Trang

Mẹo chữa nhiệt miệng "thần tốc"

Mẹo chữa nhiệt miệng "thần tốc" tại nhà bằng nước mía

soha.vn - T.T (T.H) |

Mẹo chữa nhiệt miệng

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm mà không cần phải uống thuốc.

Phổ biến và dễ làm nhất là có thể uống một vài cốc bột sắn cho đến khi dấu hiệu của nhiệt miệng biến mất.

Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có sẵn lọ bột sắn nguyên chất để sử dụng lúc cần kíp. Nếu không có sẵn bột sắn, bạn có thể sử dụng nước mía để chữa trị cũng rất nhanh và đơn giản.

Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.

Nước mía được dùng trong các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo, ngộ độc do rượu...

Do những dược tính nêu trên, nước mía dùng để giải nhiệt cơ thể, chữa nhiệt miệng cũng rất hiệu quả.

Những cách chữa nhiệt miệng bằng nước mía như sau:

- Dùng 250g mía, 30g rễ cỏ tranh nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

- Dùng nước mía trộn với 20ml nước củ cải, uống ngày 3 lần như vậy, liên tục 3 - 5 ngày sẽ khỏi hẳn.

- Dùng 150g nước mía, 250g nước dưa hấu trộn lại, uống 2 lần trong ngày như vậy.

- Dùng mía, cỏ tranh, củ năng với lượng vừa phải, nấ nước uống thay trà nhiều lần trong ngày.

theo Trí Thức Trẻ

Bài thuốc dân dã trị nhiệt miệng chỉ 3 ngày là khỏi hẳn

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) |

Bạn đang khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng nhiệt miệng đáng ghét thì hãy dùng đến những bài thuốc đơn giản mà cực công hiệu dưới đây nhé:

Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải

Không những có giá trị dinh dưỡng cao mà tác dụng chữa trị bệnh cũng khá tốt. Nước củ cải giúp thanh nhiệt, giải độc làm lành vết thương, vết lở loét tốt. do đó, có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.

Bạn dùng củ cải trắng, tươi, rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó xắt miếng, cho vào máy xay nhuyễn (hoặc có thể giã bằng cối) vắt lấy nước cốt.

Nhiệt miệng thật khổ sở

Nhiệt miệng thật khổ sở

Nước cốt củ cải hòa thêm nước sôi để nguội dùng để súc miệng trong ngày. Súc miệng 3 lần/ ngày. Trong vòng 2 ngày các nốt nhiệt sẽ biến mất.

Chữa nhiệt miệng bằng nước rau ngót, mật ong

Rau ngót thanh nhiệt, trừ độc, kết hợp với mật ong kháng viêm nhiễm rất tốt thì quả là bài thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả.

Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi cho chút mật ong vào trộn đều. Dùng bông tăm chấm trực tiếp hỗn hợp nước mật ong và rau ngót vào các nốt nhiệt.

Chấm thuốc từ 2-3 lần/ ngày. Làm như vậy trong vòng 3 ngày, các nốt nhiệt từ sưng tấy, lở loét sẽ lành lại ngay.

Chữa nhiệt miệng bằng nước khế

Khế vị chua, thanh nhiệt và sát trùng rất tốt. Lấy khoảng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, cắt miếng, giã nát rồi cho nước vào ngập bã khế, đun sôi một lúc.

Khi nước nguội bạn có thể dùng để ngậm. Sử dụng nước khế ngậm, nuốt dần làm như vậy nhiều lần trong ngày (khi nào tiện thì bạn đều có thể dùng). Sau 2-3 ngày các vết lở loét do nhiệt sẽ lành lại.

theo Đại Lộ

Bài thuốc tuyệt hay chữa hết ngay nhiệt miệng

Bài thuốc tuyệt hay chữa hết ngay nhiệt miệng

Trong dân gian thường sử dụng cây mảnh cộng làm bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương, nhiệt miệng…

Theo y học cổ truyền, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Các nghiên cứu còn cho thấy cây mảnh cộng chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.

Bài thuốc tuyệt hay chữa hết ngay nhiệt miệng 1

Cây mảnh cộng, còn gọi là cây xương khỉ, tại miền Đông Nam Bộ còn gọi là cây bìm bịp. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng.

Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Bài thuốc tuyệt hay chữa hết ngay nhiệt miệng 2

Mảnh cộng vị ngọt có tác dụng mát gan.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Chữa lở miệng do nhiệt: Lá mảnh cộng tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.

Bài 2: Khớp xương đau nhức do thay đổi thời tiết: Cây mảnh cộng 30g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g, rễ và thân cây gối hạc 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống: Cây mảnh cộng tươi 80g, củ sâm đại hành tươi 50g, ngải cứu tươi 50g. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng tốt.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Toàn cây mảnh cộng khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ với 1.000ml nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.

Lưu ý: Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.

Theo Lương y Hữu Đức

theo Sức khỏe Đời sống

Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản chỉ 2 ngày là khỏi

Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản chỉ 2 ngày là khỏi

Dùng nước ép củ cải súc miệng trong 2 ngày sẽ khỏi bệnh nhiệt miệng.

Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu.

Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.

Mẹo tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.

1. Nước súc miệng

Ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể tự "chế tạo" những loại nước súc miệng khác từ các nhiên liệu sau:

Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Hạt rau mùi: Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

Mẹo tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà
Nước súc miệng từ hạt rau mùi rất có tác dụng .

Củ cải: Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

2. Các loại nước ngậm và bôi

Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn "trừ khử" những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.

Nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Mẹo tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà

Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.

Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi): Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.

theo Phụ nữ today

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

soha.vn - vytran |

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ.

Hậu quả là để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nơixuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

Còn theo Đông y, căn nguyên gây bệnh do nhiệt độc, hoả độc, thấp nhiệt hoặc âm hư gây nên. Bịnhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.

Hạn chế ăn các loại giavị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan... Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm. Uống nhiều nước lọc, trà xanh, nước nhân trần, nước rau má...

Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnhnhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát. Tùy từng trường hợp cần uống thêm vitamintăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Theo Khoa học và Đời sống

Tết này, cảnh giác để tránh bệnh nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng có khi còn phải chịu những ảnh hưởng kèm theo như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) là người rất hay bị nhiệt. Bình thường chị đã có "máu nóng", tức là cứ hễ ăn đồ có tính nóng là bị nhiệt. Vậy nên chị rất chú ý giữ gìn trong ăn uống, tránh tuyệt đối các thực phẩm có tính kích thích và các thực phẩm bị coi là "dễ gây nhiệt miệng ". Đặc biệt, đến gần Tết chị càng chú ý hơn, vì nếu bị nhiệt, chị sẽ vừa khó chịu, vừa khó khăn trong ăn uống, lại gây cảm giác chán nản.

Nhiệt miệng (còn gọi là lở loét miệng) là chứng bệnh không gây ra nguy hiểm nhưng rất hay gặp ở nhiều người và ở tất cả các lứa tuổi, kể cả nam giới hoặc nữ giới. Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ "nóng" như các loại quả mít, xoài…

Nhưng theo y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, bao gồm: do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng... hoặc do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virus, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó, chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai...

Phụ nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới, đặc biệt là trước thời kì kinh nguyệt. Tính khởi phát của bệnh có liên quan đến lượng estrogen (Estrogen được các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ), một khi lượng estrogen giảm, rất dễ mắc bệnh loét miệng.

Những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện ở lưỡi, lợi, phần giữa dưới lưỡi và răng. Nhiệt miệng có thể xuất hiện một nốt hoặc thành các cụm nhỏ trên bề mặt.

Khi bị nhiệt miệng , người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn uống vì đau, xót và rát. Người bị nhiệt miệng có khi còn phải chịu những ảnh hưởng kèm theo như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa . Những nốt nhiệt miệng rất dễ vỡ, để lại những vết loét nông ở niêm mạc miệng. Những vết loét này có đặc điểm có bờ rõ rệt, dưới đáy vết loét có màu vàng nhạt.

Hầu hết các vết loét sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, khi bị nhiệt, người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách, nếu không, vết loét có thể dẫn tới bị viêm cấp, phải đến viện để các bác sĩ xử lý.

Phòng tránh nhiệt miệng:

Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện "phòng bệnh". Điều này vô tình càng làm tăng nguy cơ bị nhiệt. Để tránh bị nhiệt miệng , ảnh hưởng đến chuyện ăn uống, vui vẻ trong ngày Tết, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Uống nhiều nước

- Hạn chế ăn các đồ ăn có chứa gia vị cay, nóng như (ớt, tiêu, gừng...)

- Ăn nhạt

- Hạn chế ăn các thực phẩm có tính nhiệt

Tăng cường bổ sung rau quả, các thực phẩm có yếu tố vi lượng như vitamin C, PP, vitamin B2 để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng , yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm "mát" từ bên trong miệng.

Sau một tuần mà không thấy tình trạng nhiệt miệng giảm, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

theo Theo Afamily / Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét