Trang

Kiến thức căn bản về bệnh Tiểu đường và cách kiểm soát

 

Sự nguy hiểm của biến chứng Đái tháo đường và cách kiểm soát

Con số thông kê mới đây của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương về bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam cho thấy, độ tuổi bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Mặc dù đái tháo đường ngày nay đã hoàn toàn có thể kiểm soát được, thế nhưng vẫn có một tỉ lệ lớn người bệnh đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do biến chứng tiểu đường gây ra. Vậy có cách nào để kiểm soát chỉ số đường huyết, giúp người bệnh sống khỏe mà không bị các biến chứng ghé thăm.

Các biến chứng Đái tháo đường

Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, theo thời gian, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Có 2 loại biến chứng: Biến chứng cấp tính và mạn tính. Trong đó, biến chứng cấp tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, bao gồm: hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, tăng acid lactic. Quan trọng hơn là các biến chứng mạn tính, vì chúng diễn biến thầm lặng, không ồ ạt nên người bệnh không để ý, khó phát hiện được. Biến chứng mạn tính gồm 2 loại: biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.

Biến chứng mạch máu nhỏ gây các tổn thương:

– Tại mắt: hậu quả cuối cùng có thể gây xuất huyết võng mạc, mù lòa

– Tại thận: gây ra suy thận, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo

– Tại chi: dễ bị nhiễm trùng, vết thương khó lành, có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt cụt chi

– Thần kinh: khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị hẹp đi không đủ sức nuôi dưỡng làm cho các thần kinh bị kém dẫn truyền, người bệnh cảm thấy tê bì, yếu cơ…

Tổn thương về mạch máu lớn có:

– Tại tim: có thể gây nghẽn tắc ở động mạch tim, nhồi máu cơ tim

–  Ở não có thể gây xuất huyết não, tắc mạch, đột quỵ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết theo thời gian có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

HbA1c – Chỉ số "vàng" đánh giá mức độ biến chứng

Để kiểm soát được bệnh cần đạt được 2 mục tiêu quan trọng: ổn định đường huyết một cách lâu dài và phòng ngừa được các biến chứng. Hiện nay người ta dùng chỉ số HbA1c là chỉ số vàng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất và theo dõi các biến chứng của bệnh.

HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu, đời sống của hồng cầu trong máu kéo dài 120 ngày, do đó chỉ số HbA1c cho biết tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất. Giá trị bình thường của HbA1c là khoảng 4-6% trong toàn bộ Hemoglobin của cơ thể. Khi chỉ số này tăng lên khoảng 1% có nghĩa là giá trị đường huyết của bệnh nhân tăng 30mg/dl hay 1,7Mmol/L. Các nghiên cứu về biến chứng và cách kiểm soát bệnh đái tháo đường cho thấy nếu giảm HbA1c xuống còn nhỏ hơn 7,2% thì giảm mù tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, cắt cụt chân giảm 67%.

Do đó, người bệnh cần theo dõi HbA1c, thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6.5%.

Kiểm soát HbA1c bằng cách nào?

Điều trị ĐTĐ được ví như cái kiềng 3 chân, bao gồm: thứ nhất là chế độ dinh dưỡng, thứ hai là chế độ lao động hay tập luyện, thứ ba là dùng thuốc. Hiện nay, can thiệp bằng thuốc có rất nhiều loại, thuốc viên làm hạ đường huyết, với đái tháo đường type 1 do bị đề kháng insulin thì dùng insulin để tiêm. Tuy nhiên bệnh nhân phải dùng đúng liều theo chỉ định của bác sỹ, bởi một trong những nhược điểm của thuốc là có thể có biến chứng cấp tính hạ đường huyết. Vì thế hiện nay, nhằm giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị, người ta đang tìm về các dược liệu thiên nhiên có ít tác dụng phụ như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thêm các vị thuốc bắc như linh chi, hoài sơn, sinh địa, thương truật…, những vị thuốc này có tác dụng kết hợp, cộng hưởng làm tăng tác dụng ổn định đường huyết. Từ đó sẽ giúp làm giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh đái tháo đường

 

Kết hợp Đông – Tây y trong điều trị đái tháo đường

Trong điều trị đái tháo đường hiện nay bác sỹ Tây y thường sử dụng insulin và các thuốc uống.

Insulin là nội tiết tố tuyến tụy có khả năng làm hạ đường huyết bằng cách giúp đường vào trong tế bào cơ, gan và mỡ để sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thuốc uống hạ đường huyết được phân loại dựa theo cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc, gồm có: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin (Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid), thuốc làm tăng nhạy cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi (Metformin, Glucophage..), thuốc làm giảm hấp thu các chất đường bột sau ăn (Acarbose, Glucobay, Miglitol).

Tiem insulin

Với quan điểm dùng thuốc theo y học cổ truyền, các thầy thuốc Đông y khi điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 sẽ tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà quyết định dùng thuốc Tây y, hay thuốc Đông y, hoặc kết hợp cả hai loại thuốc Đông y và Tây y nhằm làm tăng tác dụng hạ đường huyết, giảm các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… Dù theo quan điểm nào, cách chữa nào thì bệnh nhân cũng nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, thầy thuốc để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Ngoài ra, cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền, người bệnh đều được khuyến cáo chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý. Nên ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau cải, cá, thịt nạc, thịt gà, đậu hà lan hay đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo hoặc khử béo và phô mai. Tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức cũng giúp giảm đường huyết và tăng nhạy cảm insulin, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp, mỡ máu tốt hơn, tăng sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể.

Châu Anh

 

Thảo dược quý cho người bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh các loại thuốc Tây y điều trị tiểu đường, các nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết từ nhiều loại thảo dược.

Khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia, có dược tính cao gấp nhiều lần so với khổ qua thường, đã được chứng minh về khả năng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt. Loại quả này có chứa ít nhất ba hoạt chất với những đặc tính chống bệnh tiểu đường; trong đó charantin được xác nhận là có tác dụng hạ đường huyết trong máu, vicine và một hợp chất tương tự insulin được gọi là polypeptide-p. Ngoài ra, khổ qua rừng còn chứa lectin làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại vi và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác dụng của insulin trong não.

Khổ qua rừng

Khổ qua rừng

Theo đông y, khổ qua rừng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose trong dạ dày. Khổ qua rừng còn làm giảm vận chuyển glucose vào máu, một yếu tố quan trọng để điều trị bệnh tiểu đường và giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn.

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là một loại cây dây leo, thân gỗ, có hoạt chất chính là gymnemic acid, đã được xác định là có tác dụng tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đồng như insulin nhanh, với đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2 giờ và duy trì đến 4 giờ sau khi dùng. Dây thìa canh có thể phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường.

Dây thìa canh

Tảo Spirulina cũng chứng tỏ hiệu quả trị liệu tốt đối với bệnh tiểu đường nhờ khả năng làm giảm đường huyết của người bệnh. Tảo Spirulina có chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, khoáng chất, có thể kết hợp hữu hiệu với các chất hữu cơ trong cơ thể, ngoài ra màng tế bào tảo Spirulina do polysaccharide cấu tạo thành, cơ thể rất dễ hấp thụ. Sử dụng tảo Spirulina có thể cải thiện một cách hiệu quả chứng "tam đa thất thiểu" (ăn nhiều, đái nhiều, gầy nhiều) của người bệnh tiểu đường, một tình trạng do dinh dưỡng bị mất đi quá nhiều gây nên.

tao spirulina

Tảo Spirulina còn giúp tăng cường dinh dưỡng đồng thời có thể hỗ trợ điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, hồi phục cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Tảo Spirulina có Chlorophyll cao hơn so với các loại rau thông thường khác và các protein thực vật, vitamin nhóm B, kẽm,… có thể thúc đẩy bài tiết insulin trong cơ thể.

Một số thảo dược khác cũng rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, chẳng hạn như hoài sơn, sinh địa, thương truật, linh chi… Hoài sơn chứa các men giúp thủy phân đường trong cơ thể, giúp hạ đường huyết. Sinh địa chứa các glycosid giúp hạ đường máu, đồng thời sinh địa có tác dụng làm chậm sự tiến triển biến chứng đục thủy tinh thể, giảm triệu chứng biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường. Thương truật giúp hạ lượng đường trong máu nhờ tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết chất insulin, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tiểu đường…

Minh Phương

 

7 thảo dược quý mà người bệnh tiểu đường cần biết

Bên cạnh giải pháp tây y, những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tiểu đườngđã quyết định chọn phương pháp đông y – dùng dược thảo trong điều trị và mang lại những kết quả tốt cho sức khỏe.

An toàn, hiệu quả, sẵn có

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Chữa khỏi tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát với các triệu chứng chủ yếu như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh trong nước tiểu có nhiều đường.

Một số trường hợp khi sử dụng thuốc tây y không hợp lý sẽ không cho kết quả lâu dài và gây tác dụng phụ. Trong khi đó, một số trường hợp khi bệnh nhân dùng đông y kết hợp sử dụng thuốc tây y hợp lý lại cho kết quả tốt, an toàn, hiệu quả và đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Ngoài ra dùng đông y với các loại thảo dược quý lại rất có sẵn và rẻ tiền. Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã phát hiện có đến hàng nghìn loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường.

tao spirulina

Tảo spirulina giúp bổ sung nguyên vi lượng, bồi bổ sức khỏe cơ thể, thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng khem như người bị tiểu đường.

Công hiệu nhờ 7 thảo dược quý

Mặc dù so với tây y, chữa tiểu đường bằng thảo dược được cho là an toàn và không gây tác dụng phụ, tuy nhiên không vì thế mà người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng bừa bãi các loại thảo dược. Nhiều bệnh nhân đã mắc sai lầm khi chữa bệnh bằng đông y theo kiểu ai mách gì, dùng nấy mà không để ý đến tác dụng thật sự của các loại thảo dược này. Việc sử dụng không đúng loại cây thuốc sẽ không thể mang lại hiệu quả dài lâu. Ở Việt Nam các nhà khoa học đã chứng minh có 7 loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường.

  • Khổ qua (mướp đắng): Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên).
  • Dây thìa canh: Đây là thảo dược đã được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh "nước tiểu ngọt như mật". Đến nay, có khoảng 70 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của cây thuốc này.
  • Hoài sơn: Hoài sơn chứa các men giúp thủy phân đường trong cơ thể, từ đó giúp hạ đường huyết.
  • Sinh địa: Sinh địa chứa các glycosid giúp hạ đường máu, đồng thời có tác dụng làm chậm sự tiến triển biến chứng đục thủy tinh thể, giảm triệu chứng biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Thương truật giúp hạ lượng đường trong máu nhờ tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết chất insulin, ngoài ra, cũng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tiểu đường (khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi).
  • Linh chi: Giúp giảm các tính trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường như thừa cholesterol và tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, linh chi còn giúp giảm lượng đường trong máu một cách rõ rệt.
  • Tảo spirulina được coi như "thần dược" giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, chống lão hóa, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra, vị thuốc quý này còn giúp bổ sung nguyên vi lượng, bồi bổ sức khỏe cơ thể, thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng khem như người bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, để đạt kết quả tốt khi điều trị, bệnh nhân tiểu đường cần nắm vững các kiến thức cơ bản sau: Tập luyện thể dục vừa sức, đều đặn (ví dụ mỗi ngày đi bộ từ 30 – 45phút); Khẩu phần ăn nên chia làm nhiều bữa để tránh đường huyết tăng sau khi ăn; Dùng nhiều rau quả tươi để cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng; Thịt, cá, trứng chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải vì sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận; Tránh không ăn những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, sầu riêng, mãng cầu…, bánh, kẹo…; Theo dõi sát sao các triệu chứng cơ năng (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sụt cân) có giảm không.

M.Châu

 

Phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh có biểu hiện là mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và điều trị. Nhưng những biến chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm:

  • Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.
  • Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.
  • Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.
  • Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
  • Tử vong.

Với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, bên cạnh đó là chế độ ăn khắt khe. Người bị tiểu đường rất khó có thể bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể bằng những loại thực phẩm thông thường.

Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc quý hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 7 thảo dược tiêu biểu mà người bệnh nên biết.

Khổ qua rừng

Trái khổ qua (mướp đắng) thường được biết đến với tác dụng thanh nhiệt mát gan làm giảm mỡ máu. Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1c và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch biến chứng thần kinh ngoại biên).

Khổ qua rừng

Nhiều nghiên cứu chứng minh, khổ qua rừng có tác dụng giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Khổ qua dùng trong bữa ăn hàng ngày là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hợp với khẩu vị nên tác dụng trị bệnh không còn nhiều. Chỉ có Khổ qua rừng (tên khoa học là Momordica charantia) mới có hàm lượng hoạt chất cao và tác dụng trị bệnh tốt.

Dây thìa canh

Đây là thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh "nước tiểu ngọt như mật". Đến nay có khoảng 70 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của cây thuốc này. Dây thìa canh được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2005 qua nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội.

Dây thìa canh

Đến nay có khoảng 70 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.

Hoài sơn

Hoài sơn là rễ củ của cây củ mài, đây là một vị thuốc quý trong đông y. Cây thuốc này dùng để trị nhiều chứng bệnh như suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, viêm phế quản, tiểu đường… Theo GS. Đỗ Tất Lợi, Hoài sơn chứa các men giúp thủy phân đường trong cơ thể, từ đó giúp hạ đường huyết.

Sinh địa

Sinh địa chứa các glycosid giúp hạ đường máu. Đồng thời sinh địa có tác dụng làm chậm sự tiến triển biến chứng đục thủy tinh thể, giảm triệu chứng biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường. Sinh địa thường được kết hợp với Hoài sơn trong nhiều bài thuốc cổ phương trị tiểu đường.

Thương truật

Với người bị tiểu đường, thương truật giúp hạ lượng đường trong máu nhờ tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết chất Insulin. Ngoài ra thương truật cũng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tiểu đường (khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi).

Linh chi và Tảo Spirulina

Từ lâu hai vị thuốc này đã được coi như "thần dược" giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, chống lão hóa,  phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Người mắc tiểu đường dùng 2 thảo dược này giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài ra còn giúp bổ sung nguyên vi lượng, bồi bổ sức khỏe cơ thể thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng khem như người bị tiểu đường.

 

Nguy cơ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai bệnh riêng biệt nhưng thường có quan hệ mật thiết với nhau, người bị đái tháo đường dễ có nguy cơ tăng huyết áp và ngược lại. Vì thế, việc điều trị và kiểm soát đái tháo đường sớm cũng như phòng tránh tăng huyết áp rất quan trọng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp ở người mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần người bình thường

Theo các nghiên cứu, tăng huyết áp là một yếu tố làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, ngược lại đái tháo đường cũng làm tăng huyết áp và trở nên khó điều trị hơn. Trong đó, người ta thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường cao gấp 2 lần so với người không bị đái tháo đường. Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, tăng huyết áp thường là hậu quả của biến chứng thận. Còn ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp có thể xuất hiện trước khi bị đái tháo đường.

Nguy cơ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp không những làm cho bệnh nặng hơn mà còn làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị đái tháo đường.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp không những làm cho bệnh nặng hơn mà còn làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị đái tháo đường. Trong đó, tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh… Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu thường gắn bó với nhau là tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường, lười vận động, nồng độ cholesterol máu tăng, hút thuốc lá… Càng nhiều yếu tố, mức độ nguy cơ càng cao. Vì thế, giảm huyết áp cho bệnh nhân đái tháo đường rất quan trọng.

Kiểm soát đái tháo đường và huyết áp

Theo các chuyên gia, để kiểm soát đái tháo đường và huyết áp, cần áp dụng từ chế độ ăn, tập thể dục, dùng thuốc và sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn.

Đối với chế độ ăn, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, bổ sung rau xanh, trái cây, thịt nạc trắng, đặc biệt cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày. Một số cách đơn giản để giảm muối như nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại… lúc nấu ăn. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt… Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô… Đối với người bị đái tháo đường, để ngăn tăng huyết áp nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp để tiêu hao lượng đường, giảm cân và phù hợp sức khỏe như bơi lội, đi bộ, đạp xe…

Người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường. Hiện nay, nhóm thảo dược gồm khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi được các chuyên gia tin dùng vì đạt hiệu quả cao, an toàn với người bệnh.

Đông Mai

 

Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cần lưu ý cho người bệnh đái tháo đường

Theo "Hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới nhất" của Hiệp đội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) tháng 06 năm 2015 khẳng định: Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường (tiểu đường). Việc điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng chỉ định điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Không có một quy định đơn lẻ nào về dinh dưỡng cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý nên được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.

Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cần lưu ý cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn tăng cường các loại rau củ quả ít đường.

Những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ nước 40ml/cân nặng/ngày.
  • Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết của mình.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
  • Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.

Nhóm 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột

Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

Nhóm 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng

Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…

Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu

Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.

Nhóm 4: Nhóm rau, quả

Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chin, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên. Trong tảo spirulina chứa Phenylalanine có tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò của người bệnh tiểu đường đồng thời giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ hoặc cần bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng là điều rất quan trọng.

Dược sĩ Thu Hương

 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cải thiện bệnh, người bị tiểu đường nên nắm vững một số nguyên tắc sau:

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cải thiện bệnh, người bị tiểu đường nên nắm vững một số nguyên tắc sau:

  • Ăn nhiều rau, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, chuối. Đây là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng, chỉ ăn như món ăn phụ nhỏ.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

  • Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây, không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
  • Ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
  • Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa.
  • Ăn đủ ba bữa ăn và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
  • Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân bị tiểu đường nên chú ý đến tập thể dục thường xuyên để cơ thể bạn được vận động từ đó làm giảm lượng calo trong cơ thể. Cùng với đó là có hướng điều trị thích hợp. Sử dụng các thảo dược để hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiện nay đang được các nhà khoa học khuyến cáo lựa chọn. Các loại thảo dược như khổ qua, dây thìa canh… có tác dụng ổn định đường huyết, làm giảm cholesterol và triglicerid máu, an toàn đối với người bệnh.

Minh Hiếu

 

 

Bệnh tiểu đường là gì?

A. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1
 
1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 LÀ GÌ?

Đái tháo đường type 1 trước đây còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường ở người trẻ. Bệnh đái tháo đường type 1 gây ra là do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin. Bình thường, insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, răng miệng… Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

anhtieuduong1

2. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1 là do tế bào β tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến không sản xuất insulin, làm glucose trong máu tăng cao. Tại sao tế bào β tuyến tụy bị phá hủy thì nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Có thể do Gen, virut, tự kháng thể… gây ra bệnh đái tháo đường type 1.

3. TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, trong vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua, hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh cúm. Triệu chứng đường huyết bao gồm:

  • Tiểu nhiều (đặc biệt là tiểu nhiều về đêm)
  • Khát nước: Bệnh nhân đi tiểu nhiều gây mất nước và kích thích làm bệnh nhân gây khát nước.
  • Giảm cân: Mặc dù bệnh nhân ăn rất nhiều và ngon miệng. Điều này xảy ra do bệnh nhân bị mất nước. Cũng có thể là do bệnh nhân bị mất tất cả đường vào trong nước tiểu thay vì sử dụng chúng.
  • Đói nhiều: Bệnh nhân cảm thấy đói vì cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
  • Nhìn mờ: Khi đường tích tụ trong mắt, làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, kéo thêm nước tự do vào trong nhãn cầu. Điều này làm thay đổi hình dạng nhãn cầu và làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi
  • Có thể có buồn nôn, ói mửa. là những triệu chứng nặng do đường huyết tăng rất cao.
4. CHẨN ĐOÁN

anhtieuduong2

Đường huyết lúc đói > 125 mg/dl trên 2 lần xét nghiệm khác nhau Đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl, kèm theo các triệu chứng kể trên Test dung nạp 75g Glucose bằng đường uống, đường máu đo được >= 200mg/dl Xét nghiệm ketone máu cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Xét nghiệm ketone máu nên được thực hiện vào những lần sau đây:

  • Khi lượng đường trong máu >= 240mg/dl
  • Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ
  • Khi xảy ra nôn, nôn mửa
  • Trong thời gian mang thai

Một số xét nghiệm miễn dịch khác: Kháng thể kháng tế bào tuyến tụy (+); anti GAD (+); đo insulin hoặc Peptit (thấp trong máu)

5. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1

Mục tiêu điều trị trước mắt: Điều trị nhiễm ketone acid và đường huyết tăng cao trong máu (nếu có).

Mục tiêu điều trị lâu dài: kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra.

  • Tự kiểm tra đường huyết máu
  • Tập thể dục
  • Chăm sóc bàn chân
  • Sử dụng insulin

 

 

C. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
 
1. TÌM HIỂU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đái tháo đường trong thai kỳ (tiếng Anh: gestational diabetes mellitus, viết tắt: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ. Tỷ lệ mắc đái tháo đường trong thai kỳ là khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai, hay khoảng 200,000 trường hợp mỗi năm tại Hoa Kỳ.

anhtieuduong3

2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT TÔI CÓ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ HAY KHÔNG?

Thường các xét nghiệm chấn đoán đái tháo đường thai kỳ được làm trong thời gian 24-28 tuần. Nếu nguy cơ của bạn cao hơn trung bình, có thể kiểm tra cho bạn sớm hơn, có thể ngay khi bạn vừa biết mình mang thai.

Có hai cách tiếp cận để kiểm tra đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Với phương pháp tiếp cận một bước, thai phụ sẽ nhịn đói trong 4 đến 8 giờ. Sau đó, nhân viên y tế sẽ đo đường huyết của thai phụ, và sẽ đo lại lần nữa 2 giờ sau khi thai phụ uống một ly nước đường.  Loại xét nghiệm này được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống.
  • Với phương pháp tiếp cận hai bước, nhân viên y tế đo đường huyết của thai phụ 1 giờ sau khi uống một ly nước đường. Người nào có đường huyết bình thường sau 1 giờ có thể sẽ không bị đái tháo đường trong thai kỳ.  Người nào có đường huyết sau 1 giờ cao hơn sau đó sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống để xác định xem họ có bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không.
3.MẸ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

anhtieuduong4

Hầu hết các bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ đều sinh ra những đứa con khỏe mạnh, đặc biệt khi họ kiểm soát được đường huyết, chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, tập luyện, và duy trì cân nặng phù hợp. Tuy vậy, trong một số trường hợp, đái tháo đường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và thai nhi. Một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

  • Cơ thể của bé lớn hơn bình thường – được gọi là thai to. Thai to có thể cần sinh mổ thay vì sinh tự nhiên.
  • Lượng đường trong máu thai nhi quá thấp – hay còn gọi là hạ đường huyết. Do đó, khi bé chào đời, cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức có thể giúp cung cấp thêm nhiều glucose cho trẻ. Ngoài ra, có thể cần truyền glucose trực tiếp vào máu của trẻ sơ sinh.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ: Bé khó thở, phải thở bình oxy. Trẻ có thể có nồng độ chất khoáng trong máu thấp. Tình trạng này có thể gây co giật cơ hay chuột rút, nhưng có thể điều trị bằng cách bồi dưỡng thêm chất khoáng cho trẻ.
4. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì họ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ. Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Kiểm tra đường máu nhiều lần trong ngày để xác định nồng độ đường huyết.
  • Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe: Kiểm soát chất đường, bột là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ.
  • Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn và phù hợp với cơ thể để kiểm soát đường máu.
  • Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai.
  • Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có.

Một số bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng có thể cần dùng insulin để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Việc dùng thêm insulin có thể giúp hạ thấp nồng độ đường huyết.

5. ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI ĐỨA TRẺ ĐƯỢC SINH RA?

Đối với hầu hết các bà mẹ, nồng độ đường huyết nhanh chóng trở về bình thường sau khi sinh con. Sáu tuần sau khi sinh con, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ đường huyết. Xét nghiệm cũng giúp kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai. Nếu bạn muốn có thai tiếp, hãy làm xét nghiệm đường huyết ba tháng trước khi mang thai để chắc rằng nồng độ đường huyết của bạn bình thường. Những đứa con của các bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì, dung nạp glucose bất thường, và đái tháo đường. Những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ và con của họ có nguy cơ bị béo phì và đái tháo đường tuýp 2 trong cuộc sống cao hơn. Bạn có thể phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 thông qua cách thay đổi trong lối sống. Hãy trao đổi với nhân viên y tế về bệnh đái tháo đường và những nguy cơ từ đái tháo đường trong thai kỳ.

 

D. TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
1. TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Lượng glucose (đường) bình thường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dl; bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126 mg/dL. Khi lượng glucose trong máu khi đói từ 100 – 125 mg/dL thì bạn bị tiền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Tiền đái tháo đường được xem như là rối loạn glucose máu khi đói, hay rối loạn dung nạp glucose. Hầu hết tất cả những người bệnh đái tháo đường type 2 đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường.

anhtieuduong6

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm máu, thử lượng glucose trong máu lúc đói. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 tuổi, tiền căn trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2, phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ hay sinh con nặng trên 4 kg thì bạn nên xét nghiệm đường máu định kỳ để kiểm tra.

3. ĐIỀU TRỊ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tiền đái tháo đường là một dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu việc chữa trị được tiến hành ngay từ khi bị tiền đái tháo đường. Biện pháp điều trị chính yếu của tiền đái tháo đường là việc thay đổi lối sống bao gồm giảm cân và tăng cường vận động thể lực có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2. Giảm cân bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh ngọt, kẹo mứt, ăn nhiều cơm…, tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả… phân bố bữa ăn hợp lý, không bỏ bữa sáng. Chỉ cần giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì đã đủ để ổn định được lượng glucose trong máu cùng với một chương trình luyện tập thể dục trung bình mỗi lần 30 phút, 4-5 lần một tuần. Điều này còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, các bệnh lý xương khớp… Bên cạnh đó, người bị tiền đái tháo đường có thể tìm hiểu thêm các thảo dược giúp hạ đường huyết và ngắn ngừa biến chứng đái tháo đường như: Khổ qua rừng, dây thìa canh, tảo Spirulina,…

 

Bấm để Tải về Cẩm nang => 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét