Sưu tầm miễn phí, nhằm giúp cộng đồng có các thông tin có lợi cho sức khỏe ----- (Nếu Quý vị có bất kỳ phàn nàn nào về bản quyền, làm ơn báo lại thông qua mục Nhận xét ở dưới mỗi bài đăng. Quản trị blog sẵn sàng xem xét và gỡ bỏ bài đăng không phù hợp trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn!)
Cách bảo quản gừng chẳng cần tủ lạnh vẫn giữ nguyên độ tươi
Bảo quản gừng bằng cách chôn trong cát
Với cách bảo quản gừng này, bạn trút cát khô và sạch vào một chiếc bát hoặc là đĩa cỡ rộng, sau đó vùi củ gừng xuống và để nơi mát mẻ, thoáng gió. Cách bảo quản này sẽ giúp gừng tươi lâu, không bị khô quắt lại.
Bảo quản gừng bằng giấy bạc
Bạn bọc gừng kín trong giấy bạc và đặt ở nơi mát mẻ, thoáng gió trong nhà, không cần phải để trong tủ lạnh. Lưu ý, có thể thay giấy bạc thường xuyên. Cách bảo quản này giúp gừng không nảy mầm, không bị khô, mốc và bảo quản được thời gian khá lâu.
Không cần tủ lạnh, gừng vẫn giữ nguyên độ tươi ngon nếu được bảo quản đúng cách. Ảnh minh họa
Bảo quản gừng bằng cách sấy khô
Với số lượng gừng lớn, muốn bảo quản lâu hơn thì bạn có thể sử dụng phương pháp sấy khô. Sau khi rửa sạch gừng và để ráo nước, bạn thái thành miếng mỏng rồi phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp hoặc sấy bằng lò nướng. Gừng sấy khô có thể dùngtrong thời gian dài mà không bị mất mùi vị hay đặc tính cay nóng của gừng tươi.
Bảo quản gừng bằng gạo
Sau khi làm sạch gừng, bạn để ở nơi thoáng mát cho khô ráo nước trên bề mặt, sau đó vùi gừng trực tiếp vào trong gạo. Gạo rất khô, cách này có thể giữ gừng ở môi trường khô ráo và cách ly với không khí. Nhờ đó, gừng có thể bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng hoặc là nảy mầm.
Bảo quản gừng bằng muối
Bạn làm sạch bụi bẩn trên bề mặt gừng, chuẩn bị thêm nửa bát nước và cho thêm muối vào rồi khuấy lên để muối trong nước được hòa tan hoàn toàn. Tiếp theo, bạn ngâm gừng đã làm sạch vào bát nước muối này.
Sau khi ngâm khoảng 10 phút, bạn lấy gừng ra và đặt ở nơi thoáng gió để làm khô độ ẩm trên bề mặt. Sau đó, bạn bọc toàn bộ củ gừng bằng màng bọc thực phẩm.
Muối ăn có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nên gừng ít có khả năng sinh sản và hư hỏng. Khi được bọc bằng màng bọc thực phẩm, gừng sẽ ở trạng thái chân không, có thể kéo dài thời gian sử dụng của loại củ này.
Nếu cần bảo quản miếng gừng đã cắt, bạn có thể thoa thêm một chút muối lên vết cắt trên củ gừng, sau đó đặt lên bậu cửa sổ bếp. Cách này có thể bảo quản gừng được vài ngày.
Bảo quản gừng bằng giấm trắng
Bạn làm sạch cặn bám trên bề mặt củ gừng và đặt ở nơi thoáng mát để làm khô độ ẩm bề mặt. Sau đó, bạn chuẩn bị lọ, cho gừng khô vào bên trong rồi đổ giấm vào, lượng giấm phải ngập hết gừng.
Cuối cùng, bạn chỉ cần đậy kín nắp lọ rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát là gừng có thể bảo quản được lâu, không bị ôi. Khi cần ăn, bạn lấy gừng ra khỏi hũ và ăn trực tiếp hoặc sử dụng làm gia vị đều rất ngon.
Nếu bạn từng thắc mắc về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa, các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra câu trả lời cho bạn.
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút
Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái.
Thời điểm tốt nhất để ngủ trưa
Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.
Tại sao đây là thời điểm tốt nhất cho giấc ngủ trưa?
Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.
Những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy
Tác dụng thú vị của giấc ngủ trưa
Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.
Ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?
Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút.
Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.
Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái.
Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Thỉnh thoảng mất ngủ là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các chuyên gia cho biết mất ngủ không phải lúc nào cũng do căng thẳng mà còn có thể vì gan có vấn đề.
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây khó ngủ. Bệnh xảy ra khi mỡ thừa tích tụ quá nhiều trong gan và gây viêm nhiễm, cuối cùng gây viêm gan, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Mất ngủ và khó ngủ không chỉ do lo âu, căng thẳng mà còn có thể vì vấn đề ở gan
Khó ngủ do bệnh về gan thường kèm theo mệt mỏi và ngứa da
Trên thực tế, nhịp độ ngủ thức ở người bị gan nhiễm mỡ sẽ hơi khác so với người khỏe mạnh. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Frontiers in Network Psychology cho thấy khoảng 55% người bị gan nhiễm mỡ hay giật mình vào nửa đêm. Họ cũng cần nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ.
Gan nhiễm mỡ là một loại rối loạn chuyển hóa, làm suy giảm khả năng điều hòa lượng đường glucose và lipid trong máu. Hệ quả của tình trạng này là làm mất cân bằng năng lượng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, gan còn có một chức năng khác là tham gia vào quá trình điều hòa hoóc môn, trong đó có hoóc môn melatonin. Loại hoóc môn này giúp dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ làm giảm sản xuất melatonin, gây gián đoạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ và ngủ không sâu.
Gan nhiễm gây viêm nhiễm trong gan. Tình trạng viêm này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy khó thư giãn và khó ngủ. Bệnh cũng làm giảm hiệu suất hoạt động của gan, khiến chất độc tích tụ nhiều trong cơ thể và gây khó ngủ.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường âm thầm phát triển trong nhiều năm. Do đó, người mắc sẽ không nhận thấy triệu chứng trong giai đoạn đầu.
Khó ngủ do bệnh về gan thường sẽ kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu và ngứa da. Người bệnh sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi kéo dài, cảm giác đau bụng ở vùng hạ sườn phải. Độc tố tích tụ nhiều trong máu nên sẽ gây ngứa da. Một số triệu chứng khác của bệnh gan như sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da, vàng mắt, sưng bụng.
Khi phát hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần phải đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài dùng thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ thừa, tránh rượu bia, món nhiều đường bột, thay vào đó nên ăn nhiều rau củ, trái cây, theo Medical News Today.
6 món người mắc bệnh gan cần phải tránh, đặc biệt là xơ gan
Các tổn thương gan thường diễn ra âm thầm. Nếu người bệnh không sớm nhận biết và điều trị thì có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan. Vì gan đã bị tổn thương nên người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống.
Gan có thể bị tổn thương từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như lạm dụng rượu bia, viêm gan, bệnh gan tự miễn hay gan nhiễm mỡ. Khi bị tổn thương, gan sẽ tự hồi phục, sau đó hình thành các mô sẹo. Qua thời gian, mô sẹo trên gan quá nhiều sẽ dẫn đến xơ gan, gây suy giảm chức năng gan, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Người có vấn đề về gan cần hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến
Những người mắc bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, cần tránh ăn và uống những món sau:
Rượu bia
Những người đang có tổn thương gan cần tránh hoàn toàn bia rượu. Đây là loại thức uống có thể làm trầm trọng hơn tổn thương gan, làm suy giảm quá trình phục hồi và chức năng gan.
Món nhiều muối
Các món mặn, chứa nhiều muối sẽ có hàm lượng natri cao. Khi nạp nhiều natri, cơ thể sẽ giữ lại nước để trung hòa lượng natri này. Giữ nước sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng cổ trướng, gây tích dịch trong bụng ở người mắc bệnh xơ gan.
Món nhiều dầu mỡ, chất béo
Các món nhiều chất béo, dầu mỡ như món chiên, sữa nguyên béo và thịt mỡ sẽ gây thêm áp lực hoạt động lên gan. Tình trạng này làm gia tăng viêm nhiễm, khiến mức độ nhiễm mỡ trong gan tăng cao hơn.
Thịt đỏ và thịt chế biến
Đây là những loại thịt có hàm lượng chất béo bão hòa cao, khiến gan không thể xử lý tốt khi đang trong tình trạng tổn thương. Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại thịt nạc như gia cầm. Nếu cần bổ sung protein thì hãy dùng các loại thực vật giàu protein, chẳng hạn như đậu nành, đậu xanh.
Tinh bột trắng
Các món chứa tinh bột trắng, chẳng hạn như bánh mì trắng, bánh ngọt, mì ống sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Lượng đường glucose trong máu cao sẽ gây áp lực hoạt động lên gan. Do đó, mọi người nên thay tinh bột trắng bằng các loại tinh bột phức tạp như gạo lứt, diêm mạch, khoai hay yến mạch.
Món quá nhiều sắt
Sắt rất cần thiết cho quá trình tạo máu. Tuy nhiên, thừa sắt có thể khiến các tổn thương gan thêm nghiêm trọng. Nếu người bệnh được bác sĩ thông báo là cơ thể đang có hàm lượng sắt cao thì cần giảm ăn các món giàu sắt như thịt đỏ, rau bina, gan bò, theo Verywell Health.
Phát hiện tác dụng đáng ngạc nhiên của tập thể dục đối với gan
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Hepatology, đã phát hiện một tác dụng đáng kinh ngạc của tập thể dục đối với gan.
Theo đó, tập luyện cường độ cao ngắt quãng kết hợp chế độ ăn hạn chế calo có thể giúp đảo ngược tổn thương gan, theo chuyên trang y khoa Medical Express.
Nghiên cứu mới vừa phát hiện một tác dụng đáng kinh ngạc của tập thể dục đối với gan
Các nhà khoa học từ Trường Y Đại học Missouri (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 24 bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm: "nhóm điều trị" tuân theo chế độ ăn hạn chế và tập luyện cường độ cao ngắt quãng 3 lần một tuần trong 10 tháng, và "nhóm đối chứng" theo chế độ điều trị tiêu chuẩn.
Các tác giả đã xem xét tác động của tập thể dục và chế độ ăn kiêng đối với sức khỏe gan và xác nhận sự phục hồi của gan thông qua hình ảnh và sinh thiết chẩn đoán. Các kỹ thuật này cho phép đo tình trạng viêm gan, tích tụ mỡ, sự phát triển xơ gan và các chỉ số khác về sức khỏe gan.
Kết quả cho thấy nhóm điều trị đã cải thiện đáng kể sức khỏe gan, giảm tổn thương gan và gan có dấu hiệu phục hồi so với nhóm đối chứng, theo Medical Express.
Họ cũng giảm cân, giảm mỡ, tăng khối lượng cơ so với nhóm đối chứng.
Tác giả chính, tiến sĩ Elizabeth Parks, Trường Y Đại học Missouri, cho biết: Béo phì và tiểu đường đang gia tăng và đó là 2 yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Kết quả cho thấy chế độ ăn uống và tập thể dục có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng này và đảo ngược tổn thương gan. Nó thậm chí có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của viêm gan nhiễm mỡ trong tương lai.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng bước đột phá này mang lại tia hy vọng, tiến sĩ Parks cho biết.
Tập luyện cường độ cao ngắt quãng kết hợp chế độ ăn hạn chế calo có thể giúp đảo ngược tổn thương gan
Tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Bài tập này bao gồm các đợt ngắn tập luyện cường độ cao làm nhịp tim tăng nhanh, xen kẽ với các giai đoạn phục hồi cường độ thấp.
Thông thường, một bài tập HIIT sẽ kéo dài từ 10 - 30 phút, theo trang tin y tế WebMD.
Các bài tập có thể bao gồm chạy nước rút, đạp xe, nhảy dây... Ví dụ, bài tập HIIT sử dụng xe đạp cố định có thể bao gồm 30 giây đạp xe nhanh nhất có thể, sau đó là vài phút đạp xe chậm, thoải mái. Đó là một lần HIIT và một bài tập thường gồm 4 - 6 lần lặp lại.
Chế độ ăn hạn chế calo. Chế độ ăn hạn chế calo là giảm lượng calo nạp vào nhưng không thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Tùy vào mức độ nghiêm ngặt, có thể giảm hơn 1/3 mức bình thường của lượng calo nạp vào, theo WebMD.
Điều quan trọng là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng một chế độ tập luyện hoặc ăn uống mới.
Chuyên gia cho biết thực phẩm chứa đầy melatonin và magiê này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Giấc ngủ có thể khó khăn khi tuổi càng lớn. Tuy nhiên, có một số cách để phục hồi giấc ngủ ngon: Duy trì lịch trình ngủ nhất quán, tắm mình trong ánh sáng buổi sáng và thực hành thư giãn.
Đặc biệt, một số món ăn nhẹ chứa đầy "thuốc ngủ" trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn ngủ ngon. Nhà nghiên cứu sức khỏe não bộ nổi tiếng của Mỹ, tiến sĩ - bác sĩ Marc Milstein, tác giả của cuốn The Age-Proof Brain - sách bán chạy số 1 trên Amazon về Tuổi thọ, Lão hóa và Khoa học thần kinh, cho biết một vài thay đổi đơn giản trong thói quen ăn vặt vào ban đêm có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.
Giấc ngủ có thể khó khăn khi tuổi càng lớn
Bác sĩ Milstein giải thích: Carbohydrate và protein giàu chất xơ là chìa khóa cho một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ giúp bạn no bụng suốt đêm để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một trong những gợi ý của ông là một món cháo tuyệt vời - yến mạch. Đây là một loại carbohydrate phức hợp - không làm đường huyết tăng vọt hoặc giảm đột ngột, theo tờ New York Post.
Chứng thức giấc giữa đêm có thể bắt nguồn từ tình trạng đường huyết giảm hoặc tăng đột biến, vì vậy, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời, bác sĩ chia sẻ.
Lý do yến mạch là lựa chọn tuyệt vời cho giấc ngủ sâu và thư giãn hơn
Yến mạch tự hào có hoóc môn melatonin - vốn thường được chỉ định sử dụng để điều hòa giấc ngủ và chữa mất ngủ - giúp thúc đẩy giấc ngủ, chất xơ và protein, góp phần đáng kể vào cảm giác no, và magiê, giúp thư giãn các cơ.
Yến mạch tự hào có hoóc môn melatonin - vốn thường được chỉ định sử dụng để điều hòa giấc ngủ và chữa mất ngủ - giúp thúc đẩy giấc ngủ, chất xơ và protein, góp phần đáng kể vào cảm giác no, và magiê, giúp thư giãn các cơ
Trường Y Johns Hopkins Medicine (Mỹ) ủng hộ việc ăn một lát bánh mì đen hoặc một bát yến mạch trước khi đi ngủ vì chúng là carbohydrate phức hợp không mất quá nhiều thời gian để tiêu hóa.
Chúng cũng kích hoạt giải phóng serotonin, chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chất lượng và thời lượng giấc ngủ.
Chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Toronto Abbey Sharp (Canada) cũng thích ăn một bát yến mạch thêm chuối, hạnh nhân và sữa trước khi đi ngủ. Cô lưu ý: Carb và protein giàu chất xơ là chìa khóa cho một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ giúp bạn no suốt đêm để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bác sĩ Milstein nói thêm rằng chuối và hạnh nhân trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả vì rất giàu magiê, và sữa chua không đường giàu protein cũng rất tốt, theo New York Post.
Phát hiện bài tập tốt nhất để trị chứng mất ngủ cho người lớn tuổi
Mất ngủ là một trong những vấn đề khó tránh khỏi ở người lớn tuổi. Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Family Medicine and Community Health, đã tìm ra bài tập tốt nhất để giải quyết điều này.
Chất lượng giấc ngủ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Và các nhà nghiên cứu cho biết cứ 5 người lớn tuổi thì có 1 người bị mất ngủ.
Nghiên cứu đã công bố trước đây cho thấy tập thể dục giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, nhưng không rõ loại bài tập nào hữu ích nhất.
Chất lượng giấc ngủ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác
Nhằm tìm hiểu xem đâu là bài tập tốt nhất để giải quyết chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, các nhà khoa học từ Bệnh viện Ramathibodi, Đại học Mahidol, Bangkok (Thái Lan) đã phân tích dữ liệu từ 24 nghiên cứu, bao gồm 2.045 người trong độ tuổi từ 60 tuổi, từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu.
Các tác giả đã so sánh các bài tập thể dục với các hoạt động thường ngày, ở những người mắc chứng mất ngủ, bằng cách sử dụng chỉ số chất lượng giấc ngủ toàn cầu Pittsburgh (GPSQI).
Bài tập aerobic, như đạp xe, khiêu vũ, bơi lội, đi bộ nhanh và làm vườn.
Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp (còn gọi là bài tập tăng cường sức đề kháng) khiến cơ bắp hoạt động chống lại trọng lượng hoặc lực, như nâng tạ, chống đẩy, plank hoặc uốn cong cánh tay.
Bài tập thăng bằng.
Bài tập rèn sự dẻo dai, như thể dục dụng cụ, yoga và Pilates.
Bài tập kết hợp bao gồm nhiều bài tập.
Bài tập tăng cường sức đề kháng hoặc sức mạnh cơ bắp hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể (như ngồi xổm, hít đất, nâng chân), có thể giúp giải quyết chứng mất ngủ ở người lớn tuổi
Hơn một nửa số người tham gia tập với cường độ từ nhẹ đến trung bình, mỗi lần tập khoảng 50 phút, 2 - 3 lần/tuần. Chương trình tập thể dục kéo dài trung bình 14 tuần.
Kết quả đã phát hiện bài tập tăng cường sức đề kháng hoặc sức mạnh cơ bắp, nâng tạ hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể (như ngồi xổm, hít đất, nâng chân), có thể là loại bài tập tốt nhất để giải quyết chứng mất ngủ ở người lớn tuổi - giúp cải thiện chỉ số GPSQI lên 5,75 điểm, theo trang tin khoa học ScitechDaily.
Bài tập aerobic cải thiện GPQSI 3,76 điểm, trong khi bài tập kết hợp cải thiện 2,54 điểm.
Nghiên cứu kết luận rằng: Tập thể dục, đặc biệt là bài tập tăng cường sức đề kháng và bài tập aerobic, có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, theo ScitechDaily.
Tìm ra thời gian ngủ trưa và đêm tốt nhất cho người lớn tuổi
Suy giảm nhận thức là mối bận tâm không thể tránh khỏi ở người lớn tuổi, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút. Hiểu được các yếu tố góp phần gây ra tình trạng này là rất cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ cho người lớn tuổi.
Và tìm ra thời gian ngủ tối ưu có thể là chìa khóa để giữ cho não bộ minh mẫn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức cho người lớn tuổi, theo chuyên san News Medical.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học BMC Public Health, đã tìm ra thời gian ngủ trưa và thời gian ngủ đêm tốt nhất cho người lớn tuổi để chống suy giảm nhận thức.
Lý tưởng nhất là ngủ đêm khoảng 7 tiếng, điều này mang lại lợi ích nhận thức lớn nhất
Các nhà khoa học từ Trung Quốc đã sử dụng cơ sở dữ liệu nghiên cứu về sức khỏe và nghỉ hưu năm 2020 để điều tra mối liên hệ giữa tình trạng suy giảm nhận thức và thời gian ngủ ở người lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào 5.314 người tham gia từ 60 tuổi trở lên, thu thập tất cả dữ liệu nhân khẩu học, tình trạng sức khỏe và thông tin về lối sống của những người tham gia.
Kết quả đã phát hiện:
Về thời gian ngủ trưa lý tưởng
Những người ngủ trưa dưới 30 phút có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp nhất.
Ngủ trưa từ 30 - 90 phút có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn so với ngủ dưới 30 phút.
Đáng chú ý, những người không ngủ trưa lại có nguy cơ suy giảm nhận thức cao nhất, theo News Medical.
Suy giảm nhận thức là mối bận tâm hàng đầu ở người lớn tuổi
Về thời gian ngủ đêm lý tưởng
Các nhà nghiên cứu nhận thấy thời gian ngủ đêm quá ngắn hoặc quá dài đều làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.
Cụ thể, so với nhóm ngủ đêm từ 6 đến 8 tiếng, ngủ ít hơn 6 tiếng làm tăng 22% nguy cơ suy giảm nhận thức. Đặc biệt, ngủ nhiều hơn 8 tiếng làm tăng đến 78% nguy cơ.
Và lý tưởng nhất là ngủ đêm khoảng 7 tiếng, điều này mang lại lợi ích nhận thức lớn nhất, theo News Medical.
Các tác giả đã kết luận: Cả ngủ quá ít và quá nhiều đều làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Những điều bạn nên tránh sau 19 giờ để có giấc ngủ ngon
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc.
Khi não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ, khả năng kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ cũng được cải thiện, giúp giảm thiểu những cảm giác lo âu và căng thẳng không cần thiết, theo trang sức khỏe Verywell Health.
Vào ban đêm, não bộ không thể ngay lập tức chuyển từ trạng thái căng thẳng sang thư giãn, và một số hành động thường ngày có thể khiến hệ thần kinh duy trì trạng thái kích thích, làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Lướt điện thoại trước khi ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sự kích thích quá mức cho não bộ
Theo ông Alex Dimitriu, chuyên gia giấc ngủ tại Mỹ, việc thay đổi những thói quen đơn giản trong buổi tối có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể, giúp cơ thể và tâm trí thư giãn hơn, mang lại giấc ngủ sâu và tinh thần minh mẫn vào ngày hôm sau.
Lướt điện thoại
Lướt điện thoại trước khi ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sự kích thích quá mức cho não bộ.
Những video ngắn, tin tức tiêu cực hay các cuộc tranh luận trên mạng kích thích phản ứng căng thẳng trong não bộ.
Khi tiếp xúc với quá nhiều thông tin, hormone cortisol được giải phóng, làm giảm sản xuất melatonin - hormone quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ.
Current Time0:00
/
Duration0:00
Cần lưu ý khi sở hữu những nhóm máu có nguy cơ mắc ung thư cao
00:02:03
Cần lưu ý khi sở hữu những nhóm máu có nguy cơ mắc ung thư cao
Kiểm tra công việc
Kiểm tra email hoặc tin nhắn công việc vào buổi tối là một thói quen nhiều người duy trì mà không nhận ra tác động tiêu cực của nó.
Khi tiếp xúc với nội dung liên quan đến công việc, cảm giác áp lực và trách nhiệm khiến bạn không thể thư giãn, dẫn đến suy nghĩ nhiều, nhịp tim tăng và làm giấc ngủ bị gián đoạn.
Thêm vào đó, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử có thể làm ức chế quá trình sản xuất melatonin, khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ sâu.
Kiểm tra email hoặc tin nhắn công việc vào buổi tối là một thói quen nhiều người duy trì mà không nhận ra tác động tiêu cực của nó
Uống đồ uống có chứa caffeine
Sử dụng đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối là một yếu tố khác gây cản trở giấc ngủ và làm tăng cảm giác lo âu.
Caffeine có tác dụng ngăn chặn adenosine - một chất giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ, khiến quá trình đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn.
Nếu uống cà phê vào buổi chiều, lượng caffeine vẫn còn trong cơ thể đến tận khuya, ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Ăn quá no trước khi ngủ
Ăn tối quá muộn trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng lo âu.
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc có lượng đường cao có thể gây trào ngược dạ dày, đầy hơi và làm thay đổi mức đường huyết, khiến cơ thể khó khăn nghỉ ngơi.
Một số trường hợp ăn tối quá sớm cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, gây ra tình trạng thức giấc vào nửa đêm do cảm giác đói.
Việc lựa chọn thời gian ăn uống hợp lý, tránh ăn quá no trước khi ngủ và sử dụng các món ăn nhẹ vào buổi tối có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác lo âu.
Chuyên gia đông y hướng dẫn cách sử dụng gừng đúng cách
Gừng là loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, việc sử dụng gừng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Theo Lương y Nguyễn Trung Hái - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Trung ương Hội Đông y Việt Nam, gừng có vị cay, tính nóng, giúp làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa, giảm đau, chống viêm và giải độc. Một số công dụng nổi bật của gừng như giữ ấm cơ thể, giảm đau xương khớp, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia Nguyễn Trung Hái về việc sử dụng gừng đúng cách, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Sử dụng gừng tươi đúng thời điểm
Gừng tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này nên được sử dụng vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể hấp thu tốt nhất. Tránh dùng gừng vào buổi tối vì có thể gây nóng trong, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Sử dụng gừng không đúng cách gây ra tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh minh họa)
Dùng gừng với liều lượng hợp lý
Lương y Nguyễn Trung Hái cho biết, mặc dù gừng nhiều công dụng tốt, nhưng không nên lạm dụng. Người lớn chỉ nên dùng khoảng 2-4 gram gừng tươi mỗi ngày. Việc sử dụng quá nhiều gừng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược axit và đau dạ dày.
Kết hợp gừng với thực phẩm và thức uống
Gừng có thể được kết hợp với nhiều loại thực phẩm để tăng cường tác dụng chữa bệnh. Một số cách dùng phổ biến:
Trà gừng mật ong: Giúp giảm ho, làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng và chanh: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể.
Gừng nấu với thực phẩm: Khi nấu ăn, thêm một ít gừng giúp món ăn thơm ngon và tốt cho hệ tiêu hóa.
Những người không nên dùng gừng
Không phải ai cũng phù hợp để dùng gừng. Chuyên gia Đông y khuyến cáo một số trường hợp không nên sử dụng gừng:
Người bị sốt cao: Gừng có tính nóng, có thể làm tình trạng sốt trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh dạ dày nặng: Gừng có thể kích thích dạ dày và làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị cao huyết áp: Dùng quá nhiều gừng có thể làm tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai những tháng cuối: Gừng có thể kích thích co bóp tử cung, không tốt cho thai kỳ.
Lương y Nguyễn Trung Hái nhận định, gừng là vị thuốc quý trong Đông y, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và tránh lạm dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng gừng để đảm bảo an toàn.