Trang

Chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản, không cần dùng viên thuốc nào

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản, không cần dùng viên thuốc nào

Khi xuất hiện chứng viêm loét dạ dày, ấn huyệt khu phản xạ trên mu bàn tay sẽ thấy đau, nếu kích thích phù hợp và liên tục sẽ cải thiện được các chứng bệnh về dạ dày.

1. Sơ lược về phương pháp xoa bóp ấn huyệt phòng và chữa bệnh

Xoa bóp, đè ấn huyệt là một trong những phương pháp phòng và chữa bệnh không dùng thuốc được áp dụng khá nhiều trong y học cổ truyền.

Về hinh thức, xoa bóp không hạn chế về thủ pháp, có thể xoa bằng tay, có thể bằng chân, khuỷu tay, khớp ngón tay... với những động tác đẩy, đè, ấn, xoa, lắc...

Tuy nhiên, các thủ pháp này đều nhằm đạt được hiệu quả xoa bóp như: điều chỉnh chức năng tạng phủ, làm thông suốt kinh lạc và khí huyết, gây tác động đối với bắp thịt, gân cốt và khớp xương.

Về hiệu quả của xoa bóp, ấn huyệt trong việc phòng và chữa bệnh, Âu Dương Á Đan, tác giả cuốn "Liệu pháp kinh lạc và huyệt đạo - Chăm sóc sức khỏe qua huyệt vị bàn tay" (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng:

"Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, không có tác dụng phụ, hợp với tự nhiên, có hiệu quả điều trị khá tốt đối với nhiều chứng bệnh".

2. Xoa bóp, ấn huyệt chữa khỏi bệnh đau dạ dày mà không cần dùng thuốc

Cũng trong cuốn sách trên, tác giả Âu Dương Á Đan hướng dẫn cách chữa viêm loét dạ dày qua mu bàn tay. Cách làm sơ lược như sau:

- Kiểm tra mức độ của bệnh: Đè mạnh ngón tay lên mu bàn tay (vị trí khu phản xạ như trong hình), nếu thấy đau tức là dạ dày có vấn đề, càng đau nhiều thì chứng viêm loét dạ dày càng nghiêm trọng.

- Cách điều trị: Hàng ngày, thường xuyên xoa bóp vị trí này cho đến khi nóng lên thì dừng lại. Làm như vậy sẽ giảm ngay triệu chứng đau và dần sẽ lành bệnh.

- Nguyên lý: Trên mu bàn tay là huyệt đạo mà khi xoa bóp có phản xạ đến phần bụng và ngực. Khi xuất hiện chứng viêm loét dạ dày, ấn huyệt khu phản xạ này sẽ thấy đau, nếu kích thích phù hợp và liên tục sẽ cải thiện được các chứng bệnh về dạ dày.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Âu Dương Á Đan kể về chuyện hướng dẫn cho 1 người bị bệnh viêm loét dạ dày.

Ban đầu anh ta không tin vào hiệu quả trị bệnh của phương pháp ấn huyệt chữa bệnh, nhưng vẫn làm theo vì lo lắng khi ấn vào mu bàn tay quả thực thấy rất đau.

Sau vài ngày, anh ta quay trở lại phòng khám để cám ơn vì không còn bị chứng đau dạ dày hành hạ. Căn bệnh kéo dài trong nhiều năm đã được chữa khỏi chỉ trong vòng chưa đến 1 tuần.

Tác giả còn nói thêm, trên bàn tay phân bố rất nhiều huyệt đạo có quan hệ tương đối chặt chẽ với nội tạng và các cơ quan trong cơ thể.

Kích thích mạnh hoặc vừa phải các huyệt đạo trên bàn tay có thể chữa trị các triệu chứng như đau đầu, đau răng, thậm chí cả bệnh cao huyết áo, bệnh thấp khớp, bệnh mạn tính... không chỉ mang lại hiệu quả mà còn không có tác dụng phụ.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

Cách chữa đau dạ dày "cấp tốc" không cần đến thuốc

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) |

Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Căn bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và khó điều trị triệt để…

Dấu hiệu nhận biết bị đau dạ dày

Đau thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.

Cảm giác đau tùy từng mức độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy nóng rát khó chịu.

Các cơn đau thường đến vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.

Ăn kém

Người mắc bệnh dạ dày khiến dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người bệnh thường có hiện tượng tức bụng.

Ăn không tiêu nên người bệnh thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.

Ợ chua, ợ hơi

Lượng thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là biểu hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

Khi có những dấu hiệu như trên chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh có liên quan đến dạ dày, thường là do đau dạ dày gây nên. Bạn nên đi khám để biết được mức độ bệnh lý ra sao.

Cách chữa đau dạ dày bằng gừng tươi

Nếu dùng các loại thuốc tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc,…

Với cách sử dụng gừng tươi dưới đây bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn thoát khỏi cơn đau dạ dày một cách "cấp tốc".

Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?

Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày

Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.

Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,...đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.

Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.

Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.

Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Các bài thuốc dùng gừng chữa đau dạ dày:

- Gừng ngâm giấm

Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.

Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.

Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau "cấp tốc".

- Trà gừng

Cách nhanh chóng và đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cơn đau dạ dày.

Vào mỗi sáng khi uống trà bạn nên cho vài lát gừng tươi vào uống cùng như vậy dạ dày sẽ rất dễ chịu, không còn hành hạ bạn trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.

- Nước gừng, chanh và mật ong

Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.

Nếu khi đang lên cơn đau dạ dày, uống một cốc nước hỗn hợp như này cũng sẽ khiến dạ dày vơi đi cơn đau và ổn định trở lại.

Một số lưu ý khi dùng gừng

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

- Người chuẩn bị mổ hay sau mổ, ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,…thì không nên dùng.

- Người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.

- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.

theo Trí Thức Trẻ

 
 
 

Những bài thuốc dân gian chữa dứt bệnh dạ dày

soha.vn - Phong (Sưu tập) |

Bệnh đau dạ dày y học cổ truyền gọi là vị quản thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ hoặc vị hư bị lạnh hoặc do ảnh hưởng của can xúc phạm đến vị gây đau.

Ăn uống là nhu cầu tất yếu hàng ngày của bất kỳ ai, nhưng không có ít người phải khổ sở mỗi khi đến giờ ăn bởi nỗi ám ảnh về nhưng cơn đau dạ dày, cảm giác đầy bụng khó tiêu xuất hiện trước và sau bữa ăn, Những cảm giác này có thể kéo dài suốt cuộc đời nếu không được chữa trị tận gốc hiệu quả. Không những thế còn ảnh hưởng đến tinh thần, công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Ở Việt Nam bệnh đau dạ dày chiếm 30% đồng nghĩa cứ 10 người sẽ có 3 người mắc chứng đau dạ dày. Nhiều trường hợp bị đau dạ dày kinh niên thường rất khó chữa nếu chữa được không sớm muộn sẽ tái phát. Khi đau bệnh nhân thường không biết triệu chứng mình bị đau dạ dày mà cảm giác thường đầy bụng, ợ hơi, hôi miệng hoặc hay bị chảy nước dãi nên khó để ý theo dõi. Khi bệnh đau dạ dày nặng lên thì mới đau thắt. Đói bụng cũng đau, ăn no cũng đau.

Dưới đây là những bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả có thể giúp người bệnh trị dứt bệnh đau dạ dày

1. Bài thuốc đậu rồng:

Đậu rồng hay còn gọi là đâu xương rồng có nơi gọi là đậu khế thuộc họ hàng nhà đậu dùng để làm thực phẩm không những vậy mà nó còn là một loại thảo dược tốt dùng trong y học, đặc biệt đậu rồng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.

dau rong

Đậu rồng già được trồng phổ biến tại khu vực miền Trung miền Nam, ngoài Bắc còn có tên gọi khác là đậu khế. Nếu răng bạn còn khỏe, hãy lấy Hột Đậu Rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy !

Sáng sớm bụng đói, nhai , ăn khoảng 10 – 12 Hột.

Nếu răng chỉ còn ít, thì xay nhuyễn, vẫn phải nhai 1 muổng cafe bột đó, mà nhai 20 lần rồi mới nuốt từ từ,.

Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn..

2. Bài thuốc với gừng chữa đau dạ dày

Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.

3. Bài thuốc dùng muối chữa đau dạ dày

Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa muối vào nước ấm, nguấy đều cho muối tan hết. Hãy uống nước muối ấm ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.

4. Bài thuốc với bạc hà chữa đau dạ dày

 

Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.

 

Cách sử dụng:

- Nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn.

- Cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày.

- Trà bạc hà sẽ giúp bạn dứt hẳn những cơn đau dạ dày.

5. Bài thuốc với nước chanh chữa đau dạ dày

Chanh là loại hoa quả rất dễ kiếm. Nếu trong nhà không có gừng và bạc hà, bạn có thể uống thật nhiều nước chanh để làm giảm những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho 2-3 thìa đường nước chanh tươi vào nước ấm. Nguấy đều.

- Uống 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

theo Đại Lộ

 
 
 

"Thần dược" đơn giản chữa khỏi viêm dạ dày không cần uống thuốc

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong bắp cải có chứa vitamin U - một chất chống loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng.

1. Dược tính của bắp cải:

Bắp cải, hay còn gọi là cải bắp. tên khoa học là Brassica oleracea L.var.capitata L, thuộc họ cải (Brassicaceae). Bắp cải là loại rau có nguồn gốc từ các nước ôn đới, được gia nhập vào nước ta từ lâu.

Thành phần dinh dưỡng của bắp cải tươi gồm có 90g% nước, 1,8g% protid, 5,4g% glucid, 1,6g% cellulose, 1,2g% chất trơ.

Bắp cải giàu muối khoáng, nhất là canxi (48mg%), phốtpho (31mg%). Lượng vitamin C trong cải bắp ít hơn cà chua nhưng nhiều gấp 4,5 lần cà rốt, 3,6 lần khoai tây, hành tây.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị.

Bắp cải được dùng để làm thuốc trị giun, đắp ngoài làm thuốc liền sẹo, giảm đau trong các bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông...

Loại rau này còn có thể dùng làm thuốc làm sạch đường hô hấp bằng cách đắp hoặc uống trong, làm thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và lọc máu.

Ngoài ra, loại rau này còn được dùng như một vị thuốc chống kích thích thần kinh và mất ngủ rất tốt.

2. "Thần dược" chữa đau dạ dày

Năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong bắp cải có chứa vitamin U - một chất chống loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng.

Vitamin U là muối của Methyl Methionin Sunfonium, có trong lá bắp cải tươi. Hàm lượng vitamin U còn tuỳ thuộc theo cách trồng, thu hái và bảo quản.

Vitamin U không bền, dễ bị oxy hoá, bị phá huỷ ở nhiệt độ cao, tan trong nước, chịu được lạnh. Bởi vậy, nếu dùng bắp cải để chữa bệnh viêm loét dạ dày, nên dùng dưới dạng nước ép tươi để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng.

Khoa Nội – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà
Bác sĩ Phạm Đình Tuấn
"Những người bị viêm loét dạ dày - hành tá tràng nên dùng nước ép bắp cải tươi uống đều trong vài tháng thay vì luôn phụ thuộc vào thuốc. Chỉ nên điều trị thuốc men trong giai đoạn 1 tháng, nên uống đều nước ép bắp cải và ăn kiêng trong thời gian dài sẽ ít bị tái phát".

3. Cách dùng nước ép bắp cải tươi chữa bệnh dạ dày

Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Có thể pha thêm đường hoặc muối cho dễ uống. Điều trị liền trong vòng 2 tháng sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.

Các loại cải khác như cải rổ (var.viridis L), cải bẹ dúng (var.sabauda.), súp lơ, cải hoa (var.botrytis L)… đều có tác dụng chữa bệnh như cải bắp.

Lưu ý: Ai bị bệnh bướu giáp hay tăng kali máu không nên dùng.

theo Trí Thức Trẻ

 
 
 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày "thần thánh" chỉ 1 tuần là khỏi

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Trong bài viết này có mô tả 1 phương pháp chữa lỵ, tiêu chảy, tả, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày được cấp bằng sáng chế chỉ dùng 1 nguyên liệu duy nhất là vỏ lựu khô.

1. Bài thuốc chữa viêm ruột thừa cấp tính chỉ 5h, chữa viêm loét dạ dày, đại tràng chỉ 7 ngày là khỏi

Theo tờ VTC News đưa tin, vào tháng 12/1999, 1 tạp chí của Nga đã đăng tải bài viết "The Forgetten Hippocrate and treatmine plants", được viết bởi 1 thầy thuốc y học cổ truyền tên là GL Glubok.

Trong bài viết này có mô tả 1 phương pháp chữa lỵ, tiêu chảy, tả, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày được chứng nhận hiệu quả và được cấp bằng sáng chế trong đó chỉ dùng 1 nguyên liệu duy nhất là vỏ lựu khô.

Bài thuốc như sau: Dùng 10 - 12g vỏ lựu phơi khô cho vào 200ml nước sôi, đậy kín lại để trong vòng 25 - 30 phút. Vị thuốc này dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày như:

- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, sốt thương hàn, dịch tả, viêm ruột thừa cấp tính: Uống nửa ly nước đã ngâm (100ml), sau 10 phút các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Nếu không khỏi hẳn, có thể uống nốt ly nước sau 3 giờ. Kết quả sẽ được cảm nhận rõ ràng sau 5 giờ uống loại nước này.

- Chữa viêm loét dạ dày, loét ruột non, viêm đại tràng: Uống 25ml nước này vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối lúc còn đói bụng. Hiệu quả chỉ sau 7 ngày uống liên tục, các triệu chứng viêm loét dạ dày, ruột non, đại tràng sẽ lành hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục điều trị, có thể thực hiện theo liệu trình 1 tuần làm 1 tuần nghỉ.

Lưu ý:

– Để công thức trên phát huy công dụng toàn diện, hãy lựa những quả lựu sạch, không hóa chất, lột lấy vỏ và phơi khô để sử dụng dần.

– Trong quá trình thực hiện, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia, còn lại ăn uống hoàn toàn bình thường .

2. Phân tích cơ sở của bài thuốc:

Quả lựu, còn được gọi tên là thạch lựu, tên khoa học là Punica granatum L., thuộc họ Lựu - Punicaceae.

Quả lựu từ lâu đã được sử dụng để làm thuốc cả trong dân gian và trong Đông y cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc bao gồm cả vỏ cây, vỏ rễ, hoa, thịt quả nhưng chủ yếu là vỏ quả lựu, còn được gọi là thạch lựu bì, có tên khoa học là Pericarpium Granati.

Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, thành phần hóa học của lựu bao gồm:

Vỏ rễ chứa một hàm lượng tanin cao (2%) và 0,5-0,7% alcaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao.

Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Còn có acid betulic và 3 chất base khác.

Vỏ quả chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin.

Dịch quả chứa acid citric, acid malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.

Tính vị, tác dụng: Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Công dụng: Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, cũng thường phối hợp với các chất thơm.

Theo lương y Huyên Thảo, vỏ quả lựu được Đông y xếp vào nhóm có vị chua chát, tính ấm, vào 2 kinh đại tràng và thận. Có tác dụng sáp tràng chỉ tả (làm săn niêm mạc ruột để chống ỉa chảy), chỉ huyết (cầm máu), sát trùng, chỉ dương (chống ngứa).

Trong Đông y truyền thống thạch lựu bì thường dùng chữa kiết lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi rom, hoạt dinh, băng lậu, đới hạ, đau bụng do giun, lở ngứa ngoài da.

Hiện tại, khi kết hợp Đông - Tây y trong điều trị, thạch lựu bì thường được sử dụng để chữa viêm kết tràng mạn tính, lỵ nhiễm khuẩn mạn tính, lỵ amip, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết tử cung...

Như vậy, đối chứng với công dụng của vị thuốc thạch lựu bì đã được y học cổ truyền và y học hiện đại chứng nhận, có thể thấy rằng bài thuốc nêu trên không phải không có cơ sở.

Tuy nhiên, sử dụng như thế nào và hiệu quả đến đâu vẫn cần được các chuyên gia nghiên cứu và chứng nhận.

theo Trí Thức Trẻ

 
 

Bài thuốc đơn giản chữa dứt bệnh đau dạ dày chỉ trong 15 ngày

soha.vn - Phong Cầm |

Bài thuốc đơn giản chữa dứt bệnh đau dạ dày chỉ trong 15 ngày

 

Chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản chỉ bằng chuối xanh và mật ong

Chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản chỉ bằng chuối xanh và mật ong

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu. Đặc biệt nếu kết hợp với mật ong sẽ được một bài thuốc chữa đau dạ dày vừa rẻ tiền vừa nhiều công hiệu.

Đau dạ dày là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại kéo dài và ảnh hưởng rất khó chịu tới việc ăn uống hằng ngày. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày cũng rất dễ phát hiện. Bạn có thể bị ợ chua, khi đói hoặc khi no đều thấy đau tức.

Bệnh đau dạ dày hoặc bệnh viêm hang vị ở Việt Nam không còn là cụm từ xa lạ với người dân. Do lối sống và tập tục ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm hang vị hoặc viêm đại tràng.

Y học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả, tuy nhiên các bài thuốc tây y cũng chưa thể khẳng định là sẽ chữa khỏi bệnh đau dạ dày 100%.

Đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta.
Đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta.

Bệnh đau dạ dày nếu chuyển sang mãn tính thì việc điều trị bằng tây y chưa hẳn đã khỏi, mà việc uống nhiều thuốc tây thường xuyên gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc tìm đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể nhờ viện trợ bởi các bài thuốc dân gian do các ông xưa truyền lại, những bài thuốc đau dạ dày tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Chuối xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt.

Mật ong

Mô tả ảnh.
Một loại thuốc bổ dưỡng.

Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,…

Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Theo đó, người ta có phương pháp chữa đau dạ dày bằng cách kết hợp chuối và mật ong.

Cách kết hợp chuối và mật ong

Nguyên liệu

- Chuối  tiêu xanh, non (khi chất nhầy vẫn còn phía trong)

- Mật ong

Cách làm

- Sau khi tước bỏ vỏ ngoài rồi đem ngâm vào nước cho bớt nhựa và chát, chuối xanh đem thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột.

- Trộn bột chuối với mật ong, ve thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.

Là cách rất đơn giản cũng rất rẻ tiền và dễ làm, vì thế hãy áp dụng phương pháp chữa dạ dày đơn giản và hiệu quả này cho bạn cũng như thành viên trong gia đình đang bị bệnh đau dạ dày nhé!

theo Phụ nữ today

 
 
 

Bài thuốc vô cùng đơn giản trị đau dạ dày cực hiệu nghiệm

Để chữa khỏi căn bệnh dạ dày đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thường ngày, bạn hãy sử dụng một số bài thuốc vô cùng đơn giản dưới đây...

Ngày nay số người mắc bệnh dạ dày có thể chiếm tới 10% dân số, tức cứ 10 người lại có 1 người đau dạ dày. Vì thế ta cần phải có chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đau dạ dày và sau đây là chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày.

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, dạ dày, bài thuốc dân gian, có thể bạn chưa biết
Bài thuốc vô cùng đơn giản trị đau dạ dày cực hiệu nghiệm.

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua…

Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể tùy từng thể bệnh mà có những phương thuốc phù hợp. Sau đây là một số món ăn nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh.

Để chữa khỏi bệnh đau dạ dày, các bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian vừa dễ thực hiện vừa mang lại hiệu quả cao dưới đây.

Bài 1: Thịt nạc 100g, nấm rơm 100g, gia vị vừa đủ. Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín, nêm gia vị cho vừa miệng.

Bài 2: Gạo tẻ 30g, hạt sen 20g, khiếm thực 30g, một ít đường trắng. Gạo tẻ vo sạch ngâm 20 phút, hạt sen bỏ tim nếu là hạt sen khô ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.

Bài 3: Lá mơ lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Bài 4: Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.

theo Khỏe & Đẹp

 

 

Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày

soha.vn - Thái Phong (Sưu tầm) |

Nếu bạn bị đau dạ dày, bài thuốc từ hoa chuối có thể là một gợi ý dễ thực hiện và không kém phần hiệu quả cho bạn.

 
 
 
 

Cây lá cẩm: Thuốc chữa dạ dày "thần kỳ" của người Lạng Sơn

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

1. Mô tả:

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm... Cây có tên khoa học là

Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường cuốn vào các cây khác, dài từ 1 - 2m, thân hình trụ, chia làm nhiều đốt, ở mỗi đốt lại phình to ra.

Lá dạ cẩm là lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 - 15cm, rộng 3 - 6cm, cuống ngắn.

Hoa dạ cẩm hình xim, phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng.

Quả dạ cẩm rất nhỏ, xếp thành hình cầu, có nhiều hạt đen.

Dạ cẩm là loài mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Cây dạ cẩm dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

2. Dạ cẩm chữa đau dạ dày như thế nào?

Dạ cẩm từ lâu đã được nhân dân Lạng Sơn dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng rất tốt. Chính vì vậy loại cây này còn có tên là cây loét miệng.

Bà con thường lấy lá cây nấu nước, nước có màu tím đẹp. Dùng nước này uống hoặc ngậm điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Ngày nay, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc.

3. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây dạ cẩm

Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, dạng thuốc cao hay siro, cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.

Ở đây chúng tôi giới thiệu cho độc giả các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng tại bệnh viện Lạng Sơn.

- Dạng thuốc sắc: Dùng 10 - 25g là và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

- Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

- Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

Bài thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh dạ dày, đại tràng

Bài thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam và ngày nay chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.

Gần một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi ông cụ Lý Seo Pao đưa gia đình dạt từ Trung Quốc trở về vùng biên bên Việt Nam sinh sống, dòng họ Lý với bài thuốc gia truyền chữa bệnh dạ dày, đại tràng cũng từ đó dần trở nên mai một.

Ông Lý Văn Sèng, người duy nhất còn lưu giữ bài thuốc ấy, giờ đây đã quá ngưỡng ngũ tuần cũng còn đang băn khoăn không biết sẽ chọn người nào trong dòng họ để truyền dạy phương thuốc đặc biệt hiệu quả này.

Bài thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh dạ dày, đại tràng 1

Ông Lý Văn Sèng giới thiệu cây thuốc trên rừng hái về. Ảnh T.G

Chuyện truyền nhân của bài thuốc

Ở vùng núi Hà Giang khi nhắc đến dòng họ Lý, cộng đồng dân tộc Mông nơi đây hầu như ai cũng biết chuyện dòng họ này sở hữu phương thuốc đặc trị bệnh dạ dày và đại tràng có tiếng. Ngay cả các đời vua Mông ngày xưa khi bị những căn bệnh này hành hạ, cũng từng phải tìm đến người được chân truyền của dòng tộc trị bệnh. Ông Lý Văn Sèng cũng khẳng định, ông là đời thứ tư của dòng họ Lý còn xót lại ở Việt Nam may mắn được các cụ làm lễ truyền dạy.

Ông Sèng cho biết, thực tế bài thuốc cổ truyền hiện ông đang sở hữu vốn có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi theo gia phả, cụ Lý seo Pao (cụ nội Sèng-PV) quê vốn ở Vân Nam sang Việt Nam để khai hoang lập nghiệp, sau đó ở luôn bên này và không có ý định quay về nữa. Hơn một thế kỉ qua, các đời của dòng họ này vẫn giữ nguyên lời thề chỉ truyền lại phương thuốc cho một người đủ đức, đủ tài sau mỗi thế hệ.

Theo ông Sèng, quê ông ngày trước vốn không phải ở xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang mà ở tận huyện Hoàng Su Phì. Do cha ông thời còn trẻ vì suy nghĩ cho gia đình mà chuyển một số bộ phận trong dòng họ đến thôn Nhạ ở ẩn để tránh tai họa có thể ập đến.

"Thời cha tôi vẫn còn trẻ, khi mà chỉ mới lấy mẹ tôi chưa được lâu, dòng tộc họ Vương có cậu con trai bị bệnh đại tràng nặng, nên đã sai quân kéo ngựa đến nhà tôi lúc nửa đêm để mời cha tôi lên tận Đồng Văn trị bệnh cho con trai ông vua Mông thời bấy giờ, khi lên đến nơi chữa bệnh cho con vua khỏi, nhà vua yêu cầu cha tôi phải ở lại, nếu cần thiết đem theo cả gia đình lên đó ở. Cha tôi đồng ý, lấy lý do về quê chuẩn bị  rồi bỏ trốn cùng mấy anh em xuống đây ở ẩn, vì ngày trước nơi đây hẻo lánh nên cũng không ai có thể phát hiện được cha tôi và mọi người về đây để tránh những hậu họa có thể có khi thân cận với nhà vua", ông Sèng cho biết.

Kể từ khi ông Lý Seo Trắng (bố Sèng -PV) chuyển về nơi ở mới và sinh được 6 đứa con, thì ông Sèng là người hay cùng bố đi rừng nhất. Mới chỉ 10 tuổi, ông Sèng đã lẽo đẽo đòi cùng bố đi rừng hái thuốc, nhìn bố chữa bệnh nhiều, đến khi lớn lên trở thành một thanh niên trai tráng, ông Trắng đã làm lễ truyền dạy bài thuốc cho cho Sèng. Kể từ đó Sèng mới bắt đầu chữa bệnh.

Mặc dù không cần biển hiệu quảng cáo, nhưng danh tiếng của cha ông và lời giới thiệu của những bệnh nhân được Sèng chữa khỏi trước đó khiến căn nhà sàn nhỏ của ông Sèng trở nên tấp nập hơn hẳn, hiếm khi không có bệnh nhân.

Công hiệu có thật của bài thuốc

Theo như ông Sèng kể, thì bài thuốc trị dạ dày của ông gồm có 9 cây thuốc, được chia ra làm 3 nhóm, một nhóm Khắc Bộn (thái nhỏ sắc uống-PV), một nhóm tán thành bột hấp trứng và nhóm còn lại ngâm rượu uống dần. Còn đối với bệnh đại tràng, ông Sèng cũng cho biết gồm có 2 nhóm chính, một nhóm đun uống và một nhóm tán thành bột uống cùng nước ấm.

Ông Sèng khẳng định "có rất nhiều trường hợp đến đây chữa khi bệnh đã khá nặng, nhưng hầu như đều khỏi hết, nếu tính trung bình lượng người đến chữa khỏi thì đến 95% là khỏi hoàn toàn, còn lại do không trị triệt để nên có thể tái phát lại, chứ bình thường thì bệnh nhân đến chữa cũng không tốn quá nhiều thời gian, bởi khi uống thuốc thì thuốc được chuyển trực tiếp chuyển vào dạ dày.

Bài thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh dạ dày, đại tràng 2

Chị Ma Thị Lan, người cùng thôn Nhạn từng được ông Sèng chữa khỏi. Ảnh T.G

Ông Sèng cũng cho biết, trong quá trình bốc thuốc tuyệt đối tránh tình trạng hái cả con sâu về, chỉ cần không cẩn thận hái con sâu lẫn vào trong thuốc chẳng những bệnh không khỏi mà còn có thể gây nguy hiểm đối với người bệnh.

Chúng tôi đến gặp chị Ma Thị Lan, ở cùng thôn Nhạ, chị chia sẻ: "Nếu không có ông Sèng, không biết đến bao giờ bệnh tôi mới được chữa khỏi, đồng bào dân tộc Mông chúng tôi ở đây ít lắm, nhà tôi cũng chỉ mới được chuyển xuống đây ở, nên khi bệnh tật hay gặp khó khăn cũng đành cố gắng giúp nhau mà sống thôi.

Trước đây, tôi bị đau bụng chồng tôi cũng sợ không biết tôi mắc bệnh gì. Khi ấy xác định bản thân mình bị bệnh dạ dày nên chồng tôi đã sang nhờ ông Sèng cắt thuốc uống sau một tháng giờ đã khỏi hẳn, nhà tôi nghèo quá nên cũng chẳng có tiền đưa cho ông ấy, sau đó cũng chỉ đem một con lợn khoảng 20kg biếu ông ấy thôi".

Nhắc đến chuyện chữa bệnh của ông Sèng, anh Lý Seo Dạ mới đây cũng được ông Sèng chữa cho khỏi hẳn, bởi là anh em cùng họ hàng nên ông Sèng cũng không hề nhận đồng nào của anh Dạ.

Theo ông Sèng, những loại thuốc mà ông sử dụng toàn là những loại cây hiếm trên rừng già, nên ngay cả tên tiếng kinh ông cũng không biết tên gọi cụ thể, trong những vị thuốc chữa dạ dày ông chỉ biết một vị thuốc trong đó có lá Khôi… Bởi những vị thuốc ông dùng đều hiếm và khó trồng tại nhà, nên mỗi lần đi vào rừng ông Sèng cũng phải mang nồi, mang gạo đi theo để nấu ăn trên rừng, có khi đến cả tuần ông mới về được. Ông bảo, thi thoảng ông cũng lên huyện Hoàng Su Phì hái thuốc, tiện thể thăm lại những người anh em của cha ông ngày xưa.

Trong căn nhà sàn nhỏ của ông Sèng, có không ít đồ dùng hàng ngày mà những bệnh nhân từng nán lại nơi đây chữa bệnh tặng lại ông, có khi là những tấm mành tự đan, hay cái cối xay gạo vẫn được ông lưu giữ làm kỉ niệm.

Hơn 30 năm miệt mài hái thuốc trị bệnh ở miền núi rừng, chưa bao giờ ông Sèng bó tay với một trường hợp nào, ông chỉ sợ rằng người bệnh không có tâm muốn được ông chữa. Bởi theo như quan niệm của ông, "người thầy thuốc cho dù có giỏi đến mấy, mà người bệnh không kiêng kỵ và giúp sức cùng chữa thì cho dù thần dược cũng trở nên vô hiệu".

Năm nay đã bước sang tuổi 53, ông Sèng không còn nhớ nổi mình đã chữa khỏi bao nhiêu trường hợp bị dạ dày và đại tràng, nhưng trong sâu thẳm thâm tâm ông vẫn còn chất chứa một nỗi lo, là khi ông đã già, rồi sau này bất chợt về với đất thì ai trong dòng họ sẽ nối nghiệp bài thuôc bí truyền của ông để tiếp tục làm phúc cứu giúp những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Trước lúc ra về, ông chia sẻ cùng chúng tôi, "cho đến thời điểm hiện tại, tôi chưa tìm được ai trong số 5 đứa con của tôi có đầy đủ phẩm chất để làm một lương y cả, giờ tôi cũng chỉ mong sao cho các cháu cùng họ sẽ có người lớn lên biết yêu nghề và có ý đức thôi, nếu như không tìm được truyền nhân chắc có chết tôi cũng không thể nhắm mắt được".

Ông Đinh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: "ông Sèng là một trong những lương y giỏi trong bản làng người Mông của xã lưu giữ lại bài thuốc cổ truyền, thực tế cũng cho thấy, rất nhiều trường hợp bị bệnh dạ dày, đại tràng được ông ấy chữa khỏi. Ngay cả bản thân tôi cách đây vài tháng bị đại tràng nặng, thậm chí đi ngoài ra máu, sau thời gian chữa thuốc tây không khỏi tôi đã tìm đến nhờ ông Sèng chữa, giờ đây cũng đã khỏi hẳn. Qua thời gian xem xét, Hội đông y xã cũng đã cấp thẻ hành nghề cho ông ấy".

theo Gia đình và xã hội

 

 

 

Bí ẩn cây thuốc "lạ" chữa khỏi bệnh đau dạ dày chỉ trong 1-2 tuần

Bí ẩn cây thuốc

Mặc dù không biết tên của loại cây này, nhưng ông Sáu cho biết, chỉ cần nhai sống lá cây hàng ngày thì chỉ trong 1-2 tuần có thể khỏi được bệnh đau dạ dày mãn tính.

Mặc dù là dân "tay ngang" bước vào nghề y, nhưng với hơn 20 năm đi tìm kiếm, sưu tầm các cây thuốc quý, ông Huỳnh Sáu đã tích lũy cho mình một vốn kiến thức chữa bệnh đồ sộ.

Trong bộ "sưu tập" cây thuốc quý của mình, ông Sáu đang sở hữu một cây thuốc "lạ" có tác dụng điều trị vô cùng hiệu quả căn bệnh đau dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, điều trớ trêu là vị "thần y" vườn này lại không hề biết tên cây thuốc đó là gì.

Cơ duyên bước vào nghề y của ông Sáu "gom rác"

Tính đến nay, ông Huỳnh Sáu (63 tuổi, ngụ phố Hàn Mặc Tử, phường Vĩ Dạ, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có kinh nghiệm 20 năm "bốc thuốc, cứu người". Hơn 20 năm qua là khoảng thời gian dài ông Sáu mày mò, tìm tòi công dụng của từng cây thuốc nam. Trò chuyện với chúng tôi, ông Sáu cho hay: "Trước đây, tôi vốn là một công nhân môi trường, chuyên thu gom rác và được người dân gọi với cái tên ông Sáu "gom rác". Cuộc sống của tôi có lẽ gắn liền với nghiệp rác cho đến hết đời nếu không có lần đi chăm người em trai mắc bệnh phải điều trị ở bệnh viện".

Bí ẩn cây thuốc lạ chữa khỏi bệnh đau dạ dày chỉ trong 1-2 tuần

"Thần y" Sáu thường xuyên nhân giống cây thuốc "lạ" để giúp nhiều người nghèo có cơ hội điều trị bệnh.

Tận mắt chứng kiến người nghèo không có tiền mua thuốc, ruột gan ông Sáu đau như cắt. Ngồi bên giường bệnh của em trai, ông Sáu cứ đau đáu nỗi niềm làm sao có thể giúp được những người nghèo kia. Ông Sáu thổ lộ với chúng tôi: "Thấy cảnh trên, tôi liền nảy ra ý tại sao không chữa bệnh bằng cây thuốc nam, vừa ít tốn kém nhưng hiệu quả vẫn cao. Nghĩ vậy, tôi bỏ công tìm đọc những sách vở viết về công dụng cây thuốc trong dân gian còn lưu lại tại địa phương".

Ông Sáu nói thêm: "Khi đọc sách hiểu rõ công dụng của từng cây thuốc nam, tôi tiếp tục lên rừng, tìm kiếm cho bằng được cây thuốc ghi trong sách để nghiên cứu công dụng. Câu chữ nào không hiểu, ông lại cất công tìm gặp các thầy lang trong vùng để hỏi rõ rồi chú thích chi tiết vào cuốn sổ tay cất giữ cẩn thận. Mỗi khi có ai bị đau ốm, hay tin ông Sáu đều tìm đến hỏi han tỉ mỉ. Nếu cảm thấy giúp được ông sẵn sàng bỏ công tìm kiếm cây thuốc rồi biếu không cho gia đình người bệnh".

Do đam mê với những cây thuốc nam, ông Sáu xin nghỉ nghề gom rác chuyển sang nghề y. Những bài thuốc của ông Sáu tuy rất đơn giản nhưng rất công hiệu. Thậm chí, người dân đây có câu cửa miệng: "Chỉ cần ông Sáu ra tay thì bệnh tật sẽ khỏi ngay". Cũng do đam mê với nghiệp bốc thuốc, ngày ngày, ông Sáu lại lặn lội bỏ công sưu tầm những cây thuốc nam với ý nguyện giúp người nghèo không có điều kiện đến bệnh viện chữa trị. Hễ đi đâu, nghe ai giới thiệu cây thuốc nào ông lại mày mò xin về nhân giống bằng được.

Nhiều người thấy lạ bèn thắc mắc "sao lại đi làm việc không công như vậy"? Ông Sáu nghe xong chỉ im lặng. Ông Sáu bộc bạch quan niệm sống của mình thay cho lời giải thích: "Người làm việc thiện không bao giờ mong chờ được báo ơn. Sống ở đời phải tích công đức tạo phúc cho con cháu mai sau. Tôi bỏ công nghiên cứu cây thuốc, tìm hiểu các bài thuốc cứu người cũng là vì mục đích trên. Nếu tôi học nghề thuốc để kiếm tiền làm giàu thì tôi đã không làm".

Sau nhiều năm dày công sưu tầm cây thuốc nam, đến nay ông Sáu sở hữu nhiều cây thuốc nam như: Cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa trị bệnh đau khớp; cây Kinh giới dùng để trị chứng viêm xoang, đau đầu; cây Nghệ núi, ngải cứu giúp chữa khỏi những bệnh thông thường như ho khan, nhức đầu, đau bụng... Ngoài những cây thuốc phổ biến trên, ông Sáu còn sở hữu nhiều cây thuốc quý, chỉ mọc ở rừng. Mỗi khi có người bệnh nào cần dùng để chữa bệnh thì ông Sáu mới đi lên rừng hái.

Bí ẩn cây thuốc "lạ"

Trước khi tìm đến nhà ông Sáu, chúng tôi biết ông Sáu sở hữu một cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày mãn tính vô cùng hiệu nghiệm. Khi ông Sáu vừa dứt câu chuyện trên, chúng tôi liền hỏi ông Sáu về cây thuốc "lạ" này. Không hề có ý định giấu giếm, ông Sáu tâm sự: "Cơ duyên để có được cây thuốc quý đến với tôi cũng thật tình cờ. Vào năm 2011, tôi có một người bạn bị đau dạ dày lâu năm, trở thành mãn tính. Sau đó, nhờ có người hướng dẫn nên ông bạn này vào tận Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để chữa trị bằng thuốc nam. Thật bất ngờ khi chỉ hơn một tháng điều trị bạn tôi khỏi bệnh trong sự ngỡ ngàng của nhiều người".

Vì là chỗ bạn bè thân tình, chơi với nhau nhiều năm nên người bạn kia bật mí với ông Sáu về "cây thuốc giấu" nêu trên. Trớ trêu là ngay bản thân ông cũng không biết tên gọi của giống cây này dù đã tìm hiểu bấy lâu nay. Trước hoàn cảnh trên, ông Sáu liền đặt luôn cho cây "lạ" cái tên "rất kêu" để dễ nhớ là "Cây bao tử". Ông Sáu bảo: "Tên gọi không quan trọng bằng tác dụng của cây thuốc. Cây tên gì cũng được, miễn sao hiểu rõ công dụng của cây mà ứng dụng vào thực tế mới là điều thực sự cần thiết. Đến bây giờ, tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm tên gọi thật sự của cây thuốc này. Những mong nó có một tên gọi chính thức, đúng tên khoa học quốc tế".

Tuy nhiên không giống với nhiều người thích "giữ làm của riêng", ông Sáu nhiệt tình chỉ bảo tất cả mọi người. Ngày ngày ông cặm cụi nhân giống để có thật nhiều "cây bao tử" giúp đỡ những người có nhu cầu. Đến nay, số lượng "cây bao tử" trong vườn nhà ông Sáu đang nhiều lên từng ngày. Ông tốt bụng đến mức sẵn sàng chia sẻ "bài thuốc giấu" này với những ai cần biết. "Người nào có nhu cầu tôi sẽ cho cây giống về trồng. Nếu cây thuốc không đủ tôi có thể hướng dẫn để người ta tìm kiếm tại chính quê hương của họ. Những cây thuốc nam thường tồn tại ngay bên cạnh chúng ta nhưng rất ít ai để ý và biết đến", ông Sáu cho hay.

Qua sát bên ngoài, chúng tôi ghi nhận thấy, cây thuốc "lạ" của ông Sáu mọc thành khóm, có hoa nhưng chỉ một nụ duy nhất. Đặc điểm "lạ mắt" nhất của giống cây này là trên hoa và lá cây có rất nhiều chất nhờn tiết ra. Chia sẻ về vấn đề này, ông Sáu bảo: "Người bị đau dạ dày thường do thiếu chất nhờn có tác dụng bôi trơn, tiêu hoá thức ăn. Theo tôi nhờ lượng chất nhờn dồi dào này nên cây có tác dụng chữa bệnh thật sự đặc biệt".

Để biến cây thuốc này thành bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày, ông Sáu chỉ dẫn cụ thể: Người bệnh chỉ cần ngắt lá "cây bao tử" rửa sạch rồi nhai sống vào mỗi buổi sáng. Đối với người bệnh là nam giới, mỗi lần cần nhai đủ bảy lá, nữ giới mỗi lần nhai chín lá. Không thể giải thích rõ tại sao lại nhai bảy lá hay chín lá nhưng ông Sáu bật mí đó là "bí kíp" trong dân gian.

Một điều kiện mang tính kỳ bí là khi sử dụng "cây bao tử" để chữa bệnh tuyệt đối không được giải thích câu nào. Ông Sáu bảo rằng đây là "vị thuốc giấu" (giống như cách chữa "mẹo" trong dân gian) nên khi sử dụng cũng cần "im lặng", nếu không sẽ làm mất công hiệu của thuốc. "Chỉ cần đưa lá cây bao tử rồi bảo người bệnh nhai sống là được. Dù người bệnh thắc mắc điều gì đều không được giải thích vào lúc đó. Kiên trì nhai lá cây thường xuyên khoảng 1 - 2 tuần sẽ khỏi bệnh", ông Sáu nói.

Tự kiểm chứng công dụng chữa bệnh

Khẳng định thêm về tác dụng của cây thuốc nam trong vườn mình, ông Huỳnh Sáu cho biết chính bản thân ông đã thử nghiệm tác dụng của "cây bao tử": "Ngày trước hễ uống bia rượu dù chỉ chút ít bụng tôi cũng cứ đau râm ran rất khó chịu. Tuy nhiên, sau đó mỗi lần đi dự tiệc tùng tôi chỉ cần ăn vài lá cây đề ph.ng tuyệt nhiên không còn cảm giác đau bụng như trước đây nữa". Cũng theo lời ông, chữa trị bệnh đau dạ dày bằng lá "cây bao tử" sẽ không phải lo lắng những tác dụng phụ như chữa trị bằng tây y.

Trước khi tạm biệt chúng tôi, ông Sáu nhắn nhủ là mong muốn các cơ quan chuyên môn vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu về tác dụng của cây thuốc này.

theo Công lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét