Trang

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường

thuocbietduoc.com.vn
Thứ ba, ngày 23/8/2011


Dấu hiệu nhận biết tiểu đường


Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa, nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tham khảo và lưu ý một số điểm sau đây để nhận biết được nguy cơ bệnh tiểu đường:


Cần cảnh giác với những cơn mệt mỏi kéo dài






Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đói thường xuyên. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên các cơn đói dữ dội.

Giảm cân. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói, nhưng trọng lượng cơ thể vẫn sụt giảm. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được tồn tại trong nước tiểu.

Mệt mỏi. Nếu các tế bào cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các ống kính mắt của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt.

Thường xuyên mắc các bệnh lở loét, nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có các mảng da sẫm màu, nếp gấp của các cơ quan thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.

Theo TNO



thuocbietduoc.com.vn
Thứ năm, ngày 28/7/2011


Những lỗi thường gặp của người bệnh tiểu đường




Người mắc bệnh tiểu đường có hạn chế là ít đi khám bác sỹ, 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ. Hậu quả là việc ăn uống, luyện tập ít mang lại tác dụng như mong muốn.







Không hiểu bệnh tình

Chủ nhiệm trung tâm sức khỏe bệnh tiểu đường ĐH Khoa học và y tế Oregon (Mỹ), TS Andrew Oman cho biết: “Người bệnh tiểu đường thường ít đi khám bác sỹ. 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ”.

Nếu không hiểu rõ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân mình thì hiệu quả ăn uống, tập luyện và uống thuốc đều bị giảm đi rất nhiều.

Quá nóng vội

Các chuyên gia trường ĐH California- Mỹ chỉ ra rằng: Người bị tiểu đường tuýp 2 luôn xác định rằng mình sẽ “kháng chiến trường kỳ” với căn bệnh này.

Rất nhiều người vội vàng, muốn nhanh chóng khỏi bệnh, trong một thời gian ngắn không thấy hiệu quả đã từ bỏ hoặc buông xuôi. Vì vậy, điều chỉnh thói quen sinh hoạt nên đưa ra một mục tiêu thiết thực, khả thi và thực hiện từ từ theo thứ tự từng bước, không nên quá vội vàng.

Độc lập tác chiến

Cuộc sống không phải chỉ là việc của một người, khống chế bệnh tiểu đường cũng như vậy. Người bị bệnh tiểu đường muốn kiểm soát được bệnh thì cần rất nhiều sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp vv. Những người đó có thể nhắc nhở bạn uống thuốc, cùng luyện tập, cổ vũ bạn sống lành mạnh.

Áp lực quá lớn

Tâm trạng buồn chán và áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng tới đường huyết.

Người bị tiểu đường mà bị trầm cảm thì nguy hiểm gấp đôi so với người thường vì lúc này rất khó khống chế đường huyết.

Tùy tiện uống thuốc

Rất nhiều người bệnh cho rằng uống thuốc càng có hiệu quả chữa trị hơn là ăn uống.

Thực tế, trong rất nhiều trường hợp người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, kết hợp ăn uống điều độ và luyện tập hợp lý, không cần thuốc cũng có thể khống chế được bệnh tật. Người bệnh cũng thường mắc tật “uống theo cảm giác”, tự mình điều chỉnh liều lượng uống.

Tùy tiện ăn uống

Thay đổi kết cấu bữa ăn cũng cần phải tiến hành từ từ theo sự hấp thụ của cơ thể. Phương pháp tốt nhất là ghi nhật ký ăn uống hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, ghi chép lại nhiệt lượng và thành phần đường trong thức ăn hàng ngày.

Ngoài ra, một lỗi nữa là không ăn đúng giờ đúng bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng. Bữa no bữa đói sẽ làm cho đường huyết rối loạn, làm cho bệnh tình nặng thêm.

Theo dantri/sohu




Xem bài khác

Kiểm soát bệnh tiểu đường (21/7/2011)

Kiểm soát tiểu đường bằng các loại hạt nut (10/7/2011)

Thêm hi vọng chữa trị hiệu quả bệnh tiểu đường (6/7/2011)

Ba điểm mấu chốt phòng và trị đái tháo đường (30/6/2011)

Tăng gấp 2 lần số người mắc tiểu đường (28/6/2011)

Điều trị bệnh tiểu đường: Tự bỏ đói (27/6/2011)

Thuốc xịt mũi ngừa bệnh đái tháo đường thể 1 (21/6/2011)

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường (14/6/2011)

Hơn 20% bệnh nhân tiểu đường là người nghèo (13/5/2011)

Quả mướp đắng trị đái tháo đường (6/5/2011)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét