Trang

Ngày càng nhiều người bị ung thư dạ dày. Chẩn đoán?

5 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

D.Hải |

5 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Theo TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai , những người có nguy cao mắc ung thư dạ dày gồm:

1. Những người có bố mẹ hoặc anh em ruột bị ung thư dạ dày .

2. Những người bị cắt bán phần dạ dày sau 15 năm.

3. Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày nặng trên nội soi: viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày.

4. Những người từng phát hiện ung thư dạ dày sớm đã điều trị khỏi bằng cắt hớt hoặc tách cắt niêm mạc.

5. Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình

Theo TS. Khanh, tại Việt Nam hiện nay chỉ có phương pháp duy nhất phát hiện ung thư dạ dày sớm bằng nội soi. Vậy tuổi nào thì nên soi dạ dày để phát hiện ung thư sớm?

Tại Nhật Bản, từ 40 tuổi được khuyến cáo nên soi dạ dày để sàng lọc. Nếu nội soi thấy không có viêm teo hoặc viêm teo nhẹ thì cứ 3 năm nội soi một lần. Nếu viêm teo mức độ trung bình cứ 2 năm nội soi dạ dày một lần.

Nếu viêm teo mức độ nặng và hoặc có dị sản ruột lan tỏa thì mỗi năm nội soi dạ dày một lần.

Đối với các nước châu Âu, nơi mà tỉ lệ ung thư dạ dày thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản, các bác sĩ khuyến cáo: Nếu viêm teo mức độ nặng và hoặc có dị sản ruột lan tỏa thì cứ mỗi 3 năm nội soi dạ dày một lần.

Nói tới việc phát hiện ung thư dạ dày người ta nghĩ ngay tới nội soi dạ dày. Nhưng theo TS. Khanh, phần lớn người bệnh khi nói tới phải nội soi dạ dày người ta rất sợ, bởi vì họ đã từng đi nội soi dạ dày hoặc nghe người thân đã đi nội soi dạ dày kể lại.

Tuy nhiên, ngày nay ngoài biện pháp nội soi thông thường có nhiều phương pháp nội soi mà người bệnh không cảm thấy khó chịu ngay cả khi nội soi cho trẻ em.

Các phương pháp nội soi đã được tiến hành bao gồm: nội soi dạ dày qua đường mũi, nội soi có tiền mê hoặc gây mê. Tất cả các phương pháp này đã được áp dụng tại Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai.

Có những người bệnh băn khoăn liệu nội soi gây mê hoặc tiền mê có ảnh hưởng đối với sức khỏe hay không? TS. Khanh cho rằng, về mặt y học hoàn toàn cho phép tiến hành mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nếu được tiến hành theo đúng quy trình.

Như vậy, ở Việt Nam hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Trong thực tế, các bác sĩ tại Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện lớn đã và đang làm việc này.

Tuy nhiên, quy mô và mức độ còn rất nhỏ, số lượng người bệnh phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm còn khiêm tốn.

Với sự phát triển của kinh tế, mọi người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, cùng với sự mong muốn và cố gắng của các bác sĩ Tiêu hóa, Ung thư chắc chắn ngày càng có nhiều người được phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.

theo Sức khỏe Đời sống

 

 

Dấu hiệu để bạn tự xác định mình có mắc ung thư dạ dày không?

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Ung thư dạ dày là những khối u ác tính xuất hiện trong dạ dày.

Những khối u này có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản và ruột non đồng thời lan sang các hạch huyết và các cơ quan nội tạng lân caanhj như đại tràng, gan, phổi, tuyến tụy, buồng trứng và các hạch thượng đòn.

Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trong số 10 căn bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể đạt kết quả tốt, cơ hội sống trên 5 năm cho bệnh nhân đạt khoảng 90%.

Một thực trạng cho thấy ở Việt Nam, các căn bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư dạ dày nói riêng đều được phát hiện rất muộn, gây cản trở cho quá trình điều trị bệnh.

Triệu chứng của ung thư dạ dày tuy khó nhận ra nhưng không phải là không thể nhận ra nếu bạn có đủ hiểu biết về căn bệnh và biết lắng nghe cơ thể của mình.

Hãy chú ý nếu phát hiện ra triệu chứng nghi ngờ là ung thư dạ dày, bạn hãy đi khám thật sớm để có thể tầm soát căn bệnh này thật tốt.

I. Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư dạ dày:

- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn: Bạn có thể cảm nhận sự bất thường của triệu chứng này bằng cách đo xem tần suất của những lần bị đầy bụng, khó tiêu.

Nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì đó là điều bình thường nhưng nếu bạn bị đầy bụng khó tiêu liên tục, tần suất ngày càng dày hơn thì hãy cẩn thận với bệnh ung thư dạ dày.

- Cảm giác ăn không ngon: Đặc biệt có thể nhận ra sự bất thường là ban đầu người bệnh cảm giác chán ăn thịt mỡ, lâu dần trở nên chán ăn toàn diện, không có cảm giác thèm ăn.

- Cảm giác buồn nôn: Người chớm bị ung thư dạ dày thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn, cảm giác tăng dần với tần suất dày hơn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.

- Cảm giác hoa mắt, ù tai: Đây là biểu hiện của triệu chứng thiếu máu do bệnh ung thư dạ dày. Triệu chứng này có đi kèm với đại tiện ra phân đen.

- Đau thượng vị kéo dài hơn chu kỳ thông thường, không giảm khi dùng thuốc.

- Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.

II. 6 bí quyết phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày:

1. Hạn chế muối

2. Hạn chế thực phẩm chế biến như đồ hun khói, hạn chế đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ và chế biến ở nhiệt độ cao.

3. Không ăn thực phẩm có nấm mốc như gạo, ngô, lạc... bị mốc.

4. Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu.

5. Ăn chậm, nhai kỹ để giảm gánh nặng tiêu hóa và tránh tổn thương cho dạ dày.

6. Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.

theo Trí Thức Trẻ

 
 

Ung thư dạ dày không mổ được, phải làm sao?

BS. Trịnh Duy Hải |

Ung thư dạ dày là căn bệnh không thường gặp. Việc chẩn đoán, điều trị cũng khá phức tạp. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị theo Y học cổ truyền (YHCT).

Câu hỏi: Tôi được chẩn đoán ung thư dạ dày nhưng vì vị trí khối u nằm ở cuống dạ dày nên bác sĩ chỉ định không được mổ. Xin chuyên gia cho biết một số phương pháp chữa ung thư cuống dạ dày bằng y học cổ truyền được không?

(Yuby Vo)

Bác sĩ tư vấn -Trịnh Duy Hải (chuyên viên tư vấn viện dinh dưỡng):

Trường hợp xác định bệnh sớm: Phẫu thuật là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc YHCT có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90%.

Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc YHCT. Nếu không có điều kiện phẫu thuật, dùng YHCT hỗ trợ điều trị, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.

Theo YHCT trên lâm sàng ung thư cuống dạ dày thường gặp các thể bệnh sau:

1. Can vị bất hòa:

Triệu chứng: Vùng thượng vị đầy, đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống, giáng nghịch.

Bài thuốc: Dùng bài Tiêu dao tán hợp Tuyền phúc đại giả thang gia giảm:

 

Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Quy đầu 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ 8g, Chỉ sác 1.5g, Hậu phác 1.5g, Trầm hương 1.5g, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giả thạch 12g. Sắc uống.

2. Tỳ vị hư hàn:

Triệu chứng: Bụng đau âm ỉ, ấn vào hoặc chườm nóng thì giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, bệu, có dấu răng, mạch Trầm Huyền Nhược.

Điều trị: Ích khí, ôn trung.

Bài thuốc: Dùng bài Hoàng kỳ kiến trung thang, Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm:

Hoàng kỳ 60g, Quế chi 12g, Đại táo 4 quả, Bạch thược 24g, Cam thảo 12g, Sinh khương 12g, Di đường 50g Trần bì 8g. Bán hạ 8g, Mộc hương 8g, Đẳng sâm 8-12g, Bạch truật 8-12g, Bạch linh 12g, Xa nhân 8g.

3. Vị âm hư:

Triệu chứng: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch Tế Sác.

Điều trị: Thanh dưỡng vị âm.

Bài thuốc: Dùng bài Mạch môn đông thang, Nhất quán tiễn gia giảm:

Mạch môn 12-24g, Đẳng sâm 12-16g, Bán hạ 8-10g, Ngạch mễ 20-40g, Đại táo 4 quả, Cam thảo 4g, Xuyên luyện tử 6g, Sa sâm 12g, Quy đầu 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 14-60g, Mạch môn 12g. Sắc uống.

4. Huyết ứ:

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm, vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc có vết ban ứ huyết, mạch Trầm Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ.

Bài thuốc: Dùng bài Đào hồng tứ vật hợp Thất tiếu tán gia giảm:

Quy đầu 12g, Thục địa 20g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 10g, Tam thất 4g Đan sâm 12g, Bạch thược 20g, Xích thược 12g, Chỉ xác 8g, Bồ hoàng 6g.

Ngũ linh chi 6g Chế thành bột mịn 6-8g, trộn nước thuốc uống.

Trường hợp chảy máu cần thêm thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần để cầm máu.

5. Khí huyết đều hư:

Triệu chứng: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.

Điều trị: Ích khí, bổ huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Thập toàn đại bổ thang gia giảm:

Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, Trích thảo 6g, Quy đầu 20g, Thục địa 20g A giao 8g, Hà thủ ô 20g,Trích cam thảo 4g.

Tỳ thận dương hư thêm Nhục quế 6g, Chế phụ tử 6g, Can khương 6g để ôn tỳ thận.

Âm hư nặng thêm Nữ trinh tử, Sơn thù nhục, Câu kỷ tử.

Nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khối u cứng đau không cho sờ vào, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Sáp.

Dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy điệt, Diên hồ sách để trục ứ, thông lạc, hoạt huyết, chỉ thống.

Đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn, đờm dãi, đờm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Hoạt), bỏ Thục địa, A giao, thêm Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bặc tử để hóa đờm, tán kết.

Tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch Trầm Tế Huyền thêm Trư linh, Trạch tả, Hắc sửu, Bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niệu trục thủy.

Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển của tế bào ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụng.

Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là phẫu thuật kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà).

Trường hợp thời kỳ đã có di căn nên phò chính kết hợp hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo Đông dược.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

soha.vn - Lệ Ngân |

Ung thư dạ dày là loại ung thư do tổn thương từ niêm mạc dạ dày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa. Hàng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Ngoài việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây hại, các thói quen tưởng như vô hại thường ngày cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu để phòng tránh nhé!

Lười vận động

Việc lười vận động thể thao khiến các chất béo trong thức ăn không được chuyển hóa và sử dụng.

Các chất béo này tích tụ trong thành dạ dày gây ra đau dạ dày, viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết hay viêm xung huyết dạ dày… đều là những bệnh tiền ung thư dạ dày.

Bỏ bữa sáng

Sau một giấc ngủ 8 tiếng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể đã được tiêu hóa hết trong khi dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị tiêu hóa.

Nếu bạn không "nạp năng lượng" vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây ra đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày.

Đồng thời các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày có thể kết lại thành sỏi và tăng nguy cơ ung thư.

Ăn quá mặn

Việc ăn quá mặn liên quan trực tiếp đến các căn bệnh về dạ dày. Ăn mặn tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn căn nguyên của 80% trường hợp ung thư dạ dày.

Các loại thực phấm chế biến sẵn ngày nay cũng chứa một hàm lượng muối rất cao. Kể cả khi bạn không dùng nước chấm, nước mắm thì bạn vẫn có thể tiêu thụ hơn 6g muối/ngày.

Lượng muối tiêu thụ càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày càng cao.

Ăn đồ chiên rán thường xuyên

Các loại thực phẩm sẽ trở nên có hại nếu như được chế biến với các loại dầu mỡ đã bị dùng chiên rán nhiều lần. Ăn đồ chiên rán quá mức sẽ làm gia tăng lượng heterocyclic amines – một chất gây ung thư khi tích tụ với nồng độ cao.

Ngoài ra, khi bạn ăn nhanh và nhai không kĩ, thức ăn sẽ đi xuống dạ dày tạo nên các vết xước, làm tổn thương và gây viêm loét. Theo thời gian, chúng tích tụ lại gây biến chứng trở thành bệnh ung thư dạ dày.

Stress

Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tiết ra hai hóc môn: adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim và hô hấp.

Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nhưng chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày.

Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay nặng hơn là ung thư dạ dày.

theo Kenh14/TTVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét