Trang

Bệnh phong tê thấp, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh đau xương khớp

Chữa phong tê thấp bằng Đông Y

tapchidongy.vn - Thứ Năm, 17 Tháng 09 2015 14:46

Phong tê thấp là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên và cao tuổi, gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở các khớp xương, cột sống, hệ thần kinh, tim và các tổ chức dưới da.

Trên lâm sàng phong tê thấp cũng thể hiện nhiều thể loại khác nhau. Hay gặp nhất là phong thấp, hàn thấp, tê thấp. Các loại khác ít gặp. Tùy thể loại mà Đông y có các bài thuốc điều trị cụ thể xin được trình bày từng thể bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần, bởi nó có hiệu quả trên lĩnh vực này, người bệnh rất dễ tìm kiếm và sử dụng.

Thể phong thấp

Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.

Bài 1

Rễ xấu hổ 16g, thiên niên kiện 10g, vòi voi 16g, huyết đằng 16g, thổ linh 20g, độc hoạt 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày một thang.

cay-voi-voi-la-vi-thuoc-tri-phong-thap

Cây vòi voi là vị thuốc trị phong thấp hiệu quả

Bài 2

Hy thiêm 16g, cỏ xước 16g, rễ bưởi bung, kinh giới 16g, phòng phong 12g, thương nhĩ 16g, tang ký sinh 16g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang.

Thể hàn thấp

Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.

Bài 1

Nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, kê huyết đằng 16g, độc hoạt 12g, cỏ xước 16g, thủ ô chế 16g, bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 12g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày một thang (uống khi nước thuốc còn nóng).

Bài 2

Thương nhĩ tử (sao) 16g, thiên niên kiện 10g, rễ cỏ xước 16g, rễ cà gai leo 16g, rễ tất bát 12g, nam tục đoạn 16g, ngải diệp (sao) 16g, quế chi 10g, trần bì 10g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày một thang.

thuong-nhi-tu-tri-phong-thap

Thương nhĩ tử

Thể tê thấp

Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Trường hợp này mạch nhu hoãn.

Cách chữa: Khu phong tán hàn, trừ thấp.

Bài 1

Tang ký sinh 16g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tất bát 12g, huyết đằng 16g, tế tân 6g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, xuyên khung 12g, độc hoạt 12g, hà thủ ô (chế) 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2

Bài thuốc chườm: Ngải diệp và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm sao rượu, khi còn đang nóng chườm vào nơi đau. Công dụng: giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng sinh lý cho xương khớp.

Chú ý: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý; chống lạnh, tránh nơi ẩm thấp, luôn luyện tập và kết hợp xoa bóp để chống xơ cứng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

Thuốc rượu thoa tê nhức tay chân

tapchidongy.vn - Thứ Sáu, 11 Tháng 12 2015 08:10

Dưới đây là bài rượu thuốc từ hạt gấc dùng thoa ngoài, đặc trị tê nhức tay chân

rượu thuốc chữa tê nhức tay chân

Hạt gấc

Lấy hạt gấc sao vàng bỏ vỏ,

Ngâm với cồn để đó thường dùng .

Băng phiến, long não ngâm chung

Để dành xoa bóp đau lưng cũng tài.


Chỉ 3 vị thành bài thuốc quý,

Có nhiều người điều trị thành công.

Mách nhau ghi chép mấy dòng

Giúp cho các cụ lão ông lão bà .

 

Thuốc rượu này để thoa không uống,

Bị tê tay, tình huống nguy nan

Dùng "Độc hoạt ký sinh thang''

Gia thêm Khương hoạt giải tan bệnh liền.


Chú thích: Hạt gấc 200g; Băng phiến 50g; Long não 50g. Đem ngâm với cồn 90° , 10 ngày sau dùng được. Bên trong uống thêm bài Độc hoạt ký sinh thang gia thêm Khương hoạt 15g, sắc uống mỗi ngày một thang.

Trần Minh Thông (CTQ số 113)

Theo caythuocquy.info

 

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh đau đầu gối

Thứ Hai, 14 Tháng 09 2015 15:55

Đau đầu gối là một phiền toái phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của con người, nhất là đối với người già. 5 bài thuốc sau đây sẽ giúp bạn chữa căn bệnh này một cách hiệu quả.

Những bài dưới đây áp dụng cho chứng đau đầu gối ở thể nhẹ. Nếu bị nặng nên gặp bác sĩ, không nên để đau lâu ngày rất nguy hiểm.

Bài 1:

Đâm nhỏ hột cải bẹ trắng, hòa với giấm rồi đem bóp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 3 lần.

Bài 2:

Rang muối hột cho nóng rồi cho vào vải, túm lại rồi lót lá đu đủ trên đầu gối, sau đó chườm muối nóng lên chỗ đau, mỗi ngày chườm vài lần. (Lưu ý: không nên để muối quá nóng vì có thể bị phỏng).

Bài 3:

Cho củ nghệ và phèn chua vào cối, đâm nhuyễn đem bó vào chỗ đau sưng.

cu-nghe-chua-dau-dau-goi

Nghệ tươi kết hợp cùng phèn chua giảm đau đầu gối hiệu quả

Bài 4:

Lấy lá cỏ hôi và cỏ lông bông trắng đâm chung với muối, bó ba đêm sẽ giảm.

Bài 5:

Nếu bị thấp khớp, đầu gối sưng: dùng lá mướp hương, đâm nhuyễn với muối, đem bó chỗ sưng. Mỗi ngày làm 2 lần.

Các bạn nên kết hợp phương pháp trên cùng bài tập sau:

Chữa bằng cách xoay đầu gối (nếu đã từng giải phẫu xương, không nên tập 2 cách dưới đây):

- Xoay đầu gối sang trái phải: đứng chồm, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, hạ người xuống, xoay hai đầu gối theo vòng tròn sang trái (ngược chiều kim đồng hồ) 10 - 12 lần. Sau đó đổi chiều xoay vòng về bên phải.

- Xoay đầu gối trong ngoài: đứng giang rộng hai chân, hai bàn tay đặt trên đầu gối, hạ người xuống, xoay hai đầu gối từ ngoài vào trong rồi làm ngược lại.

bai-tap-xoay-goi-chua-dau-dau-goi

Thực hiện bài tập xoay nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau đầu gối

Chú ý: Lúc đầu tập 2 thế trên, chỉ cần hạ thấp người đôi chút, càng về những ngày sau càng hạ thấp hơn để tạo lực mạnh. Ngoài ra, có thể tập thêm những bài nâng chân, mở chân rộng để làm mạnh cơ và giúp khớp gối dẻo dai. Nếu bị nhức đầu gối vào ban đêm, nên tập trước khi đi ngủ. Song, bất kỳ tập lúc nào ,nếu có cảm giác đau thì nên ngừng ngay.

Nguồn: Sưu Tầm

 

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp

tapchidongy.vn - Thứ Tư, 25 Tháng 11 2015 11:56

Khi các khớp của bạn đang đau đớn và cơ thể cảm thấy mệt mỏi thì vận động là điều cuối cùng mà bạn nghĩ tới.

Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc tập thể dục sẽ giúp bạn giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và cải thiện chức năng vận động khớp mỗi ngày. Dưới đây là một số bài tập đơn giản nhưng rất hiệu quả, có thể mang lại cho bạn những chuyển động khớp dễ dàng bất kỳ lúc nào.

1. Đi bộ giúp đẩy lùi viêm khớp dạng thấp

Đi bộ là một bài tập thể dục mang lại lợi ích tuyệt vời cho các khớp xương, tim mạch và tâm trạng của bạn. Bạn có thể thực hiện bài tập này gần như ở bất cứ nơi nào. Bạn nên bắt đầu đi chậm và tăng dần tốc độ theo thời gian. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn mang theo bên mình một chai nước và đôi giày êm ái trước khi thực hiện bài tập này.

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp - ảnh 1

Đi bộ mỗi ngày giúp bạn đẩy lùi viêm khớp dạng thấp

2. Kéo căng các khớp và cơ thể của bạn

Kéo căng là một trong những cách tốt nhất để giảm độ cứng khớp và duy trì khả năng vận động, tăng tính linh hoạt khớp. Động tác này nên là một phần của tất cả các chương trình tập thể dục. Bạn hãy bắt đầu sau 3-5 phút khởi động. Bạn có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, rồi vươn đôi tay lên cao, sang hai bên hoặc nắm lấy hai ngón chân cái. Sau đó kéo căng tay và giữ nguyên tư thế trong vòng 10-20 giây trước khi thả.

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp - ảnh 2

Kéo căng chân, tay để tăng cường vận động khớp

3. Tập yoga

Yoga là môn thể dục cổ xưa trên thế giới, cách thức thực hiện là kết hợp thở sâu, chuyển động nhẹ nhàng, nhiều tư thế khác nhau với thiền định. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, yoga có những lợi ích tuyệt vời với người bị viêm khớp dạng thấp, giúp khớp linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động, cơ thể cân bằng và giảm stress. Các cơ sở điều trị viêm khớp ở nước ngoài đã đưa yoga trở thành một trong những chương trình thiết kế đặc biệt dành cho người bị viêm khớp. Bạn hãy tham gia các khóa học yoga để được thực hành những bài tập cho bệnh của mình.

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp - ảnh 3

Yoga là lựa chọn tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

4. Tập thể dục trong nước ấm

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe tới bài tập này, tuy nhiên, thực tế là nó khá phổ biến. Bài tập trong nước ấm giúp tác động nhẹ nhàng, giảm đau cho các khớp đang vô cùng đau đớn của bạn. Bởi vì nước giúp khớp nâng đỡ trọng lượng cơ thể bạn, giảm độ cứng khớp, giảm căng thẳng. Bạn có thể tập trong bồn hoặc hồ bơi chứa nước ấm bằng cách vận động cơ thể nhẹ nhàng, đi lại trong nước… Rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đấy!

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp - ảnh 4

Đi lại nhẹ nhàng trong nước, vừa thư giãn, vừa tốt cho khớp

5. Hãy thử du lịch bằng xe đạp

Những người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch. Vì vậy, điều quan trọng để bảo vệ trái tim của bạn là hãy đưa dòng máu được tuần hoàn đều đặn mỗi ngày. Đi xe đạp là cách đơn giản để bạn có được trái tim và khớp xương vận động nhịp nhàng, giảm độ cứng khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy trang bị một chiếc xe đạp hoặc đến phòng tập để thực hiện bài tập này nhé.

Mách bạn: 5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp - ảnh 5

Các bài tập đạp xe cũng rất có lợi!

Bạn thấy đấy, tập thể dục lúc nào cũng vô cùng cần thiết, có ý nghĩa không chỉ với bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn với nhiều bệnh khác, giúp bạn đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc sức khỏe một cách hoàn hảo hơn, bạn sẽ không phải lo lắng gì về bệnh viêm khớp dạng thấp.

Nhằm giúp bạn đạt được điều đó, các chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu để bào chế ra những sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, nhiều ưu điểm và có giá trị cao. Trong đó, thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là cây hy thiêm (có thể giúp bạn chống viêm khớp), kết hợp với nhũ hương, bạch thược, sói rừng… đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu khoa học về hiệu quả giảm đau nhức, tăng cường vận động xương khớp mà không có tác dụng phụ. Đây thực sự là tin mừng cho những ai bị bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp họ có hệ xương khớp linh hoạt, khỏe mạnh, có thể đi tới bất kỳ nơi đâu họ mong muốn.

Phối hợp tập thể dục đều đặn cùng với sử dụng các sản phẩm thảo dược mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, ngăn chặn những biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Theo Sống Khỏe

 

Công thức pha chế trị bệnh xương khớp hiệu quả

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 01 Tháng 12 2015 08:12

Các bệnh điển hình nhất liên quan đến xương khớp là viêm, đau nhức, sưng, tê thấp, phong thấp, thấp khớp...

Người mắc bệnh khớp thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức hoành hành, đặc biệt trong thời tiết lạnh, ẩm đầu đông này, triệu chứng bệnh càng rõ rệt hơn. Đông y có rất nhiều bài thuốc hay trị viêm khớp hiệu quả như ớt chín, vỏ bưởi, lá đu đủ, xương sông...

Dưới đây là các bài thuốc Đông y với các thành phần dễ tìm, dễ thực hiện tại nhà mà đem lại hiệu quả trị bệnh cao.

- Ớt chín 15 quả, 3 lá đu đủ, 80g rễ chỉ thiên, tất cả đem giã nhỏ, ngâm với cồn theo tỉ lệ 1:2. Dung dịch này dùng để xoa lên các vùng xương khớp bị sưng, viêm.

- Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi uống như trà để trị phong thấp, sưng khớp.

Bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp hiệu quả - ảnh 1

Đau xương khớp rất dễ tái phát trong mùa đông (Ảnh minh họa: Internet)

- Vỏ bưởi tươi 250g, gừng tươi băm nhuyễn 30g đắp vào chỗ đau khớp, mỗi ngày thay thuốc một lần.

- Bắp cải sống ép lấy nước hoặc hơ nóng lá đắp lên chỗ viêm sưng.

- Quả sung hầm cùng thịt lợn nạc trị chứng viêm khớp.

- 15-30g lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt khô sắc với nước, uống 2-3 lần trong ngày để trị chứng nhức khớp, xương.

- Rễ gạo 30-60g sắc hoặc ngâm rượu uống hay 15g vỏ thân cây gạo sắc kỹ lấy nước uống cùng rượu vang, uống 2 lần /ngày. Thuốc này trị hiệu quả viêm khớp mãn tính, đau khớp lưng, khớp gối.

- Đài hoa hướng dương sắc đặc thành cao, cho vào mảnh giấy dán lên chỗ đau khớp 1 lần/ngày.

- Lá xương sông giã nát, đun nóng đắp lên vùng khớp đau.

- Lấy cuỗng lá cây đinh lăng (30g), thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lấy nước uống trị tê thấp.

- 40g hồ tiêu, 20g phèn chua ngâm cùng 1 lít rượu trong 15 ngày. Dùng rượu này để xoa bóp để trị đau lưng, tê thấp.

Bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp hiệu quả - ảnh 2

Cây rau huyên (Ảnh minh họa: Internet)

- Lấy một nắm lá, một nắm hoa cây rau huyên rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm), khi còn một bát chia uống 3 lần trong ngày. Đồng thời lấy rễ rau huyên giã nát đắp vào chỗ khớp sưng đau.

- Sao lá ngải cứu cùng phèn chua đắp lên chỗ đau do phong thấp.

- Cỏ nhọ nồi, hy thiên, rễ cỏ xước mỗi vị 10g; thương nhĩ tử, ngải cứu mỗi vị 12g; thổ phục linh 20g. Các vị trên sao vàng, sắc đặc, uống ngày 1 thang liền trong 7-10 ngày để trị chứng thấp khớp có sưng đau.

- Chuẩn bị 15g mỗi vị gồm vỏ cây vông, cỏ chân chim, ý dĩ sao, ngưu tất, kê huyết đằng, phỏng kỷ sắc nước uống ngày 1 thang, trị chứng phong thấp, chân tê phù.

- Lấy 30g rễ gắm núi, 20g rễ cây xấu hổ; ké đầu ngựa, thiên niên kiệu, lá lốt mỗi vị 12g, thạch xương bồ 6g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống ngày 2 lần. Dùng liên tục trong 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày. Cứ dùng xong một đợt lại nghỉ 7 ngày. Thuốc này trị chứng tê thấp, đau nhức xương, gân.

Ngọc Huyền (TH)

Theo Suckhoedoisong.vn

 
 

9 triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh viêm khớp dạng thấp

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 15 Tháng 12 2015 13:50

Nếu bạn mắc viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ được "trải nghiệm" cảm giác đau đớn, sưng khớp. Tuy nhiên, cũng có những triệu chứng khác để biết bạn đang bị bệnh này. Bởi đây là bệnh tự miễn dịch, ảnh hưởng tới khớp và toàn bộ cơ thể, từ đôi mắt cho tới các ngón chân.

ên cạnh những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là cứng khớp buổi sáng, sưng đau khớp đối xứng 2 bên thì bạn không nên bỏ qua 9 triệu chứng sau:

1. Khó thở: Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng tới mạch máu và tim, vì vậy nhiều khả năng bạn sẽ có một cơn đau tim. Khó thở hoặc tức ngực cũng có thể báo hiệu một vấn đề về phổi hoặc tim.

2. Sốt cao: Sốt là phản ứng của cơ thể khi bạn bị nhiễm khuẩn. Ở người viêm khớp dạng thấp có sự rối loạn của hệ miễn dịch, bệnh có thể khởi phát sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, sốt là một biểu hiện sớm của viêm khớp dạng thấp. Bạn hãy chú ý nhiều hơn đến một cơn sốt, ớn lạnh, hay ho.

dấu hiệu viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp

3. Tê: Nếu bị sưng, mô viêm sẽ tác động lên dây thần kinh cảm ứng đau ở dưới da, khiến bàn tay hoặc bàn chân của bạn có thể cảm thấy tê, ngứa ran…

4. Mắt đỏ: Đau mắt đỏ, gây cảm giác đau đớn là một điều đáng báo động, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng đỏ có thể gây ra sưng tấy ở mắt. Đôi khi, thuốc nhỏ mắt trong trường hợp này sẽ có thể giảm bớt đau nếu bị nhẹ.

5. Đục thủy tinh thể: Hầu hết mọi người cần phẫu thuật đục thủy tinh thể ở tuổi 60. Nhưng nếu bạn có bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn có thể mắc đục thủy tinh thể sớm nhất là ở tuổi 30. Sử dụng corticoid trong điều trị có thể làm cho vấn đề về mắt này nặng hơn.

6. Gãy xương: Những người mắc viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng sẽ bị loãng xương, một bệnh được đánh dấu bởi sự suy giảm canxi. Loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng, cho đến khi bạn bị gãy xương. Nhưng các bác sĩ có cách để kiểm tra các vấn đề này trước khi dẫn đến một điều tồi tệ hơn với sức khỏe của bạn. Bạn nên bổ sung canxi, vitamin D và tập thể dục để giúp củng cố xương.

7. Khô miệng: Bạn có thể không tạo ra đủ nước bọt và khô miệng thường gây ra các bệnh về nướu (phần bao quanh răng, hay còn gọi là lợi). Bệnh nhân không nghĩ rằng, điều này là do bị viêm khớp. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cho nha sĩ biết, nếu bạn bị khô miệng kèm theo viêm khớp dạng thấp.

8. Tay hoặc chân khó di chuyển: Biến chứng hiếm gặp này xảy ra khi tình trạng viêm làm hạn chế lượng máu đến các dây thần kinh ở bàn tay hay bàn chân của bạn.

9. Điểm "nóng" trên ngón tay: Nhiều năm trước đây, một số người bị viêm khớp dạng thấp có đốm đỏ hoặc đen nhỏ trên ngón tay, xung quanh móng tay, ngón chân. Điều này cho thấy các mạch máu của bạn đang bị viêm.

dấu hiệu viêm khớp dạng thấp

Nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ viêm khớp dạng thấp

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn

Nếu bạn gặp những triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm bệnh viêm khớp dạng thấp và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Hiện nay, thuốc chữa trị viêm khớp dạng thấp vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục nghiên cứu. Tại nước ta, các chuyên gia đã bào chế ra những sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, nhiều ưu điểm. Trong đó, thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là cây hy thiêm (có thể giúp bạn chống viêm khớp), kết hợp với nhũ hương, bạch thược, sói rừng… đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu khoa học và hội thảo chuyên đề về hiệu quả giảm đau nhức, cải thiện vận động của xương khớp, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát viêm khớp dạng thấp mà không có tác dụng phụ.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc duy trì sử dụng sản phẩm trên, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể áp dụng một số biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chỉnh hình,… nhằm phục hồi chức năng vận động.

Chí Thành

 
 

Món ăn, bài thuốc chữa chứng tê buồn chân tay

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 08 Tháng 12 2015 08:05

Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì , người bệnh thường bị căn bệnh này tấn công khi sức đề kháng yếu. Nguyên nhân chính là do: Phong, hàn, thấp, nhiệt cộng với tình trạng suy nhược của cơ thể gây ra.

Việc đau xương khớp và tê buốt chân tay thường gặp ở người già có thể do thoái hóa và loãng xương ở người già (quy luật tự nhiên do sự giảm và mất các nội tiết tố sinh trưởng và sinh dục); gai xương và thoát vị đĩa đệm cột sống; viêm đa khớp dạng thấp (một loại bệnh lý tự miễn dịch) hay thiếu nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể do tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường... Để biết đích xác là nguyên nhân gì, người bệnh cần làm các xét nghiệm cần thiết để giúp cho việc chẩn đoán, nên đến các cơ sở y tế có đủ phương tiện máy móc xét nghiệm. Riêng trường hợp thoát vị đĩa đệm, cần phải được can thiệp tích cực để chống chèn ép thần kinh, bởi không chỉ gây đau mà bệnh này còn có thể gây liệt.

Cơ chế bệnh căn bản của triệu chứng tê là ở "không thông thì đau", mấu chốt chữa trị cũng là ở "thông". Dựa vào sự khác nhau của nhân tố gây bệnh như gió, lạnh, ẩm, nóng mà chọn các phương pháp chữa trị bằng ăn uống tương tự như thông gió, tản lạnh, thông ẩm, giải nhiệt. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc đơn giản hỗ trợ điều trị chứng tê.

Món ăn, bài thuốc chữa chứng tê buồn chân tay

Hành củ...

Bài 1: Hành củ 4 củ, phòng phong 9g, gạo tẻ 50g, hành củ thái nhỏ cùng phòng phong sắc lấy nước thuốc, cho gạo tẻ vào nước thuốc, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn, dùng cho tê chạy do gió lạnh dẫn tới, khớp đau không cố định.

Bài 2: Xích đậu 30g, khương hoạt 10g, khương hoạt sắc lấy nước bỏ bã, cho xích đậu vào nấu chín, ăn mỗi ngày hai lần, dùng cho tê chạy, khớp đau không cố định.

Bài 3: Gừng tươi 3 lát, bạc hà 3g, gạo tẻ 50g, đường đỏ vừa đủ. Bạc hà thêm nước đun qua, sau cho gạo tẻ, gừng, đường đỏ cùng nấu cháo, khi sắp chín, đổ nước bạc hà vào, nấu thêm một lát rồi ăn, dùng cho người bị gió lạnh gây tê, khớp sưng đau.

Món ăn, bài thuốc chữa chứng tê buồn chân tay

Gừng tươi, vị thuốc trị chứng tê buồn chân tay.

Bài 4: Rượu trắng 500g, rễ mộc qua 250g, đỗ trọng 50g. Rễ mộc qua, đỗ trọng ngâm vào rượu trắng, 10 ngày sau dùng uống, mỗi ngày 30ml, ngày hai lần, dùng cho người đau tê, yếu tố lạnh gây bệnh mạnh hơn, khớp đau nhiều.

Bài 5: Gạo tẻ 50g, đường đỏ 25g, ô đầu 9g, gừng tươi 3 lát. Ô đầu thêm nước sắc đặc bỏ bã, cho gạo tẻ, đường đỏ, gừng tươi và nước vừa đủ nấu cháo mỗi ngày một lần, dùng cho tê đau.

Bài 6: Gà xương đen 500g, rượu trắng 500g, gà làm sạch bỏ nội tạng, dùng rượu thay nước nấu gà, sau khi chín thêm gia vị, chia làm nhiều lần ăn, dùng chữa chứng sờ vào tê, tứ chi sưng đau nhiều.

Bài 7: Mướp 50g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, cho mướp vào sau cùng, dùng chữa khớp sưng đỏ đau.

Bài 8: Xích tiểu đậu 30g, cỏ thài lài 30g, hành 5 củ, gừng 3 lát, ngâm xích tiểu đậu 3 giờ, sau cùng sắc uống, mỗi ngày một lần, dùng chữa tê nhiệt, khớp sưng đau, rát nóng.

Theo songkhoe.net

 

Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến

Thứ Hai, 02 Tháng 11 2015 11:13

Bệnh phong tê thấp ở mức nặng có thể gây tê liệt một bên cơ thể của người bệnh, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khoẻ của họ...

Được biết đến là căn bệnh kinh niên, tới giờ chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh tê thấp. Tỉ lệ mắc bệnh hiện nay ngày một gia tăng do lối sống và dinh dưỡng không phù hợp. Thậm chí có những trường hợp chỉ mới 15 tuổi cũng có dấu hiệu của căn bệnh này. Bởi thế, nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh phong tê thấp là điều ai cũng cần làm.

Những điều cần biết về bệnh tê thấp

Tê thấp không dùng cho một bệnh nhất định mà là tên chung cho một chứng bệnh. Chứng bệnh này gây đau chủ yếu ở cơ bắp và khớp. Cơn đau tập trung vào các bộ phận kết nối trong cơ thể. Một số căn bệnh mang chứng bệnh này như gút, viêm cơ đa phát, đau cơ xơ, viêm khớp xương, viêm dây chằng,…

Các bác sỹ nhận định tỉ lệ mắc bệnh phong tê thấp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác, giới tính. Bệnh đặc biệt ảnh hưởng tới nữ giới, nhất là sau khi mãn kinh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mắc bệnh này chiếm tỉ lệ cao gấp 3 lần so với nam giới.

Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến - ảnh 1

Phong tê thấp là chứng bệnh thường gặp ở người già

Ngoài ra, qua nghiên cứu cho thấy, béo phì có liên quan phần nào đến bệnh viêm khớp, một trong những căn bệnh mang chứng bệnh này.

Công việc cũng ảnh hưởng đến khả năng mang bệnh. Một số công việc dễ khiến người lao động bị bệnh viêm khớp xương như: người lao động nặng, vận động viên... Nguyên nhân chủ yếu do xương sụn trong khớp bị đè nặng thường xuyên nên dễ bị mài mòn và thương tổn, từ đó sinh ra bệnh.

Triệu chứng

Triệu chứng chủ yếu của tê thấp là chứng đau, đó là một phần gây chướng ngại chức năng. Chứng đau phổ biến nhất là đau khớp, các bộ phận kết nối với khớp. Thêm vào đó, chứng đau ở chân tay và khắp cơ thể cũng có thể gây biến chứng phù tạng và dây thần kinh. Ngoài ra đau thường xuyên ở cổ, vai, lưng nói chung cũng là những biểu hiện của tê thấp, có trường hợp bệnh đi kèm theo chứng sưng khớp.

Nguyên nhân

Chứng tê thấp được xem là bệnh nan y, việc xác định nguyên nhân bệnh chính vẫn là việc khó khăn. Các bác sỹ cho biết tê thấp có rất nhiều nguyên nhân từ di truyền, miễn dịch đến viêm nhiễm, môi trường… Tất cả nguyên nhân đều có quan hệ nhất định. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân chính rất phức tạp.

Từ việc khó phát hiện nguyên nhân chủ yếu, đến nay chứng tê thấp chưa có tiêu chuẩn để chẩn đoán, gây khó khăn cho việc điều trị.

Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến - ảnh 2

Đau lưng là biểu hiện thường thấy của tê thấp

Ảnh hưởng

Cơn đau của tê thấp khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, những khi thời tiết thay đổi cơn đau càng mạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khả năng vận động của người bệnh. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, liệt, tàn tật, gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng, thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn.

Điều trị

Tê thấp vốn có triệu chứng không rõ rệt ở thời kỳ đâu, hầu hết là các triệu chứng mệt mỏi dễ bị bỏ qua như sưng khớp, đau cơ bắp, mồm và mắt khô, cho nên người bệnh dễ phớt lờ. Về căn bản, bệnh không thể chữa dứt điểm, tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn chặn sự tác động của bệnh bằng các biện pháp Đông y. Bạn có có thể đến các viện uy tín để được khám, chuẩn đoán và dùng thuốc đúng loại. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Cách phòng tránh

Phong tê thấp: Mối lo ngại khi mùa đông đến - ảnh 3

Tập luyện mỗi ngày để chống lại bệnh xương khớp mùa đông

Theo TS. Vũ Thị Lừu, chuyên khoa Nội, bệnh viện E, để ngăn chặn bệnh tê thấp, mọi người cần tăng cường vận động và xây dựng lối sinh hoạt điều độ. Khi bị tê nhức chân tay, bạn không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vận động ở mức độ hợp lí có thể giúp tăng cương lưu thông máu, khiến cơn đau nhức được loại bỏ. Bạn nên tham gia một số môn thể thao như bơi, chạy bộ hoặc chọn các bài aerobic nhẹ...

Cần uống đủ nước để sụn và xương dẻo dai, nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (rau củ màu đỏ), vitamin C (trái cây họ cam, chanh, cà chua), vitamin E (trà xanh, lạc) để giúp cơ thể có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, chống lại được các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh này, bạn cần đảm bảo giữ ấm cho mọi thời điểm, nhất là vào mùa lạnh. Việc để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm dễ khiến bạn bị tê thấp.

Theo Sống Khỏe

Chữa bệnh đau xương khớp từ cây xấu hổ

tapchidongy.vn - Thứ Sáu, 02 Tháng 10 2015 15:30

Cây xấu hổ ngoài công dụng chữa bệnh mất ngủ, nó còn có công dụng chữa bệnh đau xương khớp khá hiệu quả. hãy cùng tham khảo bài thuốc bên dưới nhé.

cay-xau-ho-chua-benh-xuong-khop

cây xấu hổ chữa bệnh đau xương khớp

Các bộ phận dùng làm thuốc của cây xấu hổ:

- Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

Liều dùng: 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

- Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính...

Liều dùng: 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

Chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.

Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày

Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

- Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 - 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 - 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 - 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Tổng hợp: tapchidongy.vn

 

Bài thuốc độc vị từ cây dọc mùng hết lo sưng khớp ngày lạnh

Thứ Ba, 10 Tháng 11 2015 08:11

Cây dọc mùng, hay còn gọi là môn bạc hà, ráy bạc hà, mùng thơm, lùng... có thể dùng để giảm đau nhức do sưng khớp khi thời tiết chuyển mùa.

Môn bạc hà còn gọi là dọc mùng, môn ngọt, có tên khoa học Alocasia odora, thuộc họ Ráy. Bạc hà là cây đa niên, thân thảo, cuống lá (petiole) dầy, xốp và mọng nước.

Cây cao khoảng 1 m, thường mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Phần rễ phình ra như dạng 'củ'.

Lá môn bạc hà to bản hình mũi tên, dài 30–90 cm, giữa có gân lá chạy dọc theo chiều dài của lá. Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Trái bạc hà màu đỏ, hình trứng.

Bài thuốc độc vị từ cây dọc mùng hết lo sưng khớp mùa lạnh - ảnh 1

Cây dọc mùng có thể dùng để nấu ăn (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Đông y, môn bạc hà có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng có nọc độc cắn. Dùng mỗi lần 10 - 15 g dược liệu khô hay 60 - 90 g thân rễ tươi, dạng thuốc sắc uống.

Chú ý không nên dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc với các triệu chứng tê lưỡi, sưng lưỡi, ngộ độc thần kinh trung ương. Có thể giã nát thân rễ tươi, xào với giấm dùng đắp ngoài da (chỉ đắp vào vết thương, tránh vùng da không bệnh).

Theo Sống Khỏe

 

Bạch hạc - dược liệu đặc trị bệnh phong thấp

tapchidongy.vn - Thứ Hai, 19 Tháng 10 2015 09:02

Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.

cay-bach-hac-chua-benh-phong-thap

Hoa bạch hạc

Mô tả

Bạch hạc còn có tên khác là nam uy linh tiên, kiến cò, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn.

- Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn.

- Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc.

- Quả nang dài, có lông.

- Cây ra hoa tháng 8.

cay-bach-hac-tri-benh-phong-thap

Cây bạch hạc

Bài thuốc dùng bạch hạc chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.

Chữa eczema, hắc lào, lang ben

Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây bạch hạc đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi.

Đau thần kinh tọa do lạnh

Rễ câybạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 - 15 thang.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp

Biểu hiện bệnh: Đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp

Rễ cây bạch hạc 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.

Sưu tầm

 

Đậu tương chữa đau nhức xương khớp

tapchidongy.vn - Thứ Năm, 26 Tháng 11 2015 08:10

Đây là phương thuốc gia truyền, nay xin phổ biến để mọi người cùng tham khảo và có thể áp dụng, không gây tác dụng phụ.

Đậu tương hay đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae), một loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Trong hạt đậu tương có các thành phần hóa học như: Protein (40%), lipid (12 - 25%), glucid (10 - 15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzym, sáp, nhựa, cellulose. Nó còn có đủ các a-xít amin cơ bản: isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin.

Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino a-xít không thay thế cần thiết cho cơ thể. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại 'thịt không xương' vì chứa tỉ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800g thịt bò. Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.

Đậu tương chữa đau nhức xương khớp - ảnh 1

Đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và thận, có tác dụng giải biểu, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong. Còn theo lời đồn đại thì theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế 'Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới' vừa được tổ chức tại TP.HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành không tốt đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.

Thông tin truyền miệng đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu isoflavones hay còn biết dưới tên gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam, nhưng thực chất isoflavones không phải là estrogen.

Ngoài ra, còn hoài sơn, ý dĩ, hạt sen để cả tâm sen, hắc chi ma (mè đen), mật ong rừng các vị này cũng có giá trị cực kỳ tốt hỗ trợ cho sức khỏe khi được phối chế thích hợp với 5 loại đậu trên. Vì khuôn khổ của bài có hạn, xin không phân tích cụ thể các vị gia này, nhưng một điều chắc chắn là chúng hỗ trợ tuyệt vời khiến công năng phòng trị bệnh trở nên đạt được sự bất ngờ giúp trẻ khỏe, trường thọ, tiêu tan bệnh tật.

Phương thuốc tuyệt vời này cho ta công hiệu giảm cân, hỗ trợ trị chứng béo phì, lại vừa trị trĩ, chữa đau nhức xương khớp, giúp phát triển tóc móng, làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn hồng hào…

Phương thuốc gia truyền

Dược liệu gồm: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ hạt nhỏ (nếu có có đậu mắt cua càng hay), đậu trắng, đậu tương (các loại đậu trên đều có lượng bằng nhau). Gia hoài sơn, ý dĩ, hạt sen để cả tâm sen, hắc chi ma tức vừng đen (mè đen), các vị này cũng có lượng như nhau.

Cách bào chế: Tùy theo yêu cầu mà sử dụng mỗi vị lượng nhiều hay ít. Tối thiểu mỗi thứ làm (lần đầu) là 1 lạng (100g). Mỗi vị đều được rang vàng riêng vì có loại hạt to hạt nhỏ khác nhau nếu rang chung loại đậu nhỏ sẽ vàng sớm, loại hạt to như đậu trắng lại chưa vàng, nếu rang tiếp để loại to vàng sẽ làm cháy hạt đậu nhỏ sẽ mất tác dụng (riêng vừng đen bắt buộc phải rang riêng, tán riêng, để riêng vì vừng có dầu sẽ làm kết dính với bột nên để trong lọ riêng). Sau khi đã rang vàng riêng từng loại có thể cho chung vào thuyền tán nhỏ mịn hoặc cho riêng vào máy xay sinh tố mà xay nhỏ mịn; rồi cho chung vào trộn đều cất vào lọ đậy kín không để bị ẩm (chú ý vừng tán để riêng không cho chung vào hỗn hợp các bột đã tán mịn).

Cách sử dụng: Mỗi buổi sáng uống 1 lần vào khi đói (lấy 3 thìa canh bột hỗn hợp, với 1 thìa vừng đen đã tán thành bột để trong lọ riêng) trộn với mật ong rừng lượng vừa đủ để làm thang, rồi ăn hết, sau uống với nước trắng 1 cốc to (tức nước sôi để nguội) để làm sạch miệng. Cần nghỉ 2 giờ sau hãy ăn sáng, nếu thấy no có thể không cần ăn sáng chờ trưa hãy ăn cơm lại càng tốt hơn. Làm đều đặn như vậy sẽ sau 1 tuần lễ đã thấy hiệu quả.

BS. Hoàng Xuân Đại

Theo Suckhoedoisong.vn

 

Cây chìa vôi chữa đau nhức xương, bong gân, tê thấp, mụn nhọt sưng tấy

tapchidongy.vn - Thứ Năm, 17 Tháng 12 2015 09:08

Chìa vôi còn có tên là bạch phấn đằng, rau chua... Cây nhỏ, mọc leo, dài 2 - 4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là bạch phấn đằng). Tua cuốn hình sợi đơn.

Chìa vôi còn có tên là bạch phấn đằng, rau chua... Cây nhỏ, mọc leo, dài 2 - 4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là bạch phấn đằng). Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thuỳ chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6 - 8cm; những lá phía gốc hình mác gần như nguyên, các lá phía trên chia 5 - 7 thuỳ dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Quả nang tròn, 5 - 6mm, khi chín màu đen. Mùa hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 5 - 10.

Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, bờ bụi, hàng rào và được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông.

Theo Đông y, chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, tiêu độc, sát trùng; thường dùng chữa đau nhức xương, bong gân, tê thấp, mụn nhọt sưng tấy, vết ong đốt, rắn cắn,…

cây chìa vôi chữa phong thấp

Một số bài thuốc có sử dụng cây chìa vôi

Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương: Chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, rễ lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng: Dây chìa vôi 50g, đương quy 20g, xuyên khung 10g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g. Tất cả các vị thuốc ngâm trong 1 lít rượu trắng sau 1 tuần là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30ml)

Chữa bong gân: Lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu tía, các vị bằng nhau, giã nát, trộn với dấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml dấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1 - 2 lần trong ngày. Hoặc dây chìa vôi 50g, gừng tươi 50g, rượu trắng 20ml, tất cả đem giã nhuyễn rồi bó vào khớp đau.

Chữa vết ong đốt: Giã nhuyễn lá, dây, củ cây chìa vôi để đắp.

Chữa viêm da lở ngứa: Dùng một nắm lá chìa vôi tươi rửa sạch, giã nát đắp băng lại khoảng 1giờ, ngày 1 lần, kết hợp dùng thuốc uống tiêu độc: Thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, sắc uống ngày một lần. Dùng 5 ngày một liệu trình.

Chữa đau bụng sau sinh: Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh bị đau bụng lấy một nắm dây chìa vôi sao nóng đắp lên bụng có tác dụng giảm đau rất tốt.

Chữa mụn nhọt sưng tấy: Dây lá chìa vôi 1 nắm, rửa sạch, giã nát với mấy hạt muối lấy nước uống còn bã đắp đến khi khỏi.  

 Bác sĩ  Thu Vân

Theo suckhoedoisong.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét