1- Nội soi tiêu hóa là gì ?
===> Với sự tiến bộ của khoa học, các bác sĩ tiêu hóa có thêm phương tiện mới là máy nội soi để xem trực tiếp các bệnh lý của của ống tiêu hóa (bao tử,thực quản, ruột già). Do đó chẩn đoán sẽ chính xác hơn và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, qua máy nội soi, bác sĩ có thể cầm máu bao tử, cắt bỏ một số khối u lành mà không cần phẫu thuật.
HÌNH ẢNH SOI DẠ DÀY HÌNH ẢNH SOI ĐẠI TRÀNG (RUỘT GIÀ)
2- Bác sĩ sẽ làm gì để nội soi ?
===> SOI BAO TỬ (SOI DẠ DÀY): Bác sĩ sẽ đưa 1 dụng cụ gọi là ống soi vào miệng của bệnh nhân, từ đó có thể quan sát được thực quản, dạ dày, và đoạn đầu tiên của ruột non.
===> SOI ĐẠI TRÀNG (SOI RUỘT GIÀ): Bác sĩ sẽ đưa 1 dụng cụ gọi là ống soi vào hậu môn của bệnh nhân,từ đó có thể quan sát được hậu môn, và toàn bộ ruột già.
3- Nội soi có làm đau và làm khó chịu không ?
===> CÓ KHÓ CHỊU, NHƯNG KHÔNG NHIỀU.
* Nội soi bao tử : buồn ói, muốn ợ, vướng cổ vì ống soi đi qua miệng NHƯNG KHÔNG ĐAU.
* Nội soi đại tràng (ruột già):
- Cảm giác thốn hậu môn và mót đi cầu, mót đi tiểu vì ống soi đi qua hậu môn gây kích thích.
- Ngoài ra, khi ống soi vào sâu trong ruột già nhất là khi đi qua những đoạn ruột bị gấp khúc sẽ cảm thấy đau bụng NHƯNG VẪN CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC.
4- Làm sao để bớt khó chịu khi nội soi ?
===> RẤT ĐƠN GIẢN : BẠN ĐỪNG LO LẮNG VÀ CẦN HỢP TÁC TỐT VỚI BÁC SĨ.
* Về phía bác sĩ:
- Thao tác nhanh chóng, nhẹ nhàng.
- Vui vẻ, giải thích rõ cho bệnh nhân.
- DÙNG THUỐC ĐỂ GIÚP BỆNH NHÂN BỚT KHÓ CHỊU :
+ Trước khi soi dạ dày : BS SẼ XỊT THUỐC TÊ vào miệng của bạn ==> Bớt khó chịu.
+ Trước khi soi đại tràng: BS SẼ CHÍCH CHO BẠN thuốc giảm đau và thuốc giảm co thắt ruột
==> Bạn sẽ không bị đau
* Về phía bạn (bệnh nhân):
- KHÔNG NÊN LO LẮNG. Hãy nghĩ rằng mình đi tìm bệnh và chữa bệnh cho chính xác.
- Làm theo hướng dẫn của Bác sĩ.
- Hít thở đều bằng mũi, không gồng người ==> giúp Bác sĩ thao tác dễ dàng và nhanh chóng.
5- Bạn cần chuẩn bị gì trước khi nội soi ?
===> Nội soi bao tử: CẦN NHỊN ĐÓI ĐỂ BAO TỬ SẠCH MỚI TÌM BỆNH CHÍNH XÁC
- Bạn nên ăn uống đầy đủ truớc 10 giờ tối . Sau đó, không được ăn uống gì cả kể cả sữa hay café.
Nếu khát nước thì vẫn uống nước lã bình thường, không được uống nước có màu.
- Sáng ngủ dậy, làm vệ sinh xong cũng không được ăn sáng.
- Đi đến BV chờ nội soi. Trong lúc chờ đợi, nếu đói quá, bạn có thể uống nuớc ngọt loại không có màu như 7UP hay soda đường. Tốt nhất là nhịn đói tuyệt đối.
===> Nội soi đại tràng : CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ RUỘT SẠCH PHÂN MỚI TÌM BỆNH CHÍNH XÁC.
* THƯỜNG CÁC BỆNH VIỆN THỰC HIỆN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG VÀO BUỔI CHIẾU NÊN BẠN CẦN CHUẨN BỊ CÁC BƯỚC SAU ĐÂY
- Đến phòng nội soi Bệnh viện hẹn trước và mua thuốc uống (FORTRANS) để làm sạch ruột.
- Ăn uống trước 8 giờ tối, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa (cháo, cơm nhão...).
- Sau đó NHỊN ĐÓI, CHỈ ĐƯỢC UỐNG NƯỚC LÃ HAY NƯỚC NGỌT.
- Buổi sáng, bạn phải uống 3 gói thuốc( 1gói - pha với 1 lít nước chín để nguội) :
+ 6H30 - 7H SÁNG : UỐNG GÓI ĐẦU TIÊN.
+ 7H30 - 8H SÁNG : UỐNG GÓI THỨ 2.
+ 8H30 - 9H SÁNG : UỐNG GÓI THỨ 3.
- BẠN NÊN ĐI LẠI NHIỀU ĐỂ DỄ ĐI CẦU. Từ đây bạn sẽ bắt đầu đi cầu, lúc đầu phân sệt sau đó phân lỏng như nước, lúc đầu vàng sau đó là nước trong. Bạn nên uống nhiều nước đễ bớt mệt.
- CHIỀU 1H30 - 2H, bạn trở lại phòng soi của BV để được nội soi.
6- Sau khi nội soi xong, bạn cần làm gì?
* Sau khi soi dạ dày: Bạn sẽ thấy vướng cổ, muốn khạc nhổ là do tác dụng của thuốc tê
==> KHÔNG KHẠC NHỔ ==> NGHỈ NGƠI 15 PHÚT ==> ĂN UỐNG BÌNH THƯỜNG
==> NHỚ ĐEM KẾT QUẢ TRỞ LẠI BÁC SĨ CỦA BẠN.
* Sau khi soi đại tràng: Bạn sẽ cảm giác căng bụng và mắc cầu.
==> NGỒI NGHỈ 15 PHÚT ==> VÀO NHÀ VỆ SINH ==> NGHỈ THÊM 15 PHÚT NỮA CHO ĐỦ 30 PHÚT ==> ĐI ĂN UỐNG ==> SAU ĐÓ CÓ THỂ VỀ NHÀ.
==> NHỚ ĐEM KẾT QUẢ TRỞ LẠI BÁC SĨ CỦA BẠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét