Sâm Triều Tiên (TT) và sâm Trung Quốc (TQ) mọc ở vùng ôn đới và hàn đới. Chỉ riêng sâm Việt Nam (VN) mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Khác biệt chính ở hoạt chất trong sâm
Các loài sâm đều có hoạt chất chính là saponin. Sâm VN được xếp cùng nhóm với sâm TT là nhóm có hầu hết hoạt chất saponin thuộc khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có 1-2 saponin olean có hàm lượng không đáng kể. Riêng Sâm TQ chỉ có nhóm saponin dammaran, không có saponin olean. Cả ba được xem là những loài sâm quí hiện nay. Tuy nhiên chỉ có sâm VN mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có trong sâm VN. Thành phần này quyết dịnh những khác biệt của sâm VN so với sâm TT và sâm TQ trong trị liệu.
Kiểm tra định tính sâm ở Trung tâm Sâm và dược liệu TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Hữu) |
Ngoài những tác dụng chung nêu trên, mỗi loài sâm còn có những tác dụng ưu thế riêng như sâm VN có tính kháng khuẩn, tác dụng chống stress tâm lý mà sâm TT và sâm TQ không thể hiện. Sâm TQ có tác dụng cầm máu do rút ngắn thời gian đông máu, chứng thiếu máu cục bộ ở nảo, tim…
Sâm Việt Nam: Một loại sâm quý
Sâm VN, Sâm TT, Sâm TQ là 3 trong 5 loài sâm quí được thế giới công nhận (2 loài còn lại là sâm Mỹ (Panax quinquefolius và Panax trifolius mọc ở vùng Bắc Mỹ) do có sự hiện diện chủ yếu thành phần hợp chất saponin dammaran quyết định tác dụng đặc trưng của các loài sâm nói chung và sâm TT nói riêng. Tuy nhiên, tùy thể trạng của mỗi người và hướng điều trị mà có sự lựa chọn phù hợp để tận dụng các tác dụng ưu thế của từng loài sâm.
Sâm Ngọc linh (Ảnh: Nguyễn Hữu) |
Hiện nay chỉ có vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kontum và Quảng Nam và vùng phụ cận núi Ngọc Linh là có thể trồng được sâm, vì đó là vùng sâm VN nguyên thủy của nước ta. Hiện nay 2 tỉnh đã có kế hoạch tổ chức lại vùng trồng theo hướng trồng sâm bán hoang dại dưới tán rừng tự nhiên trong điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng và khai thác hợp lý nguồn dược liệu quí này. Việc di thực ra khỏi vùng búi Ngọc Linh và trồng ở những độ cao tương đương hay thấp hơn vẫn còn đang nghiên cứu.
Trong tương lai, các vùng cao nguyên hay vùng núi có khí hậu mát mẻ đều trồng được sâm như ở vùng Đà Lạt, Sapa, Tam đảo.... Tuy nhiên để đạt chất lượng làm thuốc đối với những cây sâm mọc ở vùng trồng mới cần phải có thời gian nghiên cứu khảo sát thêm.
Sâm VN hay còn gọi là sâm Ngọc Linh, sâm K5 (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là loài sâm đặc hữu của nước ta và đã được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1500-2200m. Sâm Việt Nam có cùng chi Panax và cùng họ Nhân sâm (Araliaceae) với sâm TT và sâm TQ. Sâm TT còn gọi là nhân sâm, sâm, ginseng (Panax ginseng C.A.Meyer) và sâm TQ còn gọi là tam thất TQ, sâm tam thất, kim bất hoán, Sanchi ginseng Cả 3 đều là cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,6m với lá kép mọc vòng, có cuống dài, gồm 5 lá chét mọc thành hình chân vịt. Riêng sâm TQ có thể có 7 lá chét. Thường cây 3 năm tuổi mới trổ hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi, thường chứa 1-2 hạt. Tuy nhiên, quả của sâm Việt Nam đa số có chấm đen ở đỉnh và chủ yếu có 1 hạt. Quả của sâm TQ thường chứa 2-3 hạt và có một số ít quả có chấm đen. Sâm VN rất dễ nhầm lẫn với 2 loại sâm có chất lượng kém hơn trong họ nhân sâm là tam thất hoang và sâm vũ diệp có ở Sapa (Lào Cai). |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét