Trang

Hủ tíu Nam Vang giữa Sài Gòn

vietbao.vn
Thứ năm, 24 Tháng năm 2007, 23:03 GMT+7

Hu tiu Nam Vang giua Sai Gon
Ảnh: Flickr

Có một câu truyền miệng của khách sành ăn, sang tận Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) ăn hủ tíu không ngon bằng ăn hủ tíu Nam Vang ở Sài Gòn. Có thể là như vậy thật, vì cả trăm năm du nhập vào Việt Nam, món này đã thay đổi để phù hợp với khẩu vị địa phương...

Tô hủ tíu bắt mắt vì đủ thứ màu sắc từ lớp thức ăn giàu đạm: thịt nạc băm, tôm khô xào cải khô, tôm tươi luộc, trứng cút, tim, gan, cật, lưỡi..., bắt mũi vì mùi thơm hấp dẫn, bắt miệng vì vị ngọt thanh, nhưng không nặng mùi và gắt vị.

Mỗi tô hủ tíu trung bình cung cấp 24,3g chất đạm, 14,8g chất béo, 42,5g chất bột đường, 243,2 mg canxi, 368 mg phosphor, 5,5 mg sắt, 654,5 mg natri, 267,6 mg kali, 201 mcg vitamin A và khoảng 500-750k calo - một con số khá lớn chỉ thích hợp với những bữa ăn chính.

Cảnh giác với chất béo, cholesterol là không thừa, nên ngày càng nhiều thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ ra đời, như Enplus cho người cao tuổi, ăn uống kém hoặc có bệnh tim mạch, vì Enplus có thể thay thế bữa ăn, không có cholesterol, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Món ăn này dễ làm thực khách... mất cảnh giác vì từ thực phẩm đến nước dùng đều trong trẻo, ngọt, ít gợi ý đến chất béo. Thực ra lượng chất béo trong món ăn này khá cao, trên 30%, và lượng cholesterol từ tôm, lòng đỏ trứng, tim, gan, cật... đủ đáng e ngại với người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp hay thừa cân, béo phì. Các loại thực phẩm khô như tôm, mực, củ cải... để nấu nước dùng làm cho lượng natri trong thức ăn cũng cao, không tốt cho người cao huyết áp hay bệnh thận.

Vì vậy, với người đã có bệnh lý mãn tính không lây cần kiêng cữ trong dinh dưỡng, nên chú ý dặn người bán tránh cho thêm mỡ hành vào hủ tíu sau khi trụng bánh, giảm bớt lượng thực phẩm giàu cholesterol như tôm, gan, tim, lòng đỏ trứng, gia tăng lượng rau tươi như giá, hẹ, cần ta... Ăn thêm tỏi ngâm chua cũng là một phương pháp rất tốt để làm cân đối sự hấp thụ và chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, cần lưu ý chỉ nên coi đây là món ăn trong bữa chính. Nếu bạn dùng hủ tíu làm bữa phụ, chỉ nên gọi ít bánh và giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo.

Ths.Bs Đào Thị Yến Phi

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)


Yahoo!:

Hủ tíu Nam Vang: Món hủ tíu quốc tế

Nếu biết thủ đô Phnom Penh của Campuchia còn được gọi là Nam Vang, thì sẽ hiểu hủ tíu Nam Vang là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia. Nhưng chuyện quanh tô hủ tíu Nam Vang không chỉ có bấy nhiêu quốc gia…

>> Sài Gòn mùa mưa, 'nghiện' rau luộc chấm kho quẹt
>> Đi xa nhớ cách uống càphê Việt

Những năm 1970, những người Việt ở Campuchia hồi hương đem theo cách nấu món hủ tiếu ở Nam Vang về giới thiệu với dân Sài Gòn. Cái cụm từ "hủ tíu Nam Vang" bắt đầu xuất hiện trong danh mục món ăn của thành phố phương Nam này từ đó.

Một món ba xứ


Hủ tíu Nam Vang nguyên bản ở Campuchia nhưng lại do người Tiều, một tộc người di cư từ Trung Quốc sang nấu. Món này ở Nam Vang thì chỉ có thịt heo nạc và thịt bằm, rau ăn kèm chỉ có xà lách với giá. Sang đến Việt Nam, nguồn nguyên liệu đa dạng đã làm cho tô hủ tíu biến đổi thêm phần phong phú thấy rõ. Tùy ý thích, có nơi cho thêm vào tô hủ tíu con tôm, miếng gan heo, phèo heo, có nơi cho thêm cái trứng cút... Rau ăn kèm có thêm hẹ, rau cần, và tần ô.

Về căn bản hủ tíu Nam Vang quan trọng nhất là nước dùng được nấu thuần bằng xương ống, nên vị ngọt đậm mà thanh, màu phải hơi ánh vàng mà trong vắt. Hủ tíu Nam Vang ngon phải nấu bằng cọng hủ tíu nhỏ, mỏng, nhưng dai và hơi trong. Thứ hủ tíu này được chế biết từ những lò ở Củ Chi cũng do người từ Miên về mở.

Thành phố Hồ Chí Minh có các tiệm hủ tíu Nam Vang do người Việt từ Campuchia về Sài Gòn mở từ những năm 1970 rất nổi tiếng như tiệm Hồng Phát, Liến Húa trên đường Võ Văn Tần (Quận 3); Kim Tháp trên đường Bà Hạt (Quận 10), và Ty Lum trên đường Huỳnh Mẫn Đạt (Quận 5). Còn tiệm hủ tíu Nam Vang mới mở sau này thì nhiều không kể nổi, nhưng hương vị đã lai ít nhiều.

Ăn khô, ăn nước, và hũ đường


Ông Ty Lum kể tiệm hủ tíu Nam Vang chính gốc là thường phải có hủ đường đặt sẵn trên bàn, vì đa số người ăn hủ tíu bên Campuchia thường ưa ngọt nên hay nêm thêm đường vào tô hủ tíu. Nhưng sau này những quán kể trên cũng ít để sẵn hủ đường vì đa số người Sài Gòn không bỏ thêm đường. Dù vậy, có khách gọi đường thì cũng có mang ra ngay và nghe gọi thêm đường thì quán cũng biết chắc đây là khách gốc Campuchia, hoặc là dân sành ăn theo đúng bài bản của hủ tíu Nam Vang tại chính gốc.

Hủ tíu Nam Vang được dọn theo hai cách: khô hoặc nước. Nếu ăn hủ tíu khô, sau khi bánh hủ tíu trụng xong sẽ được rưới thêm nước xốt làm từ hắc xì dầu và mỡ tỏi. Cái mùi thơm của tỏi phi vàng rộm và vị mặn có hậu ngọt thanh của hắc xì dầu sẽ làm tăng sự đậm đà cho tô hủ tíu khô. Còn ăn nước thì nước lèo phải vừa trong vừa phải thật ngọt vị xương. Ăn hủ tíu nước có cái thú là nóng sốt, ăn tới đâu mồ hồi vã ra đến đó sảng khoái cả người.

Ăn hủ tíu Nam Vang còn cái thú vị nữa là gọi tô xí quách ăn kèm. Xí quách phải được ngâm trong nước lèo, khi cần vớt xương từ nồi nước dùng ra thì mới thơm, ngọt. Đây cũng là một bí quyết của các quán chuyên hủ tíu Nam Vang khi phải tính toán sao cho ninh xương trong nồi mà không bị rục thì mới ngon. Một số nơi thì vớt xương ra sẳn bên ngoài, ai gọi thì cho xương vào trụng trong nồi nước cho nóng là xong. Nhưng xí quách kiểu này khi ăn sẽ lộ ra ngay cái nhạt nhẽo không mùi vị như xí quách được nấu trong nồi nước lèo nóng hổi.

Hủ tíu Nam Vang quê ở Campuchia nhưng do người Tiều từ Trung Quốc sang nấu lại thành món đặc sản ở Sài Gòn, được người Việt ưa thích. Bở vậy, có người ví von hủ tíu Nam Vang là món ăn được quốc tế hóa ở Sài Gòn.

Quang Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét