Trang

Sỏi Calcium Oxalate và sỏi Sỏi Struvite - Hội Tiết niệu - Thận học TP. HCM

Hội Tiết niệu - Thận học TP. HCM:
Sỏi Calcium Oxalate
27-01-2009 09:55:24 GMT +7

Dự phòng sỏi Calcium Oxalate

THS. BS. Lê Anh Tuấn

Ðại thể

Vi thể

Làm thế nào để bạn có thể dự phòng sự hình thành sỏi calcium oxalate?

Vài người bị hình thành sỏi oxalate calcium do có bệnh lý nhất định nào đó. Nó thường phổ biến và dễ dàng bị khống chế bởi bác sĩ niệu khoa của bạn. Trong trường hợp không có những vấn đề về chuyển hóa cần điều trị, bạn còn vô số việc phải làm.

Những loại này thường có cấu tạo bằng calcium và oxalate. Do vậy nó thường có liên quan đến sự quá dư thừa trong chế độ ăn uống, chẳng may là điều này chẳng đơn giản chút nào.

Tiết chế calcium: Ðó thường là lời khuyên cho bệnh nhân bị sỏi từ trước đến nay. Nhưng đến nay gần như không còn giá trị nữa vì những lý do sau:

  1. Cắt nguồn calcium sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

  • Hầu hết calcium trong thức ăn tồn tại ở ruột non nơi nó sẽ kết hợp với oxalate từ thức ăn và trong gan. Phức hợp oxalate này không thể được hấp thu và nó sẽ được tống ra bằng đường phân.

  • Ðiều đó có nghĩa là nó không bao giờ vào dòng máu hay thận và không bao giờ gây nên sỏi.

  1. Calcium là nguồn thức ăn cần thiết:

Chế độ ăn thiếu calcium ? thể dẫn đến loãng xương và gây biến dạng xương ở người lớn tuổi. Loãng xương có thể được dự phòng trước bằng chế độ ăn giàu calcium.

Thực phẩm tốt giàu calcium

  • Phômai ít béo - Thụy sĩ, Ricotta (Ý), Parmasan, Feta, mozzarella, romano, cottage.
  • Ya-ourt.
  • Cá mòi
  • Ðậu hũ.
  • Cá hồi đóng hộp có xương
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Kem ít béo

Tiết chế oxalate

Oxalate có nhiều trong thức ăn, không khó lắm trong việc tập trung nhiều oxalate có trong thực phẩm, điều này càng làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Danh sách dưới dây liệt kê các thực phẩm chứa nhiều oxalate, Không may, chúng đều là những món khoái khẩu của chúng ta.

Thực phẩm giàu oxalate

  • Chocolate

  • Trà - bao gồm cả các lọai trà dược thảo

  • Nước sốt Worchestershire

  • Cây đại hoàng (Rhubarb)

  • Quả mâm xôi (Raspberry)

  • Dâu tây.

  • Nước tương

  • Ðậu nướng

  • Ðậu phụng; Quả hồ đào (Pecans)

  • Bia

  • Nước ép trái cây

Danh sách còn rất dài, nhưng bạn còn phải nhớ bạn cần phải ăn để sống. Bạn sẽ không bao giờ tìm được thực phẩm lý tưởng để không hình thành sỏi. Một vài người có lượng thức ăn vào quá mức sẽ sinh vấn đề tạo sỏi.

Tiết chế sodium

Ăn mặn là một trong những con đường hình thành sỏi nhanh nhất ở những quốc gia phương tây. Muối làm thay đổi calcium trong thận. Chế độ natri cao trong thức ăn sẽ đẩy calcium ra nước tiểu nhiều hơn.

Tiết chế đạm

Các bữa ăn ở các nước phương tây có chế độ đạm cao. Nó tạo ra một lượng lớn acid trong cơ thể và nó đòi hỏi thận phải bài tiết ra. Kết quả sau một thời gian dài đã thải ra quá nhiều calcium trong nước tiểu và làm giảm lượng calcium trong xương, nó sẽ gây ra lõang xương.

Thức ăn giàu đạm bao gồm: thịt, nước tương, các chế phẩm từ sữa.

Bạn có thể thay thế bằng mì ống chay, mì pizza với phômai ít béo thay cho các thực phẩm thịt kinh điển và dùng ba bữa trái cây.

Nước:

Không có gì còn nghi ngờ về vai trò của vai trò củ nước đưa vào cơ thể trong việc hình thành sỏi. Sỏi có thể hình thành chỉ trong vài phút trong phòng xét nghiệm nếu các thành phần được thấy ở nồng độ đủ cao. Trong cơ thể sỏi có thể hình thành và phát triển từ từ trong những thời điểm thích hợp nghĩa là sau một đợt tăng oxalate/đạm trong một ngày nắng nóng.

Nếu bạn vẫn giữ một chế độ nước đủ sao cho nước tiểu co màu hơi nhạt thì vẫn có khả năng giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Acid uric: Vài bệnh nhân hình thành sỏi calcium vẫn có thể thấy có thành phần sỏi khá có nồng độ cao trong máu và nước tiểu như acid uric. Bản thân acid uric tự thân nó có thể tạo thành sỏi. Nhưng thúc đẩy hình thành sỏi calcium do chi phối chất ức chế hiện diện trong nước tiểu.

Vitamine C

Vitamine là thức uống bổ thông dụng. Nó thường được dùng liều cao hơn so với các thành phần khác. Vitamine C bị bẻ gãy trong gan và phóng thích oxalatate. 40% lượng oxalate trong cơ thể có nguồn gốc từ những nguồn khác. Ðánh giá ngẫu nhiên độc lập giữa vitamine C và oxalate trong nước tiểu. Hầu hết vitamine C hình thành sodium ascorbate ở những người dùng lượng muối lớn. Trong khi đó vitamine C ở nồng độ an toàn vẫn có thể tạo sỏi ở vài bệnh nhân khi dùng nồng độ muối cao.

Có thuốc nào thích hợp cho điều trị không?

Nó tùy thuộc vào việc có tìm thấy yếu tố gây vấn đề đặc biệt nào không và yếu tố đó có thể điều trị được không? Ở những người có nồng độ calcium cao trong nước tiểu và nồng độ citrate thấp thị việc điều trị sau đây là thích hợp.

  • Lợi niệu

Lợi tiểu thiazide và các lọai lợi tiểu khác có góp phần làm giảm nồng độ calcium trong nước tiểu. Nó làm cho bạn tiểu nhiều hơn. Thiazide có khuynh hương làm giảm Natri, citrate và magiê. Mặc dù không lý tưởng lắm, nhưng nó cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị sỏi.

  • Citrate

Citrate là một chất kết hợp với calcium. Có nghĩa là nó có thể kết hợp với calcium trong nước tiểu giúp cho nó dễ hòa tan hơn. Nồng độ citrate thấp thường thấy ở những bệnh nhân có tái phát sỏi. (15-63%) Nồng độ citrate thấp gây nên do dùng thuốc (thiazide), chế độ ăn có lượng magnê thấp, nhiều đạm và muối. Bổ chất citrate có thể được hoàn lại đầy đủ trong nước tiểu. Sự xuất hiện Natri- magie- citrate cũng có hiệu quả như citrate. Nghiên cứu mù đôi có kiểm trong 64 bệnh nhân trong 3 năm cho thấy citrate- magiê- natri làm giảm nguy cơ tái phát 85% so với 63.3% giả dược trong hình thành sỏi mới chỉ còn 12.9% so với nhóm có điều trị.

Theo Ettinger B, Pak, CY, Citron JT và cộng sự Natri-magiê-citrate thì hiệu quả trong điều trị dự phòng chống lại sự tái phát sỏi sau tán sỏi thận có thành phần calcium oxalate (Journal urology 150(6):2069-73, 1997)

Citrate co mặt trong nước chanh, cam. Nước cam - chanh pha trong nước có tỷ lệ 1:20 tỏ ra có hiệu quả làm gia tăng lượng citrate đáng kể trong nước tiểu.

Theo Seltzer MA, Low RK, Mc Donald M và cộng sự viết trong sổ tay điều trị bằng nước chanh để điều trị hạ citrate trong bệnh tán sỏi thận có thành phần calcium. (Journal of urology 156(3):907-9, Sep 1996)

Vậy tôi phải làm gì?

Uống thật nhiều nước

Hạn chế ăn mặn

Hạn chế thực phẩm có oxalate

Giảm thức ăn đạm

Uống nhiều nước chanh - cam

Vẫn ăn chất có calcium

Phản hồi Gửi cho bạn bè In ra giấy

Các tin khác:

Sỏi Struvite
27-01-2009 09:42:49 GMT +7

SỎI STRUVITE

Hướng dẫn điều trị và dự phòng tái phát

THS. BS. Lê Anh Tuấn

  1. Ðiều gì tạo nên sỏi struvite?
  • Sỏi struvite được gọi là sỏi nhiễm trùng.

  • Ðược hình thành trong tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium.

  • Ðiều này cho phép kết hợp giữa amonium và magiê, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi đó vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi.

  • Một điều chắc chắn rằng, khi amonium càng bám nhiều sỏi sẽ lớn dần. Nó tiếp tục lớn lên và quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy bởi sỏi. Lúc đó nó được gọi là sỏi sừng nai - sỏi san hô (staghorn calculus) khi ấy trên x quang có hình ảnh như gạc của con nai.

  • Với thời gian nhiễm trùng như thế có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư.

  1. Sỏi struvite phân biệt với sỏi khác như thế nào?

Sỏi struvite khác biệt về cách hình thành và cách điều trị.

Về lâm sàng:

  • Sỏi struvite ít khi gây nên cơn đau quặn thận do kích thước của nó. Ngay cả khi nó đi kèm với nhiễm trùng có thể tạo ra triệu chứng, nó cũng có thể không có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu nóng, tiểu nhiều lần.

  • Phổ biến hơn thường là cảm giác mệt mỏi, sút cân, chán ăn và đi tiểu sậm màu.

  • Ðôi khi có thể gây ra nhiễm trùng thận với triệu chứng đau lưng, sốt cao và bắt đầu tiểu đục.

Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ đươc phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc X quang vì một vấn đề khác.

Về điều trị:

  • Khi vi khuẩn tạo nên một phần của viên sỏi, nhất thiết viên sỏi sẽ được lấy đi, ngay cả khi chỉ còn một mảnh vỡ nó cũng có thể tự hình thành trở lại.

  • Phương pháp chọn lựa tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận trước đó. Nếu thận bị hủy hầu như hoàn toàn, nó sẽ được lấy ra cùng với thận qua phẫu thuật cắt bỏ thận là cách lựa chọn tốt nhất.

  • Nếu thận còn có giá trị bảo tồn nên lấy sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể làm sạch sỏi. Ðôi khi có thể kết hợp cả hai phương pháp.

  1. Làm sao dự phòng sỏi tái phát?
  • Một khi sỏi đã được lấy ra hết, việc làm sạch nước tiểu và giữ cho nước tiểu vô trùng là điều cần thiết nhất. Nếu làm được điều đó sỏi sẽ không tái phát.

  • Bạn nên dùng kháng sinh trong 1 tháng sau khi thực hiện thủ thuật để giữ cho nước tiểu vô trùng. Vẫn còn rất nhiều điều chú ý trong dự phòng sỏi tái phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét