Trang

Những bài thuốc kỳ diệu chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc kỳ diệu chữa dứt điểm bệnh tiểu đường không tốn tiền

vtc.vn - Thứ Ba, 27/01/2015 01:54PM  
Bài thuốc kỳ diệu chữa dứt điểm bệnh tiểu đường không tốn tiền giúp người bệnh thoát khỏi ám ảnh.
 
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và nền kinh tế gia đình và toàn xã hội.

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng.

Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn - bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.


Cây kim thất tai (kim thất),
còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.


 Cây kim thất tai
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.

Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.

Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…

Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng  giống cây kim thất có đặc điểm sau: Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh; Cuống tím; Hoa vàng

Cách sử dụng:

Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.

Người không bệnh gì cả:

Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh... Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.

Món ăn bài thuốc

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.

Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt
Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn - bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.

Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.

Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.

Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.

Cá trạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.

Theo Songkhoe
 

Phương pháp trị bệnh tiểu đường và mọi khối u hiệu quả hơn cả thuốc

Loại thực vật thần kì này sẽ giúp bạn tiêu diệt mọi khối u và các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể, cũng như đánh bại tiểu đường một cách vô cùng an toàn và hiệu quả!
Trái dâu tằm (tên khoa học là Morus alba, họ Moraceae) có vị ngọt, tính hàn, không độc.
Ngoài việc là một thứ trái cây dân dã và ngon miệng, quả dâu tằm còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe vì có chứa nhiều caroten, lượng vitamin C khá cao và axit hữu cơ… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Quả dâu tằm được Đông y sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:
– Trị chứng huyết hư váng đầu, ù tai (thường gặp trong các trường hợp bị bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch): Lấy các thảo dược như kê huyết đằng, cỏ mực, nữ trinh tử đồng lượng, tán bột mịn rồi luyện chung với mật và nước ép dâu tằm thành viên, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10-12 gr.
 dau-tam-1
Nếu dùng riêng quả dâu tằm thì sắc lấy dịch chiết 20%-30% gọi là cao tang thầm, uống mỗi ngày 5-10 ml. Bài thuốc này còn chữa được chứng miệng khô khát nước, tiểu đường.
– Người cao tuổi hay bị táo bón: Dùng 20gr quả dâu tằm, thêm mè đen, hà thủ ô đỏ, sinh địa cùng lượng, sắc lấy 500 ml nước hòa chút mật ong, chia nhiều lần uống trong ngày.
– Phụ nữ bế kinh: Dùng 15 gr quả dâu tằm, 3 gr hồng hoa, 13 gr kê huyết đằng, một muỗng nhỏ (15 ml) rượu trắng. Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày một thang, uống trong 5-7 ngày.
– Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm: Dùng quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10 gr, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
– Đau nhức khớp: Quả dâu tươi 100 gr, rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm 3-5 ngày vào rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Uống mỗi lần 20-25 ml. Hoặc dùng quả dâu tươi sắc chung với vị tang ký sinh 10 gr, uống mỗi ngày.
– Người thận yếu dẫn đến di tinh, hoạt tinh, không kiểm soát được nên xuất tinh sớm: Dùng mỗi ngày 12-20 gr quả dâu tằm tươi hoặc có thể mua thêm ngũ vị tử đồng lượng, sắc lấy 200 ml nước chia 2-3 lần uống trong ngày.
– Rụng tóc, tóc bạc sớm: Lấy 100 gr quả dâu tằm  sắc lấy dịch khoảng 100 ml, uống mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông; dùng nước ép quả dâu chín đỏ sậm lọc lấy dịch, chà xát vào da đầu mỗi ngày, sau đó gội sạch sẽ giúp tóc bớt rụng và đen óng hơn. Hoặc lấy quả dâu, đậu đen, rau cần các thứ lượng bằng nhau, ninh nhừ ăn nóng.
Ngoài các bài thuốc nói trên, có thể dùng nước ép dâu tằm, cao dâu tằm 15-20 ml mỗi ngày, uống rượu dâu tằm khai vị trước khi ăn hoặc uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon giấc. Dâu tươi dầm nhỏ thêm ít đường, ăn mỗi ngày 50-100 gr hoặc chế xirô dâu tằm để dùng đều rất tốt cho sức khỏe.
Không đựng quả dâu trong dụng cụ kim loại
Hiện đang vào mùa dâu chín, giá bán rẻ, các bà nội trợ nên dùng dâu làm xirô hoặc rượu dâu cho gia đình sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phải lưu ý là dâu có tính mát nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.
Quả dâu có chứa tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm… Tốt nhất là nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

Khám phá công dụng dâu tằm trắng

Loại thực vật thần kì này sẽ giúp bạn tiêu diệt mọi khối u và các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể, cũng như đánh bại tiểu đường một cách vô cùng an toàn và hiệu quả!
dau-tam-2
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Texas,  dâu tằm trắng là một thực vật vĩ đại. Các đặc tính chữa bệnh của các loại quả mọng này được biết đến từ thời tổ tiên của chúng ta từ thời chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào.
Dâu tằm trắng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bảo vệ chống lại bệnh tim, làm giảm cholesterol và giúp giảm cân.
Lượng đường có trong dâu tằm khô chỉ bằng một nửa trong các quả mọng khác, chẳng hạn như nho. Theo một cuộc khảo sát, lá dâu tằm có chất phụ gia giúp bình thường hóa nồng độ đường trong máu.
Nó được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Dâu tằm trắng giàu chất xơ cho chế độ ăn uống. 20% nhu cầu hàng ngày của chúng tôi chất xơ có thể hài lòng với số lượng một phần ba của một cốc dâu.
Thường xuyên sử dụng quả này sẽ làm giảm cholesterol và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Texas, dâu tằm có chứa resveratrol, mà là một phenol tự nhiên. Nó rất hữu ích trong cuộc chiến chống lại nhiều loại bệnh ung thư và tim mạch.
Sưu Tầm
 

"Siêu quả" hỗ trợ điều trị tiểu đường có rất nhiều ở Việt Nam

mogo.vn - 30/12/2015 
 
Những quả dâu tằm mọng nhỏ còn được gọi là Morus alba, chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, hỗ trợ cuộc chiến chống lại bệnh tim và cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Dâu tằm trắng.

Theo Dr. Oz (tiến sĩ khám phá những xu hướng mới nhất chế độ ăn uống, chế độ tập thể dục và thay đổi lối sống) khuyến cáo mọi người nên sử dụng những quả dâu màu trắng trên chương trình của mình vì chúng được cấu tạo của chất chống oxy hóa, chất khoáng và sức khỏe thúc đẩy vitamin. Nếu ở nơi bạn sống có loại quả dâu tằm trắng tươi, hãy ăn chúng hoặc cố gắng ăn dâu phơi khô để có được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giới thiệu về dâu tằm

Không giống như các loại cây sống trong vườn ươm, cây tằm được trồng ở những vùng đất rộng và đủ ánh sáng. Cây dâu tằm phát triển nhanh chóng và sản xuất được số lượng lớn các loại quả mọng.

Nếu bạn không thể sử dụng hết số dâu tươi sau khi thu hoạch, chúng có thể được phơi khô hoặc đông lạnh để sử dụng dần. Dâu tằm chín có khá nhiều màu sắc như tím, đỏ và trắng nhưng dâu tằm trắng thường được chào hàng ở nhiều cửa hàng thực phẩm phục vụ cho sức khỏe.

Dâu tằm trắng tươi và khô.

Lợi ích:

Từ lâu, dâu tằm đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian Trung Quốc, loại thực phẩm này được dùng với công dụng giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích biến dâu tằm thành "siêu quả" đối với bệnh tật, nhất là với bệnh tiểu đường.
 
Giúp kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng lá và trái dâu tằm có chứa một số hóa chất có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và hoạt động như các loại thuốc truyền thống được sử dụng cho bệnh tiểu đường type 2.

Chúng làm chậm sự phân hủy của các loại đường trong ruột để đường và carbohydrate hấp thu chậm vào máu. Điều này giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và giúp ổn định mức đó.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của mình để thêm một ít dâu tằm trắng vào thực đơn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Giảm cholesterol

Dâu tằm trắng - siêu quả điều trị nhiều bệnh.

Một nghiên cứu tiến hành tại Nhật Bản cho thấy rằng lá dâu tằm có thể giúp ngăn chặn các mảng bám trong động mạch bằng cách tác dụng chống oxy hóa của nó trên -cholesterol xấu.

Tốt cho sức khỏe

Dâu tằm trắng có nhiều chất xơ (chứa 20% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn chỉ trong 100g). Số lượng ấn tượng các chất xơ được tìm thấy trong dâu có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và điều chỉnh tiêu hóa của bạn.

Giúp giảm cân

Một nghiên cứu tiến hành ở Ý cho thấy dâu tằm có tác dụng giảm cân tích cực.

Một nghiên cứu tiến hành ở Ý cho thấy dâu tằm có tác dụng giảm cân tích cực và giúp cải thiện nồng độ đường trong máu. Dâu tăm không có chất béo bão hòa, giúp cân bằng mỡ thừa, kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Ngăn ngừa một số bệnh thông thường

Dâu tằm chứa một lượng lớn vitamin C. Và thành flavonoids tự nhiên có trong trái dâu tằm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và một số bệnh thông thường khác.

Lưu ý khi sử dụng:

Mặc dù là loại quả lành và tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng. Hoặc những người mắc chứng hạ đường huyết cũng cẩn trọng khi ăn dâu tằm.

Minh Tâm (Theo Cure Joy

 

Bài thuốc rẻ tiền chữa dứt điểm bệnh tiểu đường

tapchidongy.vn - Thứ 7, 02 Tháng 04 2016 15:50

Hãy biết bài thuốc rẻ tiền dưới đây để có thể chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả, mọi người hãy lưu lại ngay!

Bài 1: Mật ong và quả lê

Người bệnh dùng lê ép lấy nước rồi cho mật ong vào hòa đều dùng để uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát,… Bên cạnh đó, dùng bài thuốc còn rất tốt đối với những trường hợp bị viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa.

nước ép lê và mật ong trị bệnh tiểu đường

nước ép lê và mật ong trị bệnh tiểu đường

Bài 2:  Mật ong với nước ép ngó sen và sinh địa

Các bạn dùng ngó sen và sinh địa đem ép lấy nước cốt rồi cho mật ong vào cùng, đun nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Bài 3: Cá chép hầm đậu đỏ

Cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.

Bài 4: Canh đậu đỏ, bí đao

Món ăn bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

cá chép hầm đậu đỏ phù hợp với chứng đái tháo đường

cá chép hầm đậu đỏ phù hợp với chứng đái tháo đường

Bài 5: Canh lá sen, cá trạch

Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Theo: phunutoday.vn

 

Trị dứt điểm bệnh tiểu đường với những thực phẩm "chua, cay, đắng"

tapchidongy.vn - Thứ 7, 26 Tháng 03 2016 09:59

Một số thực phẩm sẵn trong căn bếp có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả mà nhiều người còn chưa biết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh tiểu đường, cả Tây y, Đông y.

Song nhiều bệnh nhân bị dị ứng với một số thành phần của thuốc đặc trị tiểu đường, gây ra các vấn đề về da liễu hoặc tình trạng chóng mặt thường xuyên.

Lúc đó, các loại thảo dược tự nhiên được ưu tiên khuyên dùng vì vừa hiệu quả, an toàn lại tiết kiệm chi phí điều trị. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý bổ sung 4 loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hằng ngày.

1. Cỏ cà-ri

Cỏ cà ri giúp giữ mức đường trong máu ổn định, tăng cường dung nạp glucose và hỗ trợ trong việc bài tiết glucose.

cỏ cà ri giúp đường trong máu ổn định

cỏ cà ri giúp đường trong máu ổn định

2. Bồ công anh

Bồ công anh có thể cải thiện chức năng gan, giúp trong việc giải phóng glucose. Vị hơi chua của nó có thể kích thích vị giác và sử dụng để chế biến nhiều món ăn như súp, canh và xào.

Bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn là một giải pháp tốt điều trị tiểu đường.

bồ công anh giúp trong việc giải phóng glucose

bồ công anh giúp trong việc giải phóng glucose

3. Ớt

Ớt là một loại thảo dược có hiệu quả trong việc lưu thông máu, được ví như một loại "thuốc bổ" cho cơ thể. Nó có thể làm giảm huyết áp (đối với người cao huyết áp) và cải thiện sức khỏe tim mạch.

ớt giúp lưu thông máu

ớt giúp lưu thông máu

4. Mướp đắng (khổ qua)

Bạn có thể sử dụng một muỗng canh nước ép mướp đắng mỗi ngày để duy trì nồng độ đường trong máu và nước tiểu ở mức an toàn.

Ngoài ra các sản phẩm từ mướp đắng như trà mướp đắng hoặc chiết xuất từ mướp đắng như cao mướp đắng cũng được khuyên dùng cho các bệnh nhân tiểu đường.

cao mướp đắng tốt cho bệnh nhân tiểu đường

cao mướp đắng tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Theo; Boldsky/soha.vn

 

"Mổ xẻ" bài thuốc nam chữa tiểu đường của bà lang xứ Mường

tapchidongy.vn - Thứ Tư, 16 Tháng 03 2016 09:37

Bài thuốc của bà lang Nguyễn Thị Phú (Tỉnh Hòa Bình) đã trở thành khắc tinh của căn bệnh tiểu đường, giúp hàng nghìn bệnh nhân ổn định đường huyết. trở lại cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian ngắn.

    chua-tieu-duong

Rất nhiều bệnh nhân đến khám bệnh tại nhà bà Lang Phú

Với hơn 30 loại thuốc quý có lịch sử 1000 năm trước, kết hợp các loại thảo dược là "bí quyết riêng" của gia đình, bài thuốc của bà lang Nguyễn Thị Phú - trú tại Tỉnh Hòa Bình đã trở thành " khắc tinh" của căn bệnh tiểu đường, giúp hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường ổn định lại đường huyết và trở lại cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian ngắn.
Nhiều năm gắn bó với nghề thuốc, ám ảnh lớn với hình ảnh đau đớn, kiệt quệ về sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bà Nguyễn Thị Phú đã dày công tìm tòi, nghiên cứu để có được bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên liệu bài thuốc đều lấy từ kho dược liệu được ghi chép từ thời Hải thượng Lãn Ông, kết hợp với một số vị thuốc quí của người Mường, Tày,…đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh khiến họ mờ mắt, buồn nôn, thường xuyên đi tiểu vặt, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, lao phổi,…
 
Bài thuốc trị tiểu đường được nhiều người nhắc tới
Tìm về Tỉnh Hoà Bình, bám theo quốc lộ 6 đi từ Hà Nội theo hướng Tây Bắc, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của bà lang Nguyễn Thị Phú. Ngôi nhà nằm lọt giữa một vườn cây cối um tùm và tươi tốt, dù mới sáng đầu năm mới nhưng chúng tôi đã thấy không ít bệnh nhân lặn lội từ Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang,…tới nhờ bà Phú cắt thuốc tiểu đường.
Được biết, bà lang Nguyễn Thị Phú sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thu mua cây thuốc nam. Ngay từ khi còn rất nhỏ, bà Phú đã cùng cha rong ruổi khắp các miền đất rừng thuộc tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,…Tiếp xúc lâu năm với cây thuốc, đến giờ bà Phú có thể nhận mặt, biết tên hàng trăm loại dược liệu quí.
chua-tieu-duong
Đồng hồ điểm 12h30, nhưng rất đông bệnh nhân vẫn chưa tới lượt được lấy thuốc.
 
Năm 1996, bà Phú chữa cho bệnh nhân đầu tiên là bác Trần Thị Ngọc - em dâu thứ hai của bà Phú bị bệnh tiểu đường gần 5 năm, một lần đang làm vườn, bác Ngọc chợt thấy hoa mắt, nhìn mọi vật mờ dần. Bác có cảm giác như bị đè, bị ép ở ngực, khó thở, toát mồ hôi, buồn nôn rồi ngất đi, khi tỉnh dậy đã thấy con cháu đưa tới bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xét nghiệm thấy lượng đường huyết của bác Ngọc tăng cao trên 200mg/dl. Từ đó, bác Ngọc phải thường xuyên đến bệnh viện làm các xét nghiệm theo định kì và mua thuốc tây giúp ổn định đường huyết, để chữa bệnh của nả của gia đình bác Ngọc lần lượt đội nón ra đi.
Biết được thông tin người em dâu bị tiểu đường, bà Phú liều mình mang theo mười thang thuốc tự tay bốc lấy tới thăm bác Ngọc, dặn bác uống đều đặn trong vòng một tháng rồi theo dõi tình trạng sức khỏe. Không ngờ, 30 ngày sau, chính bác Ngọc lên tận nhà bà Phú và vui mừng thông báo tình trạng sức khỏe đã tiến triển rất tốt, không còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Uống thêm hai tháng thuốc nữa, bác Ngọc đi xét nghiệm lại thì nhận được kết quả lượng đường huyết đã trở về ổn định như người bình thường, đến nay, sức khỏe bác Ngọc rất tốt. Một đồn mười, từ đó bệnh nhân tiểu đường từ khắp mọi nơi liên tục tìm về nhờ bà Phú chữa trị.
Thời gian trôi qua, ngày càng nhiều những người từ xa đến hỏi thăm bà Phú. Hỏi ra mới biết, nhiều người bị tiểu đường sau một thời gian uống thuốc lượng đường huyết đã trở lại bình thường, lại giới thiệu cho những người thân, họ hàng, bạn bè khác đang loay hoay tìm thuốc chữa tiểu đường. Mỗi năm, có hàng nghìn lượt bệnh nhân đến nhờ bà Phú xin được cắt thuốc, chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi ổn định đường huyết đã gọi điện, viết thư cảm ơn bà Phú , xem bà như ân nhân của cả gia đình.
chua-tieu-duong
Bệnh nhân lấy thuốc ra về
Bà Phú cho biết, theo y học cổ truyền, bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, thuộc chứng "tiêu khát". Bệnh thường có 3 biểu hiện chính là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Nước tiểu của người bệnh có chứa nhiều đường nên thường thấy nhiều ruồi và kiến bâu.
 
Những vị thuốc quý làm nên danh tiếng của bài thuốc trị tiểu đường
Theo bà lang Nguyễn Thị Phú, tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang mãn tính, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh do ngũ tạng không điều hòa, ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ít lao động,…dẫn tới thận suy, phế vị táo nhiệt. Bởi vậy, bài thuốc của bà Phú chú trọng "giải quyết vấn đề" tại tuyến tụy. Theo bà, tuyến tụy hoạt động trở lại bình thường là chiếc chìa khóa vàng kéo lại sức khỏe cho người bệnh.
 
Bài thuốc của bà Phú gồm hơn 30 vị thuốc, gồm những dược liệu chính như đảng sâm, thục địa, táo nhân, xuyến khung, bạch thược, trần bì, cỏ ngọt, giảo cổ lam, mướp đắng, chuối hột,…Bà lang xứ mường cho biết, nguyên liệu của bài thuốc trị tiểu đường đều là những cây thuốc được sử dụng cách đây hàng nghìn năm, nhiều dược liệu đã được ghi vào tài liệu y học từ thời Hải Thượng Lãn Ông.
Trong đó, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc có tác dụng tiêu độc. Mướp đắng được y học hiện đại dùng để diệt khuẩn, diệt virut, chống lão hóa, ngăn ngừa tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh,…Mướp đắng còn giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2.
 
'Mổ xẻ' bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường của bà lang xứ Mường - Ảnh 4
 
Bệnh nhân lấy thuốc ra về
Chuối hột là vị thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Chuối hột còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, điều hòa huyết áp,…
Giảo cổ lam là một vị thuốc Đông y đã được các nhà khoa học chứng minh giúp kích thích tiết insulin trên cơ thể chuột. Ngoài ra, dược liệu quí này làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống lão hóa,…
Tuy nhiên, theo bà Phú, để bài thuốc có hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố liều lượng, cách phân phối các loại thuốc, lấy thuốc vào thời kỳ nào,…rất quan trọng, không phải ai cầm được thang thuốc trên tay, có chút hiểu biết về y học cổ truyền là có thể bốc được gói thuốc có tác dụng y hệt.
"Tôi chữa bệnh theo qui trình làm đào thải độc tố trong tuyến tụy, sau đó giúp tuyến này được phục hồi chức năng bằng cách bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Khi đã "khỏe lại", hoạt động của tuyến tụy sẽ trở lại bình thường, khiến cơ thể mau chóng lấy lại được thể trạng bình thường", bà Phú cho biết.
Bà Phú cũng chia sẻ thêm về bệnh tiểu đường,căn bệnh này nếu điều trị kịp thời, với phương pháp trị bệnh hợp lí, thay đổi thói quen ăn uống và thường xuyên tập thể dục thể thao, ….thì có thể kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng.
Hơn hai mươi năm trong nghề, bà Phú đã chữa thành công cho hàng nghìn ca tiểu đường, chỉ sau khoảng 3-6 tháng dùng thuốc, bệnh nhân không còn dấu hiệu đường huyết cao, tỉ lệ tái mắc bệnh trở lại rất thấp.

chua-tieu-duong

Bệnh nhân lấy thuốc ra về

Chị Phạm Thị Thủy(35 tuổi, Bắc Giang) bị tiểu đường tuýp 2 từ năm 2010, chị luôn trong tình trạng mệt mỏi, mắt mờ, đi tiểu nhiều, tăng huyết áp, sức khỏe sa sút trầm trọng,…khoảng hai năm trở lại đây, chị Thủy phải lui tới bệnh viện thường xuyên để tiêm insulin theo định kỳ. Ước muốn được làm mẹ của chị cũng vì căn bệnh tiểu đường mà bị cản trở. Chữa bằng thuốc Tây không khỏi, chị Thủy chuyển sang tìm hiểu các bài thuốc Đông y. Được một người đồng nghiệp giới thiệu bà lang Phú đã chữa thành công cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, chị Thủy gấp rút đến gặp bà Phú. Sau khi nghe tình trạng bệnh của chị Thủy, bà Phú cắt cho chị 2 tháng thuốc, dặn mỗi thang uống trong 3 ngày, chia làm 3 lượt. Mỗi lần để xâm xấp nước, sắc lấy một bát nước dùng khi khát. "Uống được một nửa số thuốc của bà Phú cắt cho, tôi đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn hẳn. Tôi không bị chóng mặt hay mẩn ngứa như trước, đi khám thì lượng đường trong máu đã giảm hẳn, cứ thế, tôi uống thuốc trong nửa năm thì lượng đường huyết đã ổn định ở mức bình thường", chị Thủy hồ hởi chia sẻ khi chúng tôi gọi điện xác minh câu chuyện về bài thuốc trị tiểu đường của bà lang Nguyễn Thị Phú.
Câu chuyện về bà lang xứ mường và những bệnh nhân tiểu đường còn dài mãi, chúng tôi xin phép được kể tiếp ở dịp sau. Chia tay người phụ nữ với đôi mắt ánh lên sự hiền từ, chúng tôi còn nhớ mãi câu nói của bà, "Nghề thuốc là nghề rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính trách nhiệm. Tôi luôn tâm niệm, có phúc sẽ có phần, nên chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện làm giàu bằng những gói thuốc nhỏ. Cứu được người bệnh mới có ý nghĩa nhất trong cuốc sống. Đến giờ, chúng tôi mới chợt hiểu vì sao bà lang Mường với bài thuốc trị tiểu đường lại được nhiều người tín nhiệm đến vậy.
 

    Sau khi tòa soạn đăng loạt bài về bà lang Phú chữa bệnh tiểu đường  Hòa  Bình, chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, email, phản hồi xin số điện thoại liên lạc nhờ lương y tư vấn chữa bệnh. Tòa soạn xin cung cấp số điện thoại của bà lang Phú để bạn đọc tiện liên lạc.

Điện Thoại: 0906.240.900 - 0978 326 083 - 0934 693 815

Theo báo: kienthuc.net.vn

 

"Mổ xẻ" bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường cho nhiều người.

tapchidongy.vn - Chủ Nhật, 13 Tháng 03 2016 09:39

Thông thường người mắc bệnh tiểu đường phải chung sống suốt đời với thuốc, vậy chọn loại thuốc nào thực sự hiệu quả, ít tốn kém, không để lại nhiều tác dụng phụ,..luôn là trăn trở lớn của bệnh nhân.

chua-tieu-duong

Rất đông bệnh nhân đến khám và chữa bệnh

Nhờ bài thuốc y học cổ truyền với 32 vị thuốc có tác dụng ổn định đường huyết, đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan trú tại Xóm Làng – xã Đại Yên – huyện Chương Mỹ - Hà Nội đã giúp bệnh nhân có thể yên tâm khi chọn được phương pháp điều trị bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Ổn định đường huyết nhờ thảo dược lành tính

Gặp lương y Nguyễn Thị Kim Đoan tại Xóm Làng – xã Đại Yên – huyện Chương Mỹ - Hà Nội, nhóm phóng viên chúng tôi có dịp được nghe lương y tư vấn và chia sẻ về quãng thời gian hơn hai mươi năm gắn bó với bệnh tiểu đường. Nhiều câu chuyện khó quên của bệnh nhân tiểu đường khắp trong Nam, ngoài Bắc từng đến đây chữa trị cũng được lương y tiết lộ.

Lương y Đoan cho biết, đa số những bệnh nhân tiểu đường trước khi chọn phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền thường đã tốn kém rất nhiều chi phí chữa bệnh ở những cơ sở Tây y. Mặt khác, tiểu đường là một bệnh lý mãn tính và phức tạp, càng để lâu bệnh nhân càng dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu,...vì vậy phải luôn có những biện pháp thích hợp để kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt biến chứng của bệnh. Để làm được điều đó, bệnh nhân phải kết hợp chặt chẽ ba yếu tố: tập luyện sức khỏe, uống thuốc, chế độ ăn uống.

chua-tieu-duong

Lương y đang bắt mạch cho bệnh nhân

Tiết lộ bí quyết giúp ổn định đường huyết, giúp lượng đường trong máu trở về mức bình thường trong bài thuốc gia truyền, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan cho biết bà đã dùng tất cả 32 vị thảo dược có lịch sử chữa bệnh cách đây ba ngàn năm, nổi bật nhất là các vị: đảng sâm, thục địa, táo nhân, xuyến khung, bạch thược, trần bì, cỏ ngọt, giảo cổ lam, mướp đắng, chuối hột,… "Đây đều là những vị thuốc không những có tác dụng ổn định đường huyết mà còn có tác dụng rất tốt cho tim, hệ thần kinh, phòng chống các bệnh ung thư", lương y Nguyễn Thị Kim Đoan cho biết.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan xuất thân từ một gia đình hiếu học tại một ngôi làng nghèo của huyện Hoài Đức, bà là cựu sinh viên trường Đại học Y Hà Nội khoa Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa Y học cổ truyền. Không chỉ am hiểu kiến thức Tây y, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan còn dành nhiều năm nghiên cứu các bài thuốc nam trong dân gian. Tâm sự với chúng tôi, lương y cho biết, "Nghiên cứu thuốc nam gia truyền dường như đã là một sở thích ngấm vào máu của tôi. Nghe thấy có bài thuốc nào hay tôi liền sắp xếp thời gian đến tìm hiểu bằng được. Cũng nhờ thế tôi tìm ra bí quyết giúp ổn định đường huyết trong bài thuốc cổ truyền. Khác với những lương y dân gian trước đây, tôi vừa tiếp thu những kinh nghiệm cổ truyền, vừa áp dụng lý thuyết khoa học đã được biết trong quá trình học tập tại trường Y, sau nhiều lần chứng minh lâm sàng cho kết quả tốt mới đưa vào sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân của mình."

chua-tieu-duong

Lương y đang ghi biểu hiện của bệnh vào sổ bệnh nhân

Nói về cách phòng tránh các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan cho biết,  đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường nói chung, muốn phòng tránh các biến chứng phải luôn giữ đường huyết ở mức ổn định bằng cách kết hợp uống thuốc, luyện tập khoa học, ăn uống điều độ. Nhiều bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng ở chân có thể phải cắt cụt chi. Muốn tránh trường hợp xấu nhất xảy ra, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để sớm phát hiện điểm bất thường. Luôn giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai,..tăng cường hoạt động thể chất và tập luyện mỗi ngày khoảng 30 phút, nhưng tránh các hoạt động tập luyện và làm việc quá sức.

chua-tieu-duong

Đến trưa vẫn còn rất nhiều bệnh nhân đang chờ khám bệnh

Đường huyết trở về mức ổn định nhờ các thảo dược núi rừng

Hồ hởi cho chúng tôi biết về hàng nghìn trường hợp bệnh nhân tiểu đường tìm được giải pháp chữa bệnh hiệu quả nhờ bài thuốc y học cổ truyền của mình, lương y Nguyễn Thị Kim Đoan vẫn khiêm tốn cho rằng đó là do "phúc chủ, lộc thầy" nên mới có may mắn được bệnh nhân khắp gần xa tin tưởng, biết đến.

Gặp chúng tôi tại nhà lương y Nguyễn Thị Kim Đoan, chị Hồ Thị Phúc ( Hòa Bình) cho biết, "Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, bị tiểu đường đã  7 năm nay, đường huyết khi đói thường khoảng 12-13mmol/l, thời gian trước mẹ tôi tiêm insuline ngày 3 lần, mỗi lần 5UI. Tuy vậy, sức khỏe của mẹ tôi ngày càng suy giảm, thường xuyên đau nhức khắp cơ thể, mệt mỏi kéo dài. Nhiều đêm ngủ chỉ cựa mình là tiểu ra quần mà không hay biết". Chị Phúc thở dài rồi đưa các kết quả khám bệnh của mẹ chị cho chúng tôi xem, nói tiếp, "Tôi được một người bạn làm cùng cơ quan cũng bị tiểu đường, đang dùng thuốc của lương y Đoan giới thiệu đến đây. Chị ấy uống được 3 tháng thấy đường huyết đã trở về mức 6-7mmol/l. Mong sao mẹ tôi cũng hợp thầy, hợp thuốc mà chóng khỏe lại".

chua-tieu-duong

Lương y Nguyễn Thị Kim Đoan đang bốc thuốc cho các bệnh nhân

Cùng tâm trạng với chị Phúc, anh Phạm Hải Quang( Tuyên Quang) đến nhờ lương y Nguyễn Thị Kim Đoan cắt thuốc điều trị bệnh tiểu đường cho vợ. Anh tâm sự, "Vợ tôi là giáo viên tiểu học, cách đây hơn một năm vợ tôi phát hiện bị tiểu đường trong một lần kiểm tra sức khỏe. Vốn cơ thể yếu ớt nên mỗi lần đến bệnh viện cô ấy đều rất sợ. May sao trong một lần đi công tác tôi gặp được người bạn giới thiệu đến lương y Nguyễn Thị Kim Đoan, từ đó đều đặn cứ 3 tháng một lần tôi lại xuống đây lấy thuốc cho vợ ". Được biết, vợ anh Quang đã duy trì mức đường huyết ổn định từ 5-6mmol/l từ khi uống thuốc do lương y Đoan cắt cho. Hiện tại, sức khỏe của chị đã khá lên nhiều.

Dù mới ngoài hai mươi, Trần Thị Mai (SV Đại Học Hà Nội) đã mắc tiểu đường hơn 3 năm nay, khác với dáng vẻ của một thanh niên đang tràn trề sức sống, Mai luôn cảm thấy mệt mỏi và không đủ sức làm bất cứ việc gì. "Em từng ám ảnh với bệnh viện vì tuần nào cũng phải đến làm xét nghiệm đường huyết và tiêm insuline. Việc chữa bệnh cho em khiến cả nhà chẳng ai còn tâm trí làm việc. Vừa tốn kém vừa mất thời gian của mọi người. Một lần tình cờ em đọc được bài chia sẻ của một chị trong hội những người mắc bệnh tiểu đường nhắc đến bài thuốc của lương y Đoan nên hỏi địa chỉ rồi tìm đến". Mai cho biết, hi vọng lần này có thể thay đổi phương pháp điều trị để không phải thường xuyên đến bệnh viện và tiết kiệm chi phí hơn.

chua-tieu-duong

Một bệnh nhân lấy thuốc ra về

Lương y Nguyễn Thị Kim Đoan cho biết, hơn hai mươi năm qua, số bệnh nhân mắc tiểu đường đến khám và lấy thuốc ngày một nhiều lên. Do đặc điểm phải điều trị lâu dài nên lượng bệnh nhân cũ của lương y ngày một nhiều lên. Đa số bệnh nhân đều có phản ứng tốt với thuốc, sau thời gian từ 1-3 tháng khám lại đều thấy lượng đường huyết trong máu đã trở về mức bình thường, giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Gặp trực tiếp chúng tôi mới cảm nhận hết tấm lòng "như từ mẫu" của lương y Đoan, bà tâm sự nhiều bệnh nhân từ xa về không có chỗ ăn nghỉ, lương y Đoan còn tạo điều kiện cho bệnh nhân ở tại nhà. "Làm thầy thuốc phải sống bằng cái tâm, họ đã khổ vì bệnh tật rồi nên tôi không bao giờ tính toán, giúp được gì là giúp liền, tiền thuốc cũng chẳng đáng mấy đồng, chủ yếu tôi lấy đủ để chi phí  thu mua dược liệu ", lương y Đoan cho biết.

Hi vọng lòng nhiệt huyết và sự đam mê cống hiến luôn cháy rực trong con người nữ lương y tài ba Nguyễn Thị Kim Đoan như suốt hai mươi năm qua. Chúng tôi tin rằng, nhờ những tấm lòng như lương y Nguyễn Thị Kim Đoan, bệnh nhân tiểu đường có thêm niềm tin và hi vọng để chiến đấu với căn bệnh mãn tính này, sớm trở về với cuộc sống khỏe mạnh  bình thường. Chúc lương y luôn nhiều sức khỏe và may mắn để cống hiến cho đời, cho người nhiều hơn nữa.

   Để bạn đọc tiện liên lạc, Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của:

   Bác sĩ đông y – Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

   Địa chỉ: Xóm Làng – Xã Đại Yên – Huyện Chương Mỹ -TP Hà Nội.

   Điện Thoại: 0971. 968. 419.

Theo báo: doisongphapluat.com

Tags: tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 2, tiểu đường type 1, chữa bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường

Tin liên quan

  • 4 món ăn từ hạt đậu cho người bị tiểu đường
  • Chữa khỏi hơn 80% các ca bệnh tiểu đường nhờ hạt vải
  • Quế giúp ổn định đường huyết trong bệnh đái tháo đường
  • BSCK II Vũ Thị Lừu: Thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường bị ngứa


    Triệu chứng bệnh tiểu đường

    tapchidongy.vn - Thứ Tư, 28 Tháng 10 2015 13:48

    Mệt mỏi, giảm cân trầm trọng, khát nước....là những triệu chứng của bệnh tiểu đường

    Triệu chứng bệnh tiểu đường:

    Những dấu hiệu sau là những triệu chứng tiểu đường đầu tiên mà mọi người cần lưu ý:

    - Khát không ngừng.

    - Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm.

    - Mệt mỏi, uể oải.

    - Giảm cân.

    - Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn.

    Ở tiểu đường týp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

    - Chuột rút.

    - Táo bón.

    - Nhìn mờ.

    - Nhiễm trùng da tái diễn.

    Ở tiểu đường týp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy đi khám bệnh để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

    Theo Suckhoedoisong.vn

     

    Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

    tapchidongy.vn - Thứ Tư, 28 Tháng 10 2015 13:41

    Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu các yếu tố gây bệnh để phòng tránh nhé.

      Thân hình 'trái táo':

    Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80cm và nam giới có vòng bụng 90cm có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 'quá khổ' hoặc có tạng người hình 'trái táo' có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.

    Ngủ không đủ giấc:

    Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hoóc-môn gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

    Buồng trứng đa nang:

    Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin.

    Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.

    Ngáy ngủ:

    Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường týp 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hoóc-môn cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.

    Bỏ bữa ăn sáng:

    Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

    Giờ giấc công việc bất thường:

    Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

    Theo Suckhoedoisong.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét