nguoiduatin.vn - 09.04.2016 | 19:08 PM
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây nên 30% các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đơn giản giúp bạn tránh được bệnh này.
1. Bỏ thuốc lá
Một trong những điều kiện để tránh xa bệnh tim quái ác là ngừng hút thuốc. Theo kết quả nghiên cứu trên một triệu phụ nữ Anh công bố năm 2014, những người hút thuốc chết sớm hơn 10 năm so với những người không hút thuốc.
Nếu bạn có thể bỏ thuốc lá trước tuổi 40, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm xuống 10 lần.
2. Quản lý cân nặng phù hợp
Bệnh tim và trọng lượng cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những người béo phì, thừa cân không chỉ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 mà còn tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và nhiều bệnh khác. Nếu vòng eo của bạn càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nếu vòng 3 từ 85 trở lên thì đồng nghĩa với nguy cơ cao mắc bệnh tim, cao huyết áp hoặc đái tháo đường... thậm chí ngay cả khi bạn không thừa cân.
3. Hạn chế chất béo
Có thể bạn đã được nghe lời khuyên loại bỏ các chất béo bão hòa và thay thế bằng chất béo không bão hòa. Nguyên nhân là bởi những thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu, dẫn đến thu hẹp các động mạch và nhồi máu cơ tim.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy không có bằng chứng của việc hạn chế chất béo bão hòa và tăng tiêu thụ chất béo không bão hòa có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
Mặc dù không khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm như đồ rán, bánh ngọt, khoai tây chiên và các món chế biến khác..., các chuyên gia sức khỏe cho rằng, ăn các thực phẩm như bơ, pho mát và kem với số lượng ít có thể không gây hại cho con người.
4. Hạn chế ăn thịt đỏ
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ trong chế độ ăn giúp ích cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một lượng lớn thịt đỏ có thể làm tăng 24% nguy cơ suy tim.
Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy điều này có liên quan nhiều hơn tới các thực phẩm được chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... Các nhà nghiên cứu tính toán rằng với việc ăn 50gr thịt chế biến mỗi ngày có thể tăng nguy cơ suy tim tới 8% và nguy cơ tử vong lên 38%.
5. Ăn ít muối
Theo Tổ chức Tim mạch Anh (The British Heart Foundation) thì việc sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tổ chức này cũng đưa ra khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ ít hơn 6 gram (tương đương một thìa cà phê) muối mỗi ngày.
Bạn không chỉ cần cắt giảm lượng muối khi nấu nướng mà còn chú ý khi sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối.
6. Ăn ít đường
Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng những người tiêu thụ đường tạo ra nhiều hơn 25% lượng calo mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người tiêu thụ đường tạo ra ít hơn 10% calo của họ.
7. Tập thể dục
Đừng đợi đến khi béo tròn như một củ khoai tây mới lo đi tập thể dục. Ngoài việc giảm cân, một nghiên cứu gần đây cho thấy, sức khỏe tim mạch có thể được cải thiện nếu bắt đầu tập thể dục như: chạy bộ, đi xe đạp... ngay cả khi bạn đã hơn 40 tuổi. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên có một chế độ tập luyện hợp lý trước tuổi 30.
8. Giảm stress
Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe tim mạch. Khi bạn căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol có thể làm tăng chất béo không lành mạnh ở vùng bụng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Khi căng thẳng, stress, bạn càng cảm thấy thèm ăn những thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo. Điều này khiến cho tình trạng tim mạch ngày càng tồi tệ.
Bạn có thể giảm stress bằng những cách đơn giản như nghe nhạc, thư giãn, tập yoga, ngồi thiền hoặc làm những gì mình thích.
Nếu bạn có thể bỏ thuốc lá trước tuổi 40, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm xuống 10 lần.
Bỏ thuốc giúp tránh được bệnh tim mạch. |
Bệnh tim và trọng lượng cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những người béo phì, thừa cân không chỉ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 mà còn tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và nhiều bệnh khác. Nếu vòng eo của bạn càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nếu vòng 3 từ 85 trở lên thì đồng nghĩa với nguy cơ cao mắc bệnh tim, cao huyết áp hoặc đái tháo đường... thậm chí ngay cả khi bạn không thừa cân.
3. Hạn chế chất béo
Có thể bạn đã được nghe lời khuyên loại bỏ các chất béo bão hòa và thay thế bằng chất béo không bão hòa. Nguyên nhân là bởi những thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu, dẫn đến thu hẹp các động mạch và nhồi máu cơ tim.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy không có bằng chứng của việc hạn chế chất béo bão hòa và tăng tiêu thụ chất béo không bão hòa có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
Mặc dù không khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm như đồ rán, bánh ngọt, khoai tây chiên và các món chế biến khác..., các chuyên gia sức khỏe cho rằng, ăn các thực phẩm như bơ, pho mát và kem với số lượng ít có thể không gây hại cho con người.
4. Hạn chế ăn thịt đỏ
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ trong chế độ ăn giúp ích cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một lượng lớn thịt đỏ có thể làm tăng 24% nguy cơ suy tim.
Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy điều này có liên quan nhiều hơn tới các thực phẩm được chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... Các nhà nghiên cứu tính toán rằng với việc ăn 50gr thịt chế biến mỗi ngày có thể tăng nguy cơ suy tim tới 8% và nguy cơ tử vong lên 38%.
5. Ăn ít muối
Theo Tổ chức Tim mạch Anh (The British Heart Foundation) thì việc sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tổ chức này cũng đưa ra khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ ít hơn 6 gram (tương đương một thìa cà phê) muối mỗi ngày.
Bạn không chỉ cần cắt giảm lượng muối khi nấu nướng mà còn chú ý khi sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối.
6. Ăn ít đường
Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng những người tiêu thụ đường tạo ra nhiều hơn 25% lượng calo mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người tiêu thụ đường tạo ra ít hơn 10% calo của họ.
Những người tiêu thụ đường tạo ra nhiều hơn 25% lượng calo mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người tiêu thụ đường tạo ra ít hơn 10% calo của họ. |
Đừng đợi đến khi béo tròn như một củ khoai tây mới lo đi tập thể dục. Ngoài việc giảm cân, một nghiên cứu gần đây cho thấy, sức khỏe tim mạch có thể được cải thiện nếu bắt đầu tập thể dục như: chạy bộ, đi xe đạp... ngay cả khi bạn đã hơn 40 tuổi. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên có một chế độ tập luyện hợp lý trước tuổi 30.
8. Giảm stress
Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe tim mạch. Khi bạn căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol có thể làm tăng chất béo không lành mạnh ở vùng bụng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Khi căng thẳng, stress, bạn càng cảm thấy thèm ăn những thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo. Điều này khiến cho tình trạng tim mạch ngày càng tồi tệ.
Bạn có thể giảm stress bằng những cách đơn giản như nghe nhạc, thư giãn, tập yoga, ngồi thiền hoặc làm những gì mình thích.
Hồng Duyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét