Các mẫu giày dép được phát hiện chứa chất độc. Ảnh: scmp.. |
Chất PAH có thể được hấp thụ qua da, gây kích ứng và thậm chí ung thư da tiếp xúc trong thời gian dài. Vì thế, giáo sư Ron Hui Shu-yuen, thành viên của Hội đồng người tiêu dùng khuyến cáo trẻ em mang tất để giảm tiếp xúc với những đôi giày.
Theo các chuyên gia, cách phổ biến nhất cho PAH nhập vào cơ thể là thông qua hít thở không khí. Sự hấp thụ cũng có thể xảy ra do ăn thịt nướng, khi chất hóa học này được hình thành trong quá trình nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, dầu hoặc nhựa than đá. Trong cơ thể, PAH có thể tích tụ trong thận và gan.
Ngoài ra, kết quả cuộc kiểm tra cũng cho thấy có 15 mẫu, bao gồm 6 đôi ủng chứa lượng lớn chất làm dẻo phthalates. Phthalates không dễ dàng hấp thụ vào da, nhưng có thể tồn tại trong không khí và gây độc khi hít vào. Việc tiếp xúc hóa chất này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và dị ứng, phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và có thể làm suy yếu khả năng sinh sản.
Hiện pháp luật Hong Kong chưa có giới hạn về mức độ cho phép của phthalates và PAH trong giày dép.
Lê Phương (theo South China Moring Post)
Thu hồi găng tay da Trung Quốc chứa hóa chất gây ung thư
Các nhà nghiên cứu cho biết lượng Crom (VI) tìm thấy trong da của sản phẩm là rất cao, hàm lượng đo được lên đến 7,8 mg/kg. Được biết, phần lớn các hợp chất crom (VI) gây kích thích mắt, da và màng nhầy, có thể gây bệnh đối với những người có cơ địa dị ứng và được công nhận là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư chết người.
Thu hồi găng tay da Trung Quốc chứa hóa chất Crom (VI) có thể gây ung thư
Giới chức trách cảnh báo khi Crom (VI) xâm nhập theo đường hô hấp sẽ dễ dẫn tới bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích, sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Khi ở dạng hơi, hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm.
Những người nhiễm độc Crom (VI) có thể bị ung thư gan, loét da, viêm da tiếp xúc, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thư phổi, viêm thận, đau răng, tiêu hoá kém, gây độc cho hệ thần kinh và tim… Phơi nhiễm kinh niên trước các hợp chất Crom (VI) có thể gây ra tổn thương mắt vĩnh viễn, nếu không được xử lý đúng cách.
Loan Nguyễn
Găng tay bảo hộ Trung Quốc chứa chất gây ung thư
i-check.com.vn - Các nhà nghiên cứu đã công nhận, thành phần Crom hóa trị VI trong găng tay bảo hộ của Trung Quốc thuộc danh mục chất cấm vì có thể gây ung thư ở người.
Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu, lực lượng chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Phần Lan đang tiếng hành thu hồi sản phẩm găng tay bảo hộ lao động do Trung Quốc sản xuất vì chứa chất hóa học độc hại vượt mức cho phép.
Giới chức cho biết, sản phẩm có số model là T 109 V, mã vạch là 6419746101034. Găng tay bảo hộ lao động của Trung Quốc thuộc danh mục an ninh/giám sát/an toàn 91000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
Theo mô tả, găng tay gồm da màu trắng và màu xanh với dòng chữ in "Protect" (tạm dịch: bảo vệ).
Các nhà nghiên cứu cho biết da của găng tay này chứa Crom hóa trị VI với giá trị đo từ 11 đến 50 mg/kg. Trong khi đó, hợp chất này có thể gây dị ứng ở người sử dụng và được công nhận là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Sản phẩm đã không tuân thủ các quy định REACH và yêu cầu của thiết bị bảo hộ cá nhân.
Theo Người Tiêu Dùng
Giày dép Trung Quốc chứa hóa chất độc hại, gây lở loét chân
(Xã hội) - Không ít sản phẩm giày dép của Trung Quốc chứa hóa chất độc hại, gây lở loét chân, thậm chí ung thư đã bị cơ quan chức năng thu hồi.
Mới đây, lực lượng chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Estonia vừa tiến hành thu hồi sản phẩm giầy nữ vì chúng có chứa thành phần hóa học độc hại.
Sản phẩm bị thu hồi có nhãn hiệu Boshimao với số model là C363-30 Colour: KHAKI, không rõ mã vạch. Chúng thuộc danh mục đồ đi chân 63000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Nhà sản xuất Trung Quốc đóng gói những đôi giầy này trong hộp màu đỏ, mẫu giầy phát hiện có chất độc hại mang cỡ 38.
Giày dép Trung Quốc chứa hóa chất độc hại, gây nở loét chân.
Các nhà nghiên cứu khẳng định hàm lượng của chất Chromium (VI) trong loại giầy này quá cao, lên tới 5.8 mg/kg. Chất này là một loại chất mẫn cảm, có thể phát sinh nhiều phản ứng sinh học nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Theo quy định REACH hàm lượng chất hóa học nguy hiểm cao bị cấm trong tất cả các sản phẩm tiêu dùng.
Trước đó, cảnh sát Ý cũng đã tịch thu 1,7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất trong cuộc điều tra Giày độc (Toxic Shoes) kéo dài từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2008. Những đôi giày đó bị cáo buộc không chỉ ăn cắp bản quyền của Ý mà còn chứa các hóa chất độc hại. Các kết quả xét nghiệm cho thấy những đôi giày giả Ý có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Những đôi dép do Trung Quốc cũng chứa chất độc... Chỉ sau một thời gian sử dụng, các chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể và sẽ làm cho chân người sử dụng bị lở loét, khi gặp môi trường nhất định.
Bên cạnh đó, nguyên liệu chính để làm dép là nhựa hoặc cao su không phải loại nguyên chất mà từ một số sản phẩm khác tái chế ra như rác thải, ống tiêm, găng tay, bịch chứa hóa chất... từ bệnh viện.
Tại Việt Nam, vào hồi tháng 10/2012 cũng đã từng rộ lên nghi vấn dép nhựa Trung Quốc có hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo đó, dép được làm bằng chất liệu nhựa dẻo, bên trong đế dép được làm rỗng như kiểu dạng tổ ong (có đôi giống như xơ mướp), ở những lỗ nhỏ trong "tổ ong" có những viên hình tròn màu trắng, mùi thum thủm (nhìn như viên kim cương bằng nhựa đồ chơi của trẻ em) nghi là một loại hóa chất gây độc hại khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang - bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, không ít trường hợp do sử dụng giày dép không có chất lượng tốt đã phải vào viện để điều trị đôi chân mẩn đỏ, ngứa, thậm chí nổi mụn, chẩy nước và sưng phồng. Bất kỳ loại hóa chất nào khi tiếp xúc với da đều có thể gây nguy cơ viêm da dị ứng tùy theo cơ địa người sử dụng.
Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, trong kỹ thuật sản xuất da giày, công nghệ thuộc da thường phải dùng crom III - một dạng crom được chế tạo từ crom VI qua phản ứng một chiều. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, nếu công nghệ xử lý không đảm bảo thì rất có thể một lượng crom VI sẽ còn tồn dư lại. Crom VI là một hóa chất kim loại nặng rất độc hại.
Để đảm bảo an toàn của bản thân cũng như cộng đồng, người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng cũng như có chứng nhận an toàn sức khỏe, tránh những tổn hại không đáng có về cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua
Mặc dù nhiều đồ chơi xuất xứ Trung Quốc được cảnh báo có nguy cơ gây ung thư và vô sinh ở trẻ em nhưng tại TP.HCM, các mẫu đồ chơi này vẫn được ngang nhiên bày bán.
Miếng dán có khả năng gây ung thư được bày bán ở nhiều cửa hiệu tạp hóa - Ảnh: Nguyên Ái |
Học sinh tiểu học rất thích mẫu mã của các đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: Vũ Phượng |
Đồ chơi Trung Quốc rẻ mà mẫu mã đa dạng nên nhiều người mua bất chấp cảnh báo có chất gây ung thư - Ảnh: Nguyên Ái |
Hầu hết các mẫu búp bê xuất xứ từ Trung Quốc có kiểu dáng, màu sắc đẹp hơn và giá cả rẻ hơn so với hàng Việt Nam - Ảnh: Vũ Phượng |
Một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trong Bệnh viện Nhi đồng 2 có bán một số mẫu đồ chơi có cảnh báo gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em - Ảnh: Vũ Phượng |
Nhiều trẻ thích thú với những miếng dán nhựa có khả năng gây ung thư này - Ảnh: Nguyên Ái |
Một bộ đồ chơi bác sĩ có xuất xứ từ Trung Quốc đẹp bắt mắt nhưng giá chỉ 83.000 đồng - Ảnh: Vũ Phượng |
Vũ Phượng - Nguyên Ái
Quần áo Trung Quốc chứa chất gây ung thư có vào Việt Nam?
news.zing.vn - Hàng dệt may của Trung Quốc bị phát hiện chứa hàm lượng formaldehyde cao quá mức cho phép đầu tiên trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, quần áo, vải sợi Trung Quốc vẫn tràn ngập.
Trong khi một số doanh nghiệp phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để kiểm tra hàm lượng formaldehyde (chất có nguy cơ gây ung thư) với các sản phẩm dệt may nhập khẩu, người tiêu dùng vẫn đối diện nhiều nguy cơ mua phải sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Trong thực tế, sản phẩm dệt may trên thị trường gồm rất nhiều nguồn, kể cả hàng nhập lậu và sản xuất trong nước không đáp ứng tiêu chuẩn, được đưa vào kinh doanh theo kiểu "vàng thau lẫn lộn", không có dấu hiệu nhận biết sản phẩm nào đã được kiểm tra hay chưa. Người tiêu dùng có ý thức cũng khó xác định đâu là hàng an toàn, đâu là hàng kém chất lượng.
Khó nhận biết sản phẩm an toàn
Chị H.Thư - nhân viên của một công ty thời trang có trụ sở ở quận 3, TP HCM - cho biết, do tính chất công việc, chị khá am hiểu thông số an toàn của các chất liên quan đến sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 3 tuổi (quần áo, tã, mũ, găng tay...), như phải đảm bảo hàm lượng formaldehyde không quá 30 mg/kg mới được lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Thế nhưng, khi mua quần áo trên thị trường, chị cũng không thể phân biệt hàng có đảm bảo hay không vì không có tem, nhãn nào chứa thông tin đó.
"Cách tốt nhất là tôi dựa vào kinh nghiệm mua sắm của bản thân, chọn mua thương hiệu có uy tín, địa chỉ rõ ràng", chị Thư chia sẻ.
Khảo sát nhanh ở gian hàng bán quần áo trẻ em tại siêu thị trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), hầu hết khách hàng khi chọn sản phẩm chỉ chú ý đến kích thước, sau đó dùng tay sờ vào vải cảm nhận độ dày, mỏng, có 100% cotton hay không.
Có khách hàng kỹ hơn thì nhìn vào hướng dẫn sử dụng như giặt máy, nhiệt độ ủi, cảnh báo không dùng chất tẩy rửa...
Chị Quỳnh Mai, một khách hàng tại siêu thị, cho biết, rất khó cho người tiêu dùng biết sản phẩm có chất độc hại hay không, nên chị chỉ có thể loại bỏ những loại quần áo quá màu mè cho... an tâm.
Hàng dệt may của Trung Quốc bị phát hiện chứa hàm lượng formaldehyde cao quá mức cho phép đầu tiên trên thế giới, nhưng trên thị trường Việt Nam quần áo, vải sợi Trung Quốc vẫn tràn ngập. Người tiêu dùng không khó để mua được những chiếc áo, cái quần giá rẻ, không rõ nguồn gốc ở chợ, trên vỉa hè... do yếu tố giá rẻ.
Theo cơ quan quản lý thị trường, các vụ vận chuyển, kinh doanh quần áo, vải sợi không rõ nguồn gốc luôn chiếm số áp đảo trong các vụ vi phạm về hàng hóa mà cơ quan này bắt giữ trong nhiều năm qua.
Để được an tâm, người tiêu dùng nên chọn mua các sản phẩm may mặc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. |
Trong khi đó, để nhận biết dư lượng formaldehyde tồn tại trong vải, chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra chứ không thể bằng mắt thường hoặc... ngửi, sờ, nên những lô hàng này thường bị phạt lỗi hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ... nên luôn thoát được "án" buộc phải tiêu hủy.
Không chỉ mặt hàng quần áo, mà ngay với nhiều đồ dùng mật thiết với gia đình như chăn, drap trải giường, nệm bọc ghế... cũng có thể tồn tại chất formaldehyde và ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua thời gian vì chúng có tính tích lũy.
Chỉ nắm kẻ có tóc?
Từ năm 2009, theo thông tư 32 của Bộ Công Thương, tất cả các loại vải, quần áo nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm nghiệm formaldehyde và amin thơm để bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với cách quản lý thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp may hàng thời trang trong nước cho rằng, việc kiểm tra chỉ dừng ở mức "nắm kẻ có tóc".
Các lô hàng thực hiện việc kiểm tra và giám định hàm lượng formaldehyde, axit amin thơm... có chi phí 3-5 triệu đồng mỗi lô hàng. Thời gian thủ tục này thường kéo dài do yêu cầu của quy trình kiểm định, lô hàng chậm được đưa vào sản xuất, vì từ khi gửi mẫu nguyên liệu đi kiểm tra và lấy kết quả giám định, thông quan mất khoảng 15 ngày.
Thế nhưng, không có quy định về dấu hiệu nào trên hàng hóa sau kiểm tra, giám định khi lưu thông trên thị trường được nhận diện rằng hàng đó đã đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng formaldehyde, amin thơm.
Do đó, khi mua hàng trên thị trường, người tiêu dùng cũng không thể nhận biết được sản phẩm mình dùng đã an toàn hay chưa, bởi không có dấu hiệu để nhận diện.
"Chưa kể làm thế nào để cơ quan quản lý thị trường kiểm tra và nhận diện sản phẩm nào đạt chuẩn hay không, để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng như mục tiêu mà Bộ Công Thương đặt ra?", giám đốc một công ty thời trang thắc mắc.
Bà H.M., phụ trách sản xuất của một thương hiệu thời trang trong nước, cho biết, về mặt lý thuyết, sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, doanh nghiệp sẽ lấy chính lô vải nhập khẩu được kiểm dịch để đưa vào sản xuất.
"Nhưng thực tế có không ít doanh nghiệp đăng ký kiểm định mẫu một loại, nhưng lại sử dụng nguồn vải khác có giá rẻ hơn, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để giảm giá thành sản phẩm, cũng không ai phát hiện được vì đâu có ai kiểm tra. Người tiêu dùng sẽ phải sử dụng sản phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe là rất lớn", bà H.M. nói.
Thậm chí ở những khu vực kinh doanh, mua bán vải rầm rộ như các chợ Soái Kình Lâm, Tân Định, Nguyễn Tri Phương (TP HCM)... chuyện buộc tiểu thương phải nắm rõ hàm lượng formaldehyde và amin thơm cho phép là bao nhiêu, đảm bảo nguồn vải đang kinh doanh có giấy kiểm định là điều gần như... không tưởng.
Vì phần lớn nguồn hàng ở những nơi này vô cùng đa dạng về nguồn gốc xuất xứ, nhập khẩu bằng... đủ loại hình thức, nên không thể biết chính xác sản phẩm vải có an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng sử dụng cho phép theo quy định hay không.
Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), nói, với cách quản lý hiện nay, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước phải quá vất vả cả về thời gian, tiền bạc, nhân lực để thu về một kết quả ngăn chặn vi phạm không tương xứng, trong khi mục tiêu cuối cùng bảo vệ người tiêu dùng lại không đạt được.
"Phải chăng đó là sự lãng phí trong lúc các doanh nghiệp đang rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ trong cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí thông quan, tăng sức cạnh tranh", bà Dung đặt vấn đề.
Cần quy trình hợp lý
Theo các doanh nghiệp, để kiểm tra hàm lượng formaldehyde đối với các sản phẩm dệt may, thủ tục quản lý chuyên ngành yêu cầu số lượng giấy tờ nhiều nhất, với 10 loại chứng nhận. Trong đó có 7 loại chứng từ bắt buộc phải có, gồm hợp đồng, invoice, packing list, B/L, C/O, tờ khai nhập khẩu, mô tả hàng hóa, chứng nhận chất lượng hàng hóa...
Theo ông N.H., phụ trách xuất nhập khẩu Công ty may V, muốn hoàn thành đủ bộ hồ sơ này phục vụ cho các đơn hàng dệt may xuất khẩu, doanh nghiệp phải chứng minh lô nguyên liệu nhập khẩu là để sản xuất xuất khẩu, nghĩa là doanh nghiệp phải có văn bản giải trình gửi hải quan, kèm theo là hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu...
Thậm chí, trong trường hợp doanh nghiệp được hệ thống phân "luồng xanh" cho lô hàng (miễn kiểm tra), nhưng vì thực hiện việc kiểm soát nói trên nên 100% hồ sơ nhập sản xuất xuất khẩu đều trở thành... luồng vàng (kiểm tra hồ sơ).
Quản không chặt, khả năng gây ung thư cao
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, formaldehyde và các amin thơm là những chất có khả năng gây ung thư. Ở nhiều quốc gia, quy định hàm lượng đối với loại chất này được đưa vào luật, được làm rất nghiêm, do xem trọng sự an toàn đối với người tiêu dùng, đặc biệt đối với những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da người.
Chất này tồn tại trong vải do sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu, và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, cũng như chống nấm mốc. Vì giá thành rẻ nên dù bị cấm nhưng các nhà sản xuất vẫn rất thích dùng.
Nên ghi hàm lượng formaldehyde trên sản phẩm
Việc kiểm tra hàm lượng formaldehyde trên sản phẩm dệt may đã được các châu Âu, Úc hay Trung Quốc, Nhật Bản... triển khai từ lâu. Ông Peter Bennett, cố vấn về tạo thuận lợi thương mại của dự án GIG, cho biết, ở Đức, quy định các sản phẩm có chứa formaldehyde phải có nhãn, trên nhãn ghi giới hạn hàm lượng trong sản phẩm là bao nhiêu.
Ở Anh thì kiểm soát tại nơi sản xuất và quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Trong khi các nước trong Liên minh châu Âu (EU) lại dựa trên quản lý rủi ro để sàng lọc ra những nhà cung cấp bên ngoài EU, có nguy cơ vi phạm cao nhưng vẫn đảm bảo quy trình lấy mẫu ngẫu nhiên để phòng ngừa.
Các cơ quan chuyên ngành, kiểm tra đo lường, chất lượng, chính quyền luôn phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi, đặc biệt là thường xuyên kiểm tra ngẫu nhiên mẫu trên thị trường.
Theo Như Bình - Trần Vũ Nghi/Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét