Trang

Chỉ dẫn duy nhất không nhầm hàng Việt với hàng Tàu đội lốt

vietnamnet.vn -

Nên mua ở những cửa hiệu quen, để ý đường may phải chuẩn, khi sờ vải trơn, mát tay và có thể tra mã code trên nhãn mác là những bí kíp của dân sành khi mua hàng VNXK.

Là tín đồ của thời trang VNXK (Việt Nam xuất khẩu), chị Trúc Giang, nhân viên văn phòng ở Thanh Xuân, Hà Nội thường chọn những thương hiệu như Foci, Việt Thy, dệt may Phương đông, Hanosimex do giá rẻ, chất liệu tốt. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây chị Giang cảm thấy mẫu mã các thương hiệu này trở nên đơn điệu, lỗi mốt, thậm chí gần như biến mất. Chị chia sẻ, có lần đi sắm đồ tại một trung tâm VNXK lớn ở Chùa Bộc, rất ưng chiếc quần hiệu Foci nhưng tìm mãi không có size nhỏ hơn. Khi hỏi nhân viên cửa hàng thì họ cho biết, mặt hàng này hiện không sản xuất nữa chỉ còn tồn lại size duy nhất. Sau khi tìm trong các hiệu lân cận, chị Giang cũng được báo là hết hàng.

Theo chị Giang, điểm khác biệt của hàng chuẩn so với hàng "nhái" là chất liệu tốt, mặc nhiều không bai và lâu bị lỗi mốt. Tuy nhiên, để tìm mua được hàng chuẩn đúng bản chất là một điều khó khăn. Chị Giang bật mí thường mua quần áo ở một số cửa hàng VNXK quen. Theo chị, yếu tố "quen" cực kỳ quan trọng, vì mua nhiều họ gần như biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ và tin tưởng hơn vào sản phẩm. "Hàng VNXK có sự khác biệt với hàng Trung Quốc. Nếu mình chịu khó để ý về chất liệu và đường may sẽ thấy hàng VNXK có đường may sẽ dày dặn, nhãn, mác, cúc phụ đầy đủ. Hơn nữa, hàng Trung Quốc màu sắc đa dạng và rực hơn nhiều so với VNXK", chị bật mí.

made-in-Vietnam, Việt-Nam, xuất-khẩu, tip, mua-hàng, rỉ-tai, xuất-xịn
Nhiều người cho rằng nên mua quần áo ở những cửa hàng quen, quy mô lớn để tránh gặp hàng nhái kém chất lượng. Ảnh: Ngọc Lan.  

Anh Phan Thanh Tùng, chủ shop hàng hiệu nhập khẩu và hàng VNXK trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, cách đơn giản nhất để phân biệt hàng hiệu với đồ nhái là tra mã code. Ví dụ trong quần levis luôn có mã số code của từng dòng, tra cái đó trên Google thường sẽ ra mẫu và màu quần, trừ vài trường hợp mẫu chưa onweb.

Từng có kinh nghiệm nhiều năm trong kinh doanh hàng VNXK, anh Tùng cho biết, sản phẩm mà các hàng Việt Nam xuất khẩu bán bây giờ chủ yếu là hàng xuất dư hoặc là hàng lấy ra từ dây chuyền sản xuất trong một công đoạn nào đó chưa hoàn chỉnh. Vì lẽ đó, mẫu mã hàng này có thể bị cũ hoặc có lỗi nhỏ ở đường may và đường chỉ cúc khóa nhưng giá mềm hơn nhiều so với hàng hãng; như ở Mỹ, quần levis giá dao động từ 60 - 100 USD, áo dao động khoảng 25 - 70 USD nhưng ở Việt Nam nó chỉ khoảng 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/chiếc.

Bật mí về cách phân biệt mà thường chỉ người trong "ngành" như anh Tùng mới biết, hàng hiệu khi thoáng nhìn thấy "khôn" và khi sờ tay cảm nhận mát, trơn. "Hiện tại những thương hiệu Việt Nam chất lượng cao tập trung vào phát triển chiều sâu chứ không đi theo chiều rộng như trước để tránh sự sụp đổ của thương hiệu. Ví dụ như Canifa tập trung vào đồ len nhiều hơn, hay như genviet trong vài năm gần đây họ tập trung vào jean và tương đối thành công. Do đó, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn theo xu hướng thay đổi của hãng", anh chia sẻ thêm.

made-in-Vietnam, Việt-Nam, xuất-khẩu, tip, mua-hàng, rỉ-tai, xuất-xịn
Người tiêu dùng có thể tra theo mã code được ghi trên mác để nhận biết được dòng và mẫu mã sản phẩm. Ảnh: Ngọc Lan.  

Với ma trận hàng VNXK bủa vây người tiêu dùng như hiện nay, Lê Công Trung Hiếu, chủ shop giầy Việt Nam xuất khẩu chia sẻ không chuộng hàng hiệu, vì hàng hiệu thường đắt tiền, và khó kiếm ở Việt Nam. "Hiện giờ, cửa hiệu mang danh 'Made in VietNam' mọc lên như nấm, hàng giá bèo có, hàng giá đắt khét cũng không ít nhưng xuất xứ, chất liệu bị xáo trộn hết cả. Nếu nếu người tiêu dùng không tỉnh táo thì rất dễ bị lừa", Hiếu chia sẻ.

Nắm rất rõ về nguồn nhập và chất liệu sản phẩm, Hiếu cho biết, 1 đôi giày Converse giá hãng khoảng 1 - 1,5 triệu, Kappa khoảng 2,6 triệu đồng nhưng tại nhiều cửa hàng VNXK bán chỉ còn 500.000 - 700.000 đồng, thậm chí vài chục nghìn/đôi thì không thể là hàng chuẩn. Với kinh nghiệm của một người bán hàng VNXK, Hiếu cho biết khách hàng dần rời xa các thương hiệu thuần việt, mà lại rất ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài gắn mác "Made in VietNam". 

Theo Hiếu, khi tiêu dùng không nên trung thành tuyệt đối với một loại sản phẩm nào mà nên sử dụng đa dạng sản phẩm để vừa tiêu dùng vừa tìm hiểu để chọn được sản phẩm ưng ý nhất. "Thay vì đi mãi một đôi giày giá chục triệu đồng thì mình muốn sở hữu 10 đôi giầy khác nhau giá chỉ 1 triệu đồng/ đôi", Hiếu nói. 

made-in-Vietnam, Việt-Nam, xuất-khẩu, tip, mua-hàng, rỉ-tai, xuất-xịn
Người tiêu dùng Việt rỉ tai nhau cách chọn hàng VNXK "xịn".

Từng nghiên cứu về các vấn đề da giầy và thời trang Made in Vietnam, chị Tạ Ngọc Ánh, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu da giầy Việt Nam cho biết, hàng VNXK chất lượng khá tốt, tuy nhiên mẫu mã còn đơn giản và hạn chế, một số nguyên liệu sản xuất hàng hiệu không phù hợp với thời tiết, phom người Việt Nam. "Hàng VNXK kiểu dáng rất 'Tây', thiên về sự đơn giản, nhiều khi nhìn hơi cứng, cỡ hơi rộng, dài hơn so với phom người bình thường. Hàng "nhái" thường có size thường nhỏ hơn", chị chia sẻ. Chị Ánh cũng nói thêm, mẫu mã hàng ở Việt Nam khó cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Chưa kể, chi phí gia công đắt, kéo theo giá bán tăng cao nên chuyện khó mà vững mạnh lâu dài là điều không khó hiểu. 

Theo chị Ánh, để mua được hàng VNXK "xịn", người tiêu dùng Việt phải mua ngược lại của nước ngoài, tuy nhiên do phải chịu 2 lần thuế, VAT, phí vận chuyển,... nên giá của nó đắt gấp nhiều lần. Để tránh mua phải hàng nhái, chị Ánh thường mua ở những cửa hàng có quy mô rộng, và thực sự có uy tín lâu năm. Theo chị không nhất thiết cứ quần áo, giầy dép đắt tiền là hàng xịn, cần để ý nhiều hơn về chất lượng để tránh bị lừa bởi hàng nhái kém chất lượng, tránh tình trạng "tiền mất tật mang".

(Theo Zing News)

 
 

Lập lờ hàng "Made in Vietnam"

vietnamnet.vn - Thời gian gần đây trên các phố nhan nhản các cửa hàng treo biển "Made in Vietnam". Trong số đó có không ít cửa hàng trà trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí nhập nhèm về giá.

Thời gian gần đây, do các doanh nghiệp may mặc trong nước đã chú trọng đến thị trường nội địa nên các mặt hàng thời trang ngày càng nhiều mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Song thực tế cho thấy không ít cửa hàng dù không bày bán các sản phẩm Việt nhưng vẫn treo biển "Made in Vietnam" để tăng giá bán và thu hút khách hàng. Chính điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng bị lừa.

Chị Hoàng Hồng Hạnh, nhân viên một công ty quảng cáo cho hay, 2 năm trở lại đây, chị đã chọn mua các sản phẩm thời trang "Made in Vietnam" cho cả gia đình, thay vì các hãng nổi tiếng của nước ngoài. Do kiểu dáng đẹp, giá cả phù hợp nên các sản phẩm bày bán trong những cửa hàng "Made in Vietnam" luôn được chị tin tưởng bởi chất liệu tốt và an toàn hơn hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo chị Hạnh hiện có rất nhiều cửa hàng lợi dụng tâm lí khách hàng ưa dùng hàng Việt đã trà trộn hàng gia công Trung Quốc, cắt và thay nhãn mác, sau đó quảng cáo với khách hàng đó là hàng lỗi, hàng "cắt mác"... của các hãng nổi tiếng của nước ngoài được sản xuất tại Việt Nam.

Made in Vietnam, quần áo, cửa hàng, lập lờ, may mặc, chất liệu 

"Không chỉ nhập nhèm về chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu, mà giá cả của các sản phẩm này mỗi nơi mỗi khác. Cuối tuần trước tôi có mua một chiếc áo phông hiệu Zara ở một cửa hàng "Made in Vietnam" trên phố Đinh Liệt với giá 220.000 đồng. Vậy mà ngay hôm sau, tôi đã nhìn thấy một chiếc áo y hệt từ kiểu dáng đến chất lượng mà mình đã mua cũng được bày bán trong một cửa hàng "Made in Vietnam" khác với giá 150.000 đồng - chị Hạnh kể lại.

Bên cạnh đó, các mặt hàng thời trang xuất khẩu của những hãng thương hiệu nổi tiếng như Zara, Mango, H&M... được bày bán trong các cửa hàng này cũng có mức giá phù hợp với túi tiền phần lớn người tiêu dùng. Đơn cử như một chiếc quần jean nữ hiệu H&M có giá từ 280.000- 350.000 đồng/chiếc, áo sơ mi hiệu Mango có giá từ 220.000 - 320.000/chiếc... Nếu các chủ cửa hàng "phù phép" các sản phẩm của Trung Quốc hay "copy" những mẫu mã của các thương hiệu rồi gia công lại, sau đó gắn mác "xịn" lên những sản phẩm này, rồi treo biển "Made in Vietnam" thì người tiêu dùng khó mà phát hiện được. Chính vì vậy, nhiều khách hàng sau khi mua phải những sản phẩm thời trang ở một số cửa hàng "Made in Vietnam" rởm về mặc đều bị rách đường may, chất liệu thay đổi sau khi giặt, vải co, phai màu...

Một vốn, bốn lời

Khi chúng tôi đặt câu hỏi nguồn gốc của các sản phẩm "Made in Vietnam" thì được các chủ cửa hàng cho biết những mẫu quần áo này là hàng "xịn" của các hãng nổi tiếng được sản xuất tại Việt Nam, nhưng do bị lỗi, do họ có người nhà làm trong các xưởng may nên mới "sưu tầm" được nguồn hàng này. Vì vậy họ phải cắt mác để nếu có bị kiểm tra thì cũng dễ bề đối phó và khách hàng cũng nhận biết được đó là hàng "xịn". Ngoài các cửa hàng treo biển hoành tráng, hiện còn xuất hiện nhiều điểm bán hàng trên mạng với quảng cáo rất kêu như "Hàng "Made in Vietnam" "xịn"100%, bán với giá gốc", kèm theo địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Khách hàng có thể vào xem hàng tại website hay đến tận nơi.

Bà Cao Quỳnh Loan, chủ một nhãn hàng thời trang, người chuyên thiết kế các mẫu quần, áo, váy cho giới văn phòng nhận xét, do người tiêu dùng trong nước rất quan tâm đến hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu nên đã có nhiều điểm bán hàng nhái mẫu mã, thậm chí trà trộn hàng kém chất lượng để bán cho khách. Không ít chủ cửa hàng còn tự ý treo biển "Made in Vietnam", lấy thương hiệu của các hãng nổi tiếng gắn vào các sản phẩm gia công.

"Một vốn, bốn lời", họ chỉ mất công may nhãn, mác vào những sản phẩm này nên nếu không để ý, khách hàng rất dễ bị lừa. Và nếu các doanh nghiệp sản xuất hàng có thương hiệu trong nước và các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng trên, thì trong tương lai rất gần người tiêu dùng Việt sẽ mất niềm tin vào thương hiệu "Made in Vietnam".

(Theo An ninh Thủ đô)

 
 
 
 

sieuweb.vn

Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì họ càng chú trọng hơn đến chất lượng hàng hóa mà mình sử dụng, đặc biệt nhất là các mặt hàng thực phẩm, quần áo, giày dép,… Đi cùng với xu hướng "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" thì trong vài năm trở lại đây, hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK) với chất lượng tốt hơn hẳn so với hàng Trung Quốc ngày càng được người tiêu dùng "săn đón" nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu như bạn là người "sành" một chút trong việc mua sắm thì có thể thấy rằng trên thị trường hiện nay có đến trên dưới 70% các sản phẩm được bày bán với mác VNXK đều không phải đúng
chuẩn hàng Việt Nam xuất khẩu xịn mà chỉ là hàng Trung Quốc làm nhái mà thôi, đặc biệt là các mặt hàng giày dép. Và giữa thị trường "hỗn loạn" như vậy, không chỉ người tiêu dùng chịu thiệt thòi mà ngay đến cả các chủ shop kinh doanh cũng bị "bủa vây" giữa một ma trận không biết làm thế nào để chọn đúng cho mình nguồn hàng giày VNXK xịn để kinh doanh một cách uy tín hơn.




Cách chọn nguồn hàng giày Việt Nam xuất khẩu xịn khi khởi nghiệp kinh doanh


Quả thật để phân biệt sự thật giả trên thị trường giày VNXK hiện nay không phải là một việc dễ dàng, nó đã khiến cho bao nhiêu chủ shop và người tiêu dùng phải lao đao. Hiểu được "vấn nạn" này, Siêu Web sẽ chia sẻ cho tất cả các khách hàng những mẹo chuẩn để phân biệt giày Việt Nam xuất khẩu xịn nhé!

Phán đoán dựa vào giá sản phẩm

Người ta có câu "tiền nào của nấy" không bao giờ sai. Để cạnh tranh, rất nhiều cửa hàng hiện nay rao bán giày VNXK với giá phổ biến chỉ từ 100.000 đến 200.000 VND, nhưng trên thực tế, các loại giày VNXK xịn không bao giờ có giá dưới 300.000, kể cả giày lỗi, trừ trường hợp các cửa hàng lớn thực hiện chương trình xả hàng tồn kho. Chính vì vậy, đừng bao giờ ham của rẻ để tự đánh lừa bản thân mình và chọn nhầm hàng bạn nhé.

Thực hiện kiểm tra phần nhãn mác sản phẩm

Phán đoán giày VNXK dựa vào giá chỉ là một mẹo cảm tính không mấy chính xác, bởi lẽ "thủ đoạn" kinh doanh của nhiều cửa hàng hiện nay rất tinh vi. Do đó, để nhận định chính xác nguồn hàng chất lượng, bạn cần nhìn vào nhãn mác của sản phẩm.

Thứ nhất, giày VNXK xịn luôn được in khắc dòng chữ xuất xứ là "Made in Việt Nam" (in chìm hoặc in nổi) ở phần lót giày, đế giày hoặc ở thành trong của giày. Tại vì sao? Vì đó là tiêu chuẩn chung của hàng xuất khẩu. Đồng thời, dòng chữ xuất xứ này được in chìm hoặc nổi luôn trên giày chứ không phải ghi "hời hợt" trong một cái tem đâu nhé.



Thứ hai, đại đa số các mặt hàng giày VNXK xịn (phải đến 95%) đều có in chìm các thông số về cỡ giày, chất liệu, tên thương hiệu, xuất xứ, mã hàng ở phần thành trong của giày và ở mặt dưới của đế giày.



Thứ ba, hàng VNXK xịn thường in các thông tin trên mác được làm từ một chất liệu cán mờ nhẹ chứ không phải là một miếng mác bóng bẩy như ở các đôi giày nhái. Hơn nữa, gắn chắc ở dưới phần lót giày còn có một cái móc nhỏ xíu để treo mác giá, thậm chí là những đôi giày xịn còn đi kèm theo một chiếc túi nhỏ đựng các phụ liệu thay thế trong trường hợp bị hỏng sau một thời gian sử dụng.



Thứ tư, một điểm đặc biệt cần phải lưu ý, đó là hàng xịn bao giờ cũng ghi rõ dòng sản phẩm của một thương hiệu nào đó chứ không phải chỉ ghi chung chung tên thương hiệu.

Thứ năm, khi mua giày, bạn nên nhìn ngắm kỹ tên thương hiệu và logo được in trên giày để tinh tế nhận ra một sự khác biệt nhỏ nào đó (có thể là do hàng nhái được làm một cách cẩu thả, hoặc in sai). Để áp dụng mẹo này, bạn cần phải tìm hiểu để có kiến thức căn bản về các thương hiệu và logo của chúng.


Nhận biết hàng giày VNXK bằng cách kiểm tra kích cỡ, màu sắc, chất liệu

Có một điều mà bất cứ ai cũng sẽ biết, đó là những đôi giày thật với chất lượng tốt luôn có màu sắc rất thật và rõ ràng chứ không bóng bẩy hay "nhàng nhàng", ảo ảo như những đôi giày được làm nhái cẩu thả.



Mặt khác, giày VNXK xịn cũng sẽ chuẩn từng đường kim mũi chỉ, chuẩn từng chi tiết dán bởi chúng được gia công một cách tỉ mỉ, chứ không bong, lệch và nham nhở như những đôi giày nhái kém chất lượng.



Hơn nữa, khi đeo thử giày, bạn cũng sẽ có thể dễ dàng nhận thấy phom giày thật ôm bàn chân rất chuẩn, phần lót trong và lót ngoài được đặt rất khít và không hề bị lộ.



Một điểm nữa cần lưu ý là, giày VNXK được sản xuất để xuất sang các nước lớn khác trên thế giới (thường là Châu Âu) nên sẽ hiếm khi có chuyện đủ size, đặc biệt là đối với size nhỏ.

Không mẹo nào hơn là hãy thử trực tiếp đôi giày của mình

Sự chắc chắn của những đôi giày VNXK xịn được thể hiện ở chỗ chúng sẽ có sự cân bằng và luôn đứng vững. Do vậy, bạn hãy thử đặt đôi giày của mình lên một mặt phẳng để kiểm tra điều đó nhé. Nhưng tốt hơn hết là bạn nên thử trực tiếp cả đôi giày cùng với nhau và đi đi lại lại một lúc để tự mình cảm nhận độ "chất" của nó ở các yếu tố như: Chiếc to chiếc bé; Chiếc nặng chiếc nhẹ; Giày có cân bằng hai bên, có cứa vào chân gây đau hay bị nhấc gót hay không. Một đôi giày chuẩn hàng VNXK xịn sẽ vô cùng êm ái do độ đàn hồi tốt nên chắc chắn sẽ không khiến bạn cảm thấy khó chịu khi di chuyển đâu nhé.

Sao, bạn cảm thấy thế nào với những mẹo nhận biết giày VNXK trên đây. Hy vọng
những thông tin hữu ích mà Siêu Web cung cấp sẽ giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình được những đôi giày chuẩn hàng VNXK, đồng thời các chủ shop kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ không còn vướng phải những vụ "lùm xùm" mất uy tín do lẫn hàng nhái, hàng giả nữa nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét