Trang

Tổng quan về bệnh do virus Herpes Simplex (HSV) - bệnh Herpes môi (mụn rộp môi) - bệnh Herpes sinh dục

benhxahoi.info - 3/3/2014 12:24:37 AM

Herpes môi là bệnh như thế nào?Herpes môi là bệnh như thế nào?Con đường lây nhiễm duy nhất của bệnh herpes sinh dục môi đó là do tiếp xức trực tiếp với virut qua thương tổn của chúng hoặc là qua nước bọt.  Đây là bệnh do vi rut Herpes Simplex gây tổn thương trên da,  niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng.

Herpes môi là bệnh như thế nào

Người mắc bệnh này không ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cộng đồng. Con đường lây nhiễm cũng khá phong phú và đa dạng vì vậy khi mắc phải chứng bệnh này cần khám và điều trị dứt điểm ngay.

Nguyên nhân của bệnh:

- Do người bệnh bị tổn thương ở môi: môi khô, nứt hoặc rách môi, môi gặp chấn thương….

- Do các chấn thương liên quan đến răng – miệng: nhổ rang, tràm răng, nướu hoặc lợi có tổn thương từ trước

- Bị các bệnh nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, cúm, sốt…..

- Sức đề kháng hạn chế, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khả năng miễn dịch với các chứng bệnh như ung thư, HIV / AIDS giảm

- Sử dụng chung một số vật dụng dễ lây nhiễm: dùng chung khăn với người bệnh, dụng cụ xăm, tiêm không được tiệt khuẩn đúng cách. Đây chính là nơi sinh sống ưa thích của các virut, vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh herpes sinh dục:

Thời gian ủ bệnh ngắn, rơi vào khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày  nên khi mắc bệnh dấu hiệu nhận biết thường thấy đó là các đám mụn nước. Các đám mụn này xuất

hiện trên da và có màu đỏ, lõm ở giữa và có thể bội nhiễm hóa mủ

Các đốm mụn nước bị dập vỡ sẽ để lại vết trượt, có khi sẽ thành vết loét sâu, một số trường hợp nặng hơn thì sẽ đóng vảy tiết hoặc rỉ dịch

Herpes môi là bệnh như thế nào

Trong khoảng thời gian từ 3-4 ngày thì bệnh sẽ có diễn biến nặng hơn nhưng sẽ dần đỡ vào những ngày tiếp theo. Nhưng phải sau 2- 4 tuần thì các tổn thương trên bề mặt da mới lành sẹo, có những trường hợp do xấu máu thì sẽ bị thâm, trắng hoặc để lại sẹo

Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hiện đám da màu đỏ, có vết trợt da và bị nứt da. Những trường hợp này virut vẫn bài xuất ra và lây nhiễm khi tiếp xúc với người khác. Vì vậy người bệnh không được chủ quan, cần theo dõi để biết chính xác bệnh tình của mình.

Biến chứng của bênh

Cũng giống nhứ các bệnh xã hội khác nếu không điều trị kịp thời để lâu bệnh cũng gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Chiếm khoảng 1/3 trong số những người bị bệnh  sẽ bị tái phát lại, và chu kì tái phát của nó cách 2 năm so với lần bị trước.

- Đôi khi các tổn thương sẽ lây từ miệng qua giác mạc và kết mạc. Khi lây lan qua những vùng này các đốm mụn vỡ và loét ra gây ra sẹo hoặc xung quang vùng giác mạc bị tổn thương, thị lực giảm, hạch lân cận các vùng dưới cằm bị sung

- Khi virut làm ổ dưới niêm mạc miệng, các mụn nước bị dập vỡ để lại các vết trợt sẽ gây ra viêm lợi, lợi bị sung, đau, tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.

- Ngoài ra nếu đẻ quá lâu bệnh có thể biến chứng gây liệt mặt, các hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây ra rối loạn chức năng hệ thần kình

- Nguy hiểm hơn khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng cứng gáy, đau đầu, sợ ánh sáng thì người bệnh nên đi kiểm tra ngay, vì đây đều là những biểu hiện thường thấy của bệnh viêm màng não.

Bài viết trên giúp bạn hiểu thêm Herpes môi là bệnh như thế nào? nguyên nhân, triệu chứng và các biến chứng nếu không chữa trị triệt để. Nếu bạn còn có thắc mắc gì thì bạn có thể gọi điện theo số 0438.288.288 tại đây sẽ có các bác sỹ chuyên khoa tư vấn và giải đáp giúp bạn.

Bác sĩ : Võ thị Thịnh
 
19/6/2015 9:32:07 AM

Herpes sinh dục nữDo biểu hiện của bệnh herpes sinh dục nữ không được rõ ràng nên nhiều người thường không biết hoặc nhầm lẫn với một số bệnh khác nhất là với những bệnh viêm nhiễm thông thường, nên người bệnh luôn có tâm lý chủ quan. Điều đó, khiến cho bệnh phát triển ngày càng nặng hơn. Vậy nên, việc hiểu biết về bệnh là cần thiết và quan trọng với các chị em. Bởi nếu bệnh không được điều trị kịp thời rất dễ biến chứng sang các bệnh khác như viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung….

Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết, herpes sinh dục hay còn được gọi là mụn rộp sinh dục, được coi là một trong những bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm. Cũng như sùi mào gà hay lậu,  herpes sinh dục thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu vẫn là những nguyên nhân sau.

Nguyên nhân gây nên bệnh herpes sinh dục nữ

Herpes sinh dục là bệnh do virut herpes simplex (HSV)gây nên và thông thường sẽ có hai loại virut, đó là HSV1 và HSV2. Đây là các tác nhân sẽ gây nên những mụn rộp ở miệng, mắt, mũi hay ở bộ phận sinh dục.

Giống với các bệnh xã hội khác, đây cũng là bệnh thường lây lan qua quan hệ tình dục là chính, chỉ cần một lần quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh là rất cao, xác suất có thể lên tới 85%.

Ngoài ra, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn tắm,… hay việc có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà trên cơ thể lại có những vết thương hở da cũng có nguy cơ bị lây bệnh.

Không chỉ vậy, vấn đề các chị em vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hay vệ sinh âm đạo không đúng cách cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để virut hình thành và phát triển thành bệnh.

Hơn nữa, bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang cho con thông qua đường sinh sản trực tiếp hay sau sinh để con có tiếp xúc quá thân mật.

Herpes sinh dục nữ

Bệnh herpes sinh dục thường lây lan qua quan hệ tình dục

Và do âm đạo là môi trường ẩm ướt, nên khi bị bệnh thì so với nam giới, biểu hiện bệnh ở nữ giới sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn. Cụ thể:

Biểu hiện của bệnh herpes sinh dục nữ

Bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày và  hay phát bệnh tập trung ở môi, mũi hay âm đạo, môi lớn và môi nhỏ. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau và ngứa. Sau đó, khoảng vài ngày, trên cơ thể người bệnh bắt đầu sẽ xuất hiện những vết loét.

Mới đầu, đó chỉ là một nốt sưng đỏ, nhỏ, mềm, đau, dần dần phát triển thành mọng nước và tự vỡ ra tạo thành các vết loét, gây đau buốt khi đi tiểu.

Các vết loét bị vỡ miệng, chảy ra dịch màu vàng hoặc có thể bị chảy máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau rát, sau khoảng 3-4 ngày, các vết loét này sẽ khô lại thành vẩy và bong ra

Herpes sinh dục nữ

Herpes sinh dục là những nốt mụn nhìn như phỏng nước

Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như nổi hạch ở bẹn hay đau ở vùng xương chậu, khí hư ra nhiều,…Chính những điều này sẽ khiến cho người bệnh nhầm lẫn với những bệnh khác như viêm âm đạo hay viêm niệu đạo…

Trên đây, là những chia sẻ của các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung về bệnh herpes sinh dục nữ, hy vọng sẽ giúp ích cho các chị em trong vấn đề nhận biết bệnh. Nếu còn vấn đề thắc mắc khác hay các chị em muốn được tư vấn về cách điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0438 288 288, các bác sỹ chuyên khoa bệnh xã hội sẽ giải đáp miễn phí cho nhé.

Bác sĩ : Lê Hữu Liêm
 
 

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Virut Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ. Hiếm khi virut này gây nên bệnh trầm trọng và có thể ảnh hưởng tổn hại đến thai nhi. Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó. Herpes ở môi phổ biến nhất gây bởi HSV týp1, ngược lại, Herpes sinh dục thường gây bởi HSV týp2.

Nguy cơ và biểu hiện bệnh

Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...). Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.

Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.

Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài...) mụn nước lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào? 1
Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào? 2
Herpes môi
Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào? 3
Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào? 4
 Một số hình ảnh tổn thương do virut Herpes simplex.

Ðiều trị thế nào?

HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.

Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.

Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.

Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.

Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.

Phòng ngừa lây nhiễm

Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:

Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...

Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và "khăn ướp lạnh"...

Rửa tay sau khi thoa thuốc.

Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.

Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.  

  BSCKI. Hoa Tấn Dũng

 

Mụn rộp ở môi: Dùng thuốc gì?

 

bachmai.gov.vn - Có người bị mụn rộp môi tưởng là do dị ứng, do thiếu vitamin C và cứ mỗi lần tái phát lại dùng các thuốc này. Bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.

Vài đặc điểm về bệnh

Bệnh do virus herpes simplex. Như ta biết herpes simplex có 2 nhóm. Herpes simplex nhóm II gây mụn rộp bộ phận sinh dục, nhóm I gây ra mụn rộp môi. Khoảng 80% dân số nhiễm virus này, nhưng bình thường chúng nằm yên trong cơ thể, chỉ có khoảng 25% phát bệnh, khi có điều kiện thuận lợi, xảy ra chủ yếu ở trẻ em và cả người lớn. Mỗi đợt kéo dài 1 - 3 tuần, tùy người một năm tái phát 1 - 2 lần, cũng có khi đến 5 - 6 lần. Dấu hiệu dễ thấy là bị ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi (đôi khi còn ở miệng, má, cằm, mũi). Những mụn này chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh. Đường lây do tiếp xúc, chủ yếu qua môi (hôn, dùng chung khăn mặt).

Trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng (lan rộng, kéo dài, có biến chứng). Còn lại đa số trường hợp khác, bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi trong vài tuần.

c72thuoc-tri-mun-rop-o-moi.jpgMột số thuốc thường dùng

Thuốc kháng virus: chọn một trong 3 loại acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Trường hợp nhẹ hay nặng đều nên dùng, vì thuốc làm rút ngắn thời gian kéo dài, giảm tái phát, trường hợp nặng càng cần phải dùng vì thuốc giúp giảm mức trầm trọng. Dùng càng sớm càng tốt, ngay sau khi có dấu hiệu bị bệnh đầu tiên (ngứa, nóng rát, đỏ). Liều dùng phải cao (ví dụ như acyclovir mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 400mg). Đợt dùng thường kéo dài 5 ngày. Riêng với người bệnh có nhiễm HIV, đợt dùng tối thiểu 10 ngày. Nếu dùng đường uống thì nên chọn là famcyclovir. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết (người bệnh không dung nạp, hoặc đứng trước nguy cơ diễn biến xấu, kể cả trường hợp nhiễm HIV) thì có thể dùng acyclovir truyền tĩnh mạch.

Thuốc giảm đau: đau không dữ dội, nhưng kéo dài, gây khó chịu, nên chọn loại thông thường, ít gây tai biến như acetaminophen (paracetamol).

Thuốc chăm sóc tại chỗ: trường hợp nặng hay nhẹ đều cần dùng. Trường hợp nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc chăm sóc tại chỗ bệnh vẫn khỏi. Thuốc chăm sóc tại chỗ gồm: Cream kháng virus acyclovir 5% có tác dụng như: loại uống nhưng mức độ thấp hơn.

Các thuốc chống bội nhiễm (dung dịch povidin, dung dịch milian): nhờ chống bội nhiễm, thuốc làm khô nhanh các vết trợt lở và đóng mày. Các loại kem chống nắng bôi môi có chỉ số chống nắng (SPF) khoảng 15. Cream làm giảm đau xyclocain. Ngoài ra, cần súc miệng bằng nước muối, tắm nước ấm hay dung dịch thuốc tím pha loãng. Không nhất thiết phải dùng tất cả mà chỉ chọn loại cần thiết (ví dụ trong trường hợp nặng đã dùng kháng virus uống hay tiêm thì không cần dùng dạng cream).

Thuốc ngăn ngừa tái phát: virus thường có trong cơ thể, trong đợt bùng phát bệnh, dù có dùng kháng virus cũng không bao giờ loại sạch hoàn toàn, nên không thể chữa khỏi vĩnh viễn, có thể tái phát khi có điều kiện. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc ngừa tái phát thường xuyên, lâu dài với những người mỗi năm tái phát từ 6 lần trở lên. Phổ biến là dùng từ 6 - 18 tháng, khi mỗi năm chỉ còn tái phát từ 2 lần trở xuống thì ngừng dùng. Nhưng trong thực tế, người ta cũng từng dùng cho những người đặc biệt liên tục đến 13 năm. Thuốc chọn dùng là một trong 3 kháng virus acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Tuy dùng liều thấp hơn trong đợt điều trị cấp tính (bằng khoảng 1/2 - 2/3) nhưng vì dùng thường xuyên, lâu dài nên thuốc có tác dụng phụ (tuy không lớn) và tốn kém, cần phải cân nhắc.

Song song với việc dùng thuốc cần có chế độ dinh dưỡng tăng khả năng đề kháng cơ thể. Cần tránh các loại thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành, sô-cô-la, cà rốt...) vì arginin là yếu tố cần để herpes simplex tái sinh, tuy nhiên không kiêng hoàn toàn, vì arginin cũng rất cần cho việc hấp thu thức ăn phát triển cơ thể. Người đang có bệnh không làm lây sang người lành bằng cách tiếp xúc (hôn, dùng chung khăn mặt), không làm lan rộng bệnh ra vùng khác (tránh sờ lên mắt, không dùng nước miếng làm ướt kính sát tròng, tránh hoặc cẩn thận khi dùng mỹ phẩm, thuốc tẩy trang).

Mụn rộp môi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe song không lợi về thẩm mỹ, người bệnh lo chữa chủ yếu vì mục đích này. Tuy không chữa khỏi vĩnh viễn nhưng nếu dùng thuốc đúng, tránh làm xuất hiện những điều kiện thuận lợi thì sẽ giảm và có khi không còn tái phát

DS.CKII. BÙI VĂN UY
Suckhoedoisong.vn

 

Tổng quan về bệnh Herpes môi (mụn rộp môi)

 
Biên soạn:
Hiệu đính: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Ngày đăng: 21/04/2015 03:04
Tóm tắt: Bệnh Herpes môi (mụn rộp môi), đôi khi được gọi là mụn nước sốt, là đám phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng. Virut herpes gây mụn rộp môi là không thể chữa khỏi. Bệnh thường tự lành trong vài ngày.
 

Bệnh Herpes môi, đôi khi được gọi là mụn nước sốt (sốt vỉ), là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng. Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Vết thương thường lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần.

Bệnh Herpes môi do virut herpes simplex (HSV) gây ra.  Có 2 loại là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital).

Virut herpes simplex thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Nó thường lan rộng khi ta tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch nhiễm bệnh – như ăn chung, dùng chung dụng cụ hoặc dao cạo, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc với nước bọt của người ấy. Cha mẹ bị bệnh thường lây bệnh cho con họ theo cách này. Herpes môi cũng có thể lan tới các vùng khác của cơ thể.

Triệu trứng đầu tiên của mụn rộp miệng có thể bao gồm đau xung quanh miệng và môi, sốt, loét họng hoặc sưng hạch ở cổ hoặc bộ phận khác trên cơ thể. Trẻ em thường chảy nước dãi trước khi bị mụn rộp miệng. Sau khi vết phồng rộp xuất hiện, chúng thường bị vỡ ra, dịch trong chảy ra, sau đó đóng vảy và biến mất sau vài ngày đến 2 tuần. Đối với một số người, mụn rộp miệng có thể rất đau đớn.

Một vài người có virut nhưng lại không bị mụn rộp miệng, không biểu hiện triệu chứng bệnh.

Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán bạn có bị mụn rộp miệng hay không thông qua hỏi xem bạn đã tiếp xúc với virut không cũng như thăm khám cụ thể. Bạn có thể không cần phải làm xét nghiệm chẩn đoán.

Mụn rộp miệng thường tự lành trong vòng vài ngày. Nhưng nếu chúng gây đau hoặc làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể được điều trị. Điều trị có thể bao gồm kem bôi da, thuốc mỡ hoặc đôi khi là thuốc uống. Điều trị thoát khỏi mụn rộp miệng nhanh nhất cần 1 đến 2 ngày, nhưng nó cũng có thể giúp bạn dịu bớt sự đau đớn và các triệu chứng khó chịu khác.

Virut herpes gây mụn rộp miệng là không thể chữa khỏi. Sau khi bạn mắc phải, virut ở lại trong cơ thể của bạn cho đến hết phần đời còn lại. Nếu bạn bị mụn rộp miệng thường xuyên, việc điều trị có thể giảm số lần mắc mụn rộp miệng và mức độ nghiêm trọng của chúng.

Biện pháp phòng tránh nhiễm virut Herpes:

  • Tránh tiếp xúc với dịch thể của người nhiễm bệnh như hôn người bệnh
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, ly uống nước hay những vật dụng mà người bệnh có thể đã dùng.

Sau khi bạn bị nhiễm virut, không có cách nào chắc chắn bạn ko bị mụn rộp miệng trở lại. Nhưng bạn có thể làm giảm số lần mắc và lây lây lan virut bằng cách:

  • Tránh những thứ có thể kích hoạt mụn rộp miệng chẳng hạn như căng thẳng, bị bệnh cảm hoặc cúm.
  • Luôn sử dụng kem dưỡng môi và thoa kem chống nắng lên mặt. Quá nhiều ánh nắng cũng khiến cho mụn rộp miệng hoành hành.
  • Tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo, đồ làm bằng bạc, bàn chải đánh răng hay nhưng vật dụng khác mà người bệnh có thể đã dùng.

Khi bạn bị mụn rộp miệng, hãy rửa tay thường xuyên và đừng sờ vào mụn rộp. Điều này giúp bạn ko lây virut đến mắt, khu vực sinh dục của bạn hay cho người khác.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thường bị mụn rộp miệng. Bạn có thể uống thuốc theo đơn để ngăn chặn mụn rộp miệng bùng phát.

Hình ảnh mụn rộp môi

Triệu chứng

Bệnh Herpes môi là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng do virut Herpes simplex (HSV) gây ra.

Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy và biến mất sau vài ngày.

Ngoài ra còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Miệng bị đau ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ. Mụn rộp có thể gây đau đớn.
  • Bị sốt
  • Bị đau họng
  • Sưng hạch cổ
  • Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ

Lần đầu nhiễm virut có thể không biểu hiện mụn rộp. Tuy nhiên nếu biểu hiện, nó thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau này. Trong lần đầu phát bệnh, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng.

Sau khi bị nhiễm, Virut sẽ tồn tại trong cơ thể và trở bệnh tái đi tái lại suốt quãng đời còn lại của bạn.

Bệnh mụn rộp tái diễn thường phát triển ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 đầu tiên khi mụn chưa mọc, bạn sẽ có cảm giác nhoi nhói, nóng, ngứa, tê, căng hoặc đau ở vùng nhiễm bệnh.

Những nguyên nhân kích thích bệnh mụn rộp tái phát gồm:

  • Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi
  • Căng thẳng hay mệt mỏi.
  • Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm.
  • Dị ứng thực phẩm
  • Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Phẫu thuật thẩm mĩ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia lade.
  • Mang thai và thay đổi hocmon phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt
  • Bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu hơn ở người có miễn dịch bị suy yếu so với người khỏe. Ở người có hệ miễn dịch suy yếu thì nhiễm Virut HSV cũng có thể đe dọa đến mạng sống.

Ai sẽ bị nguy hiểm nhất nếu bị mụn rộp?

Bất cứ ai tiếp xúc với viruts HSV đều có thể bị mụn rộp. Tuy nhiên, rất nhiều người có mang virut nhưng chưa từng biểu hiện bệnh.

Ở người có hệ miễn dịch yếu, thì sẽ bị nguy hiểm hơn vì bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu khỏi hơn.

Một dạng của nhiễm virut HSV hay gặp nhiều nhất ở trẻ 1 đến 3 tuổi. Dạng này (mụn rộp tiền phát) có thể gây sốt cao, nổi mụn khắp miệng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù bệnh có thể lành khá nhanh.

Khám và xét nghiệm

Bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh mụn rộp miệng thông qua các câu hỏi để xem bạn có từng tiếp xúc với virut HSV không và khám tổng quát. Thường thì không cần thêm một xét nghiệm nào khác.

Có 2 loại virut Herpes simplex: HSV-1 và HSV-2. Hai loại này đều gây mụn rộp ở miệng và cơ quan sinh dục nếu như da bạn tiếp xúc với chúng.

Nếu bạn chưa biểu hiện bệnh rõ ràng, thì có thể dùng xét nghiệm herpes. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch mụn đi kiểm tra. Việc lấy mẫu này thường không dễ chịu ngay vì mụn nhạy cảm và đau đớn.

Điều trị

Không có cách chữa cho bệnh mụn rộp miệng, cũng không có cách chữa trị cho virus gây bệnh herpes simplex (HSV). Hầu hết các mụn rộp sẽ biến mất. Nhưng dùng thuốc có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và đôi khi ngăn chặn bệnh bùng phát trong tương lai.

Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào việc bạn đang mắc bệnh khởi phát, tái phát hoặc đang cố gắng để ngăn chặn bệnh trong tương lai.

Khi điều trị bệnh mụn rộp miệng khởi phát, các loại thuốc uống kháng virus có thể làm giảm đau và giảm thời gian lành bệnh.

Đối với điều trị mụn rộp tái phát, các loại thuốc sau đây có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh:

  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi cục bộ có thể bán theo hoặc ko theo đơn, làm giảm đau, ngứa là thời gian lành bệnh.
  • Thuốc uống kháng virus, chỉ bán theo đơn, có thể dùng khi có dấu hiệu đầu tiên (như nóng, ngứa) xuất hiện. Thuốc này có rất ít tác dụng khi mụn đã sưng to.

Thuốc có thể uống hàng ngày để ngăn cản bệnh tái phát đặc biệt ở những người thường xuyên phát bệnh đau đớn.

Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu và bị phát bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc liều cao để kiểm soát các triệu chứng và liều hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát.

Dù rất hiếm nhưng trẻ em và người lới có hệ miễn dịch yếu cũng có thể phải dùng kháng sinh trong những giai đoạn mụn rộp nghiêm trọng để chữa trị bội nhiễm vi khuẩn.

Những biện pháp khác

Giai đoạn đầu tiên của mụn rộp có thể rất đau đớn gây khó khăn khi ăn, uống, và ngủ. Trẻ em bị sốt và có nhiều mụn rộp lở loét trong miệng có thể cần phải được khuyến khích uống nước và các chất lỏng khác để tránh mất nước.

Người lớn và trẻ lớn ở giai đoạn đầu tiên của mụn rộp đau đớn có thể đôi khi cần một toa thuốc súc miệng mạnh để giảm đau.

Điều trị bổ sung

Có thể điều trị thêm một số thuốc bổ sung nếu bạn muốn giảm bớt các triệu chứng bệnh.

Khi phát bệnh có thể dùng bổ sung Vitamin C, lysine bổ sung và chanh bạc hà dụ để trợ giúp cho cơ thể. Vitamin C có thể ở dạng thuốc viên uống, trong kem bôi cục bộ, hoặc dạng lỏng dùng cho mụn rộp. Lysine bổ sung ở dạng thuốc viên và chanh bạc hà có sẵn trong kem bôi ngoài da.

Kem bôi Kẽm oxit có tác dụng làm giảm thời gian phát bệnh.

Điều trị tại nhà

Hầu hết mụn rộp có thể tự lành nhưng bạn cũng có thể điều trị các triệu chứng bênh tại nhà bằng cách:

  • Đặt một cái khăn ướt mát trên các vết loét 3 lần một ngày, 20 phút mỗi lần để giúp giảm tấy đỏ và sưng.
  • Dùng ibuprofen (như Advil hay Motrin) hoặc acetaminophen (như Tylenol) để giảm đau. Không dùng aspirin cho người nhỏ hơn 20 tuổi vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm.
  • Sử dụng nước súc miệng có baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa axit (như trái cây họ cam quýt và cà chua).
  • Sử dụng thuốc mỡ không cần toa có thể làm giảm đau hoặc giúp chữa mụn rộp.
  • Một số sản phẩm như Abreva và Zilactin có thể tăng tốc độ chữa lành các vết loét mụn hoặc ngăn chặn chúng nếu áp dụng sớm.
  • Các sản phẩm khác như Orajel và Anbesol thể làm tê liệt vùng đau trong miệng hay trên môi.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể được điều trị bằng Zilactin-L lỏng, Orajel Baby, và Anbesol. Abreva là dành cho người 12 tuổi trở lên, nên nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng nó cho bé trai. Và nếu con bạn là trẻ dưới 2 tuổi, nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào.

Bạn có thể làm giảm tần số của phát bệnh nhờ thực hiện các bước sau đây:

  • Tránh để đôi môi của bạn tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá lâu. Sử dụng kem chống nắng cho môi ở mọi thời điểm (bằng son dưỡng môi) và bảo vệ khuôn mặt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Tránh tiếp xúc thân mật (như hôn nhau) với những người có vết loét mụn giộp miệng hay herpes sinh dục.
  • Tránh các loại thực phẩm mà kích thích phát bệnh. Một số người thấy rằng họ ít mắc bệnh hơn nếu họ không ăn các loại hạt, sô cô la, hoặc gelatin.
  • Tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, đồ bạc, bàn chải đánh răng, hoặc các đồ dùng khác mà người bệnh có thể đã được sử dụng.

hình ảnh minh họa tránh tiếp xúc gần (hôn nhau)

Những biện pháp này ngăn ngừa sự lây lan của mụn rộp ở trẻ em:

  • Khuyến khích rửa tay thường xuyên.
  • Đừng để con chơi đồ chơi mà trẻ em khác đã cho vào miệng.
  • Thường xuyên rửa sạch đồ chơi với chất khử trùng.
  • Nếu trẻ em có mụn vỡ hay rỉ dịch, hãy giữ chúng ở nhà cho đến khi các mụn nước bắt đầu đóng vảy.
  • Không để trẻ em hôn nhau trong khi chúng có mụn rộp hay chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Sử dụng găng tay dùng một lần hoặc một miếng gạc bông để bôi thuốc mỡ lên vết loét mụn của một bé.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/cold-sores-topic-overview

 

Herpes

Dieutri.vn - Chuyên về y học, dành cho các bác sỹ, dược sỹ, học viên và sinh viên tự đăng bài viết về sức khỏe, trao đổi nội bộ nhằm nâng cao kiến thức phục vụ công việc !

Herpes! Thông thường xung quanh miệng, đau đớn và mụn nước...Gặp bác sỹ nếu: Trước đó đã có tổn hại hệ miễ dịch, vết loét không tự lành 1 - 2 tuần, thường xuyên tái phát, kích thích mắt...

Định nghĩa

Herpes còn được gọi là mụn nước sốt - là chất lỏng chứa đầy thương tổn gây ra bởi nhiễm virus herpes simplex type 1.

Nếu đã có Herpes, có thể cảm nhận một cái mới sắp tới bởi ngứa ran như khói, thường gặp trên môi. Chắc chắn đủ trong một hoặc hai ngày, mụn nước màu đỏ xuất hiện trên môi. Herpes có thể xảy ra tại một thời điểm và không có cách nào để ẩn nó hoặc làm cho nó biến mất nhanh chóng.

Herpes khá khác nhau từ những cơn đau, một tình trạng phổ biến. Mặc dù không thể chữa khỏi hoặc ngăn chặn các vết loét lạnh, có thể thực hiện các bước để giảm tần số và để hạn chế thời gian xảy ra.

Các triệu chứng

Herpes triệu chứng đau bao gồm:

Nhỏ, đau đớn, đầy chất lỏng trên mụn nước nâng lên, đỏ diện tích da, thông thường xung quanh miệng.

Đau hoặc ngứa ran gọi là tiền triệu, thường trước mụn nước 1 - 2 ngày.

Thông thường thời gian 10 - 14 ngày.

Herpes phổ biến nhất xuất hiện trên môi. Thỉnh thoảng, chúng xảy ra vào lỗ mũi, cằm hoặc ngón tay và trường hợp không bình thường có thể xảy ra bên trong miệng - thường xuyên hơn trên nướu hoặc vòm miệng. Vết loét xuất hiện trên các mô mềm khác trong miệng, chẳng hạn như bên trong má hoặc mặt dưới của lưỡi.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không bắt đầu cho tới chừng 20 ngày sau khi tiếp xúc với các vi rút herpes simplex, mặc dù điển hình cho nhiều vết loét xuất hiện trong vòng khoảng một tuần tiếp xúc. Đau thường rõ ràng trong vòng khoảng hai tuần. Các hình thức mụn nước phá vỡ. Sau đó một hình thức lớp vỏ màu vàng và cuối cùng là tróc ra để bộc lộ làn da hơi hồng khi chữa lành mà không có một vết sẹo.

Herpes nói chung rõ ràng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, gặp bác sĩ nếu:

Có một điều kiện sức khỏe tồn tại từ trước đó đã bị tổn hại hệ thống miễn dịch.

Các vết loét không tự lành lạnh trong vòng 1 - 2 tuần.

Các triệu chứng nghiêm trọng.

Thường xuyên tái phát vết loét lạnh.

Có trải nghiệm kích thích trong mắt.

Nguyên nhân

Một số chủng vi rút herpes gây ra vết loét lạnh. Herpes simplex virus loại 1 thường gây ra vết loét lạnh. Herpes simplex virus 2 loại thường chịu trách nhiệm cho herpes sinh dục. Tuy nhiên, một trong hai loại vi rút có thể gây ra vết loét ở vùng mặt hoặc trên bộ phận sinh dục.

Nhận được herpes nhiễm trùng từ một người khác tổn thương. Chia sẻ đồ dùng ăn uống, dao cạo và khăn cũng như hôn nhau có thể lây lan loại virus herpes simplex 1. Ngoài ra, liên hệ với bộ phận sinh dục bằng miệng có thể gây ra một dạng bộ phận sinh dục nhiễm trùng herpes simplex virus type 1.

Một khi đã có trải nghiệm của herpes nhiễm trùng, vi rút nằm im trong các tế bào thần kinh trong da và có thể xuất hiện một lần nữa như là một nhiễm trùng đang hoạt động tại đó hoặc gần đó. Có thể gặp ngứa hoặc nhạy cảm cao tại vùng tổn thương trước mỗi cuộc tấn công. Sốt, kinh nguyệt, căng thẳng, mệt mỏi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể kích hoạt tái phát.

Herpes khá khác nhau từ những cơn đau, mà mọi người đôi khi liên kết với vết loét lạnh. Herpes là do kích hoạt của virus herpes simplex và nó đang truyền nhiễm.

Các biến chứng

Herpes là truyền nhiễm. Nó có thể truyền từ người này sang người khác qua da tới da. Nguy cơ nhiễm trùng lớn nhất là từ thời điểm mụn nước xuất hiện cho đến khi nó hoàn toàn khô và cặn hơn. Có một khả năng lây lan virus cho một số thời gian ngay cả sau khi đã lành da.

Nếu có Herpes, tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh, bất cứ ai có bệnh chàm (viêm da dị ứng) hoặc những người có một hệ thống miễn dịch giảm, chẳng hạn như những người bị bệnh ung thư, AIDS hoặc cấy ghép một cơ quan. Những người này có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hơn.

Herpes simplex nhiễm trùng của mắt gây ra sẹo của giác mạc và là một nguyên nhân hàng đầu của mù.

Phương pháp điều trị và thuốc

Herpes nói chung rõ ràng mà không cần điều trị trong khoảng hai tuần.

Chuyên đề phương pháp trị liệu có thể giúp giảm triệu chứng bao gồm:

Lidocain có thể cung cấp giảm đau ngắn hạn.

Benzocaine có thể bảo vệ các vết loét lạnh từ chấn thương và kích thích.

Uống thuốc kháng siêu vi có sẵn mà khiêm tốn có thể rút ngắn thời gian vết loét lạnh và giảm đau, nếu bắt đầu rất sớm. Chúng bao gồm :

- Acyclovir.

- Famciclovir.

- Valacyclovir.

Bác sĩ cũng có thể kê một thuốc chống siêu vi để ngăn ngừa một sự tái phát của vết loét lạnh, đặc biệt nếu:

Có cơn rất thường xuyên của vết loét lạnh.

Trải nghiệm quan trọng, liên quan đến bệnh tật trong một ổ dịch đau lạnh.

Có một kích hoạt mang tính tái phát đau lạnh, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời cường độ cao và dự đoán tiếp xúc với các kích hoạt.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Herpes nói chung rõ ràng lên mà không cần điều trị. Trong khi đó, các bước sau đây có thể cung cấp viện trợ:

Sử dụng thuốc mỡ. Toa - (OTC), chẳng hạn như lidocain hoặc benzocaine, có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

Thuốc giảm đau OTC. Chúng bao gồm aspirin, acetaminophen và ibuprofen.

Aspirin có liên quan với hội chứng Reye, nên cẩn thận khi đưa aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ lớn hơn 2 tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên phục hồi từ bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cúm không bao giờ nên dùng aspirin. Nói chuyện với bác sĩ nếu có thắc mắc.

Sử dụng lạnh hay nóng. Hãy thử áp dụng nước đá hoặc nén ấm vào mụn nước để giảm đau.

Để cho nó lành. Tránh ép, tác động kẹp hoặc chọc lúc mụn nước.

Phòng chống

Có thể thực hiện các bước để bảo vệ chống lại các vết loét lạnh, để ngăn ngừa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc để tránh đi qua chúng cùng cho người khác.

Lạnh đau liên quan đến công tác phòng chống như sau:

Tránh hôn nhau và tiếp xúc với người trong khi mụn nước có mặt. Các virus có thể lây lan dễ dàng miễn là có những tiết ẩm từ mụn nước.

Tránh dùng chung các mặt hàng. Dụng cụ, khăn tắm, dầu dưỡng môi và mặt hàng khác có thể lây virus khi mụn nước có mặt.

Giữ tay sạch sẽ. Rửa tay trước khi chạm vào một người khác khi có Herpes.

Hãy cẩn thận chạm vào các bộ phận khác của cơ thể. Đôi mắt và vùng sinh dục có thể đặc biệt dễ bị lây lan của virus.

Tránh gây nên. Nếu có thể cố gắng tránh hoặc ngăn chặn các điều kiện căng thẳng của cơ thể, chẳng hạn như nhận được một cảm lạnh hoặc cúm, không ngủ đủ giấc, hoặc ở trong mặt trời cho thời gian dài mà không áp dụng chống nắng.

Sử dụng chống nắng. Áp dụng chống nắng lên môi và khuôn mặt trước khi phơi nhiễm kéo dài với mặt trời, cả hai trong mùa đông và mùa hè để giúp ngăn chặn vết loét lạnh.

Thành viên Dieutri.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét