Trang

Thực phẩm tẩm ướp hóa chất - "Công nghệ tẩm độc" thực phẩm của Trung Quốc

Tiết lộ kinh hoàng của chuyên gia về hoa quả ướp hóa chất

Tiết lộ kinh hoàng của chuyên gia về hoa quả ướp hóa chất

Trước phản ánh của nhiều hộ dân mua hoa quả bày bán trên thị trường về chưa ăn để hàng tháng vẫn không thối. PV Vietnamnet đã cuộc trao đổi trực tiếp với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội về hiện tượng này.

Hoa quả để lâu không thối là bất bình thường

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thì thực trạng hoa quả để lâu không thối là bất bình thường.

Ông Thịnh lý giải thì tất cả các loại hoa quả bảo quản được từ 5 tháng trở lên là rất khó. Thậm chí vô cùng khó. Sở dĩ như vậy vì việc tìm kiếm các giải pháp bảo quản hiện nay ở Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn luôn luôn nghi hoặc rằng chúng đã được sử dụng các hoá chất để bảo quản hoặc dùng các biện pháp công nghệ để bảo quản.

hoa quả, bảo quản, thối, Trung Quốc, Nguyễn Duy Thịnh, cực thân

"Hoa quả để lâu không thối là bất bình thường", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết. Ảnh minh hoạ

Khi hoa quả chín và bị thối thì trước hết chúng ta không thể quy kết là do đã dùng thuốc bảo vệ thực vật được bởi thuốc bảo vệ thực vật không có chức năng bảo quản.

Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên

"Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều có hóa chất. bán thì bán nhưng đừng có dại mà ăn vào phát bệnh", chị Nguyễn Thị M, một người bán hoa quả ở chợ đầu mối Long tiết lộ.

Bên cạnh đó, ngay bên trong hoa quả, bản thân những hoa quả đó đều có sự sống, nếu khi quả chín và thối đi thì chắc chắn một phần sẽ do sự sống bên trong quả làm hỏng. Thứ hai là do sâu bệnh chui vào quả sinh sống làm quả nhiễm bệnh. Nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa là do vi sinh vật đi từ ngoài vào trong, trong ra ngoài do quá trình thu hoạch bị bầm dập hoặc đi từ núm quả, rún quả…tấn công làm thối quả.

Vậy để bảo quản được chúng thì hiện nay người ta đã sử dụng hoá chất để tiêu diệt vi sinh vật, ngăn chúng thâm nhập vào quả làm ức chế quá trình thối rữa quả. Tuy nhiên việc ngâm hoá chất chỉ làm cho côn trùng chết nhưng vẫn tạo cơ hội cho vi sinh vật có điều kiện chui sâu vào quả để ăn côn trùng. Vì vậy, giết đươc sâu nhưng vẫn không thể giết được vi sinh vật và cũng không thể hoàn toàn ngăn cản quá trình làm thối quả.

"Người dân chớ tham thực mà cực vào thân"

Hiện nay, để bảo quản hoa quả, người ta thường có thể làm lạnh chúng ở nhiệt độ thấp (âm 60 độ C) thì vi sinh vật sẽ hoạt động kém đi và hạn chế quá trình làm thối quả. Tuy nhiên, ở nhiệt độ lạnh nhưng nó vẫn hoạt động cho nên nó vẫn kích thích quả hỏng. Cách này thường ít dùng vì chi phí cao và thực tế thì cũng không có nhiều cửa hàng thực hiện cách này.

hoa quả, bảo quản, thối, Trung Quốc, Nguyễn Duy Thịnh, cực thân

Những hoa quả nào nghi ngờ có chất bảo quản thì không nên ăn tránh mang bệnh vào người. Ảnh minh hoạ

Thứ 2 là người ta dùng hoá chất song bản thân hoá chất lại không tiêu diệt được sự sống trong từng tế bào mà chỉ diệt vi sinh vật ở bên ngoài. Nên song song với dùng hoá chất thì người ta dùng phương pháp tạo màng, tức là dùng màng bên ngoài bao xung quanh quả để chắn vi sinh vật chui vào.

Bên cạnh đó để ức chế sự sống trong quả diễn ra chậm thì người ta có cơ chế là khi quả chín, quả già thì sinh ra etilen- một chất kích thích cho quá trình chín của quả. Người ta tạo ra một hợp chất để làm cho etilen không sinh ra nữa thì nó sẽ không kích thích quả chín nữa mà làm cho quả chậm chín. Đây là hiện tượng được sử dụng rất nhiều trong việc bảo quản và vận chuyển quả đi từ nước này sang nước khác để không bị chín.

Công nghệ 'tẩm độc' biến đào Trung Quốc thành đào chính vụ Việt Công nghệ "tẩm độc" biến đào Trung Quốc thành đào chính vụ Việt

Thủ đoạn "tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc đang ngang nhiên tồn tại trên chính nước ta.

Chúng ta có thể nghĩ và làm ra các biện pháp nhưng nó cũng không thể vượt quá con số 6 đến 7 tháng mà nhiều người vẫn nói. Ngoài thời gian đó, quả vẫn không thối nhưng chắc chắn sẽ không tươi, không ngon và có thể bị ủng, thối bên trong.

Để cho thời gian bảo quản dài, trên thị trường hiện nay người ta dùng chất 2,4D (đã được loại đioxin ra ở nồng độ thấp nhất), tức là chất kích thích diệt cỏ. Hiện nay có một số vùng trên Hà Giang đã sử dụng để bảo quản cam. Đây là chất rất nguy hiểm và rất độc cho con người. tuy nhiên dùng chất này cũng chỉ bảo quản được 3 tháng, còn để được 6-7 tháng thì hơi dị thường.

Chính vì thế ngày nay nói ăn hoa quả thì vẫn phải ăn, những hoa quả nào nghi ngờ thì không nên ăn. Đừng để "tham thực mà cực vào thân". Nghĩa là chúng ta cứ biết chúng có độc, có ngâm hoá chất nhưng vẫn cố ăn rồi mang bệnh lúc nào không hay.

Để giảm thiểu mầm bệnh cũng như tác hại xấu có thể có thì người tiêu dùng nên ưu tiên chọn và sử dụng các loại hoa quả của Việt Nam. Những loại hoa quả nghi ngờ có độc hại, có chất bảo quản thì không nên mua ăn. Tự cung tự cấp hoa quả được coi là giải pháp an toàn và hữu hiệu nhất hiện nay mà người sử dụng nên dùng .

Đối với những hoa quả siêu thị mang mác "sản phẩm sạch" các cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra, kiểm soát cực kỳ ngặt nghèo. Nếu sản phẩm nào không có nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm định trước khi đưa vào Việt Nam phải bị cấm và bị tiêu huỷ.

Hạnh Thuý

 

Vạch trần "công nghệ tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc (kỳ 1)

26/5/2014 20:43 UTC+7

(Công lý) - Báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực, mục đích chỉ muốn cảnh báo rằng, thực phẩm chúng ta đang tiếp nhận vào cơ thể hằng ngày có vô số độc tố. Trong số đó có những chất độc cực kỳ nguy hại và là cái chết chậm mà mắt thường không nhìn thấy được.

Kỳ 1: Hoa quả có xuất xứ "made in china" đã được "tẩm thuốc độc" như thế nào?

Hàng loạt những thứ chất độc ấy đang tràn lan trên thị trường, trong đó có những sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Đó là những sản phẩm nào? Và vì sao nó là thứ gây ra cái chết chậm? Để có cái nhìn toàn diện, PV sẽ từng bước vạch trần thủ đoạn "tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc mà nó đang ngang nhiên tồn tại trên chính nước ta.

Đã có một thời gian rất dài, các phương tiện truyền thông trong nước đã rầm rộ loan tin rằng hoa quả Trung Quốc đang trực tiếp đe dọa đến
sức khỏe người dân. Thậm chí là chính báo chí Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng e ngại, cũng phát hoảng vì những chất độc trong hoa quả không được kiểm soát. Biết thế, nhưng rồi thì sao? Tất cả những thứ có xuất xứ "made in China" vẫn được người của ta tuồn về nước để đầu độc đồng bào mình. Họ biết trong đó có độc, biết rằng nó ngấm ngầm gây ra cái chết nhưng vì một lẽ, giá của nó rất rẻ và lợi nhuận rất cao.

"Nhồi thuốc độc" vào cam

Hễ nói đến cam Tàu (Trung Quốc) thì ai cũng ngán ngại, ai cũng biết nó có độc. Nhưng quả cam xuất xứ từ Trung Quốc có hình thù thế nào, phân biệt ra sao thì không phải ai cũng biết. Cũng phải thôi, khi cam Tàu đã chễm trệ nằm trên quầy với cái mác cam Việt thì người tiêu dùng có thông thái đến mấy cũng chịu bó tay. Đó là thủ thuật của gian thương người Việt khi "hô biến" một cách hết sức tài tình.

Cam mua ở Trung Quốc có giá rất rẻ. Nếu cam trong nước giá 30 ngàn đồng/1kg thì cam Trung Quốc chỉ bằng một phần ba hoặc cao lắm cũng chỉ bằng nửa mức giá ấy. Giá rẻ đánh trúng tâm lý tiêu dùng của người Việt nên cam giá rẻ tất nhiên được nhiều người lựa chọn. Nhưng có câu "của rẻ là của ôi", trong trường hợp này rất chính xác.

Vạch trần

Trong một nông trại cam ở Trung Quốc

Vì sao cam Tàu có độc? Đó là độc gì? Chính người viết bài có một thời gian đã lần theo dấu chân của thương nhân Trung Quốc nhằm trả lời câu hỏi của độc giả về chuyện họ mua con đỉa của Việt Nam để làm gì. May mắn thay, trong thời gian này, PV cũng vô tình tìm được câu trả lời cho chất độc và cách "tẩm độc" của nông dân Trung Quốc vào trái cam như thế nào. Nhìn bề ngoài vỏ trái cam Trung Quốc rất bóng dù vỏ xanh hay vỏ vàng. Nhưng khi bổ trái cam ra thì bên trong lại bị thối rữa. Mùi trái cam không đặc trưng mà có mùi rất hắc, tanh. Sự thực thì trái cam đó đã qua ít nhất 3 lần "thẩm mỹ" để nó có một hình hài bắt mắt nhưng bên trong lại ngấm ngầm tồn tại một chất độc chết người.

Đất nước Trung Quốc rộng lớn, những vùng giáp ranh với biên giới Việt Nam và cả sâu trong nội địa đều hình thành những vùng chuyên canh cây ăn quả như cam, táo, nho rộng hàng ngàn hecta ở Quảng Tây, Hồ Nam, Trùng Khánh… Một số lượng hoa quả rất lớn dùng để xuất khẩu sang các nước còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Với những sản phẩm đóng gói xuất khẩu đi các nước phương Tây, châu Phi và thị trường nội địa được kiểm tra ngặt nghèo. Nhưng những thứ tuồn sang Việt Nam thì khác.

Ngoại ô thành phố Phúc Châu, Trung Quốc vốn đã sớm hình thành nhiều trang trại lưu trữ hoa quả. Ở đây, có những nông trường chứa hàng triệu tấn hoa quả, trong đó có cam. Sau khi được chọn lọc, những trái cam đẹp nhất được đóng gói chuyển đi tiêu thụ. Có hàng chục tấn quả bị thối, bị mốc sẽ tiếp tục được đưa vào quy trình "tái chế" hết sức kinh hoàng. "Không có bất cứ thứ gì bị vứt bỏ đi ở đây", đó là khẳng định của một công nhân trong một nông trường rộng lớn.

Một chiếc bồn chứa hàng tấn cam luôn luôn trong tình trạng đầy ắp những quả cam hỏng, cam mốc. Những công nhân của nông trường sẽ đổ vào bồn đó một thứ dung dịch dạng lỏng, đồng thời dùng một lọ thuốc bột màu đỏ đổ vào dung dịch trên sau đó khuấy đều để điều chỉnh màu. Sau khi cam được tắm bằng dung dịch này tất cả những nấm mốc sẽ biến mất, ngược lại quả cam có màu sáp bóng rất đẹp. Ngay cả những quả cam hỏng, nát được công nhân bóc múi và ngâm trong dung dịch để làm nguyên liệu chế biến nước cam tươi. Người ta sẽ thắc mắc, chai bột màu đỏ và dung dịch loãng ấy là gì? Đó chính là dầu hỏa và phẩm màu. Những độc tố ngấm qua vỏ cam sẽ là hung thủ gây ra vô số bệnh tật và báo trước cái chết trong tương lai không xa khi chúng ta ăn phải những sản phẩm này.

Ngay cả ở vùng Vân Nam, Quảng Tây nơi mà cam được nhập lậu vào nước ta với số lượng lớn không qua kiểm tra đều được làm bằng cách tương tự như vậy. Triệu chứng đầu tiên khi ăn phải thứ chất độc trong những trái cam này là đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Và khi việc tích tụ độc tố tăng dần thì những căn bệnh nguy hiểm như ung thư sẽ là kết quả mà chúng ta phải gánh lấy.

Biến đào chua thành ngọt, xanh hóa chín ra sao?

Những ngày này, nếu ai đi qua trục đường quốc lộ 6A thuộc địa phận Mai Châu, Hòa Bình hoặc Sơn La thấy xuất hiện rất nhiều đào bán la liệt. Ai ngang qua cũng đáp xe mua một ít làm quà, người ta ngỡ rằng đó chính là đào mà bà con dân tộc nơi đây trồng sâu trong hẻm núi. Thế nhưng, ít ai biết, số lượng đào được trực tiếp trồng và bán ở đây không nhiều. Phần lớn đào được đem từ nơi khác đến rồi khoác vào "cái áo" đào ta, đào sạch.

Khi hỏi một người nông dân rằng chúng tôi có thể vào thăm vườn đào không? Chị lắc đầu nguây nguẩy: "Không được đâu mà. Xa lắm mà". Hỏi: "Thế đây là đào nhà chị trồng được à?". Chị thành thật: "Đào nhà mình trồng bán hết rồi. Mình mua lại bán kiếm lời thôi". PV hỏi tiếp: "Chị mua lại của ai?". "Nó ở dưới xuôi, chở cả ô tô to lắm lên đây. Nó bán lại cho dân bản địa, rồi dân bản địa bán cho người đi đường", chị nông dân cho biết. PV thắc mắc: "Sao ai cũng bảo đào nhà trồng được?". Chị ta tủm tỉm: "Nói thế để bán được nhiều mà".

Đào Trung Quốc trồng ở khu vực biên giới giáp với các tỉnh phía Tây Bắc nước ta không khác gì so với đào Sơn La hay Hòa Bình. Hơn thế, trái đào còn có mẫu mã đẹp hơn, ăn giòn hơn, ngon hơn. Nhưng để được trái đào như thế người Trung Quốc đã làm gì? Đào bán sớm thường được giá nên người Trung Quốc thu hoạch ngay khi trái đào còn xanh và ăn rất chua. Nhưng họ đã "phù phép" vào nó một thứ dung dịch và không phải ăn vào miệng ai cũng nhận ra.

Đào xanh sau khi được thu hoạch sẽ tập trung vào từng cái thùng lớn chứa đầy nước để ngâm trong vòng vài tiếng đồng hồ. Nếu hỏi người nông dân Trung Quốc sẽ nói đó chỉ là nước để rửa đào cho sạch lông rặm bên ngoài. Thế nhưng, họ đã cho những gì vào đó? Nó bao gồm phèn chua, mì chính, rượu và nước. Những thứ này được trộn lẫn nhau thành một hỗn hợp có thế biến đào xanh thành chín, đào chua thành ngọt và trọng lượng có thể tăng gấp đôi. Nếu không tin độc giả có thể thí nghiệm bằng phương pháp hết sức đơn giản này và theo dõi sự biến đổi đến ngạc nhiên của nó.

Và như chúng ta đã biết thì phèn chua có chứa nhôm vô cùng độc hại và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí thông minh của trẻ em. Những trái đào Trung Quốc khi bị "tẩm độc" sẽ chỉ giữ được độ giòn trong một thời gian rất ngắn sau đó thì ỉu đi và thối rữa phía trong ruột. Và khó có thể trách rằng, người tiêu dùng không thông thái mà chỉ bởi những kẻ bất nhân đã dùng thủ thuật quá tinh vi.

Nho, táo tắm thuốc, xoài trộn lẫn đất đèn

Nho, táo Trung Quốc đã nhiều lần bị các nước nhập khẩu cho rằng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả quá cao. Khi nho, táo Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam thì dư lượng độc tố còn cao gấp nhiều lần. Thế nhưng, gần đây nho Trung Quốc còn được người ta "mặc" cho "cái áo" của nho Mỹ, bán giá cao gấp nhiều lần. Hay như xoài có xuất xứ từ Trung Quốc cũng vậy. Những quả xoài to, chín mọng, màu vàng bắt mắt nhưng phần lớn được làm chín siêu tốc chỉ trong vài tiếng đồng hồ bằng đất đèn và thúc chín bằng các loại thuốc chứa độc tố nguy hiểm khác.

(Kỳ 2: Ẩn họa "gà trọc đầu" và xúc xích trộn với thuốc diệt ruồi)

Biên Thùy

Vạch trần "công nghệ tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc (kỳ 2)

03/6/2014 09:53 UTC+7
    (Công lý) - Không chỉ hoa quả nhập lậu từ Trung Quốc có chứa nhiều chất độc hại mà chính thực phẩm sống như thịt gà hoặc thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích cũng tồn tại những mầm độc khó lường.

Kỳ 2: Ẩn họa "gà đầu trọc" và xúc xích được trộn với thuốc diệt ruồi

Có ai có thể tin được rằng, một con gà nhìn bề ngoài hoàn toàn khỏe mạnh nhưng bên trong lục phủ ngũ tạng đã thối nát hay không? Hay những cái xúc xích thơm nức mũi lại chứa chất độc giết người? Đừng lấy gì làm ngạc nhiên, với sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc không có gì là không thể xảy ra.

Hãi hùng gà "độc"

Gà Pháp hay còn gọi là giống gà siêu đẻ có lông màu vàng, đẻ quả trứng vỏ màu vàng đỏ (trứng gà công nghiệp) mà có một thời dân ta rất lạ lẫm. Lạ lẫm bởi vì sao? Trước khi giống gà này chưa được nuôi phổ biến, chưa được du nhập vào Việt Nam thì người dân chỉ biết đến loại gà đẻ trứng vỏ màu trắng và đẻ theo một chu kỳ với một số quả trứng nhất định rồi ấp. Còn với giống gà gọi là siêu đẻ này, nuôi khoảng 18 – 20 tuần sau khi bóc trứng, nó có thể liền tù tì mỗi ngày đẻ một quả trong suốt vòng đời.

Sau khi sức đẻ của gà đã giảm đi, người ta bắt đầu vỗ béo nó để bán làm gà thương phẩm. Chỉ cần ra chợ nhìn những con gà đầu trọc không còn một cái lông, bụng cũng nhẵn thín thì nó chính là "gà đầu trọc".

Vạch trần

"Gà đầu trọc" nhập lậu chứa nhiều chất kháng sinh nguy hiểm

Trung Quốc vốn là nơi có nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ lấy trứng cực lớn. Và thị trường này cũng là nơi có số lượng gà nhập lậu vào Việt Nam nhiều nhất. Qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh số lượng gà nhập lậu theo thống kê chưa đầy đủ thì có đến hàng trăm tấn gà thải loại với giá bán cực rẻ được đưa sang nước ta làm gà thương phẩm mỗi năm. Vì sao loại gà này lại chứa vô số những vi khuẩn, những chất độc thì độc giả sẽ biết ngay sau đây.

Tại một trang trại chăn nuôi gà của một người nông dân tên Hồ Lợi tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, một số kỹ sư chăn nuôi và cả PV đã chứng kiến quy trình vỗ béo cho những con gà thải loại này tăng cân đến chóng mặt. Theo Hồ Lợi thì hàng vạn con gà thải loại sẽ được tập trung vào một địa điểm riêng với chế độ ăn riêng. Chế độ ăn đó gồm những gì? Không gì ngoài cám tăng trọng, nước muối và thuốc giữ nước.

Loại thuốc cho gà uống để tích nước trong người khiến gà tăng cân ảo. Và việc tích nước muối quá nhiều trong cơ thể khiến toàn bộ lục phủ ngũ tạng của gà bị thối rữa. Thậm chí, dòi bọ còn lúc nhúc trong bụng gà. Nhưng nếu chỉ nhìn bên ngoài thì con gà vẫn rất khỏe mạnh. Hơn nữa, để những con gà này không bị mắc bệnh, Hồ Lợi cũng tiến hành tiêm vắc xin vô tội vạ. Cả những loại vắc xin được khuyến cáo cấm sử dụng trước khi giết mổ một tháng. Nhưng tiêm vắc xin chưa đến một tuần, những con gà của Hồ Lợi đã được xuất chuồng. Người nông dân này tiết lộ, phần lớn những đàn gà thải loại này được xuất sang Việt Nam.

Trên một diễn đàn mạng chăn nuôi của Trung Quốc thông tin về việc vỗ béo gà thải loại bằng những cách khác nhau cũng được lan truyền. Và không có cách nào đơn giản hơn là những con gà này được những nông dân Trung Quốc cho ăn cám tăng trọng trộn lẫn các phụ gia để tích nước khiến gà tăng cân trông thấy. Một con gà nặng 3kg thì có trong đó chắc chắn 1 kg nước. Và không có gì lạ khi trong thịt gà Trung Quốc người ta đã phát hiện ra nhiều dư lượng thuốc kháng sinh và hormone tăng trọng cực kỳ độc hại còn tồn đọng trong gà đẻ thải loại. Đặc biệt nguy hiểm là trong thịt gà thải loại này còn nhiễm Ecoli vượt quá giới hạn cho phép rất cao.

Kinh hoàng cách chế biến xúc xích

Trên bất kỳ con đường nào, khu chợ nào, quán ăn nào tại Việt Nam chúng ta cũng dễ dàng trông thấy người ta đang rán hoặc nướng xúc xích. Người dân chỉ thấy thích thú với mùi vị của món ăn nhanh này nhưng ít ai tìm hiểu rằng những cái xúc xích nướng sẵn kia có xuất xứ từ đâu và có thực sự đảm bảo vệ sinh hay không?

Vạch trần

Xúc xích nhập lậu từ Trung Quốc bị tiêu hủy

Trung Quốc hơn hẳn các quốc gia láng giềng nào khác của Việt Nam là nơi chế biến xúc xích cực lớn. Và có thể nói không quá là ngoài những thương hiệu được bày bán trong siêu thị thì ngoài thị trường tự do, kể cả các đại lý lớn đều bị chiếm lĩnh bởi xúc xích Trung Quốc. Chúng không cần bao bọc bởi một cái túi màu mè. Từng chiếc xúc xích được xếp hổ lốn trong một cái bao tải và quẳng vào bảo quản trong kho lạnh. Tất cả những cái xúc xích "trần truồng" này đều có xuất xứ từ các cơ sở gia công ở Trung Quốc.

Điều đáng chú ý nhất với xúc xích được nhập lậu từ Trung Quốc là có giá rất rẻ. Chúng ta cứ thử hình dung khi thịt lợn trên thị trường có giá 100 ngàn đồng/1 kg thì xúc xích chỉ có giá 60 ngàn đồng/1 kg. Như vậy thì lời lãi ở đâu ra? Xúc xích được qua nhiều khâu chế biến lại có có giá rẻ hơn cả giá nguyên liệu làm ra nó. Vậy bí mật trong việc kinh doanh này là gì?

Không có gì là bí mật trong cách chế biến xúc xích trong các cơ sở gia công ở thành phố Thái Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tại đây, mỗi ngày hàng tấn xúc xích được chế biến, đóng gói và đưa ra thị trường. Quy trình làm xúc xích khiến nhiều người phát hoảng vì sự mất vệ sinh và nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm. Trong những xưởng chế biến hết sức đơn sơ là la liệt những tảng thịt nát, bốc mùi hôi thối.

Phần lớn đó là những chiếc đầu lợn, phần thịt sau của lưỡi được chuẩn bị bằng quy trình tẩy mùi hôi. Những mảnh thịt đầu còn nham nhở lông, những miếng thịt sau đầu lưỡi rỉ nước nhớt vàng sau khi được rửa với thuốc tẩy trắng và rượu thì trở nên sạch sẽ, thơm tho. Chủ xưởng chế biến cho biết, mỗi ngày cơ sở này xử lý hết khoảng hai tấn rưỡi những loại thịt này và nó dùng để làm xúc xích. Thịt được đặt từ các lò mổ công nghiệp với cái giá cực rẻ. Nhiều người cho biết, nó chủ yếu được bán để phục vụ nhu cầu trong chăn nuôi.

Sau khi được làm sạch, khử mùi hôi thối, những tảng thịt nát được xếp ngay ngắn vào một cái xô. Công nhân của xưởng chế biến sẽ lấy một chai nước màu đỏ, được gọi là chất tạo màu và một ít thuốc bảo quản hòa lẫn với nhau và tưới đều lên các tảng thịt. Chưa xong, các tảng thịt sau khi được trộn hỗn hợp này sẽ được nhúng tiếp vào một xô nước khác rồi mới tiến hành làm khô. Hỏi, nước trong xô là nước gì? Công nhân xưởng chế biến này hồn nhiên trả lời đó là thuốc chống côn trùng!

Họ giải thích rằng, mùi của xúc xích rất thu hút các loại ruồi, nhặng đến sinh sống và đẻ trứng trên đó. Không còn cách nào hay hơn là họ nhúng qua thuốc diệt côn trùng và tuyệt nhiên không có một con ruồi nào dám bén mảng. Và nếu có những con ruồi, nhặng chết trên những tảng thịt nát này thì công nhân ở đây cũng sẵn sàng cho chúng vào lò nướng cùng với xúc xích.

Thịt nát, thối và thuốc diệt côn trùng sau khi được trộn lẫn với phụ gia rồi cho vào nướng sẽ trở thành những cái xúc xích ngon lành. Nhưng nhiều công nhân khẳng định rằng, có những cái xúc xích đã bị loại bỏ ngay sau khi ra lò vì nó không thể nào ăn được. Một chất độc đặc biệt nguy hiểm được các xưởng gia công này sử dụng vượt quá giới hạn cho phép là chất hóa học Natri nitrit để làm chất tạo màu. Ở một đất nước xa tít mù khơi như nước Mỹ, người ta đã tìm thấy trong xúc xích Trung Quốc có mặt của loại thuốc trừ sâu cực độc và đưa ra cảnh báo cấp nguy hiểm. Còn ở Việt Nam, xúc xích bẩn của Trung Quốc vẫn đang âm thầm đe dọa sức khỏe của mỗi người mà chưa có biện pháp ngăn chặn nào.

*Nỗi lo bị thực phẩm Trung Quốc đầu độc

Người Mỹ có một câu nói rằng "một quả táo Trung Quốc đủ để làm cho các bác sĩ chuyên khoa ung thư của Mỹ bận rộn suốt cả ngày". Vấn đề thực phẩm độc hại của Trung Quốc không chỉ là vấn nạn thường trực trong bữa ăn của người dân Việt Nam mà nó đang lan ra khắp thế giới. Nguyên nhân có phải do sự quản lý kém hay quy trình sản xuất lạc hậu hay không? Không phải, tất cả là do lợi nhuận và sự suy thoái đạo đức trầm trọng trong một bộ phận "nhà sản xuất" ở đất nước rộng lớn này.

 Biên Thùy

 
 

Vạch trần "công nghệ tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc (kỳ 3)

05/6/2014 15:02 UTC+7

 

(Công lý) - Trung bình mỗi ngày, một nhà hàng quy mô 500 suất ăn ở Côn Minh, Trung Quốc thải ra 20 lít dầu ăn đã qua sử dụng. Một lò mổ gia súc tư nhân giết mổ 10 con lợn có thể để thừa ra một tạ mỡ.

Hai thứ sản phẩm thừa này đều được bán cho một nhà máy sản xuất dầu ăn bất kỳ nào đó ở Trung Quốc. Bằng "công nghệ" chế biến tinh vi những nhà máy này đã kết hợp chúng và cho ra một sản phẩm dầu ăn hoàn toàn mới. Nó được tiêu thụ hàng ngàn lít mỗi năm tại thị trường Việt Nam.

Kỳ 3: Mánh khóe biến mỡ bẩn thành dầu ăn và bí mật thâm độc trong nồi nước lẩu

Hóa phép mỡ động vật thành dầu ăn xuất khẩu

Nhà máy sản xuất dầu ăn của Lưu Hiểu nằm trong một thôn hẻo lánh ở Côn Minh, Trung Quốc luôn là nỗi ám ảnh cho chính người dân ở đây. Cách đó vài dặm người ta vẫn ngửi thấy mùi hôi thối thoang thoảng, càng đến gần mùi xú uế càng nồng nặc. Trong khuôn viên nhà máy rộng chừng 60m2, hơn chục công nhân đang hì hụi khuấy những cái nồi lớn đặt trên bếp than đỏ rực. Đó là những nồi mỡ động vật tạp nham được gom nhặt từ các lò mổ. Chúng tôi quan sát thấy có những tảng mỡ đã chuyển sang màu đen.

Vạch trần

Những thùng chứa mỡ bẩn chưa được lọc

Chúng tôi hỏi một công nhân:

- Đây là mỡ lợn sao?

- Đúng rồi, đây là mỡ lợn. Chúng tôi đang quay nó lấy mỡ.

- Để làm gì vậy?

- Để chế biến làm dầu ăn.

- Hình như nhiều tảng thịt đã bốc mùi?

Không quan tâm lắm đến sự kinh ngạc của chúng tôi, người công nhân cười rất tươi:

- Không sao cả. Nó để nhiều ngày không đủ lạnh nên có mùi là bình thường. Điều quan trọng là mỡ vẫn rất ngon. Nhà máy chế biến dầu ăn của Lưu Hiểu là một trong những cơ sở gia công tư nhân xếp ở vị trí trung bình. Tức là mỗi ngày cơ sở này điều chế khoảng 300 lít dầu ăn nhưng con số ấy cũng chỉ là con số rất nhỏ trong trữ lượng dầu bẩn được tuồn ra thị trường. Vì sao từ mỡ lợn cơ sở này lại điều chế được thành dầu ăn dán mác dầu thực vật? Đó là cả một thủ thuật dưới sự hỗ trợ đắc lực của các loại chất hóa học khác nhau. Trước tiên là nguồn nguyên liệu dùng vào việc điều chế.

Những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ là đối tác cung cấp mỡ động vật cho Lưu Hiểu. Họ cho biết, mỗi tấn mỡ lợn tạp nham dù sạch hay bẩn họ đều bán với giá xấp xỉ 250 tệ cho một tấn mỡ. Còn tại các quán ăn, mỗi ngày hàng chục lít dầu đã qua sử dụng cũng được đổ ra một cái thùng lớn để bán lại cho cơ sở gia công dầu ăn. Giá của thứ dầu đã qua sử dụng này rất rẻ chỉ vài chục tệ cho cả trăm lít dầu. Những chủ quán ăn ở đây đều chắc mẩm rằng, thứ dầu họ thải ra sau khi nấu nướng được dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc. Thế nhưng, sự thật lại không phải như thế.

Khoảng 20 thùng nhựa 100 lít được xếp ngay ngắn trong kho nguyên liệu của nhà máy Lưu Hiểu. Chất lỏng chứa đầy những chiếc thùng này chính là mỡ lợn đã qua sơ chế ban đầu. Khâu này rất đơn giản, tất cả những thứ bạc nhạc, mỡ bẩn của động vật được cho vào nồi đã đun nóng để quay thành mỡ dạng lỏng. Sau khi nhiệt độ giảm thứ chất lỏng này sẽ được đổ ra các thùng nhựa. Đồng thời các công nhân sẽ tiến hành pha chế theo công thức 5 mỡ cộng một nước muối. Cứ 5 lít mỡ sẽ được hòa với một lít nước muối nhạt. Mục đích của việc này là để mỡ giữ được lâu, không bị hỏng quá nhanh.

Tiếp theo là công đoạn xử lý dầu thực vật đã qua sử dụng. Tất cả dầu thải loại sẽ được cho vào nồi đun nóng. Dầu nóng, họ sẽ đổ dầu vào một cái màng lọc cặn 3 lớp lưới bằng inox có vòi dẫn sang một cái thùng tương tự như thùng chứa mỡ lợn. Một dầu, một mỡ sau khi qua màng lọc nhiều lần thì đổ lẫn vào nhau. Ở khâu này, họ sử dụng một loại chất hóa học chống đông đặc dạng bột đổ lẫn vào khuấy đều, thêm vào đó là chất tạo màu cho hỗn hợp này có màu vàng óng. Thứ dầu này dễ dàng chuyển sang màu trắng khi nhiệt độ xuống thấp vì có một nửa là mỡ động vật.

Sau khi hoàn thành, thứ hỗn hợp chứa vô số độc tố này sẽ được đóng chai và dán mác. Điều khó tin là nó được dán đủ các loại nhãn mác của các hãng dầu ăn nổi tiếng khác nhau, nó được đóng gói thành hàng xuất khẩu. Thứ được gọi là dầu ăn, dầu đậu phộng này len lỏi vào khắp các quán ăn, nhà hàng và vào bếp của từng gia đình không chỉ riêng ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam. Các chuyên gia về thực phẩm cho biết thứ dầu bẩn này cực kỳ độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng. Khi đun sôi ở nhiệt độ cao trên 1.800C, thứ mỡ bẩn này sẽ sinh ra các chất độc như andehit, chất oxy hóa… Nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, và là tác nhân gây ra các chứng bệnh ung thư nguy hiểm. Theo tìm hiểu của phóng viên thì khi tới Việt Nam thứ dầu ăn này được bán với giá 160 ngàn đồng cho một can 10 lít.

Chất độc trong "đặc sản Trùng Khánh"

Theo khảo sát của một tổ chức phi chính phủ thì yếu tố "giá rẻ" luôn được đặt là tiêu chí hàng đầu đối với người tiêu dùng Việt Nam. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng chưa thực sự lưu tâm đến sức khỏe của chính mình. Nó là kẽ hở để thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại có đất sống, có cơ hội len lỏi vào tận bàn ăn của từng gia đình. Thực phẩm độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc luôn đánh trúng tâm lý ham của rẻ đó.

Vạch trần

Mỡ bẩn đang được đóng chai dưới mác dầu thực vật xuất khẩu

Cách đây vài năm, dư luận Trung Quốc xôn xao về việc cơ quan chức năng nước này phát hiện có chất độc trong gia vị lẩu đóng gói có xuất xứ từ Tứ Xuyên. Cơ quan chức năng Việt Nam cũng ráo riết thu hồi, tiêu hủy. Tuy nhiên, trên thị trường các loại gia vị nấu lẩu có chữ Trung Quốc vẫn bày bán tràn lan. Người tiêu dùng cũng không còn nhớ là trong những gói gia vị có chữ Trung Quốc đã từng có chất gây ung thư là chất nhuộm Rhodamine B và dãy các chất độc khác như axít benzoic, axít sobic và benzoyl peroxide với hàm lượng cao.

Tại một làng nhỏ ở Trùng Khánh, Trung Quốc có một thứ đặc sản địa phương nổi tiếng đó chính là gia vị cho nước lẩu. Ở đây có hàng trăm cơ sở gia công, đóng gói gia vị cho nồi nước lẩu của họ. Những gói gia vị lẩu được trang trí vẻ ngoài bắt mắt và có hương vị hấp dẫn. Từ lẩu tôm, lẩu chua cay hay bất kỳ một hương vị nào khác đều được thêm dòng chữ "đặc sản Trùng Khánh".

"Nguyên liệu của nó là gì?" - chúng tôi hỏi một người sản xuất. "Nó gồm bơ, hạt tiêu, đậu, gia vị muối, bột ngọt…" – ông ta cho biết. "Tất cả đều là nguyên liệu tự nhiên sao?" - chúng tôi tò mò. Ông ta lắc đầu: "Nguyên tắc là thế nhưng ở đây chúng tôi đã tìm ra những nguyên liệu thay thế". "Nó là gì vậy?" - chúng tôi cật vấn. Người đàn ông này từ chối không tiết lộ bí mật nhưng ông ta cho biết đó là những chất hóa học.

Trên lãnh thổ Trung Quốc có rất nhiều nơi sản xuất gia vị lẩu, so với thủ phủ Thâm Quyến thì Trùng Khánh quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, lẩu Trùng Khánh được xem là một đặc sản địa phương giống như miến Cự Đà hay bánh dày Quán Gánh ở Việt Nam vậy. Ở khu chợ bán buôn thực phẩm nổi tiếng Triều Thiên Môn ở Trùng Khánh người ta dễ dàng mua hàng tấn thứ gia vị đóng gói này. Người bán sẽ cung cấp đầy đủ cho người mua biết cách phân biệt đâu là gia vị lẩu thật và đâu là giả. Ví dụ, gia vị lẩu nấm, nếu cây nấm đen thì đó là nấm nhân tạo.

Để tiết kiệm chi phí những kẻ vô nhân đạo đã tạo ra loại nấm giả bằng nhựa y như thật. Hạt tiêu được thay thế bằng một chất hóa học. Và đáng lưu ý là trong gia vị lẩu Trùng Khánh họ đã cho quá nhiều sáp dầu (parafin). Parafin ở thể rắn được gọi là paraffin wax (sáp parafin). Điều dễ nhận biết là đổ gia vị lẩu vào nồi nước nó có hiện tượng kết tủa. Người sản xuất cho rằng cho sáp dầu để tạo độ cứng và họ cũng nói nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, thứ sáp dầu này phần lớn sử dụng bào chế một số loại thuốc, trong đó có thuốc tẩy rửa. Sử dụng quá nhiều thứ này sẽ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm đặc biệt cho người đang bị bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Người ta cũng khuyến cáo sử dụng sáp dầu vô tội vạ như vậy thực sự không an toàn. Và dĩ nhiên, thứ "đặc sản" này đang bày bán ở thị trường Việt Nam cũng là một thứ chứa chất độc vô cùng nguy hiểm.

Những chuyên gia đầu độc

Ở Trung Quốc người dân đang cảnh giác với chính sản phẩm của họ. Gần đây những vụ ngộ độc, những cái chết của trẻ mầm non khi sử dụng bữa trưa bằng thuốc trừ sâu đã gây rúng động dư luận. Thế nhưng, nó chưa đủ sức làm cho những kẻ vô nhân tính thức tỉnh. Ở Việt Nam một số người dường như đang bị "khống chế" hay lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc mặc dù biết mức độ nguy hiểm của nó. Ăn chất độc nhưng lại thấy rất ngon miệng. Bởi thế mà người Mỹ nói người Trung Quốc là các chuyên gia đầu độc.

Biên Thùy

 

Vạch trần "công nghệ tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc (kỳ 4)

07/6/2014 08:15 UTC+7

 

(Công lý) - "Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn" - câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm nhiễm độc tràn lan trên thị trường.

KỲ 4: CÁ, TÔM TẨM HÓA CHẤT VÀ SỰ THẬT VỀ LƯƠN NUÔI TĂNG TRƯỞNG BẰNG THUỐC NGỪA THAI

"Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn" - câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm nhiễm độc tràn lan trên thị trường. Họ bất lực vì không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, cứ nhắm mắt nuốt độc vào người. Người tiêu dùng thông thái bây giờ cũng chỉ còn biết than trời, trông mong vào sự may mắn. Còn những thủ thuật của một bộ phận nông dân Trung Quốc thì vô biên. Chim trời, cá nước cũng chết vì độc.

Cá tung tăng trong thùng hóa chất

Trung Quốc trong những thập niên gần đây đã vươn lên trở thành nhà cung cấp thực phẩm số một thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, thực phẩm Trung Quốc cũng là mặt hàng chứa độc tố cao nhất toàn cầu. Họ cung cấp nguồn sống đồng thời cũng đưa đến cái chết. Môi trường Hoa Lục giờ như một bãi rác đầy chất độc hại như kim loại nặng, tiền chất gây ung thư. Có nghĩa rằng, mọi thứ có xuất xứ "made in China" khiến cả thế giới đang hết sức thận trọng.

Vạch trần

Môi trường nước nuôi thủy sản của Trung Quốc đang ô nhiễm nghiêm trọng

Trung Quốc có tự hào hay không khi họ là quốc gia cung cấp thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản nước này đã trực tiếp bóp chết những nhà nuôi trồng trên chính đất Mỹ để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng, chúng ta hãy xem họ đã làm thế giới phải khiếp đảm như thế nào khi nhồi độc vào thủy sản và cách thức họ sản xuất, chế biến quả đúng như một cơn ác mộng.

Sông Dương Tử chảy dài suốt mấy nghìn dặm qua các thành phố đang trên đà phát triển rực rỡ của Trung Quốc. Nguồn nước ngọt cực lớn này là điều kiện thuận lợi để mở rộng ngành nuôi trồng thủy sản. Chính tại đây, một khối lượng lớn thủy sản nhiễm bẩn được bung tỏa đi khắp thế giới. Vậy họ đã tạo ra sự bẩn thỉu, độc hại này như thế nào? Trước tiên hãy nhìn vào đất nước Hoa Lục rộng lớn hơn 1 tỷ người này. Người ta thống kê chỉ có một nửa trên tổng số hàng chục triệu địa điểm sản xuất công nghiệp, chế biến nông nghiệp là có cơ sở xử lý nước thải. Những khu công nghiệp ở Trùng Khánh, Thành Đô đang dồn chất độc ra sông Dương Tử. Dòng nước này đã mang chất độc hại đi khắp đồng bằng rộng lớn phía đông Trung Quốc.

Vạch trần

Cẩn trọng với lươn uống thuốc ngừa thai của Trung Quốc

Không chỉ có 20 triệu người Trung Quốc đang uống nước thạch tín mà còn trên 60% tôm cá được nuôi trong môi trường nước cực kỳ độc hại. Để có một sản lượng cao, người chăn nuôi Trung Quốc đã dồn ứ hàng trăm loại tôm, cá vào trong cùng một bể nuôi. Chất thải của bể nuôi không được xử lý, những vi khuẩn ký sinh trên cơ thể tôm, cá sinh sôi. Họ đã xử lý việc này ra sao? Họ bơm vào bể nuôi hàng chục loại kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng nấm vô tội vạ. Đặc biệt là các loại thuốc nhuộm khiến cơ thể cá, tôm bị nhiễm độc cực nặng.

Thịt tôm, cá đồng loạt bị nhiễm các chất chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Có thể nói rằng, con cá đã người Trung Quốc tẩm độc từ khi còn trong trứng cho đến khi nó nằm trên bàn ăn. Chúng ta tự hỏi, một con cá nuôi ở bể hóa chất khi được vớt lên bán đã là hết quy trình "tẩm độc" chưa? Xin trả lời là chưa. Những con cá nhiễm độc này khi vớt lên khỏi bể sẽ chết trong tích tắc. Người nuôi Trung Quốc đã làm gì để nó sống lâu? Họ đã cho thêm chất Malachite Green (MG), là phẩm nhuộm công nghiệp độc hại. Chất này có tác dụng diệt khuẩn và kéo dài thời gian sống của tôm cá. Ở Trung Quốc chất này được bán tràn lan với cái giá rất rẻ, và tất nhiên họ biết đó là chất gây ung thư. Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.

Sự thâm độc trắng trợn hơn là ở chính những nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc. Họ ngang nhiên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Trò lừa đảo rất "nghệ thuật" này đã khiến hàng triệu người lầm tưởng rằng con cá được đóng gói khi còn tươi nguyên. Những kẻ lừa đảo thì cười khoái trá nhét tiền vào đầy túi khi vừa ra tay "sát hại" được vô số người.

Sự thật nào tồn tại trong bụng con lươn

Phúc Kiến, Trung Quốc nổi tiếng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn. Đất chật, người đông chưa đến thảm cảnh đạp lên đầu nhau mà thở nhưng sự thật là môi trường ở đây đã ô nhiễm nghiêm trọng. Những cơ sở nuôi trồng thủy sản ồ ạt xả thải ra môi trường khiến sinh vật tự nhiên chết ngay từ trong trứng. Con người đối diện với bệnh tật. Trong viễn cảnh đen tối đó, điều ngạc nhiên là những người nông dân Phúc Kiến vẫn giàu lên nhanh chóng nhờ chăn nuôi. Họ giàu lên nhờ nuôi lươn, nuôi ếch bằng những kinh nghiệm hết sức tinh vi.

Có một thời gian thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom ếch với giá cao. Người Việt Nam kéo nhau đi bắt ếch cho bằng sạch bán cho họ. Người dân đồn đãi rằng, Trung Quốc "chơi xỏ" Việt Nam. Bởi, con ếch là loài rất có lợi cho nông nghiệp, giúp nông dân diệt trừ sâu bọ hại hoa màu. Nhưng không biết họ "chơi xỏ" như thế nào. Hóa ra, thời đó, Trung Quốc lạm dụng thuốc trừ sâu, ếch chết không còn một bóng. Giờ thì, người Trung Quốc có cả vùng chuyên nuôi ếch xuất ngược sang việt Nam. Và người Việt Nam đang ăn con ếch mang trong mình hàng chục loại thuốc trừ sâu của Trung Quốc.

Trái với con ếch, con lươn chưa từng bị người Trung Quốc làm nên "cơn sốt" ở Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này thì con lươn Trung Quốc đã thực sự nguy hiểm. Chính người nông dân Trung Quốc đã tiết lộ những "bí kíp" được cho là nguyên tắc bất di, bất dịch của người nuôi lươn.
Triệu Chính Chính là một nông dân có trang trại nuôi lươn ở Phúc Kiến. Nhờ nuôi lươn mà người nông dân họ Triệu này gây dựng được một cơ ngơi hoành tráng, đầy đủ tiện nghi. Ông ta được chính quyền địa phương tặng danh hiệu gương điển hình ưu tú trong lao động sản xuất. Thế nhưng, những gì ông ta làm để có cái danh hiệu như thế thì thật đáng sợ. Ông Triệu giới thiệu, nhà ông ta có 118 bể nuôi lươn. Tháng nào ông ta cũng có lươn xuất khẩu đi nhiều nước.

- Mỗi tháng ông xuất bao nhiêu lươn?

- Gần một tấn.

- Thị trường chính là ở đâu vậy?

- Tôi chỉ cung cấp thôi. Ở đây có những nhà chuyên xuất khẩu, tôi đảm bảo nguyên liệu cho họ. Tôi được biết họ xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu và các nước trong khu vực.

- Nó thực sự an toàn chứ, ý chúng tôi là thịt lươn nuôi như thế này...

- Tất nhiên là an toàn. Nó rất ngon và được ưa chuộng.

Triệu Chính Chính cho biết những con lươn đồng và lươn nuôi có sự khác biệt rất lớn. Những con lươn đồng có màu da vàng óng nhưng lươn trong bể của ông ta lại có màu đen trắng. Lý giải cho điều này, ông ta cho biết là lượng bùn trong bể ít, lại bị nhiễm nhiều chất độc, trong đó có lượng thức ăn thừa làm cho lươn bị biến đổi màu da. Nhưng có một bí mật lớn hơn trong nghề nuôi lươn ở Phúc Kiến là những người nông dân này còn kiêm cả vai trò "bác sĩ sản khoa" cho lươn. Chính xác là họ đã thường xuyên cho lươn uống thuốc ngừa thai. Tại sao vậy?

Người nông dân ưu tú họ Triệu nói rằng, cho lươn uống thuốc ngừa thai để nó tăng trưởng nhanh. Trong chu kỳ sinh trưởng, nếu lươn mang thai sẽ làm chậm sự phát triển, giảm trọng lượng và người nông dân sẽ thất thu.

- Vậy đó là thuốc ngừa thai của người sao?

- Đúng thế. Chúng tôi chỉ dùng với lượng nhỏ, trộn lẫn thức ăn đã được làm ướt. Lươn sẽ không mang thai và lớn rất nhanh.

- Thuốc đó mua ở đâu?

- Người ta bán ở chợ. Nó được điều chế dạng lỏng hoặc dạng bột đóng gói. Giá chỉ từ 8 đến 35 tệ cho một gói trọng lượng 1kg.

- Nó vẫn an toàn ư?

- Nó vẫn an toàn.

Trên thực tế, chính quyền địa phương đã cấm người nông dân cho lươn uống thuốc ngừa thai của người. Lươn sẽ hấp thu vào cơ thể một lượng thuốc ngừa thai và điều này sẽ gây ngộ độc cho con người khi sử dụng. Và như thế tức là, khi chúng ta ăn những con lươn được nhập từ Trung Quốc tức là chúng ta đang ăn thuốc ngừa thai.

Dược phẩm Trung Quốc cũng có độc

Trung Quốc sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C, dù rằng họ đang có vai trò áp đảo trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, đó lại là một nỗi hoang mang cho thế giới. Bởi liên tục thời gian gần đây, một số nước đã phát hiện trong dược phẩm của Trung Quốc cũng tồn tại độc tố.

 Biên Thùy

 

Vạch trần "công nghệ tẩm độc" vào thực phẩm của Trung Quốc (kỳ 5)

12/6/2014 07:51 UTC+7

 

(Công lý) - Một người dân Trung Quốc đã thốt ra rằng: "Tôi ngưỡng mộ sự sáng tạo của người dân Trung Quốc. Nhưng, tôi khinh lương tâm của những người này". Những "sản phẩm phát minh" này khiến nhiều người phải giật mình kinh ngạc.

KỲ 5: NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐÃ "ĐẺ" RA TRỨNG GÀ NHÂN TẠO VÀ NHỮNG HẠT GẠO ĐỘC RA SAO?

Chúng tôi đang nói đến những quả trứng gà có độ đàn hồi như cao su, và những hạt gạo khiến người ăn phải đứt ruột. Vậy thì họ đã làm thế nào để đánh lừa cả một đất nước hơn một tỷ dân ấy? Và nhân loại đang chết dần dưới bàn tay của những con buôn bất lương này như thế nào?

Công nghệ "đúc" trứng gà giả

Một ngày đẹp trời, ông Wang ghé vào một đại lý ở trung tâm thành phố Yên Đài (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) mua tám quả trứng gà. Sau khi mang về nhà chế biến, ông ta phát hiện ra chuyện vô cùng kỳ lạ đối với số trứng mình vừa mua về. Trong số những quả trứng ấy, có quả trứng rơi xuống nền gạch nhưng nó bật nảy như quả bóng bàn. Khi đập trứng ra bát, ông Wang cầm lòng đỏ kéo dãn như dây thun. Ông Wang đem câu chuyện kể với chúng tôi. Và tất nhiên là, những thông tin đó đã làm bàng hoàng dư luận Trung Quốc. Người ta cho rằng đó là trứng gà giả. Nó là trứng gà nhưng lại không phải do con gà đẻ ra mà nó sinh ra từ con người.

Vạch trần

Trứng gà giả sau khi luộc

Từ khi thông tin đó xuất hiện đến nay đã 5 năm trời nhưng thật kỳ lạ, giới chức trách nhà nước này làm đủ mọi cách vẫn không thể đưa ra được một kết luận chính xác. Họ trấn an người dân rằng, trứng gà họ đang sử dụng vẫn rất bình thường. Nguyên nhân xuất hiện của những quả trứng này có thể do chế độ ăn, do sinh lý bất thường của con gà mái, do viêm ống dẫn trứng hoặc là do quá trình vận chuyển và bảo quản. Cùng thời điểm, ở Việt Nam, những quả trứng đốt cháy khét như cao su đã xuất hiện rất nhiều nơi. Người dân đã từng hoang mang về nguồn gốc những quả trứng có dấu hiệu kỳ lạ. Đó là những quả trứng đến từ Trung Quốc, nơi mà những kẻ vô lương tâm bất chấp tất cả để làm những điều vô cùng tồi tệ.

Trở lại với dư luận Hoa Lục, người ta đã không còn tin vào những kết luận của các đoàn thanh tra. Họ khẳng định rằng, những quả trứng gà đã được tạo ra từ bàn tay của con người, đó là sự thật. Trong một thời gian ngắn người ta đã bóc mẽ thủ đoạn sản xuất trứng giả cực kỳ tinh vi này. Ngay cả những túi nguyên liệu làm trứng giả cũng được bán rất sẵn ngoài thị trường. Khi có được những nguyên liệu này trong tay, họ sẽ làm gì?
Trước tiên là hoàn thành những cái khuôn đúc trứng, đó là những khuôn rỗng có hình dáng như một quả trứng gà thật. Những chất gì để hình thành nên một cái vỏ trứng hoàn hảo. Đó là hỗn hợp bao gồm sáp parafin và bột thạch cao, canxi cacbonat. Tất cả được cho vào khuôn và lắc đều. Kết quả sau khi hoàn thành là cái vỏ trứng y như thật mà mắt thường không thể phát hiện ra.

Sự thắc mắc lớn nhất của dư luận là họ đã làm lòng trắng và lòng đỏ trứng như thế nào. Nó được tạo ra bằng các thành phần hóa học bao gồm nước, sodium alginate vôi hóa, phèn, gelatin và bột màu, được trộn lẫn nhau khuấy đều. Kết quả của quá trình này cho ra một sản phẩm rất giống với lòng trắng trứng gà. Còn với lòng đỏ, họ kết hợp dung dịch alginate, một loại thuốc nhuộm lớp tartrazine, và cuối cùng là dung dịch clorua canxi. Sau khi cho ra hai hỗn hợp chất không khác lòng đỏ, lòng trắng trứng họ bắt đầu gia cố nó trong khuôn. Theo tính toán bằng cách này, chỉ trong vòng hai phút với khuôn vỏ được làm sẵn, họ sẽ cho ra một quả trứng gà y như thật. Đây chỉ là một cách trong nhiều cách thực hiện khác nhau để những người Trung Quốc này "đẻ" thay cho một con gà.

Để cấu tạo nên một quả trứng giả, những kẻ ranh mãnh này đã sử dụng ít nhất khoảng 10 loại nguyên liệu khác nhau. Vậy lợi nhuận có được tính đến không? Tất nhiên là có 15 quả trứng gà giá của nó là 6,5 tệ nhưng chi phí cho sản xuất ra một quả trứng giả chỉ mất có 0,55 tệ. Quan trọng là nó loại trừ 100% chi phí chăn nuôi và tất cả các chi phí phát sinh khác như y tế, vệ sinh, chuồng trại, thức ăn khi nuôi một đàn gà đẻ. Thật sự là quá kinh khủng!

Bàng hoàng gạo plastic!

Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo phải cảnh giác cao độ với gạo có xuất xứ từ Trung Quốc. Nguyên nhân từ một lý do gạo Trung Quốc có trộn lẫn những hạt nhựa. Không chỉ là những hạt gạo giả mà họ còn ra sức làm cho gạo mốc, gạo hỏng trở thành những hạt gạo trắng, tươi sáng như gạo mới. Vì sao công nghệ làm gạo giả của Trung Quốc bị phát hiện? Nó bị vỡ lỡ từ một bản tin nhanh của một tờ báo về tình hình xuất khẩu loại gạo thơm nổi tiếng có tên Vũ Xương. Gạo Vũ Xương có mùi thơm đặc biệt, là loại gạo xuất khẩu nhiều người ưa dùng. Nhưng một báo cáo xuất khẩu của nước này được truyền thông đưa tin đã làm không chỉ người dân Trung Quốc mà dư luận thế giới nghi ngờ. Theo báo cáo, mỗi năm, nông dân nước này trồng được 800.000 tấn gạo Vũ Xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn? Số lượng gạo thừa kia ở đâu ra? Đó là một câu hỏi không có lời đáp cho tới khi mà công nghệ làm giả mùi hương cho gạo được vạch trần.

Đã xuất hiện ở Sơn Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam những trò lừa đảo hết sức tinh vi là từ gạo thường họ biến thành loại gạo Vũ Xương trong tích tắc. Những kẻ đốn mạt này đã trộn lẫn vào đó những hạt thơm bằng chất hóa học. Đúng là một vốn bốn lời. Từ loại gạo thường rẻ tiền bỗng nhiên khoác áo gạo Vũ Xương giá bán cao gấp cả chục lần và tăng gấp đôi trọng lượng. Thứ gạo "cao cấp" này được đóng gói và xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, gạo Vũ Xương cũng bán la liệt ở chợ, chẳng biết trong số những túi ấy có trộn lẫn những hạt thơm hay không.

Vũ Xương là loại gạo bán cho nhà giàu, còn nhà nghèo những kẻ gian thương nước này cũng không tha. Một bản tin gây sốc cư dân mạng Trung Quốc đó là công nghệ ép khuôn khoai tây, khoai lang thành gạo rẻ tiền bán cho dân nghèo. Bằng những chiếc máy được chế tạo nhằm cho ra những hạt gạo nhân tạo, mỗi năm hàng trăm tấn gạo giả bung ra thị trường với giá cực rẻ. Ở những vùng quê nghèo Trung Quốc nó chỉ có giá chưa đến 1,5 tệ/1kg. Chúng đã tạo ra những hạt gạo rẻ tiền đó bằng cách nào?

Từ những củ khoai tây, khoai lang được nghiền nát rồi trộn hỗn hợp đó lại lẫn nhau rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Một loại chất nhựa tổng hợp được cho vào để có vai trò làm cứng và giữ nguyên hình dáng. Kết quả là những hạt gạo plastic được ra đời. Và không khó để chúng ta hình dung ra rằng, trong ruột chúng ta những hạt nhựa độc hại đã đóng cứng, gây đứt ruột bất cứ lúc nào.

Như thế vẫn chưa hết, thủ đoạn của những nông dân bất lương, những gian thương bất chính trên đất nước Hoa Lục này vẫn còn vô biên lắm. Truyền thông nhà nước này đã nhiều lần lật tẩy chiêu trò tẩy gạo mốc bằng hóa chất tẩy trắng rồi bán ra thị trường. Tuy bên ngoài có màu sắc tươi mới nhưng bên trong hạt gạo chứa đầy độc tố aflatoxin. Aflatoxin là độc tố gây ung thư rất mạnh. Nó tồn tại trong những hạt gạo bị mốc, lúa bị lão hóa. Thứ gạo này, lợn gà ăn vào còn có thể lăn ra chết huống hồ được đóng gói bán cho con người. Thế nhưng từ khu chợ Cam Ấm Đường, thành phố Quý Dương (tỉnh Quý Châu, Trung Quốc), thị trường ngũ cốc cực lớn, những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp không quan tâm đến ai chết, ai sống. Cái mà chúng quan tâm là lợi nhuận, là làm cách nào để biến những kho gạo tồn đọng hàng chục năm đã mốc xanh, mốc đỏ kia thành gạo trắng. Một sự thật đau đớn là khi bị phát hiện, một trong những kẻ vô liêm sỉ này đã phát biểu rằng những hạt gạo này bán rất chạy trên thị trường.

Hai câu chuyện giả giả, thật thật này có khiến cho độc giả nghĩ rằng chúng ta cũng đang là nạn nhân của đất nước láng giếng này không? Ngay cả người dân của họ, họ cũng có thể lừa đảo trắng trợn thì chúng ta không phải là ngoại lệ. Chính xác là như vậy.

Chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá

"Suy thoái đạo đức của tâm hồn" đó là một cụm từ khá lạ nhưng lại được nhắc đến nhiều nhất, xuất hiện thường xuyên nhất trên báo chí Hoa Lục. Giới quản lý đã bất lực trước sự gia tăng khủng khiếp của các loại hàng giả trên thị trường. Mặc cho những nỗ lực tuyên truyền, những bản án nghiêm khắc cho những tội danh sản xuất hàng giả, kinh doanh sản phẩm độc hại thì vấn nạn này vẫn không hề thuyên giảm. Các công ty của Trung Quốc đang tồn tại bằng chính mạng sống của người dân, kiên trì chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá.

Biên Thùy
 

Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên

Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên

Càng đẹp mã thì... càng độc

Trước thực tế của dư luận đang hoang mang về việc nhiều loại hoa quả như lê, táo, đào… để từ 6 đến 9 tháng mà không hỏng thậm chí vỏ vẫn láng bóng, mịn và có màu đẹp mắt. PV VietNamNet đã đến thực tế tại một số điểm chợ đầu mối chuyên cung cấp các loại hoa quả ở Hà Nội để tìm hiểu sự thực.

Sáng sớm có mặt ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội), tại đây có rất nhiều loại hoa quả được bày bán. Theo quan sát, các loại quả được bày bán nhiều nhất vẫn là: cam, táo, lê, đu đủ, xoài, thanh long, chuối… vì đang vào vụ. Tuy nhiên trong mỗi loại hoa quả thì lại có các loại giá khác nhau tuỳ vào độ to nhỏ, tươi hay héo…

hoa quả, hoá chất, đất đèn, bảo quản, tiết lộ, bán hàng

Nhiều hoa quả càng tươi, ngon đẹp thì càng độc. Ảnh minh hoạ

Theo chị Trần Thị T, một người bán hoa quả tại đây thì các loại hoa quả ở chợ từ nhiều nguồn đổ về. Chúng lại được phân thành nhiều loại khác nhau. Thường thì người bán sẽ chia thành loại đẹp và loại xấu. Loại đẹp thì giá đắt, các chủ cửa hàng lớn lấy về bán trong các cửa hàng hoa quả sạch, hoa quả Sài Gòn với giá cắt cổ, hàng kém hơn thì bán cho các của hàng nhỏ lẻ, hàng rong, các quán cà phê…

Tiết lộ về độ an toàn, chị này e dè: "Trước khi đổ hàng cho tôi họ đã cho cái gì vào quả cho đẹp thì tôi chịu. Mình bán hàng, hoa quả càng to, bóng, đẹp mã thì người mua càng thích".

Qua mối quan hệ thân thiết từ bạn bè, tôi gặp được chị M, một người chuyên cung cấp hoa quả cho một số chợ đầu mối của Hà Nội. Chị M tiết lộ: "Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều nhúng qua hoá chất".

Tôi thắc mắc thì được chị giải thích thêm: "Sở dĩ quả đep, ngon, sáng mịn và chín vàng vì được sử dụng hoá chất để bảo quản. Loại hoá chất này được gọi là 2,4D được dùng để làm cho một số loại hoa quả như cam, lê, táo... trơn bóng, giữ được lâu tận 3 đến 4 tháng. Còn chuối, đu đủ từ xanh chỉ cần ủ qua đất đèn một đêm là chín vàng ruộm, láng bóng và đều màu. Tất cả hàng ở đây họ có ngâm hay không thì chị cũng không biết vì chị chỉ biết bán".

Tiết lộ về việc chọn hoa quả ngon, an toàn, chị M cho hay: "Hoa quả loại to, bóng, mịn màng... thì đều có hóa chất. Chị bán thì bán thế nhưng chị không dại ăn nhiều phát bệnh đấy. Nếu để ăn thì nhà chị thường chọn những loại quả loại chín không đều, quả vừa, nhiều khi chọn quả càng xù xì, mã ngoài càng xấu thì càng an toàn".

Mùa nào ăn quả nấy

Theo chị H, một người bán hoa quả khác chia sẻ: Để tránh mua phải hoa quả ngâm hoá chất hay sử dụng chất bảo quản thì tốt nhất là không bao giờ mua hoa quả trái vụ. Cứ mùa nào thức nấy cho lành, lại rẻ.

Chọn mua hoa quả thì phải chú ý đặc tính của từng loại: loại quả có lông như đào thì phải dày, phải mượt; loại quả có tinh dầu như cam quýt thì khi bấm nhẹ phải có tinh dầu thơm phức bắn ra; loại quả có vỏ mềm (như táo hay lê) mà vỏ lại cứ cứng, giòn bất thường thì chớ dại mà mua về. Tốt nhất là mua quả còn cả lá cho yên tâm mà đảm bảo hàng Việt Nam.

hoa quả, hoá chất, đất đèn, bảo quản, tiết lộ, bán hàng

"Để chọn đu đủ thì phải chọn quả chín không đều, thậm chí có phần xanh thì mới không sợ bị dấm đất đèn, chị M chia sẻ.

Mấy tháng nay các cửa hàng cứ quảng cáo cam Hà Giang rồi bán ầm ầm. Thực tế thì cam Hà Giang năm nào tôi cũng nhập về bán. Cam Hà Giang phải hơn tháng nữa mới có, bây giờ là toàn hàng Tàu cả đấy, ăn vào vị khác là biết ngay. Đối với xoài cũng vậy, nên hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường loại xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.

Quan trọng hơn, khi mua hoa quả thì phải biết quả chín thì có mùi thơm đặc trưng của nó. Thường thì không có loại quả chín nào lại thoang thoảng mùi và kèm theo mùi hóa chất. Những loại hoa quả không có ở Việt Nam thì tốt nhất là phải cẩn trọng. Ví dụ quả bơ có vị ngậy đặc trưng, quả mít, quả ổi, quả na cũng thơm mùi đặc trưng mà ở loại quả dấm hóa chất thường nhạt nhòa, thậm chí là không có.

Rồi chị H nhanh nhảu nói: "Người ta cứ bài trừ hàng chợ chứ nhiều khi hàng ngoại như nho Mỹ, táo New Zealand, mận Úc… rất có thể đều là hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì vậy khi chọn những loại quả này nhất thiết phải có tem, nhãn mác đảm bảo đầy đủ thì mới mua, tránh tiền mất, tật mang".

theo Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét