Trang

Điều trị sỏi mật

hoanmysaigon.com
Biện pháp nào làm tan sỏi mật?
19/11/2010
ImageBố tôi đi khám và được bác sĩ thông báo là bị sỏi mật. Tôi muốn hỏi bác sĩ về cách chữa trị bệnh làm tan sỏi mật hiện nay (h.v.d)
Trả lời: Chào bạn, Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở Việt Nam. Sỏi mật bao gồm sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan và sỏi đường mật trong gan. Sỏi mật thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm nhiễm trùng đường mật, viêm mủ đường mật, viêm phúc mạc mật, chảy máu đường mật….Y khoa hiện này có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật tùy thuộc vào vị trí của sỏi .
- Nếu sỏi ống mật chủ thì có các phương pháp sau:
+ Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi, đưa máy nội soi tiêu hóa vào dạ dày, đến tá tràng qua lỗ đổ mật vào ruột để lấy sỏi.
+ Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi: nối dụng cụ máy soi qua những lỗ nhỏ vào bụng, mở ống mật chủ lấy sỏi.
+ Mổ hở lấy sỏi là phương pháp cổ điển dành cho những trường hợp chống chỉ định mổ nội soi.
- Đối với sỏi ống gan và sỏi đường mật trong gan. Có các phương pháp sau:
+ Tán sỏi qua da: Dùng kim xuyên qua da đến đường mật có sỏi – sau đó nong rộng đường hầm và dung máy tán sỏi tán và lấy sỏi qua đường hầm.
+ Mổ mở ống mật lấy sỏi
+ Mổ cắt gan.
- Đối với sỏi túi mật: Mổ nội soi cắt túi mật là tiêu chuẩn vàng điều trị sỏi túi mật, an toàn, hiệu quả, ít đau, phục hồi nhanh. đây là một tiến bộ của y học trong điều trị bệnh lý sỏi túi mật. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ưu điểm của phương pháp Phẫu thuật Nội soi (PTNS) cũng như hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, quy mô áp dụng phương pháp PTNS tại bệnh viện theo đường link sau:
- Còn phương pháp bắn sỏi (tán sỏi) ngoài da hiện nay chỉ áp dụng để điều trị sỏi thận, hệ tiết niệu. Do thông tin bạn cho biết chưa đầy đủ, chúng tôi không biết kích cỡ sỏi và vị trí sỏi nên chưa thể nói cụ thể phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu có thể bạn đưa bố đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn.
Thân ái!
BS. NGUYỄN THANH THOẠI
Trưởng Khoa Ngoại - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Phẫu thuật nội soiở BV Hoàn Mỹ In
27/03/2008
Phẩu thuật noi soi (PTNS) là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức tiến hành phẩu thuật mới không theo các cách thức truyền thống của ngành ngoại khoa từ trước tới nay mà theo một cách tiếp cận và thao tác hoàn toàn mới (gọi là phẫu thuật xâm hại tối thiểu).
I. Những ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi
- Vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ: Thay vì mở vết mổ rộng thì thông qua phương pháp phẫu thuật nội soi, các bác sĩ có thể quan sát rõ vùng mổ qua một camera truyền hình ảnh nhận được từ ống soi đưa vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ trên thành bụng.
- Hình ảnh được phóng đại, độ chính xác cao: Những hình ảnh trên vùng mổ được quan sát qua màn hình với độ phóng đại 10 lần cho phép quan sát rõ mô cũng như những mạch máu, giúp ích cho các phẫu thuật ở sâu, thao tác ở những phẫu trường hẹp. Những hình ảnh được ghi hình liên tục trong suốt quá trình phẫu thuật được nhiều người cùng quan sát, nhận định và hội ý với phẫu thuật viên. Quá trình này giúp giảm thiểu những nhận định chủ quan. Việc lưu lại hình ảnh trong quá trình phẩu thuật còn giúp ích cho việc nghiên cứu khoa học.
-Thời gian nằm viện ngắn : Phẫu thuật nội soi giúp cho bệnh nhân nhanh hồi phục, giảm thời gian nằm viện, ít đau sau mổ, tính thẩm mỹ cao.
- Giảm các biến chứng sau mổ : Ngoài ra còn giảm các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, thoát vị thành bụng, dính ruột sau mổ....Chính điều này phẩu thuật nọi soi còn gọi là phẩu thuật xâm hại tối thiểu.
II. Phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị : Với tiêu chí ứng dung kỹ thuật tiên tiến nhất phục vụ bệnh nhân. Ngay từ khi thành lập bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã trang bị 3 phòng mổ với 2 hệ thống máy và trang thiết bị dùng cho phẩu thuật nọi soi bao gồm : màng hình camera, dụng cụ phẩu thuật nôi soi, máy cắt đốt đơn cực, lưỡng cực, dao mổ siêu âm có thể vừa cắt vừa cầm máu với những mạch máu đến 3mm, qua đó rút ngắn thòi gian mổ . Các trang bị dung cụ cắt nối ruột , máy khâu nối, máy tán sỏi được trang bị và không ngừng cải tiến liên tục trong quá trình hoạt động.
Image
Image
- Nhân lực : Ngoài trang thiết bị hệ thống đồng bộ, việc phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cũng được ban giám đốc xem là mục tiêu phát triển hàng đầu.Từ 3 bác sĩ khi mới thành lập đến nay bệnh viện có đến hơn 10 bác sĩ với trình độ chuyên môn sau đại học. 2 Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành về ngoại khoa hợp tác và làm việc liên tục. Các bác sĩ đều được đào tạo phẫu thuật nội soi trong và ngoài nước như tại trung tâm huấn luyện phẩu thuật nọi soi, đào tạo phẩu thuật noi soi ở trung tâm huấn luyện phẩu thuật nọi soi IRCAD/EITS (Strasbourg, CH Pháp). Hàng tuần các bác sĩ đều thực hiện sinh hoạt khoa học, kết nối intenet với các trung tâm phẩu thuât để cập nhật kiến thức mới và trao đổi chuyên môn, hội chẩn những trường hợp bệnh khó, bệnh hiếm gặp.
III. Qui mô áp dụng phương pháp PTNS tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Hiện nay Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn thực hiện tất cả các thủ thuật và phẩu thuật ngoại khoa bằng phẩu thuật nọi soi bao gồm :.
+ Các bệnh lý ngoại khoa ổ bụng
- Viêm ruột thừa và các biến chứng của viêm ruột thừa
- Các bệnh lý gan mật : Sỏi túi mật , viêm túi mật , abcess túi mật, u túi mật, sỏi ống mật , viêm phúc mạc mật.., nang gan, u gan ...
- Bệnh lý.dạ dày : Thoát vị hoành, khâu lổ thủng dạ dày, cắt dạ dày, nối vị tràng, thắt đai điều trị giảm béo...
- Bệnh lý ruột : U ruột non, lồng ruột, u đại tràng, u trực tràng…
- Cắt lách nọi soi, cắt tuyến thượng thận, cắt đuôi tuỵ nọi soi…
- Thoát vị bẹn nọi soi..
- Các bệnh lý u trong ổ bụng
+ Các bệnh lý ngoại lồng ngực
- Cắt u phổi nội soi.
- Cắt thần kinh giao cảm điều trị bệnh đổ mồ hôi tay.
- Khâu kén khí noi soi điều trị tràn khí màng phổi nguyên phát...
+ Phẫu thuật nội soi Tai mũi họng
+ Phẫu thuật nội soi Sản Phụ Khoa
....
IV. Quy trình thực hiện
Với mỗi bệnh lý cụ thể các bác sĩ sẽ thiết lập một quy trình từ chẩn đoán điều trị, tiên lương đến chăm sóc và các chế độ cụ thể khi ra viện.
- Khi một bệnh nhân nhập viện sẽ được khám và với các phương tiện chẩn đoán hiện đại tại bệnh viện giúp các bác sĩ sẽ xác định chẩn đoán chính xác và nhanh nhất.
- Sau đó các bác sĩ sẽ thiết lập phương án điều trị với các bước cụ thể như: phương pháp phẫu thuật, các kỹ thuật được áp dụng, nguy cơ, biến chứng, ưu khuyết điểm của mỗi phương pháp, tỷ lệ thành công từng phương pháp...
- Các bác sĩ đánh giá lại toàn bộ và tiến hành phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu ...
Toàn bộ quá trình đều đươc các bác sĩ phác thảo trước phẫu thuật và tiến hành giải thích rõ, cụ thể cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân biết và hiểu để cùng hợp tác điều trị bệnh. Sau phẫu thuật, phẫu thuật viên sẽ tiến hành đánh giá, tổng kết lại toàn bộ quá trình tiến hành từ chẩn đoán đến điều trị, đánh giá sự phù hợp chẩn đoán trước và sau mổ, qua đó thiết lập phương án chăm sóc theo dõi hậu phẫu.


bachmai.gov.vn (BV Bạch Mai)
Sỏi mật, dùng thuốc gì?

Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật
soi-mat.jpgPhân loại
Sỏi mật có nhiều loại:
Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).
Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.
Sỏi muối mật: Tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.
Thuốc dùng trong sỏi mật
Gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng
Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau:
- Các thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hoá học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như alverin, atropin. - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trở co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid của thuốc phiện, nhưng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ khi dùng liều quá cao).
- Visceralgin (tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Người bệnh có thể tự dùng thuốc này để giảm đau bước đầu (tránh choáng). Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn thêm cho việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện (làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn đoán).
Thuốc làm tan sỏi:
- Acid ursodesoxycholic (ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụng hoà tan sỏi cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng). Không dùng trong trường hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trường hợp có thai, cho con bú. Thận trọng với người có các chứng gan, đường ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngưng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram) vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng creatinin, tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin) vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ursodiol còn có nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso, ursolvan) có nhiều hàm lượng 100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng.
- Acid chenodesoxychlolic làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống chỉ đinh tương tự như acid ursodesoxycholic
Thuốc chữa biến chứng: Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm:
- Kháng khuẩn thường dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (actichaut).
Sỏi đường mật thường gây nên những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, người bệnh cần khám tại nơi có đủ điều kiện để xác định có bị sỏi mật hay không, thuộc loại nào, ở mức độ nào thầy thuốc mới cho dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tránh chậm trễ, dùng thuốc tuỳ tiện.
DS. Hải Bùi
suckhoedoisong.vn

suckhoedoisong.vn

Chủ nhật, 28/6/2009, 9:20 (GMT+7)
Sỏi mật là bệnh thường gặp, đây là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, khi có biến chứng bệnh rất dễ gây tử vong. Hiện nay nhờ những tiến bộ của y học giúp chẩn đoán và điều trị có nhiều thuận lợi. Sỏi mật có hai loại chính: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật, trong sỏi sắc tố bao gồm sỏi màu đen và sỏi màu nâu.
Các yếu tố thuận lợi hình thành sỏi mật
Sỏi túi mật.
Bệnh sỏi mật phát triển ở tuổi 20-50, càng nhiều tuổi càng dễ bị sỏi mật. Bệnh thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn từ 4-6 lần so với nam giới. Các yếu tố thuận lợi tạo sỏi cholesterol: chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol; dùng thuốc: estrogen, thuốc clofibrate để tăng đào thải cholesterol; bệnh ở đoạn cuối của ruột non; xơ gan, cắt dạ dày; giảm co bóp của túi mật: như dùng thuốc octretide kéo dài, nuôi dưỡng lâu dài bằng đường tĩnh mạch. Các yếu tố thuận lợi cho hình thành sỏi sắc tố mật: như nhiễm khuẩn đường mật, ở Việt Nam hay gặp nhiễm khuẩn đường mật do giun chui từ ruột lên đường mật.
Biểu hiện lâm sàng
Trong trường hợp điển hình đau đột ngột xuất hiện, thành cơn dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn trên giường, cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.
Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Khi khám bệnh: Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
Để chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào triệu chứng điển hình kinh điển đó là: đau, sốt và vàng da. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rẻ tiền mà có giá trị cao trong chẩn đoán.
Các biến chứng của sỏi mật
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sỏi mật gây nhiều biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong như: áp-xe gan đường mật, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đường mật, viêm phúc mạc do mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, viêm túi mật cấp tính, viêm túi mật mạn tính... Nếu ứ mật kéo dài sẽ dẫn tới xơ gan mật thứ phát.

Viêm túi mật cấp - một biến chứng của sỏi mật.
Các biện pháp điều trị
Điều trị hỗ trợ bằng giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải lấy sỏi mật.
Đối với sỏi túi mật:
- Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.
Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:
- Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
- Phẫu thuật để lấy sỏi.
Làm cách nào để phòng bệnh và biến chứng?
Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Chính vì vậy cần ăn uống vệ sinh như ăn uống thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.
Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.
Ở châu Âu và Mỹ phần lớn là sỏi cholesterol, sỏi chủ yếu nằm trong túi mật. Ở Việt Nam trước kia chủ yếu là sỏi sắc tố mật, sỏi thường nằm ở trong gan và ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật, còn sỏi túi mật chỉ chiếm 5-10%. Ngày nay sỏi túi mật tăng cao chiếm tới 50% trường hợp sỏi mật, đồng thời tỷ lệ sỏi cholesterol cũng tăng cao. Sự phân bố loại sỏi mật trên thế giới phụ thuộc vào chủng tộc và chế độ ăn.
ThS. Vũ Trường Khanh


soithan.com.vn

Điều trị sỏi mật

I. Điều trị nội khoa:

1. Chế độ ăn: hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, trứng sữa vì làm tăng tiết và tăng co bóp túi mật – đường mật gây đau và kẹt sỏi.

2. Kháng sinh, giảm đau, giãn cơ, giảm co thắt

3. Các thuốc làm tan sỏi
Chỉ có áp dụng phần nào cho sỏi cholesterol, hiện nay chưa có thuốc làm tan sỏi sắc tố mật và muối mật.
- Acid chenodesoxycholic: hiện nay không dùng đơn độc do các tác dụng phụ ở liều điều trị sỏi như tiêu chảy, tăng men gan và tăng cholesterol máu. Có thể phối hợp acid chenodesoxycholic với acid urodesoxycholic để tăng tác dụng điều trị sỏi và giảm tác dụng phụ.
- Acid urodesoxycholic: tăng acid mật và giảm tổng hợp cholesterol ở gan do ức chế beta HMG CoA reductase. Đợt điều trị kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
- Rowachol: ức chế men HMG CoA reductase nên làm giảm cholesterol nội sinh, ngoài ra rowachol còn có tác dụng lợi mật.
- Thuốc methyl terbutyl ether (MTBE): tan sỏi nhanh trong vài giờ nhưng phải chích thẳng vào túi mật, kỹ thuật khó và rất độc hại.

4. Điều trị nội khoa theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền phương Đông gọi sỏi mật là Đởm thạch chứng và thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “hiếp thống, phúc thống, hoàng đản”. Đông y cho rằng: bản chất của bệnh là do can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng của can đởm bị trở ngại, lưu trệ, dịch mật ứ lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sa thạch (sạn sỏi).

Thực tế cho thấy, ứng dụng thuốc cổ truyền có thể khống chế được viêm nhiễm, bài trừ được sỏi, điều tiết được công năng của đường mật. Vì vậy, cần phải nghiêm túc chọn lọc trong chỉ định phẫu thuật và chỉ định điều trị sỏi theo phương pháp của Đông y chính xác sẽ thu được hiệu quả tương đối cao.

II. Điều trị ngoại khoa:

1. Đối với sỏi túi mật
a. Tán sỏi ngoài cơ thể: hiện nay không còn được chỉ định cho sỏi túi mật, do có có tỉ lệ tái phát cao, và có nguy cơ gây nghẽn đường mật và gây viêm tuỵ.
b. Cắt túi mật nội soi: Cắt túi mật nội soi là phương pháp điều trị được chọn lựa cho BN sỏi túi mật có triệu chứng.
c. Cắt túi mật bằng mổ phanh: Áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Lưu ý: Cắt bỏ túi mật không gây thiệt hại gì trầm trọng cho cơ thể, không ảnh hưởng đến gan và đường mật chính vì túi mật là “đường mật phụ”. Cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị sỏi túi mật triệt để, không có tái phát, được chọn lựa nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay hầu hết các trường hợp cắt túi mật đều có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nhẹ nhàng, người bệnh ít đau, mau bình phục, chi phí điều trị không cao.

2. Đối với sỏi ống mật chủ:
a. Lấy sỏi ống mật chủ qua ERCP( nội soi đường mật ngược dòng):
b. Lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi:
c. Lấy sỏi ống mật chủ qua mổ mở:
d. Các phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ khác:
- Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): ngày nay ít được thực hiện, do có tỉ lệ thất bại cao (95%) và tỉ lệ biến chứng cao (20%).
- Các phẫu thuật dẫn lưu đường mật:
Tạo hình Oddi
Phẫu thuật nối ống mật chủ-tá tràng
Phẫu thuật nối ống mật chủ-hỗng tràng

3. Đối với sỏi gan (sỏi đường dẫn mật trong gan)
a. Cắt gan:
b. Lấy sỏi qua đường hầm Kerh
c. Lấy sỏi qua đường hầm qua da
d. Lấy sỏi qua đường hầm gan-hỗng tràng vĩnh viễn

Lưu ý: Tất cả trường hợp sỏi đường mật chính dù có hay không có triệu chứng đều có chỉ định điều trị lấy sỏi và phục hồi sự lưu thông của đường mật. Tùy đặc điểm sỏi, tình trạng người bệnh mà có thể sử dụng các phương pháp lấy sỏi khác nhau cho thích hợp: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở, lấy sỏi qua nội soi đường miệng, lấy sỏi qua nội soi xuyên qua da… Khác với túi mật, đường mật không thể cắt bỏ được mà chỉ có thể lấy sạch sỏi nên sau đó vẫn có khả năng tái phát sỏi mặc dù người ta đã cố gắng có những biện pháp giảm tái phát như cắt phần gan nhiều sỏi, nối mật-ruột…


ybacsi.com
Xuất bản: 2002?


Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam

Việc sử dụng máy nội soi để truy tìm và dùng xung động thủy lực phá sỏi cho phép "diệt" sỏi ở các nhánh mật nhỏ nằm sâu trong gan, giúp giảm đáng kể tỷ lệ sót sỏi sau tán. Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trưng Vương TP HCM là hai cơ sở duy nhất ở Việt Nam thực hiện được kỹ thuật này.

Sỏi mật không chỉ hình thành ở ống mật chủ (ống lớn nhất) mà còn có thể xuất hiện ở các nhánh nhỏ của ống mật nằm khắp trong gan. Việc lấy những viên sỏi nằm trong đó thường rất khó khăn. Trước đây, sau khi mở ống mật chủ, các bác sĩ dùng dụng cụ có kích thước lớn để gắp sỏi và chỉ lấy được những viên sỏi lớn ở gần. Kết quả là nhiều bệnh nhân vẫn phải mổ lại.
Với kỹ thuật nội soi tán sỏi, một ống nội soi nhỏ (đường kính 3-5 mm, dài 40-50 cm) được đưa vào ống mật chủ. Thiết bị này có thể len lỏi khắp các nhánh mật. Khi tìm thấy "địch", máy sẽ phát xung động thủy lực phá vỡ sỏi, rồi bơm nước vào rửa và hút ra. Ống nội soi có thể "tiêu diệt" phần lớn sỏi mật, kể cả những viên nằm rất sâu trong các nhánh mật nhỏ.
Kỹ thuật nội soi tán sỏi trong gan ra đời ở Nhật Bản vào đầu thập kỷ 90 và được Bệnh viện Việt Đức áp dụng từ năm 2000. Cho đến nay, bệnh viện đã thực hiện được 93 ca, tất cả đều tiến triển rất tốt, ít trường hợp tái phát. Hiện bệnh viện chưa thu phí phẫu thuật đối với phương pháp này.
Nội soi tán sỏi có mổ hở và không
PGS Trần Gia Khánh, Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật gan mật, cho biết, hiện tại, Bệnh viện Việt Đức áp dụng phương pháp nội soi tán sỏi trong gan trên các bệnh nhân được mổ hở. Sau khi mổ và lấy sỏi ở túi mật và ống mật chủ, các bác sĩ dùng thiết bị nội soi để phá nốt những khối sỏi nhỏ.
Năm 2002, Bệnh viện sẽ triển khai kỹ thuật nội soi tán sỏi trong gan không cần mổ hở (nội soi tán sỏi qua da). Phẫu thuật viên dùng một chiếc kim nhỏ tạo một đường dẫn qua thành bụng, nhu mô gan vào ống mật. Đường dẫn sẽ được nong rộng, đủ để đưa ống nội soi vào thực hiện tán sỏi. Phương pháp này có thể thực hiện ở bệnh nhân thể lực yếu, không thể chịu phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thời gian thực hiện dài (2-3 ngày), đôi khi có thể gây biến chứng như viêm phúc mạc, tràn máu ổ bụng, chảy máu đường mật và nhiễm trùng máu.
Bệnh sỏi mật
Theo PGS Khánh, bệnh sỏi mật ở Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước phát triển. Ở các nước này, sỏi hình thành chủ yếu ở túi mật (do cholesterol kết tủa mà thành). Còn ở Việt Nam, có tới 50% trường hợp sỏi xuất hiện ở các ống mật trong gan, được tạo thành từ những mảnh xác giun, trứng giun và xác vi khuẩn.
Sỏi mật gây đau, sốt, vàng da. Nếu không điều trị, các triệu chứng bệnh có thể tự biến mất rồi lại xuất hiện. Bệnh nhân có thể tử vong vì các biến chứng như nhiễm trùng, áp xe hoặc chảy máu đường mật. Sỏi mật mạn tính còn gây xơ gan và viêm tụy mạn tính...
Thanh Nhàn



Thứ Sáu, 07/03/2008, 18:09 (GMT+7)
TTO - Bố tôi năm nay 65 tuổi sau khi đi xét nghiệm thì biết bị sỏi mật 7,7mm . Xin hỏi Bác Sĩ về cách chữa trị bệnh sỏi mật Và Bác Sĩ cho hỏi chỗ nào bắn sỏi ngoài da. (Lê Trần Hải)
Trả lời của phòng mạch online:
Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở Việt Nam. Sỏi mật bao gồm sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan, và sỏi đường mật trong gan.
Sỏi mật thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm nhiễm trùng đường mật, viêm mủ đường mật, viêm phúc mạc mật, chảy máu đường mật.
Y khoa hiện này có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật tùy thuộc vào vị trí của sỏi .
Nếu sỏi ống mật chủ thì có các phương pháp sau:
- Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi, đưa máy nội soi tiêu hóa vào dạ dày, đến tá tràng qua lỗ đổ mật vào ruột để lấy sỏi.
- Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi: nối dụng cụ máy soi qua những lỗ nhỏ vào bụng, mở ống mật chủ lấy sỏi.
- Mổ hở lấy sỏi là phương pháp cổ điển dành cho những trường hợp chống chỉ định mổ nội soi.
Đối với sỏi ống gan và sỏi đường mật trong gan. Có các phương pháp sau:
- Tán sỏi qua da: Dùng kim xuyên qua da đến đường mật có sỏi – sau đó nong rộng đường hầm và dung máy tán sỏi tán và lấy sỏi qua đường hầm.
- Mổ mở ống mật lấy sỏi
- Mổ cắt gan.
Đối với sỏi túi mật: Mổ nội soi cắt túi mật là tiêu chuẩn vàng điều trị sỏi túi mật, an toàn, hiệu quả, ít đau, phục hồi nhanh.
Còn phương pháp bắn sỏi (tán sỏi) ngoài da hiện nay chỉ áp dụng để điều trị sỏi thận, hệ tiết niệu.
Hiện nay tại TP Hồ Chí Minh có nhiều bệnh viện điều trị sỏi mật như BV Chợ rẫy, BV Đại Học Y Dược, BV Hoàn Mỹ TP HCM 1 và 2 …. Do thông tin bạn cho biết ông cụ bị sỏi mật 7.7mm mà không nói rõ vị trí sỏi nên chưa thể nói cụ thể phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện , (nếu được đưa ông cụ đến luôn thể) để được tư vấn cụ thể hơn.
Mời bạn tham khảo thêm ở bài : Phẫu thuật nội soi, “tiêu chuẩn vàng” trị polyp túi mật trên Tuổi Trẻ Online
Bs NGUYỄN THANH THOẠI
Trưởng Khoa Ngoại BV Hoàn Mỹ (TP.HCM)
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện


tuoitre.vn
Thứ Hai, 26/11/2007, 16:54 (GMT+7)

TTO - Tôi đi khám sức khỏe, bác sĩ (BS) cho siêu âm vùng bụng và phát hiện ở mật nghi có polyp. BS phân tích đây sẽ là nguyên nhân ung thư, cần phẫu thuật cắt bỏ. Vậy xin phòng mạch phân tích thêm về loại bệnh trên, có cách nào phân biệt đúng là polyp hay không?
Có thuốc uống để loại trừ polyp hay không? Nếu phẫu thuật cắt mật thì ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?(thuan nguyen van)
Trả lời của Phòng mạch Online:
Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Nếu so với sỏi túi mật thì polyp túi mật ít gặp hơn sỏi túi mật, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30-50.
Polyp túi mật lành tính chiếm khoảng 92% các trường hợp, gồm có hai loại: u thật như adenome ( u tuyến), leiomyome (u cơ), lipome (u mỡ)... u giả như cholesterol polyp (u cholesterol), andenomyomatosis (u cơ tuyến), viêm giả u...
Polyp túi mật ác tính chiếm khoảng 8%, gồm có adenocarcinome (ung thư tuyến), mealanome (u sắc tố), di căn ung thư...
Để xác định có polyp túi mật hay không, thường dùng các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán. Trong các thăm dò chẩn đoán hiện nay phổ biến trên thế giới thì siêu âm vẫn là phương pháp được lựa chọn thường qui. Ngoài ra còn có máy CTscan, MSCT 64 (chụp CT 64 lát cắt) giúp chẩn đoán xác định hơn.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thì polyp túi mật nếu xác định trên siêu âm có kích thước nhỏ hơn 10mm hầu hết lành tính. Ngoài ra những hình ảnh gợi ý tính chất ác khi thấy polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh. Khi đó phải chỉ định can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ túi mật.
Do không thể có một thăm dò nào chẩn đoán chính xác bản chất của polyp túi mật nếu chưa có can thiệp phẫu thuật và giải phẫu bệnh lý nên không có thuốc đặc trị cho bệnh polyp túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định trong các trường hợp:
1/ polyp lớn hơn 10mm,
2/ có hình ảnh gợi ý ác tính
3/ phát triển sau thời gian theo dõi 3-6 tháng
Ngày nay với sự phát triển phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nọi soi là tiêu chuẩn vàng để điều trị sỏi hoặc polyp túi mật, là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng nếu phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
Túi mật là nơi dự trữ mật, còn gan mới là nơi sản sinh ra dịch mật. Vì vậy sau khi cắt túi mật không làm mất đi dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Có khoảng 20%- 30% số bệnh nhân sau cắt túi mật có triệu chứng đầy hơi khi ăn nhiều dầu, mỡ, trứng và triệu chứng này mất đi sau 3-6 tháng. Bạn có thể đến các bệnh viện để được tư vấn. Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ TP.HCM chúng tôi cũng đã mổ được 50 ca cắt polyp mật trong tổng số 3.000 ca cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi.
Vậy có thể nói việc cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thân mến !
BS NGUYỄN THANH THOẠI
trưởng khoa ngoại - BV Hoàn Mỹ TP.HCM


Dân trí:
Thứ Hai, 23/08/2010 - 09:21

(Dân trí) - Một phương pháp mới, tán sỏi nội soi lấy mật trong gan vừa được áp dụng thành công tại BV Việt Đức. Tán sỏi bằng phương pháp này cho hiệu quả tốt hơn hẳn so với các phương pháp trước đó, giúp người bệnh không phải mổ lại vì sót sỏi.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, BV này vừa sử dụng phương pháp máy tán sỏi nội để điều trị thành công cho hai bệnh nhân bị sỏi mật trong gan là chị Đỗ Thị Q., 48 tuổi ở Nam Định và bệnh nhân Bùi Thị Ư., 77 tuổi ở Hưng Yên.
Cả 2 bệnh nhân này đều bị sỏi ống mật chủ và sỏi đường mật trong gan, nếu không can thiệp sớm dễ bị viêm phúc mạc mật và dẫn đến tử vong, bởi nguyên nhân có sỏi do giun chui vào mật.
Trước đó, với những trường hợp bệnh này sẽ được mổ mở gắp sỏi thông thường nên có thể xảy ra tình huống sỏi từ gan lại rơi xuống ống mật chủ, nên người bệnh có nguy cơ phải mổ lại để lấy hết sỏi. Còn với phương pháp tán sỏi nội soi là lấy gần như toàn bộ sỏi ở đường mật trong gan mà các phương háp trước (mổ mở) bằng dùng cụ thông thường chưa đạt được.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết cho biết thêm, dụng cụ máy tán sỏi nội soi có camera thể hiện bẳng hình ảnh các bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh của sỏi để lấy hết các viên sỏi dù là nhỏ nhất. Với hai bệnh nhân này, sau khi được tán sỏi nội soi, kiểm tra bằng siêu âm và chụp đường mật ở cả 2 bệnh nhân đều không còn sỏi.
Hồng Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét