tiểu không được vượt quá mức 0,5-4mg (0,85-6,76 µmol). Khi lượng này nhiều quá có thể nghi bị viêm gan hay xơ gan.

Vi khuẩn (bakterie) - sự có mặt của chúng dù nhiều cũng chưa chắc chứng tỏ viêm hệ bài tiết nước tiểu. Để khẳng định có viêm nhiễm, cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu (posiew moczu).

 

Trong nước tiểu không nên có những gì?

Đường (cukier, glukoza): có đường trong nước tiểu có thể nghi mắc bệnh tiểu đường.

Đạm (białka, protein): nếu có có thể do bị bệnh thận, sốt cao, hệ bài tiết làm việc không chuẩn hay có sự viêm nhiễm (chú ý: sau lao động chân tay nặng, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi có mang ở các tháng cuối cũng có thể có chất đạm trong nước tiểu).

Xeton (ciał ketonowe, aceton): đó là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa axit amin và axit béo. Khi có trong nước tiểu có thể do chữa bệnh tiểu đường chưa hợp lý, cũng có thể do bị sốt cao, lao lực hay ăn kiêng nhiều quá (tự bỏ đói mình).

Bilirubina – đây là chất làm mật có màu nâu vàng do hemoglobin phân hóa sinh ra. Khi có trong nước tiểu ta có thể mắc bệnh hoàng đản ngoài gan (żółtaczka mechaniczna, khi bị sỏi mật) hay bị xơ gan.

 

Chuẩn bị lấy mẫu nước tiểu như thế nào là đúng?

Để kết quả chính xác, bạn phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây trong vòng 24h trước khi lấy mẫu.

- Tránh ăn kẹo cao su, uống rượu hay dùng nhiều chè, cà phê.

- Tránh ăn các thức ăn có nhiều đạm và có màu (ví dụ củ cải đỏ (buraki), cà rốt), và không làm việc chân tay quá mức.

- Phụ nữ cần nói với bác sỹ nếu bạn đang gần sát hay trong khi có kinh nguyệt, có khi lúc đó phải hoãn sang lúc khác.

- Có thể phải ngừng uống một số thuốc do bác sỹ quy định, dừng uống các loại vitamin

 

Cách lấy mẫu:

- mua hôp mẫu thử nước tiểu ở hiệu thuốc.

- rửa sạch tay trước khi lấy mẫu

- rửa sạch bộ phận sinh dục, đặc biệt nơi nước tiểu chảy ra

- mở nắp hộp, tránh động tay vào thành trong của hộp đựng nước tiểu

- chỉ lấy mẫu nước tiểu lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng, ít nhất là sau lúc 3h sáng. Bỏ đi một ít lúc đầu và lúc cuối, khi đó nước tiểu có đủ độ đặc để cho kết quả chính xác. Không để bộ phận sinh dục chạm vào hộp.

- Đậy nắp kín và mang nó trong vòng một giờ từ khi lấy đến chỗ thử, nếu thời gian lâu hơn cần đậy chặt nút và để vào tủ lạnh, tránh để ra chỗ có ánh nắng mặt trời.

                                                                                   Nguyễn Hữu Viêm

Sửa lần cuối 2014-03-08 09:24:27
 
 
 
 

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)

Dieutri.vn - Website y học nội bộ nhằm phục vụ công việc của các thành viên!

Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót)

Tổng phân tích máu

Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC)

40-10 Giga / L.

Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid

Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC)

3,8-5,8 Tera / L.

Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu.

Giảm trong thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb)

12-16,5 g / dL.

Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi.

Giảm trong  thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

Khối hồng cầu (HCT: hematocrit)

Nam: 39-49%.

Nữ: 33-43%.

Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu (hypovolemia).

Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.

Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV)

85-95 fL.

Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương.

Giảm trong  thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH)

26-32 pg.

MHC tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

MCH giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.

Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC)

32-36 g/ dL.

Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu

Độ phân bố hồng cầu (red distribution width: RDW)

10-16,5%.

Độ phân bố hồng cầu RDW bình thường và:

MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.

MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.

MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử.

RDW tăng và:

MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.

MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.

Giảm MCV: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.

Số lượng tiểu cấu (platelet count: Plt)

150-450 Giga/L.

Trong  những rối loạn tăng sinh tuỷ xương: chứng tăng hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, chứng tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, chứng tăng tiểu cầu dẫn đến các bệnh viêm.

Số lượng tiểu cầu trong máu giảm trong:

Giảm sản xuất: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, các thuốc khác, ví dụ: ethanol.

Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: chứng phì đại lách, sự đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu (ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát, sốt Dengue, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các thuốc: quinidin, cephalosporin.

Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV)

6,5-11fL.

Trong  bệnh tim mạch (sau nhồi máu cơ tim, sau tắc  mạch não, đái tháo đường, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, ...

Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, lupus ban đỏ hệ thống, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, dầu cá, chứng tăng tiểu cầu hoạt động.

Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct)

0,1-0,5 %.

Tăng trong ung thư đại trực tràng.

Giảm trong nghiện rượu, nhiễm nội độc tố.

Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW)

6-18 %.

Trong ung thư phổi (PDW ở ung thư phổi tế bào nhỏ SCLC cao hơn ở ung thư phổi tế bào không nhỏ NSCLC), bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.

Giảm trong  nghiện rượu.

Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%)

43-76 %.

Trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các ung thư (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Trong các nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị .

Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%)

17-48%.

Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân  do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chất trị liệu, thiếu máu bất sản, các ung thư, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome)

Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%)

4-8%.

Tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis, ...

Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%)

0,1-7%.

Tăng trong các trường hợp ưhản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc.

Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid.

Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%)

0,1-2,5%.

Trong các trường hợp: các rối loạn dị ứng.

Trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid, các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp.

Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut )

2-6,9 Giga/ L.

Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM )

0,6-3,4 Giga/ L.

Trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân  do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).

Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON#)

0,0-0,9 Giga/ L.

Trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.

Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Số lượng bạch cầu ái toan (eosinophil count hoặc eosinophils: EOS#)

0,0-0,7 Giga/ L.

Tăng trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng (bệnh giun xoắn, bệnh nấm aspergillus, bệnh nang sán), bệnh phù thần kinh-mạch, các phản ứng thuốc, nhạy cảm warfarin, các bệnh mạch máu-collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan không do dị ứng, các rối loạn tăng sản tuỷ (u bạch huyết Hodgkin, xạ trị,...

Giảm trong sử dụng các thuốc corticosteroid.

Số lượng bạch cầu ưa base (basophil count hoặc basophils: BASO)

0,0-0,2 Giga/ L.

Tăng trong bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, Hodgkin's, thiếu máu tan máu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, chứng phù niêm.

Giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị.

Nhóm máu ABO, nhóm máu Rh

Kiểm tra sức khoẻ, ngoại khoa, sản khoa, nội khoa,...

Truyền máu.

Bất thường nhóm máu mẹ- con.

Huyết đồ, Tuỷ đồ

Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: ung thư­  máu, thiếu máu, suy tuỷ...

Máu lắng

Tăng trong viêm khớp, các tình trạng viêm nhiễm.

Giảm trong đa hồng cầu, cô máu, ...

Tập trung bạch cầu

Phát hiện sớm các bệnh về máu (ung thư­ máu, suy tủy, RLST?).

Tế bào Hargraves

Lupus ban đỏ, miễn dịch dị ứng...

Đông máu toàn bộ

Xét nghiệm tổng hợp để chẩn đoán, đánh giá các bệnh lý rối loạn về đông  - cầm máu.

Thời gian Howell

Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội sinh.

Thời gian Prothrombin (PT = thời gian Quick), tỷ lệ Prothrombin,  chỉ số INR

Xác định rối loạn đông máu theo con đường ngoại sinh.

Tiêu thụ Prothrombin

Xác định các rối loạn đông máu.

Đo độ ngư­ng tập tiểu cầu

Đánh giá chất lượng tiểu cầu.

Nghiệm pháp Rượu; D-Dimer

Xác định đông máu nội mạch lan toả.

Nghiệm pháp Von-Kaulla, FDP

Đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết.

Thời gian Cephalin kaolin

Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội sinh.

Co cục máu

Đánh giá tình trạng tiểu cầu, của fibrin, yếu tố XIII.

Máu chảy, máu đông

Đánh giá tình trạng đông, cầm máu.

Các yếu tố đông máu

(VIII, IX)

Chẩn đoán các rối loạn đông máu và bệnh ­ưa chảy máu.

Sắt huyết thanh (Iron)

Nam: 11-28 µmol/L

Nữ:  6,6-26 µmol/L

Thiếu máu do tan máu, thiếu máu Biermer; hội chứng nhiễm sắt huyết tố (Hemochromatosis).

Viêm gan cấp tính (tăng cao nhất vào khoảng ngày thứ 15 rồi giảm dần vào tuần thứ 4 -6 của bệnh), xơ gan.

Thiếu máu nhược sắc thiếu sắt do bị mất máu.

Trong một số bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh chất tạo keo.

Ferritin

Nam: 67-899 pmol/L

Nữ < 50 tuổi: 34-377 pmol/L

> 50 tuổi: như giá trị của nam.

Trong bệnh nhiễm sắc sắt tố mô, thiếu máu (ác tính, tan máu, Thalassemia), bệnh bạch cầu (Leucemia) cấp, đợt tiến triển của Leucemia mạn, u lympho (lymphoma),  u tủy, Hodgkin, nhiễm trùng cấp và  mạn, tổn thương mô, ...

Giảm trong thiếu máu thiếu sắt (iron deficiency anemia).

Transferrin

25,2-45,4 mmol/L.

Transferrin là một glycoprotein có khối lượng phân tử 79570 Da, là một protein vận chuyển sắt trong huyết thanh.

Mức độ transferrin huyết thanh giảm khi sắt dự trữ giảm.

TfS (Transferrin saturation)

Nam =  20-50%.

Nữ  =  15-50%.

Trong thiếu hụt sắt, độ bão hoà transferrin (= sắt huyết thanh/ transferrin) giảm là một chỉ dẫn rất nhạy của thiếu sắt.

TIBC

(Total iron- binding capacity)

43,0-80,6 µmol/L (240-450µg/dL).

Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) là tổng lượng sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt không bão hoà (UIBC). Như vậy, TIBC là nồng độ sắt tối đa mà transferrin có khả năng gắn.

TIBC tăng và độ bão hoà transferrin giảm trong thiếu máu, thiếu sắt.

Sắt huyết thanh giảm và TIBC giảm là đặc điểm của thiếu máu do các rối loạn mạn tính, ung thư hoặc do các nhiễm trùng.

UIBC

(Unsaturated iron-binding capacity)

20-62 mmol/L.

Khả năng gắn sắt không bão hoà (UIBC) là số lượng sắt có thể gắn thêm được vào transferrin. UIBC cùng sắt huyết thanh, TIBC và ferritin được sử dụng để đánh giá xem có hay không sự thiếu hụt sắt.

sTfR

(Soluble transferrin receptor)

9,6-29,6 nmol/L.

Receptor của transferrin hoà tan (rTfR) là một protein xuyên màng thấy ở tất cả các tế bào. Nó có vai trò là cung cấp sắt cho tế bào bằng cách gắn transferrin chứa sắt vào bề mặt tế bào và vận chuyển sắt vào bên trong tế bào.

Việc xác định nồng độ rTfR huyết thanh có ý nghĩa trong:

rTfR tăng sinh hồng cầu quá mạnh như trong thiếu máu tan máu tự miễn,  chứng tăng hồng cầu và Thalassemia.

rTfR huyết thanh cũng tăng trong thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt là thiếu máu do bệnh mạn tính.

 
 

Cách đọc xét nghiệm máu


Hình ảnh:các dòng bạch cầu

Cách đọc xét nghiệm máu

Cận lâm sàng huyết học - Công thức máu:
A - CÔNG THỨC MÁU
• Công thức máu có 17 chỉ số, theo trình tự đọc của máy:
1) WBC = white blood cell = bạch cầu
2) NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
3) LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
4) MONO: MONOCYTE = Mono bào
5) EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
6) BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm
7) RBC = Red Blood Cell = hồng cầu
8) HGB = Hb = Hemoglobin = huyết sắc tố
9) HCT = Hematocrit = dung tích hồng cầu
10) MCV = Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu
11) MCH = Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
12) MCHC = Mean corpuscular hemoglobin concentration = nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
13) RDW = Red (cell) Distribution width = phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu)
14) PLT = platelet = Tiểu cầu
15) MPV = Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu
16) PCT = Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu
17) PDW = Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước TC.
• Ngoài ra, có thể đề nghị làm thêm bộ 3 xét nghiệm chức năng đông cầm máu:
1) TP (Prothrombin content) = tỉ lệ Prothrombin ( ~ TQ = Quick Time)
2) aPTT (activative Partial Thromboplastin Time) = thời gian Thromboplastin từng phần (~ TCK = cephalin - kaolin time).
3) Fibrinogen.
• Để phân biệt các cặp bệnh: Schoenlein Henoch & Suy nhược tiểu cầu, Hemophilia & Willebrand cần làm thêm TS (Saignement time) = thời gian máu chảy.
• Để đánh giá trạng thái & khả năng sinh HC của tủy xương, nhất là trong Suy tủy, xem mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm & tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu => cần làm Hồng cầu lưới. Xét nghiệm này còn giúp củng cố cho hướng chẩn đoán TM tán huyết cũng như phân biệt các nguyên nhân thiếu máu: TM ác tính (không sản xuất đủ hồng cầu) hay TM hồng cầu hình liềm, Thalassemia (HC bị hủy: TM tán huyết).
• Với case bệnh có hướng điều trị truyền máu (XHTH, BCC, TM nặng..): xác định nhóm máu là điều bắt buộc. Chỉ định truyền khi: Hb < 7 g/dl (huyết học) hoặc Hct < 20 % với người trẻ, < 25% với người già (tiêu hoá).
Cận lâm sàng huyết học - Công thức máu
1/ DÒNG HỒNG CẦU
RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu - là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³)
Tăng:
+ Cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
+ Bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD..), thiếu oxy..
Giảm: thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai..

HGB hay Hb (Hemoglobin): Nồng độ hemoglobin trong máu (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
Hemoglobin, hay haemoglobin, huyết sắc tố - là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxy. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.
Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu.
Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
Liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW):
+ Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
+ Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
+ Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
+ Dưới 6 g/dl: cần truyền máu cấp cứu.
=> < 7g: cần truyền máu/XHTH.
Đột biến về gen với hemoglobin dẫn tới một nhóm các bệnh di truyền gọi là hemoglobinopathies, trong đó phổ biến nhất là bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease) và thalassemia.
Giá trị bình thường của hemoglobin tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính (đối với người trưởng thành). Giá trị bình thường của hemoglobin là:
• Sơ sinh: 7 - 22 g/dl
• 1 tuần tuổi: 15 - 20 g/dl
• 1 tháng tuổi: 11 - 15 g/dl
• Trẻ em: 11 - 13 g/dl
• Người trưởng thành:
o Nam: 14 - 18 g/dl
o Nữ: 12 - 16 g/dl
• Sau tuổi trung niên:
o Nam: 12.4 - 14.9 g/dl
o Nữ: 11.7 - 13.8 g/dl
Tất cả những giá trị trên có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phòng xét nghiệm. Một số phòng xét nghiệm không tách những người trưởng thành và những người sau tuổi trung niên ra thành 1 nhóm khác nhau.

Hct (Hematocrit): dung tích hồng cầu - đây là tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu & máu toàn phần hay là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. Bác sĩ ưu tiên lưu tâm đến chỉ số này trước so với RBC vì chỉ số này không phụ thuộc vào thể tích nước cơ thể (mức độ thiếu nước), thông thường Hct/3 = HGB.
Chỉ tiêu này có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
Tăng: ứ nước trong tế bào, bệnh tăng hồng cầu, shock.. Nếu > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke)
Giảm: thiếu máu (25% đối với người trưởng thành và 28% đối với người già), xuất huyết cấp… nếu < 20% đối với người trưởng thành và < 30% đối với người già thì phải thực hiện truyền máu.

MCV(Mean Corpuscular Volume): thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit), được tính bằng công thức: MCV = Hct/số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
§ Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl
§ Thiếu máu hồng cầu bình: khi 90 fl < MCV < 100 fl
§ Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 100 fl

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l) được tính theo công thức: MCHC = Hb/Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu
§ Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường
§ Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 33g/l
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g) được tính theo công thức: MCH = Hb/RBC

RDW (Red cell Distribution Width): đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. Chỉ số này càng lớn thể hiện rằng các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn gián tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu máu hồng cầu to, nhỏ).

Dựa vào 2 chỉ số RDW & MCV để phân biệt giữa:
+ Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ (khi LS hướng đến những bệnh này) cụ thể:
- Nếu RDW > 15% => do TMTS hoặc do TM thiếu acid folic.
Kết hợp MCV để KL: nếu MCV<80 => TMTS, nếu MCV > 100 => TM thiếu acid folic.
- Nếu RDW bình thường (12 - 15%) và MCV > 100 => TM bất sản tuỷ.
Một chút phân biệt: Bất sản là hiện tượng không hình thành đầy đủ một cơ quan. Giảm sản là cơ quan đã hình thành nhưng chỉ có hình dạng và cấu trúc tương tự nhưng không hoàn chỉnh. TM bất sản tuỷ là trường hợp tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường do bệnh tự miễn (không rõ nguyên nhân). TM giảm sản tuỷ là trường hợp TM đẳng sắc đẳng bào, gặp trong suy thận mạn.

+ β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương (khi LS hướng đến những bệnh này)
Nếu RDW bình thường & MCV > 100 => bệnh suy tủy xương.
Nếu RDW > 15% : có thể TM do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β Thalassemia. Kết hợp MCV để KL: nếu MCV < 80 => β Thalassemia (dù RDW cao hoặc bình thường), nếu MCV > 100 => TM do tan máu MD, nếu MCV bình thường (80 - 100) => bệnh về gan.

RET % (% Reticulocyte) Hồng cầu lưới (Hồng cầu mạng): là HC trẻ vừa trưởng thành từ Nguyên HC ái toan trong quá trình sinh HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương & HC trưởng thành ở ngoại vi. Hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn. Đời sống: 24 - 48 giờ.
Nguyên bào hồng cầu tích luỹ dần hemoglobin cho đến khi đủ để thành HCL, HCL mất nhân (mạng lưới các cấu trúc ưa kiềm) và đi vào máu thành hồng cầu.
Tên gọi hồng cầu lưới là do khi được nhuộm (bằng một số phương pháp nhất định) và quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy một cấu trúc dạng lưới trong bào tương của loại tế bào này.
Xác định tỉ lệ % HC lưới cho phép đánh giá trạng thái & khả năng sinh HC của tủy xương => phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu.
Chỉ số bình thường: 0,2 - 2%.
Nếu reticulocyte count ( tính ra từ % reticulocyte ) thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục...), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai máu, vì dùng thuốc...).
Tăng: Hồng cầu lưới tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ phần trăm khi có sự tăng sản xuất hồng cầu chẳng hạn trong hội chứng thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Giảm: suy tuỷ, hóa trị liệu, thiếu máu ác tính..

Tóm lại, các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của máu người được làm xét nghiệm, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu. Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau: Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn: 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới, 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới và 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.
Cận lâm sàng huyết học - Công thức máu (Tiếp)
2/ DÒNG BẠCH CẦU
WBC: là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu. Giá trị bình thường của thông số này là 4000-10000 bạch cầu/mm³ (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu;
Tăng: nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm, mất máu nhiều, sau ăn no, sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu thử lúc này). Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, và đặc biệt cao trong các bệnh bạch huyết cấp hoặc mãn tính (ung thư máu - leucemie). WBC> 10.000 => tăng thật sự
Giảm: do thuốc, sốt rét, thương hàn, bệnh do virus: viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm..
WBC < 5.000 => giảm có thể hồi phục; WBC< 4.000 => giảm, khả năng hồi phục thấp: có bệnh lý..)

Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Sự thay đổi tỷ lệ này cho nhiều ý nghĩa quan trọng. Cần tính ra số lượng tuyệt đối của mỗi loại (vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại)

NEUTROPHIL: Bạch cầu trung tính, là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus...
Tăng > 75% ( > 7.000 / mm3 ):
+ các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật..
+ Các quá trình sinh mủ: apxe, nhọt..
+ Nhồi máu cơ tim, Nhồi máu phổi
+ Các bệnh gây nghẽn mạch
+ Bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu
+ Sau bữa ăn, vận động mạnh ( tăng ít - tạm thời ).
Giảm < 50% ( < 1.500/ mm3 ):
+ Nhiễm trùng tối cấp
+ Các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu..
+ Sốt rét
+ Các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin
+ Thiếu B12 ác tính ( bệnh Biermer )
+ Nhiễm độc thuốc, hóa chất
+ Sốc phản vệ
+ Giảm sản hay suy tủy xương
+ Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho.

EOSINOPHIL: Bạch cầu đa nhân ái toan, khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da...
Tăng: > 500/ mm3
* Tăng nhẹ & thoáng qua:
+ Thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là sau khi điều trị kháng sinh
+ Khi điều trị hồng cầu thiếu máu bằng các tinh chất gan.
* Tăng cao & liên tục:
+ Các bệnh giun sán
+ Các trạng thái dị ứng: hen, chàm, mẫn ngứa, bệnh lý huyết thanh, hội chứng Loeffler
+ Leucemie tủy thể bạch cầu đa nhân ái toan, bệnh Hogdkin
+ Bệnh chất tạo keo
+ Sau thủ thuật cắt bỏ lách
+ Sau chiếu tia X.
Giảm: < 25/ mm3.
+ Suy tủy bị tổn thương hoàn toàn
+ Nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính
+ Hội chứng Cushing, trạng thái sốc điều trị bằng Corticoide.

BASOPHIL: Bạch cầu đa nhân ái kiềm, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
Tăng:
+ Bệnh Leucmie mạn tính: càng tăng - tiên lượng càng tốt
+ Bệnh tăng hồng cầu Vaquez
+ Sau tiêm huyết thanh hay các chất albumin
+ Trong vài trạng thái do thiếu máu tan máu, BC đa nhân ái kiềm tăng 2 - 3%.
Giảm:
+ Tủy xương bị tổn thương hoàn toàn
+ Dị ứng.

MONOCYTE: Mono bào, là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...
Tăng:
+ Bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan
+ Thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao..
+ Sốt rét
+ Bệnh chất tạo keo
+ Chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng
+ Một số bệnh ác tính: K đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono.

LYMPHOCYTE: Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban...
Tăng > 30% ( > 4.000/ mm3 ):
+ Bạch cầu cấp thể lympho
+ Nhiễm khuẩn mạn tính: lao, thấp khớp..
+ các bệnh do virus: sởi, ho gà, viêm gan siêu vi..
+ trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
Giảm: < 15% ( < 1.000/ mm3 ).
+ một số bệnh nhiễm trùng cấp tính
+ chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ..
+ bệnh Hogdkin, nhất là trong giai đoạn sau
+ Bạch cầu cấp (trừ thể lympho)
+ các bệnh tự miễn, tạo keo
+ điều trị thuốc Ức chế miễn dịch, hóa chất trị K..

Nếu Mono & Lym cùng tăng:
+ do virus: cúm, quai bị, sởi
+ thương hàn.

Cận lâm sàng huyết học - Công thức máu (Tiếp)

3/ DÒNG TIỂU CẦU

PLC/PLT (Platelet Cell): Số lượng tiểu cầu - cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu.
+ Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày. Đổi mới sau 4 ngày.
+ Là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không nhân, từ tế bào chất của những tế bào megakaryocyte được tìm thấy trong tủy xương.
+ Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. Khi mạch máu bị đứt, những sợi colagen ở dưới lớp biểu mô bị bộc lộ và tiểu cầu sẽ kết dính tụ lại chỗ mạch đứt (do thành mạch mất điện âm không đẩy tiểu cầu nữa). Tiếp đó, những tiểu cầu đang lưu thông sẽ đến kết tụ vào đó và kéo theo sự kết tụ của lớp tiểu cầu thứ 3, thứ 4... cho đến khi hình thành nút tiểu cầu (còn gọi đinh cầm máu Hayem) bịt kín chỗ tổn thương.
+ Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy Suy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hoặc chất lượng sẽ gây ra bệnh sinh chảy máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ hay có xuất huyết, dưới 100.000/mm³ xuất huyết nặng => tử vong
Tăng tiểu cầu (>500.000/mm³):
+ Hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt lách, tăng do phản ứng sau một số bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận, u gan…
+ Tăng tiểu cầu giả tạo: do máy đếm nhầm thành TC bởi:
- Mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ (MCV < 65 fl).
- Mẫu máu lẫn bụi bẩn.
- Máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được máy ghi nhận là các tiểu cầu.
Giảm:
+ Giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn át, ung thư di căn tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch/ITP), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu tiêu thụ).
+ Đa số các trường hợp tăng sử dụng tiểu cầu dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu, một số có liên quan đến huyết tắc. Với nhiệm vụ tạo ra vón cục máu (Clot), TC tích tụ phía trên mảng thành một khối cứng bao quanh vành động mạch, gây ra chứng huyết khối (Thrombus), huyết khối tích tụ lâu ngày sẽ dày làm bít đường kính của động mạch và làm tắc nghẽn hoàn toàn. Bao gồm:
- Thiếu máu giảm tiểu cầu do hủy tiểu cầu/TTP
- Hội chứng tán huyết - tăng urê huyết/HUS
- Tiểu hemoglobin cực điểm về đêm/PNH
- Đông máu nội mạch lan tỏa/DIC
- Giảm tiểu cầu do heparin/HIT.
+ Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do:
- Tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.
- Tiểu cầu tập trung xung quanh bạch cầu…

MPV (Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình tiểu cầu, cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình thường từ 7,5-11,5 fl

PCT (Plateletcrit): Thể tích khối tiểu cầu, giá trị bình thường từ 1,6 -3,6 %

PDW (Platelet Distribution Width): dải phân bố kích thước TC, giá trị bình thường từ 11 -15%

Các chỉ số tiểu cầu khi cao hơn bình thường thì dễ bị đông máu (tắc mạch) và khi thấp hơn bình thường thì dễ chảy máu.

Các giá trị bình thường của hồng cầu

Giá trị bình thường Nữ giới Nam giới
(10 Hồng cầu RBC hay HC /l) 3.87 - 4.91 4.18 - 5.42
Hemoglobin - Hb (g/l) 117.5 - 113.9 132.0 - 153.6
Hematocrit - Hct 34 - 44 37 - 48
MCV (fl) 92.57 - 98.29 92.54 - 98.52
MCH (pg) 30.65 - 32.80 31.25 - 33.7
MCHC (g/dl) 33.04 - 35 32.99 - 34.79

Các giá trị bình thường của bạch cầu

Các loại bạch cầu Giá trị tuyệt đối (trong 1mm³) Tỷ lệ phần trăm
Đa nhân trung tính - NEUTROPHIL 1700 - 7000 60 - 66%
Đa nhân ái toan - EOSINOPHIL 50 - 500 2 - 11%
Đa nhân ái kiềm - BASOPHIL 10 - 50 O.5 - 1%
Mono bào - MONOCYTE 100 - 1000 2 - 2.5%
Bạch cầu Lymphô - LYMPHOCYTE 1000 - 4000 20 - 25%
(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB Y Học Tp. HCM 1999)


CÁCH ĐỌC CÔNG THỨC MÁU

Khi đọc công thức máu nhìn ngay vào các chỉ số như sau:

1) CHỈ TIÊU BẠCH CẦU

CTBC đủ bộ có WBC - NEU - LYM - MONO - EOS - BASO: mỗi số liệu có ý nghĩa riêng.

+ WBC: là số lượng BC, nhìn chỉ số này biết tổng lượng. Để biết tường thành phần tăng hay giảm cần tính chỉ số tuyệt đối (% x WBC) ( vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). BC có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng giảm < 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi BC tăng quá cao ( > 50.000 ) với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh mức độ nhiễm trùng nặng, LS thường gặp Bạch cầu cấp.
Tiếp cận BN:
- Nếu nhiễm trùng tái đi tái lại, ồ ạt (nhiễm trùng nổi bật) khám có gan lách hạch to cần nghĩ đến bệnh bạch cầu. Tùy thể có đủ hội chứng u hoặc chỉ lách to, hạch lách to. Phân biệt đó là BCC, BCK hay BCK chuyển cấp dựa vào CLS (CTM).
- Nếu xuất huyết nhiều chỗ (chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày..) trên nền thiếu máu nhẹ (xuất huyết nổi bật) cần nghĩ đến XH giảm tiểu cầu. Tầm soát nguyên nhân (nhiễm trùng, nhiễm độc, thuốc..) không tìm được hướng tới ITP (XH giảm tiểu cầu do MD).
- Nếu thiếu máu nặng (BN xanh xao, da niêm trắng bệch..) dù truyền máu cũng không cải thiện kèm theo xuất huyết nhiễm trùng (thiếu máu nổi bật) hướng tới Suy tủy thực sự. Chẩn đoán phân biệt với Suy tủy tiêu hao (BCC) dựa vào Tủy đồ.

+ NEU: là BC đa nhân trung tính. Nhiệm vụ chống viêm - diệt khuẩn & xử lý mô tổn thương. Vì chiếm tỷ lệ cao ( 60 - 66% ) nên vai trò Neu thường đại diện cho vai trò BC nói chung.
NEU tăng > 7.000 phản ánh quá trình viêm nhiễm, nếu khám nghe ran nổ nghĩ tới viêm phổi, nếu có vàng da (kèm sốt - gan to) nghĩ tới nhiễm trùng đường mật, nếu có hạch to rải rác toàn thân nghĩ tới Hogdkin, nếu có nhiễm trùng ồ ạt tái đi tái lại nghĩ tới BCC, nếu làm xét nghiệm sau bữa ăn hay vận động mạnh & chỉ tăng nhẹ: tăng NEU sinh lý.
NEU giảm < 1.500 phản ánh tình trặng bệnh nặng, có thể bệnh bạch cầu, suy tủy, Hogdkin, một nhiễm trùng nhiễm độc tối cấp, hoặc có thể là sốt rét (do Muỗi Anopheles) với rét run - sốt cao - vã mồ hôi.
Neu là 1 trong 3 tế bào có nguồn gốc từ Nguyên tủy bào ( 2 loại còn lại là Baso & Eos ). Lym có nguồn gốc từ nguyên bào lympho. Nguyên tủy bào & Nguyên bào lympho là 2 nhánh trực thuộc dòng bạch huyết bào, vì hiện diện khắp nơi trong cơ thể (hạch bạch huyết, gan, lá lách, dọc đường ruột - hô hấp) nên mất nhiều thời gian huy động, bù lại hiệu quả trong việc diệt khuẩn. Dòng còn lại là Tủy bào có các nhánh: TC + HC + BC mono với chức năng hàng rào chống viêm nhiễm tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn.

+ LYM: BC lympho là những tế bào có khả năng miễn dịch (lympho B sản sinh kháng thể, lympho T điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt virus & tế bào ung thư). LYM tăng > 4.000 có thể là BCC thể lympho (với WBC tăng, 15% trường hợp tăng > 100.000), cũng có thể là Lao (nếu có ho khạc đàm đục), hoặc Viêm gan siêu vi.. Trong đó cần phân biệt giữa BCC dòng lympho & BCK thể lympho, lúc này phải dựa vào Phết máu ngoại biên & Tủy đồ.


+ MONO: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, phân bố đến các mô của cơ thể chờ được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Khi MONO tăng phản ánh trường hợp nhiễm khuẩn mạn (BCC dòng mono, lao..), khi MONO & LYM cùng tăng: hướng tới Thương hàn.

+ EOS: tăng ( > 500 ) trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng vì giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Nếu tăng cao liên tục hướng tới bệnh giun sán, nếu tăng nhẹ thoáng qua có thể do điều trị kháng sinh.

+ BASO: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng, đặc biệt Leucmie mạn tính BASO càng tăng tiên lượng càng tốt. (bt 10 - 50/ mm3).

=> Tóm lại, CTBC phản ánh tình trạng viêm nhiễm. BC được ví von là 'lính đánh viêm nhiễm' bảo vệ cho cơ thể, đội quân BC có nhiều thành phần, phân ra 2 dòng chính: dòng Tủy bào có MONO, còn lại thuộc dòng Bạch huyết bào (NEU - LYM - EOS - BASO). Dòng Tủy bào tuy là hàng rào chống viêm nhưng khả năng không nhiều, MONO là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, khi tăng phản ánh nhiễm trùng mạn. NEU - LYM - EOS - BASO là đội ngũ diệt khuẩn chống viêm hiệu quả với từng ưu thế riêng. NEU & LYM là 2 thành phần thường được quan tâm trên LS. NEU (thực bào) tăng phản ánh tình trạng viêm nhiễm, NEU giảm phản ánh tình trạng bệnh nặng. LYM (miễn dịch) tăng phản ánh tình trạng nhiễm virus & kèm EOS tăng nghĩ do ký sinh trùng, tăng liên tục cần soi phân tìm giun, tăng nhẹ thoáng qua rà lại kháng sinh đã dùng.
Cuối cùng, BASO - thành phần ít nhất trong đội ngũ Bạch cầu (chiếm 0,5 - 1%), BASO giảm liên quan dị ứng, còn tăng không nhiều lo ngại.

Kinh nghiệm lâm sàng:
+ LYM & MONO tăng trong bệnh lý mạn, MONO bình thường gợi ý bệnh lý cấp
+ Nhiễm trùng cấp: EOS luôn giảm
+ Có sự hiện diện của nguyên tủy bào: là bệnh bạch cầu.

CÁCH ĐỌC CÔNG THỨC MÁU
2) CHỈ TIÊU HGB

=> xác định TM, Hb < 13 (nam), < 12 (nữ), < 11 (nữ mang thai, người già) kết luận TM.
TM cần tìm nguyên nhân: do giảm sinh, do mất máu hay do tan máu.
Do giảm sinh có 2 nhóm:
+ TM do thiếu nguyên liệu (sắt, acid folic, vit B12, protein) - trong nhóm này TMTS chiếm tỷ lệ cao
+ TM do tủy (giảm sản - bất sản): suy tủy thực sự (bẩm sinh mắc phải), suy tủy tiêu hao (bạch cầu cấp) là 2 trường hợp thường gặp ở LS. Cần chẩn đoán phân biệt: Suy tủy tiêu hao (Bạch cầu cấp) & Suy tủy thực sự
+ Suy tủy & Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

=> xác định thiếu máu chủ yếu dựa vào Hb vì chỉ số này phản ánh chính xác tình trạng khối máu trong cơ thể. Hb đo trọng lượng sắc tố của HC, còn Hct (đo thể tích HC) phụ thuộc vào lượng dịch - truyền dịch làm giảm Hct; RBC (số lượng HC) không giúp nhiều trong TM vì có trường hợp RBC cao nhưng chất lượng không đạt để tham gia vận chuyển oxy (bệnh đa HC) vẫn không đủ cung cấp oxy mô cho cơ thể.
=> RBC có ích trong trường hợp phân biệt giữa Thalassemia & TM thiếu sắt.
cả 2 đều TM hồng cầu nhỏ nhưng trong trường hợp Thalassemia thì RBC > 5 triệu, còn TMTS RBC < 5 triệu (bs.NTMai). (RBC bt # 5 triệu, < 3,5 triệu = thiếu máu).
-> Hb x 3 = Hct. Nhìn Hb có thể dự đoán Hct, khi Hb # 20 g/dl có nguy cơ TBMMN.

-> Hb < 7 g/dl: chỉ định truyền máu. Tùy bệnh chọn phẩm máu truyền:
+ XHTH: truyền HC lắng, 1 đơn vị (250ml) nâng Hb lên 1g/dl, tùy mục tiêu cần nâng bao nhiêu g truyền bấy nhiêu đơn vị. Tốc độ: XL giọt/phút. Làm phản ứng chéo trước truyền. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy.
+ XH giảm tiểu cầu: truyền TC đậm đặc, 1 đơn vị (150ml) nâng TC lên 30.000, nhưng truyền TC không nhằm nâng TC mà để phòng chảy máu & điều trị nguyên nhân. Tùy cân nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 0,1 đơn vị/ kg. Tốc độ: C giọt/ phút (xả tối đa).
+ XH do rối loạn đông máu (thiếu vit K, xơ gan, K gan..): truyền Huyết tương tươi đông lạnh. BN nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 12 - 15 ml/kg, 1 đơn vị ~ 250ml. Tốc độ: XL giọt/phút. Mục đích: điều trị & dự phòng các rối loạn đông máu do thiếu hụt 1 hoặc nhiều yếu tố đông máu.
+ Bạch cầu cấp, BC kinh: truyền HC lắng (khi WBC < 100 ngàn).
+ Suy tủy: nếu không chảy máu truyền HC lắng, nếu có chảy máu truyền Tiểu cầu đậm đặc.
+ Tán huyết do miễn dịch: truyền HC rửa. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy & tránh đưa yếu tố lạ vào cơ thể.
+ Thalassemie: truyền máu định kỳ - truyền HC lắng - nâng Hb lên # 10 g/dl.
+ Hemophilia: truyền tủa lạnh. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục thành phần đang thiếu (yếu tố VIII).

Xem MCV – MCH
Nếu có thiếu máu nhìn ngay 2 chỉ số này. Xác định TM đó là HC nhỏ hay to, nhược sắc hay ưu sắc. Cả 2 đều là chỉ số về HC: MCV là thể tích trung bình, cho biết HC to - nhỏ; MCH là số lượng hemoglobin trung bình, cho biết HC nhược - ưu sắc. MCV bt 80 - 100 fl, < 80 là nhỏ, > 100 là to, > 140 là khổng lồ. MCH bt 27 - 32 pg, < 27 là nhược sắc, > 32 là ưu sắc.
Nhận định:
+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.
+ Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.
+ Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.

Khám lâm sàng bệnh thiếu máu:

Thiếu máu mạn:
1. BN này có thiếu máu không?
- hỏi: chóng mặt ù tai hoa mắt? thở nhanh? hồi hộp đánh trống ngực? (thiếu máu gây thiếu oxy các mô)
- khám: da niêm, nướu răng, lưỡi, lòng bàn tay chân
- CLS: dựa vào Hb: trung bình 7 - 9, nặng < 7, rất nặng < 4; riêng nhẹ thì phân ra: nam > 9 -13, nữ > 9 - 12, nữ mang thai > 9-11 (đơn vị g/dl).
2. TM mạn hay cấp?
- hỏi: thời gian xuất hiện xanh xao
- khám: âm thổi thiếu máu ở tim, khả năng chịu đựng (nếu Hb < 7g/dl nhưng tỉnh táo đi lại được chứng tỏ BN thích nghi với thiếu máu từ từ, diễn ra nhiều ngày -> chịu đựng được ), mạch HA (thường ổn định khi TM mạn, mạnh nhanh HA thấp/tụt khi TM cấp mức độ trung bình hoặc nặng).
3. Đánh giá mức độ TM?
- hỏi: mệt khi gắng sức? -> nhẹ, khi làm việc nhẹ? -> TB, không tự làm vệ sinh cá nhân được? -> nặng
- khám: da niêm trắng bệch, đi lại khó khăn cần người giúp đỡ, nhịp tim nhanh, thở nhanh nông.

Thiếu máu cấp:
Nhẹ (Độ 1) Trung bình (Độ 2) Nặng (Độ)
LưỢng máu mất =<10% thể tích máu <30% thể tích máu >30% thể tích máu
Triệu chứng Giám tưới máu cơ quan ngoại biên, tỉnh, hơi mệt Giảm tưới máu cơ quan trung ương. Mệt mỏi, niêm nhợt, da xanh, chóng mặt, đổ mồ hôi, tiểu ít. Giảm tưới máu cơ quan trung ương, không còn chịu đựng được, hốt hoảng, lo âu, li bì, vật vã, thở nhanh, vô niệu
Mạch 90 -100 l/p 100 -120 l/p >120 l/p
HATT >90mmHg 80 – 90 mmHg <80mmHg, HA kẹp
Hct >=30% 20% - 30% <20%
RBC >= 3 M/µL 2 - 3 M/µL < 3 M/µL
 
XÉT NGHIỆM NHANH
 

Địa Chỉ : 311/2/7 Nơ Trang Long P.13 Q. Bình Thạnh Tp . HCM


Điện Thoại : 0902 87 26 08 - 097 377 26 08

Email : xetnghiemtannoi@gmail.com Yahoo: xetnghiemmau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét