Trang

Rau hẹ


Hẹ là loại rau xanh giá cực rẻ, không sợ thuốc sâu, kích thích lại có tác dụng như một loại thuốc"

Rau này có sẵn ở chợ, 10 ngàn đồng/ 4 bó, phải nói là một loại rau rẻ nhất ở chợ hiện nay. Ăn rau này, bạn không lo lắng vấn đề rau sử dụng thuốc sâu hay kích thích vì nó rất dễ mọc. Nó không chỉ chế biến được nhiều món ngon mà còn có nhiều công dụng bất ngờ.

Vâng, loại rau tôi muốn nói đến chính là cây hẹ.

Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng. 

Lá cây hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20 – 30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa. 

Cây hẹ thường mọc thành bụi và là loại cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sanh ra những cây con bằng cách tách chồi.

Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn. 

Theo Y học hiện đại, cây hẹ có các tác dụng dược lý như:

  • Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;
  • Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển;
  • Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin,… có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;
  • Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp.

Theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có các tác dụng:

  • Giải độc;
  • Tán ứ;
  • Giảm ngứa;
  • Giảm đau, tức bụng;
  • Bổ thận;
  • Tráng dương;
  • Chữa mộng tinh;
  • Điều trị di tinh;
  • Cải thiện lưng gối yếu mềm;
  • Làm lành các vết thương;
  • Điều trị táo bón;
  • Điều trị cảm mạo.

Hẹ có thể được dùng bằng các cách:

  • Chế biến thành các món ăn;
  • Dùng tươi: Giã nát, lấy nước cốt để điều trị vết thương, viêm nhiễm tại chỗ;
  • Chế biến thành các bài thuốc nam bằng cách kết hợp với các loại dược liệu khác.

Nguồn: https://home.vn/thread/mot-loai-rau-xanh-gia-cuc-re-khong-so-thuoc-sau-kich-thich-lai-co-tac-dung-nhu-mot-loai-thuoc.211106233011456

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét