Trang

Bệnh TCM: Sẽ diễn biến phức tạp cả tính chất và quy mô

LAODONG:

Thứ Tư, 24.8.2011 | 08:46 (GMT + 7)

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 23.8, cả nước đã ghi nhận 35.623 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM) tại 59 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 83 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố.

Rửa tay đúng cách phòng bệnh tay chân miệng
8 biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Công bố dịch tay chân miệng? Hôm nay có câu trả lời
Bộ Y tế quyết định chưa công bố dịch tay chân miệng
Một trường mầm non tạm nghỉ vì bệnh tay chân miệng

Số mắc gia tăng liên tục từ tháng 5.2011, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Đây là năm có số ca mắc, tử vong cao nhất từ trước tới nay. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh. Dự báo trong các tháng cuối năm 2011, tình hình bệnh TCM còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu các tỉnh, TP không thực hiện các biện pháp phòng, chống quyết liệt, triệt để.



Đánh giá về các biện pháp phòng, chống dịch TCM, Cục Y tế dự phòng cho biết, tình hình bệnh TCM vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh TCM trong thời gian qua còn hạn chế, thông điệp tuyên truyền chưa đến được tận các hộ gia đình về các biện pháp chống dịch có hiệu quả. Để ngăn ngừa diễn biến bệnh phức tạp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh TCM, coi đây là nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2011.

Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Do đó, để chủ động phòng bệnh cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp như: Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát; rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch; không để trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng.

Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ; thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc Cloramin B. Đặc biệt, khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

V.H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét