Trang

4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ”

Dân trí:
Thứ Năm, 11/08/2011 - 14:35

(Dân trí) - Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.

>> Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?
>> Mẹo trị vết muỗi đốt
>> Muỗi thích ai?


7Cây sả



Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.

Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.

Cây húng thơm

Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.

Cây hương thảo



Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.

Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.

Cúc vạn thọ



Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng.

Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi.

Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy.

Lê Nhi

Theo gometic



dantri.com.vn
Chủ Nhật, 23/11/2008 - 09:09
(Dân trí) - Tại sao một số người bị muỗi “bu” trong khi số khác lại “tránh xa”? Dường như chúng biết “suy nghĩ, chọn lọc” trước khi đưa ra quyết định của mình? Hãy cùng xem những khám phá mới đây của các nhà khoa học:

1. Muỗi dựa vào mùi hương để tìm ra đối tượng thích hợp của mình trong đám đông.

Muỗi thường bị thu hút bởi những người có hàm lượng chorelterol và vitamin cao, bởi cơ thể chúng không thể tự sản sinh ra 2 loại chất này.

2. Muỗi có khả năng ngửi mùi rất tốt. Khi ta thở ra khí CO2 và các khí khác, nó dần được phân tán trong không khí và trở thành 1 chiếc chuông báo cho muỗi về 1 “bữa tiệc” ngon đang chờ trước mắt.

Khi phát hiện ra mục tiêu, muỗi sẽ lần theo khí CO2 mà bám theo con mồi. Sau khi đã tiếp cận được, muỗi sẽ tìm cho mình 1 địa điểm thích hợp, sau đó dùng “kim tiêm” đâm qua da, và hút máu trong khoảng từ 8 - 10 giây.

3. Phần lớn các mỹ phẩm hiện nay đều có chứa axit stearic (1 dạng của axit béo). Những người sử dụng mỹ phẩm có sức hấp dẫn muỗi lớn hơn nhiều so với những người bình thường.

Tuy nhiên, có 1 số mùi hương mà muỗi không thích như tinh dầu chanh, sả, tỏi vv...

4. Theo 1 nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường.

Nghiên cứu chỉ ra rằng: trong thời kì mang thai, hơi thở của các bà bầu có chứa nhiều chất hóa học khác nhau, vì thế luôn là mục tiêu ưu thích của muỗi.

Hơn nữa, thân nhiệt của phụ nữ có thai cũng cao hơn và ra mồ hôi nhiều, nên là nơi sinh sống ưa thích của các loại vi khuẩn trên da.

Lan Thu

Theo qianlong


dantri.com.vn
Thứ Tư, 27/10/2010 - 07:27

(Dân trí) - Chúng ta ai cũng không tránh khỏi có lần bị muỗi cắn và khó chịu với những biểu hiện ngứa ngáy, sưng tấy. Vậy làm cách nào để nhanh chóng giảm ngứa, sưng?

1. Bôi nước xà phòng



Bôi nước xà phòng lên vết muỗi đốt sẽ nhanh chóng giảm ngứa. Đó là nhờ chất sodium (muối Natri) kết hợp với nước sẽ có tính kiềm sẽ trung hòa chất gây ngứa có tính axit.

2. Bôi amoniac chặn ngứa

Tác dụng tương tự như bôi nước xà phòng.

3. Bôi dầu gió

Nếu chỗ bị muỗi cắn rất ngứa, đầu tiên chúng ta có thể dùng ngón tay đập đập nhẹ vào đó, sau đó bôi dầu gió vv.

4. Bôi nước muối

Dùng nước muối bôi lên chỗ ngứa hoặc đắp vào chỗ ngứa, như thế sẽ làm cho vết sưng

tấy do muỗi cắn giảm sưng đi đồng thời còn có tác dụng trị ngứa hữu hiệu.

5. Bôi dung dịch lô hội nguyên chất



Có thể dùng dung dịch chiết ra trong lá lô hội để chặn ngứa và giảm sưng.

6. Nước bọt

Nước bọt cũng có tính kiềm giúp trung hòa chất gây ngứa mang tính axit.

7. Dùng nước tỏi bôi lên chỗ ngứa



Lấy một nhánh tỏi cắt đôi, áp mặt cắt vào chỗ ngứa để cho nước tỏi dính vào, một lúc sẽ hết ngứa. Với da mẫn cảm và trẻ nhỏ thì không nên dùng cách này (vì có thẻ gây rát da).

Dương Hằng

Theo jk3721

dantri.com.vn
Thứ Năm, 02/06/2011 - 15:14
(Dân trí) - Vì sao bị muỗi đốt vào ban đêm lại ngứa hơn bị muỗi đốt vào ban ngày. Và vì sao khi bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?



Tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Muỗi thường tấn công bạn ào ạt vào ban đêm. Ngay cả chỉ với một con muỗi vo ve trong màn, chúng cũng có thể phá bĩnh giấc ngủ ngon ban đêm của bạn. Đặc biệt khi bị muỗi đốt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa.

Triệu chứng ngứa và sưng mà bạn thường phải chịu trận khi bị muỗi đốt thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Vì thế, đây là lý do khiến nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.

Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể bạn cho đến khi chúng đã no nê.

Khi ấy, cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm lược đột ngột này của các chú muỗi. Vì thế, quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da bạn là những vết sưng và ngứa. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa khủng khiếp hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.

Tại sao muỗi cắn ban đêm lại ngứa hơn muỗi cắn vào ban ngày?

Khi bị muỗi cắn vào ban đêm, bạn sẽ thường thấy ngứa ngáy hơn vào ban ngày vì ban đêm, các hooc-môn steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp và điều này làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì thế khi bị muỗi đốt vào ban đêm, bạn cũng bị ngứa và sưng nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể khác nhau ở mỗi người vì mức cortisol sản xuất trong cơ thể như thế nào phụ thuộc vào nhịp sinh học ngày đêm của mỗi cá nhân.

Tại sao muỗi lại đốt một số người và một số người khác lại không bị muỗi đốt?

Muỗi thường ưa thích chọn một người nào đó làm nạn nhân nếu cơ thể bạn có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide trong mồ hôi và có sự hiện diện của một chất hóa học như Nonanal.

Theo đó, có 3 loại người mà thường phổ biến bị muỗi đốt là: đàn ông, những người béo phì và những người có nhóm máu O.

Muỗi đốt có cần thăm khám bác sĩ?

Nếu sau gần một tuần các triệu chứng bị muỗi đốt không thuyên giảm hoặc có phần trở nên tồi tệ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số người có phản ứng bất lợi khi bị muỗi đốt và có thể bị nhiễm bệnh.

Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể thử áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên như thoa giấm, nước cốt chanh, kem đánh răng vào các nốt muỗi đốt. Tránh gãi quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến thâm tím và nhiễm trùng làn da bạn.

Lê Nhi

Theo buzzle

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét