Trang

Chữa bệnh đau, thoái hóa xương khớp

Chữa viêm khớp dạng thấp với bài thuốc Đông Y

tapchidongy.vn - Thứ 7, 26 Tháng 09 2015 11:39

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp, gây đau, nhức, mỏi. Một số bài thuốc sau sẽ giúp bạn điều trị căn bệnh này hiệu quả

Độc hoạt tang ký sinh

Độc hoạt tang ký sinh là một cỗ phương thông dụng để chữa trị các chứng phong thấp, thấp khớp gây đau nhức, chân tay co duỗi khó khăn.  Phương thang bao gồm Sâm, Linh, Quế,Thảo để kiện Tỳ, ôn dương hoá thấp, gia tăng trương lực cơ và tăng cường chính khí; Khung, Quy, Thục, Thược, Đỗ trọng, Ngưu tất để dưỡng Can, Thận, khỏe mạnh gân cốt; thêm các vị thuốc có tác dụng khu phong, thông kinh hoạt lạc như Độc hoạt, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao, Phòng phong.  Bài thuốc này thiên về sơ phong, tán tà, chữa phong thấp, thấp khớp ở vùng hạ tiêu như eo lưng. đầu gối, khớp chân.  Nếu đau nhức ở vùng cánh tay, bàn tay có thể gia thêm Khương hoạt 8gr, Quế chi 4gr.  Sau đây là nguyên thang của bài Độc hoạt ký sinh thang:

Thành phần:

Nhân sâm 8gr, Thục địa 16gr, Tang ký sinh 12gr, Nhân sâm 8gr, Bạch thược 12gr, Tần giao 12gr, Cam thảo 6gr, Đỗ trọng 12gr, Phòng phong 12gr, Xuyên khung 8gr, Ngưu tất 8gr, Nhục quế 4gr, Đương quy 12 gr, Độc hoạt 12gr, Tế tân 4gr

Thực hiện:

Đổ vào 3 chén nước sắc còn hơn nữa chén. Nước thứ hai đổ vào thêm 2 chén, sắc còn hơn nữa chén. Trộn đều hai lần thuốc sắc được. Chia làm hai hoặc ba lần uống trong một ngày. Uống trong lúc thuốc còn ấm. Mỗi đợt có thể uống từ 5 đến 7 thang.

bai-thuoc-tri-viem-khop-dang-thapbai-thuoc-tri-viem-khop-dang-thap

Một số vị thuốc trong bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Thương truật phòng kỷ thang

Trong một số trường hợp cấp diễn, phong thấp sinh nhiệt, hóa hỏa gây sưng, nóng, đỏ, đau. Trường hợp này hỏa đang thịnh nên không dùng Sâm. Quế. Phép chữa chủ yếu chỉ nhằm khu phong giải độc, hoạt huyết tiêu ứ. Có thể dùng bài thuốc Thương truật phòng kỷ thang:

Thành phần:

Thương truật 12gr, Kim ngân hoa 24gr, Ngưu tất 12gr, Phòng kỷ 12gr, Liên kiều 12gr, Tô mộc 8gr, Thông thảo 12gr, Ý dĩ 15gr, Cam thảo 6gr, Bồ công anh 30gr, Địa long 12gr.

Thực hiện:

Sắc uống giống như thang trên.

Thuốc chườm bên ngoài

Trong những lúc thời tiết ẩm ướt, đau nhức gia tăng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm nóng bên ngoài để sức nóng và sức thuốc thấm qua da tăng cường tác dụng làm tan ứ huyết và giảm đau.

tui-chuom-gung-ngai-cuu-chua-viem-khop-dang-thaptui-chuom-gung-ngai-cuu-chua-viem-khop-dang-thap

Túi chườm gừng, ngải cứu

Bài 1: Dùng gừng tươi, lá ngủ trảo, lá ngải cứu tươi hoặc lá lốt rửa sạch, giả nát, có thể thêm vào một chút rượu.  Xào nóng, bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.

Bài 2: Dùng muối hột rang nóng bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.

Bài 3: Ngâm nước gừng nóng: Quậy đều 1 muổng bột gừng vào trong một chậu nước nóng hoặc bồn tắm nóng. Độ nóng vừa đủ.  Ngâm vùng thân thể có khớp bị đau nhức từ 10 đến 15 phút mỗi lần.

Lưu ý: Không chườm nóng trong những trường hợp có sưng, nóng, đỏ, đau.

Bên cạnh các bài thuốc, cần thực hiện các chế độ luyện tập sau:

Hít thở sâu

Hít vào sâu đến bụng dưới giúp tạo phản xạ thở bụng để tăng cường nội khí. Thở ra tối đa, ép sát bụng dưới khi thở ra có tác dụng xoa bóp nội tạng, gia tăng nhu động ruột, tăng cường khí hóa ở Tỳ Vị. Điều này sẽ thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp tán hàn, trừ thấp, giải tỏa những điểm ứ trệ gây đau nhức. Việc thở ra chậm và đều còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm để điều hòa nội tiết, nội tạng và phục hồi tính tự điều chỉnh của cơ thể trong việc cải thiện sức khỏe.

Thực hành: Nằm hoặc ngồi thoải mái. Hít vào đến bụng dưới. Hít vào vừa với sức của cơ thể, không cần cố căng bụng ra. Thở ra từ từ, chậm và nhẹ. Cố ép sát bụng vào tối đa ở cuối thì thở ra. Thở chậm và đều từng hơi thở một, từ hơi thở này đến hơi thở khác. Có thể tập mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút. Cũng có thể thở mỗi lần vài hơi bất kỳ ở đâu hoặc bất kỳ lúc nào.

Vận động thân thể

Về mặt sinh hoạt, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết.  Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không có sự vận động. Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần đã giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp,  những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần đã ngừa được nguy cơ viêm khớp.  Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp  trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp.  Một vài động tác  căng giãn thích hợp của Yoga hoặc vài chục phút đi bộ mỗi ngày  sẽ làm linh hoạt các cơ và khớp, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bả ra khỏi cơ thể.

bai-tap-chua-viem-khop-dang-thapbai-tap-chua-viem-khop-dang-thap

Các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Phất thủ liệu pháp

Phất thủ liệu pháp còn gọi là Dịch cân kinh với ý nghĩa là thay đổi gân cốt nên có thể được vận dụng để điều trị thấp khớp. Phất thủ liệu pháp là một phương pháp khí công đơn giản, có tác dụng làm cho Dương giáng, Âm thăng, tăng cường nội khí và cải thiện lưu thông khí huyết. Tác dụng trực tiếp nhất của Phất thủ liệu pháp là gia tăng nhu động ruột, tăng cường khả năng giải độc, cải thiện khí hóa của Tỳ Vị và kích hoạt chân hỏa ở Trường cường để gia tăng Dương khí  tán hàn, trừ thấp.

Thực hành: Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai. Các ngón chân bám chặt mặt đất. Bụng dưới hơi thót lại. Ngực hơi thu vào. Vai xuôi tự nhiên. Hai mắt khép nhẹ. Đầu lưỡi chạm nướu răng trên. Tâm ý hướng vào Đan điền. Hai cánh tay, bàn tay và ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu tay. Đưa hai cánh tay về phía trước động thời hít vào. Dùng lực vẩy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm tay đồng thời với thở ra và nhíu hậu môn lại. Khi hết tầm tay ra phía sau thì hai cánh tay theo đà của luật quán tính sẽ trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Một lần hít vào và một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái.  Để chữa bệnh cần thực hành mỗi lần từ 800-1000 cái. Mỗi ngày 2 lần. Động tác lắc tay cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt.

Lưu ý: Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ cần dùng sức bình thường ứng với nhịp thở điều hòa để có thể làm được nhiều lần.  Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy.  Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dồi dào để có thể thực hành hàng ngàn cái mỗi lần.

Thư giãn tâm & thân

Bên cạnh việc ăn uống hợp lý và vận động thân thể thì tinh thần lạc quan, thoải mái là một yếu tố quan trọng cần thiết để phục hồi sức khoẻ trong bất cứ chứng bệnh mãn tính nào. Đối với bệnh thấp khớp, yếu tố nầy còn có một ý nghĩa đặc biệt. Tỳ chủ lưu thông khí huyết nhưng  tính của Tỳ là "hoãn" , nhịp sống nhanh và tâm lý căng thẳng dễ làm thương tổn Tỳ khí. Do sự tương tác giữa thần kinh và cơ, căng thẳng tâm lý thường xuyên còn tạo ra tình trạng cường cơ, gây co cứng vùng  khớp. Điều này không những làm tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn  làm xấu thêm tình trạng sưng và đau ở vùng khớp bị bệnh. Trái lại một nếp sống lạc quan, yêu đời, giữa được tâm bình, khí hòa có tác dụng tư dưỡng cho Tỳ. Do đó, những biện pháp để thư giãn thân và tâm như tập dưỡng sinh ngồi thiền, tập khí công, sinh hoạt nhóm... sẽ hữu ích cho việc phòng và điều trị bệnh viêm khớp.

Tổng hợp: tapchidongy.vn

 
 

Bài thuốc trị bệnh xương khớp, huyết áp hiệu quả chỉ sau 3-5 ngày

tapchidongy.vn - Thứ 7, 12 Tháng 12 2015 08:12

Nếu bạn mắc các bệnh xương khớp, huyết áp hãy thử bài thuốc hành tây ngâm rượu vang đỏ dưới đây xem điều kỳ diệu gì sẽ đến với bạn sau 3-5 ngày sử dụng.

Nhiều nước châu Mỹ và châu Âu đã vinh danh cho hành tây là "nữ hoàng của các loại rau" bởi đây là một loại rau có những tác dụng thần kỳ mà không phải ai cũng có thể có được.

Trong hành tây có 1 "kho" các chất dinh dưỡng,chất kháng sinh tự nhiên vô cùng quý báu. Không chỉ giàu kali, vitamin C, axit folic, kẽm, selenium, chất xơ,.. đặc biệt là quercetin và A. prostaglandin vô cùng quý hiếm mà ít loại rau quả nào có được.

Các chuyên gia tại Việt Nam cho biết cứ 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt; 0,03mg caroten; 0,03 mg B1; 0,04mg B2; 0,2mg PP và tới 10mg vitamin C.

Trong Đông Y hành tây thường được dùng làm vị thuốc chữa các bệnh về xương khớp, điều hòa huyết áp, các bệnh tim mạch, chữa ho, sát khuẩn,…

Hành tây tím

Hành tây tím

Tác dụng chữa bệnh của hành tây

Hành tây là loại thực phẩm, vị thuốc quý cho con người với những tác dụng chữa bệnh thường gặp đến các bệnh mạn tính vô cùng hiệu nghiệm.

Hành tây còn hữu hiệu hơn calcitonin

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành tây có tác dụng chống sự lưu thoát các chất trong xương. Thậm chí nó còn được đánh giá là tốt hơn cả loại thuốc chuyên điều trị chứng bệnh loãng xương - calcitonin.

Cụ thể trong thí nghiệm với chuột bạch đực cho ăn hành tây trong 4 tuần đã có tỷ lệ chất xương tăng lên 13,5-18.0%.

Một thí nghiệm khác được thực hiện trên chuột bạch bằng cách trộn hành tây vào thức ăn hàng ngày có thể giảm được 25% sự thất thoát chất xương của chúng. Điều đáng chú ý là chỉ sau 12 giờ đồng hồ hành tây đã phát huy hiệu quả của nó.

Theo TS. BS tim mạch Serdrew của Harvard Medical School:

Mỗi ngày ăn hoặc uống nước ép tương đương nửa củ hành tây sống, bình quân có thể tăng thêm 30% hàm lượng HDL cần thiết cho các bệnh nhân tim mạch.

Hành tây có thể phân giải chất béo

TS.BS Serdrew cũng đã tiến hành trên thí nghiệm lâm sàng đã thấy rằng hành tây giúp bạn tăng cao cholesterol tốt và ngăn được sự kết tụ của tiểu cầu huyết.

Nhưng với điều kiện ăn hành tây khi chúng được nấu chín vừa phải.

Hành tây có thể phòng ngừa ung thư dạ dày

Một nghiên cứu tại Trung Quốc, vùng có nhiều người mắc ung thư dạ dày cho thấy những người ăn nhiều hành tây sẽ giảm được khả năng mắc ung thư da dày.

Hành tây có thể chống hen suyễn

Theo nghiên cứu ở Đức, hành tây có thể làm giảm đến 50% xác suất khởi sinh các cơn hen suyễn nhờ vào các chất kháng sinh tự nhiên của nó.

Bài thuốc chữa xương khớp, điều hòa huyết áp từ hành tây

Theo kinh nghiệm của người Nhật Bản thì bài thuốc từ hành tây và rượu vang đỏ được dùng để chữa bệnh về xương khớp, huyết áp cho người già, hạ đường huyết, khó ngủ, tiểu đêm,…

rượu vang ngâm hành tây chữa đau nhức xương khớp, huyết áp cao

Nguyên liệu:

- 3 củ hành tây cỡ vừa

- 750ml rượu vang đỏ

Thực hiện:

Chọn hành tây có vỏ màu tím đỏ càng tốt. Đem hành bóc vỏ, cắt dọc thành 8 phần đều nhau, bỏ đít rồi tách chúng tơi ra.

Cho hành vào cái lọ thủy tinh vừa phải rồi đổ rượu vào, nắp kín bình lại để chỗ mát khoảng 1 tuần lễ rồi lấy ra chắt rượu vào chai cho vào tủ lạnh dùng dần.

Cách dùng:

Bình thường nên dùng 50ml/lần, mỗi ngày uống 1-2 lần. Bạn có thể ăn được hành ngâm càng tốt. Những người thích uống ngọt có thể cho thêm chút mật ong vào. Lưu ý những người già chỉ nên uống 20ml/lần.

Sử dụng khoảng 3-5 ngày bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của nó.

- Công dụng: Chữa chứng đau nhức đầu gối, xương khớp, điều hòa huyết áp, mất ngủ,…cho người già.

Theo songkhoe.net

 
 

Hết đau do viêm khớp ngay lần đầu tiên sử dụng hỗn hợp này

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 22 Tháng 12 2015 10:52

Viêm đau các khớp gây khó chịu và mệt mỏi cho người mắc bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo chế độ ăn uống, luyện tập và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể tìm thấy nhiều phương pháp điều trị bệnh ngay tại nhà.

Trong bài viết này, chúng tôi xin gừi đến các bạn công thức giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả dài lâu đối với bệnh viêm khớp. Hỗn hợp này bao gồm những nguyên liệu rẻ tiền, có ngay trong nhà bếp của bạn.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần phải thực hiện để chống lại căn bệnh đau khớp đáng ghét:

Thành phần cần thiết:

– 1 muỗng cà phê mật ong

– 1 muỗng cà phê muối biển

– 1 muỗng cà phê mù tạt

– 1 muỗng cà phê baking soda

thuốc đắp chữa viêm khớp

Nguyên liệu cho hỗn hợp – Ảnh minh họa.

Thực hiện:

Trộn đều tất cả các thành phần trên vào một chén thủy tinh để có được một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, cho hỗn hợp vừa pha chế được vào một lọ thủy tinh, đóng chặt nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

thuốc đắp chữa viêm khớp

Trộn đều tất cả các thành phần trên vào một chén thủy tinh.

Cách sử dụng:

Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng khớp bị đau, sau đó, quấn vùng khớp bị đau vừa thoa hỗn hợp bằng một túi bóng (nilong) và lớp ngoài cùng quấn bằng khăn len.

Giữ nguyên hỗn hợp trên vùng bị đau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ và tháo bỏ hỗn hợp vào sáng hôm sau. Thời gian bạn ngủ, các khớp xương sẽ dừng hoạt động, thời gian này chúng sẽ hấp thu hỗn hợp tốt hơn.

Sáng hôm sau, sau khi tháo bỏ hỗn hợp khỏi da, hãy rửa thật sạch lại với nước. Thực hiện liên tục trong 4-5 ngày, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau khớp biến mất hoàn toàn. Sau đó, bất cứ lúc nào cơn đau quay trở lại, bạn có thể áp dụng tiếp liệu trình thứ 2 y như ban đầu. Tuy nhiên, thông thường cơn đau sẽ rất lâu mới tái phát.

Chúc bạn sống vui khỏe!

Theo khoef.com

 

Tần giao trị phong thấp

tapchidongy.vn - Thứ 7, 05 Tháng 12 2015 08:23

Tần giao, vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Thuốc là rễ của nhiều loại cây thuộc họ long đờm.

Đông y cho rằng, tần giao có vị đắng cay, tính hơi hàn, quy vào các kinh như vị, đại trường, can, đởm. Chủ trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra máu, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng...

Người ta cũng đã phân tích thành phần trong tần giao thấy chủ yếu là gentianin, gentianidin, alkaloide, gentanin A, B, C, gluco và ít dầu bay hơi...

Y học hiện đại cũng cho rằng có tác dụng kháng viêm rõ rệt do thành phần gentianin A tác động lên hệ thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên - vỏ thượng thận. Thuốc còn tác dụng an thần, giảm đau, giải nhiệt, kháng histamin, chống choáng do dị ứng. Mặt khác, thành phần gentianin A có tác dụng nâng cao đường huyết, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim trong thời gian ngắn. Nước sắc tần giao có tác dụng lợi tiểu.

Tần giao được sử dụng trị liệu một số bệnh chứng như:

Trị thấp khớp (viêm đa khớp đau nhức, chân tay co quắp): Dùng tần giao 12g, độc hoạt 8g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 10g, hải phong đằng 10g, nhũ hương 10g, đào nhân 10g, hoàng bá 10g, uy linh tiên 10g, hán phòng kỷ 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Trị chứng hư lao (bao gồm lao phổi, sốt thấp về chiều tối, đêm ngủ ra mồ hôi): Dùng "Tần giao - Miết giáp tán" gồm tần giao 20g, miết giáp 40g, địa cốt bì 40g, sài hồ 40g, tri mẫu 20g, đương quy 20g, tán bột mịn, mỗi ngày dùng 20g cho vào sắc với ô mai 1 quả, thanh hao 12g, sắc uống vào lúc đi ngủ.

Hoặc tần giao 12g, địa cốt bì 12g, thanh hao 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Trị sưng đau răng lúc nhổ: tần giao và phòng kỷ lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn rây cho vào nang thuốc 0,3g, trước khi nhổ răng 30 phút, uống 2 viên nang; sau khi nhổ, cứ 6 giờ uống 1 lần trong 3 ngày liền cho kết quả rất tốt.

Theo Suckhoedoisong.vn

 

Nhận diện mới của thoái hóa khớp - Tổn thương xương dưới sụn

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 27 Tháng 10 2015 13:22

Chúng ta đều biết, đau tại khớp, đi lại khó khăn, đặc biệt khi ngồi xổm, leo cầu thang (đối với khớp ở chân như gối, háng...) và có tiếng lụp cụp khi cử động là những triệu chứng thường gặp ở các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, khiến người bệnh dễ nhận thấy. Ngoài ra, các biến dạng khớp như trục chân không còn thẳng (vòng kiềng), khớp gối có nhiều ụ xương, các khớp ngón tay cũng có nhiều chồi xương khiến người bệnh không chỉ đau đớn mà còn mất tự tin khi giao tiếp. Các tổn thương này rất khó phục hồi mà tăng nặng dần, được coi là dấu ấn của thời gian, mặc dù nhiều phụ nữ ngày xưa có tay búp măng và chân thẳng như của hoa hậu.

nhan-dien-moi-cua-thoai-hoa-khop-ton-thuong-xuong-duoi-sun

Phát hiện mới về xương dưới sụn giúp các nhà khoa học nhận diện thoái hóa khớp toàn diện hơn.

Phát hiện mới về xương dưới sụn giúp các nhà khoa học nhận diện thoái hóa khớp toàn diện hơn khi khẳng định: Nguyên nhân là do quá trình lão hóa, thoái hóa bắt nguồn từ sụn và xương dưới sụn. Hình ảnh X quang để các bác sỹ chẩn đoán thoái hóa khớp là sự mất sụn khớp (hẹp khe khớp) và đặc hoặc rỗng xương dưới sụn (xơ, mất xương dưới sụn) và gai xương. Các nhà khoa học đã nhận thấy quá trình thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu, đáp ứng với sự thay đổi trong quá trình thoái hóa khớp.

Thành phần xương dưới sụn gần đây mới được quan tâm nghiên cứu. Đây là phần nằm ngay bên dưới sụn khớp (đầu xương), có vai trò hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp có thể vận động bình thường. Xương dưới sụn cũng có nhiệm vụ cung cấp một phần dinh dưỡng cho lớp sụn nằm gần mặt xương dưới sụn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa tại sụn khớp. Quá trình lão hóa và tác động của lực cơ học trong quá trình vận động làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của xương dưới sụn. Trong quá trình thoái hóa, xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến có những phản ứng bất thường tạo thành các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, lâu ngày tạo thành gai xương.

Xương dưới sụn bị hư tổn khiến lớp sụn mất đi điểm tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, sụn thoái hóa với các vết loét, nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn. Tác động qua lại này khiến cho quá trình khớp thoái hóa xảy ra nhanh và trầm trọng hơn. Như vậy, ngăn chặn sự hủy hoại của hai thành phần này chính là giúp chặn quá trình thoái hóa khớp.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra dưỡng chất sinh học Peptan - một loại peptide cao cấp chứa hơn 97% protein, không có chất béo hoặc carbohydrate. Dưỡng chất này tác động lên quá trình sản sinh sụn khớp, phục hồi xương dưới sụn, giúp ngăn chặn thoái hóa khớp và làm chậm sự khởi phát và tăng nặng của quá trình thoái hóa khớp.

nhan-dien-moi-cua-thoai-hoa-khop-ton-thuong-xuong-duoi-sun

Bên trái là hình ảnh khớp thoái hoá, bên phải là khớp khoẻ mạnh khi sử dụng Peptan - dưỡng chất sinh học có trong JEX Max tác động kép vào sụn và xương dưới sụn giúp kiểm soát thoái hoá khớp.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, Peptan có đặc tính sinh học cao nên dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người. 90% Peptan được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng, kích thích tổng hợp tăng cường chất nền cho xương khớp là collagen và aggrecan, đồng thời cung cấp nguyên liệu quan trọng để bổ sung cho quá trình bảo vệ và phục hồi tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn. Với cơ chế này, Peptan được kỳ vọng như một trong những giải pháp hiệu quả và an toàn để kiểm soát tình trạng thoái hoá khớp ngày càng gia tăng hiện nay.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan
Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội,
Nguyên trưởng Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Ma

 

Tại sao chúng ta lại hay bị đau chân vào mùa đông?

tapchidongy.vn - Thứ Sáu, 27 Tháng 11 2015 09:07

Mùa đông lạnh khiến các cơ bắp có xu hướng thu hẹp lại, gây co thắt ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân.

Nhiều người thường bị đau nhức, tê buốt chân vào mùa lạnh, đặc biệt ở người cao tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn đau chân mỗi khi đông về, theo Boldsky.

Viêm khớp

Viêm xương khớp và đau khớp có xu hướng bùng phát trong mùa đông hay mùa mưa. Sự giảm áp suất không khí đột ngột khiến các mô bị sưng, đó là lý do bạn thấy đau nhức khi đông đến.

Mùa đông gõ cửa, tại sao chúng ta lại hay bị đau chân? - ảnh 1

Viêm xương khớp và đau khớp có xu hướng bùng phát trong mùa đông (Ảnh minh họa: Internet)

Đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể đi từ thắt lưng mông xuống mặt sau đùi và cẳng chân. Đau thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân chính gây nhức chân trong mùa đông. Thời tiết lạnh, cơ bắp có xu hướng cứng lại gây cho bạn những cơn đau dai dẳng.

Co thắt cơ

Mùa đông lạnh khiến các cơ bắp có xu hướng thu hẹp lại, gây co thắt. Cơn co thắt thường tập trung ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Co thắt xảy ra trong thời gian ngắn nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng và đau đớn. Để làm giảm cơn co thắt, hãy vận động cơ thể ở mức độ vừa phải giúp cơ bắp giãn ra.

Mùa đông gõ cửa, tại sao chúng ta lại hay bị đau chân? - ảnh 2

Mùa đông lạnh khiến các cơ bắp có xu hướng thu hẹp lại, gây co thắt (Ảnh minh họa: Internet)

Đau cơ xơ hóa

Nếu hay bị đau chân, đặc biệt là mùa đông thì rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng đau cơ xơ hóa. Đây là tình trạng đau mạn tính bao gồm những cơn đau cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Những cơn đau kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc cứng khớp... Tốt nhất, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

Hoạt động thể chất cường độ cao

Khi bạn hoạt động thể chất ở cường độ cao, áp lực đến các cơ có thể làm sẽ phát triển cơn đau ở chân trong suốt mùa đông.

Mất nước

Mọi người có xu hướng uống ít nước trong mùa đông. Thiếu nước khiến các cơ bắp hoạt động không trơn tru gây ra đau nhức xương, cơ bắp. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể dù ở bất kỳ mùa nào.

Theo Thu Hiền/Vnexpress.net

 

Ngăn ngừa đau khớp gối bằng cách chạy bộ thường xuyên

tapchidongy.vn - Thứ Tư, 11 Tháng 11 2015 09:09

Vậy mỗi người nên tập luyện như thế nào cho hợp lý để ngăn ngừa tình trạng này? Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó!

Đau khớp gối - Làm sao để ngăn ngừa?

Đau khớp gối là biểu hiện mà bạn có thể gặp phải bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất đa dạng bao gồm: chấn thương, viêm bao hoạt dịch đầu gối, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn… trong đó hay gặp nhất là do thoái hóa khớp. Dù xuất hiện bởi lý do nào thì nó cũng khiến mọi sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng. Nếu không phát hiện ra nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp thì nguy cơ mất vận động là điều khó tránh khỏi. Kết cục đó là điều mà chẳng ai mong muốn nên người bệnh luôn tìm kiếm giải pháp để cải thiện tình trạng bệnh càng sớm càng tốt như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, phẫu thuật…

Đối với những người chưa bị đau khớp gối thì họ có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng cách nào? Đó là một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng cường canxi và vận động hợp lý.

Ngăn ngừa đau khớp gối bằng cách chạy bộ thường xuyên - ảnh 1

Đau khớp gối ngày càng được 'trẻ hóa'

Và để đưa ra một lời khuyên cụ thể hơn về chế độ vận động giúp ngăn ngừa đau khớp gối, các nhà khoa học tại Học viện Y khoa Baylor (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ hơn 2.600 người với tuổi thọ trung bình là 64 tuổi. Họ đã cung cấp thông tin về ba hình thức hoạt động thể chất mà họ tham gia vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Thời kỳ được hỏi bao gồm: 12-18, 19-34, 35-49 và 50 tuổi trở lên. Trong đó, có 29% trường hợp có tham gia chạy bộ tại một số điểm trong cuộc sống của họ và hầu hết những người này đều ít bị viêm đau khớp gối mạn tính.

Kết quả trên đã khẳng định việc thường xuyên chạy bộ rất tốt với hệ xương khớp, đặc biệt là giúp bảo vệ và ngăn ngừa nguy cơ bị đau khớp gối. Chính vì vậy, tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Grace Hsiao-Wei Lo đã đưa ra lời khuyên: những người chưa bị đau khớp gối thì không có lý do gì để hạn chế chạy bộ. Bởi vậy, mọi người nên đi hoặc chạy bộ với cường độ nhẹ. Đây được xem là một liệu pháp giúp bạn ngăn chặn tình trạng đau khớp gối nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

Điều trị đau khớp gối an toàn, hiệu quả

Tuy nhiên, sự bận rộn của cuộc sống hiện đại kết hợp với thói quen sinh hoạt không khoa học cùng rất nhiều yếu tố khác khiến tình trạng đau khớp gối vẫn đang được nhân rộng từng ngày và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh. Trước thực tế đó, một giải pháp điều trị hữu hiệu mà an toàn là mong muốn của tất cả những ai đang phải chịu sự hành hạ của những cơn đau khớp gối.

Ngăn ngừa đau khớp gối bằng cách chạy bộ thường xuyên - ảnh 2

Chạy bộ thường xuyên giúp ngăn ngừa đau khớp gối

Với công nghệ khoa học hiện đại kết hợp cùng những tinh túy của y học cổ truyền, các nhà khoa học đã bào chế thành công loại thuốc đắp ngoài da nguồn gốc thảo dược giúp giảm đau khớp gối mà không gây hại cho sức khỏe. Loại thuốc này được sử dụng cây ô đầu (Vân Nam, Trung Quốc) làm thành phần chính kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như: nhũ hương, huyết kiệt… rất hữu ích trong điều trị đau nhức xương khớp. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau khớp, cải thiện vận động, điều trị thoái hóa khớp nên rất thích hợp dùng cho các trường hợp đau khớp gối. Được bào chế dưới dạng đắp ngoài da, thuốc không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể nên rất an toàn khi sử dụng. Giá trị của thuốc không chỉ được minh chứng qua kết quả nghiên cứu khoa học uy tín mà còn từ thực tế rất nhiều người bệnh sử dụng tốt.

Đau khớp gối sẽ khó có thể xảy ra với bạn nếu biết cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp nó xảy ra, bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy nghe theo lời khuyên của chuyên gia và lựa chọn thuốc đắp ngoài da nguồn gốc thảo dược để cải thiện vận động cũng như hạn chế những hậu quả do bệnh.

Theo Sống Khỏe

 
 

10 bí quyết giúp bạn ngăn ngừa thoái hóa khớp

tapchidongy.vn - Thứ Sáu, 23 Tháng 10 2015 10:47

Thoái hoá khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Chăm vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

10-bi-quyet-ngan-ngua-thoai-hoa-khop

Luyện tập thể dục giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp, tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Tư thế này cũng tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ.

5. Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

10-bi-quyet-ngan-ngua-thoai-hoa-khop

Nên giữ nhịp sống hài hòa, thoải mái

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể

Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề, nó sẽ báo ngay cho bạn. Trong đó, đau là dấu hiệu chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên

Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

8. Tránh luyện tập "như một chiến binh"

10-bi-quyet-ngan-ngua-thoai-hoa-khop

Không nên vận động quá sức

Khi khớp của bạn có vấn đề, bạn có thể thực hiện lời khuyên nên vận động của bác sĩ một cách hăng hái quá mức. Nỗi lo sợ bệnh tật khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng; khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Bạn cũng nên vận động để tổn thương phục hồi nhưng phải bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể. Nếu quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt cháy giai đoạn, bạn sẽ vô tình làm chết lớp sụn mới còn non yếu.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

10. Đừng ngại ngần yêu cầu trợ giúp

Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp, vì việc mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể.

Tổng hợp: tapchidongy.vn

 

8 bí kíp để ngăn ngừa thoái hóa khớp

tapchidongy.vn - Thứ Hai, 21 Tháng 12 2015 15:17

Theo các chuyên gia, duy trì 8 biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Dưới đây là một số biện pháp được các bác sĩ khuyến cáo:

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

Năng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

8 biện pháp để ngăn ngừa thoái hóa khớp - ảnh 1

Lựa chọn những bài thể dục vừa sức để giúp cơ bắp khỏe, máu lưu thông (Ảnh minh họa: Internet)

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như: Cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi, lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi, lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

8 biện pháp để ngăn ngừa thoái hóa khớp - ảnh 2

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động (Ảnh minh họa: Internet)

Thay đổi tư thế thường xuyên

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

Đừng vận động quá tải

Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa). Vì vậy, khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp

Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

BS Bá Lĩnh

Theo songkhoe.vn

 
 

Điều trị viêm khớp không cần thuốc

tapchidongy.vn - Thứ Hai, 23 Tháng 11 2015 10:43

Nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm khớp đã sử dụng các sản phẩm bổ sung và thay thế để quản lý triệu chứng bệnh tật.

Bệnh nhân chuyển sang những lựa chọn thay thế vì nhiều lý do: Vì những biện pháp chăm sóc y tế hiện hành không khiến họ mấy tin tưởng; lo ngại về những tác dụng phụ của liệu pháp dùng thuốc kéo dài. Hoặc có thể chỉ đơn giản vì họ nghĩ rằng liệu pháp thay thế là an toàn hơn, vì nó 'tự nhiên hơn'.

Tập thể dục thường xuyên

Viện nghiên cứu bệnh khớp, cơ xương và các bệnh về gia quốc gia Mỹ (NIAMS) đã giới thiệu với các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp về cách thức áp dụng 3 hình thức tập thể dục:

1. Cải thiện các biên độ tập luyện chẳng hạn như nhảy nhót, khiêu vũ để giúp duy trì các chuyển động thông thường, làm bớt cứng cơ và tăng sự linh hoạt.

2. Tăng cường các bài tập luyện chẳng hạn như tập tạ nhằm khiến cho cho cơ bắp dẻo dai hơn.

3. Chú trọng vào các bài tập thể dục nhịp điệu hay những bài tập về khả năng chịu đựng chẳng hạn như đạp xe đạp nhằm cải thiện hệ tim mạch, giúp kiểm soát thể trọng, và cải thiện chức năng đồng bộ. Kiểm soát thể trọng là một phần quan trọng vì thể tạng dư thừa có thể gây áp lực lên khớp.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau, và không có chế độ ăn uống duy nhất nào có thể vừa vặn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, Quỹ viêm khớp đã thiết lập những hướng dẫn dưới đây nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân luôn duy trì một chế độ ăn uống nhằm giúp quản lý triệu chứng bệnh của họ:

1. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, và tránh món gì có thể tương tác với thuốc mà bạn đang uống.

2. Sử dụng chất béo và cholesterol vừa phải.

3. Ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

4. Dùng đường và muối vừa phải.

5. Uống rượu chừng mực.

6. Đáp ứng đủ các yêu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi.

Kiểm soát căng thẳng

Trầm cảm là một phần của cuộc sống; nhưng đối với những người mắc bệnh viêm khớp, lại có những nhân tố khác chẳng hạn như sự gia tăng phụ thuộc vào các thành viên gia đình và những thay đổi diện mạo do biến dạng khớp hoặc ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc.

Quỹ viêm khớp nói rằng việc kiểm soát trầm cảm là rất quan trọng đặc biệt là với các bệnh nhân viêm khớp bởi vì 'khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ bắp của bạn cũng sẽ trở nên cứng nhắc. Sự căng cơ này có thể tăng đau đớn và mệt mỏi cho bạn, đồng thời có thể làm giới hạn khả năng của bạn, dẫn đến sự bất lực'. Căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm, nó có thể hình thành chu kỳ trầm cảm, đau đớn, mệt mỏi và giới hạn/mất khả năng. Kiểm soát căng thẳng có thể phá vỡ chu kỳ này.

Các ứng dụng nóng và lạnh

Mayo Clinic đã đưa ra những lời khuyên sau: 'Nhiệt sẽ làm giảm bớt cơn đau của bạn, thả lỏng sự căng thẳng, hạn chế đau cơ bắp và làm tăng lượng tuần hoàn máu. Một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để áp dụng hơi nóng là tắm nước nóng hay ngâm người trong bồn nước nóng khoảng 15 phút'. Các tùy chọn khác bao gồm việc sử dụng 1 cái gói nóng hay đèn bức xạ với bóng đèn nhiệt 250W để làm ấm cơ và khớp của bạn. Tuy nhiên nếu da bạn có khả năng nhạy cảm kém hoặc tuần hoàn kém thì đừng sử dụng cách điều trị bằng nhiệt.

Điều trị bằng hơi lạnh cũng có thể làm giảm đau đớn. Lạnh cũng gây tê và giảm đau co thắt cơ. Không sử dụng liệu pháp lạnh nếu như bạn tuần hoàn yếu hoặc bị tê. Các kỹ thuật có thể bao gồm dùng các gói lạnh, ngâm vùng khớp bị ảnh hưởng vào trong nước lạnh, hoặc có thể dùng mát-xa đá. Các bệnh nhân nên thận trọng khi xem xét các liệu pháp thay thế khác. Trước khi bắt đầu với liệu pháp thay thế hay điều trị bổ sung nào, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của mình để xem xét các hình thức phù hợp trong hoàn cảnh của mình, cũng như hỏi họ về tác dụng phụ và các tương tác có hại, đặc biệt là nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào cho các điều kiện khác

Theo Sống Khỏe

 

Món ăn bài thuốc phòng thoái hóa khớp gối

Thứ Ba, 24 Tháng 11 2015 08:06

Sử dụng các bài thuốc này có tác dụng lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, chống tái phát....

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: Phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.

Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa... Hoặc là do yếu tố thể tạng, cơ địa (nội thương ): Do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương-khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau. Vì vậy, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.

Bài 1: Gạo nếp 100g, nam ngũ gia bì 10g. Cách chế biến: Gạo vo sạch, ngũ gia bì rửa sạch rồi ngâm cho 20 phút sắc với 800ml nước. Khi sôi cho nhỏ lửa còn 500ml gạn lấy nước thuốc, thêm nước ngập thuốc tiếp tục sắc lấy nước thuốc lần 2. Cho 2 lần nước thuốc vào nồi cho gạo ninh thành cháo chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Hồng trà 2g, đậu tương 30g. Cách chế biến: Đậu tương ngâm vo sạch cho thêm 5 bát con nước nấu chín, gạn lấy nước, thêm hồng trà, có thể thêm chút gia vị cho vừa (hạn chế nhiều muối). Chia 4 lần uống trong ngày, có thể ăn cả đậu tương. 5 ngày 1 liệu trình.

Bài 3: Bí xanh 300g, xương sườn của lợn 150g. Cách chế biến: Ninh sườn nấu với bí xanh, thêm chút gia vị cho vừa nấu canh ăn, ăn cùng với cơm.

Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 100g, quế chi 4g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ thêm quế chi, thêm chút đường, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, hồng táo 10 quả. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 6: Gạo tẻ 100g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, bột bạch phục linh 20g. Cách chế biến: Gạo tẻ vo ngâm 15 phút. Xích tiểu đậu rửa sạch cho vào nồi đổ 5 bát nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho gạo tẻ, đại táo vào ninh cho thêm nước nấu thành cháo khi nhừ thêm bột phục linh đun sôi. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 7: Đậu xanh 25g, bách hợp 100g, ý dĩ nhân 50g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 15 phút, ý dĩ nhân rửa sạch cho vào nồi cùng với đậu xanh thêm nước nấu thành cháo. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, thêm chút muối rửa sạch để bỏ vị đắng,khi cháo nhừ thêm bách hợp nấu chín khi ăn thêm chút đường. Ngày ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.

Mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ thoái hóa khác nhau nên các vị thuốc cần gia giảm cho phù hợp, vì vậy, khi sử dụng các bài thuốc trên tốt nhất cần được sự hướng dẫn của lương y uy tín.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Suckhoedoisong.vn

 

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm khớp

tapchidongy.vn - Thứ 7, 26 Tháng 09 2015 10:11

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp thì chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ tới việc hạn chế những cơn đau và góp phần tích cực vào việc kháng viêm trong điều trị viêm khớp.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng được khuyến cáo cho người bị viêm khớp là chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tăng cường các món ăn giàu can xi, vitamin C, omega 3, omega 6. Mặc dù chưa đưa ra một biểu đồ ăn uống cụ thể cho người viêm khớp nhưng các bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân viêm khớp nên và không nên ăn những thực phẩm như sau:

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp cần tránh xa

Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra đồ ăn nhanh cũng không nên được sử dụng bởi trong đồ ăn nhanh thường nhiều bánh kẹo.

benh-nhan-viem-khop-khong-nen-an-muoi

Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn muối

Cà phê: Chất cafein có trong cà phê sẽ khiến cho bệnh viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Soda: Nói không với soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do viêm khớp không tăng lên.

Bột mì: Bạn không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào, bởi bột mì sẽ tình trạng viêm khớp của bạn tăng lên.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát: Không nên sử dụng cho các trường hợp viêm khớp.

Ngoài ra, bệnh nhân viêm khớp không nên ăn các loại thịt màu đỏ, một số loại quả như cà chua, khoai tây... Các loại hoa quả như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu là những loại trái cây có hàm lượng đường cao, vì thế không nên sử dụng dưới bất kì hình thức nào.

Thực phẩm nên sử dụng

benh-nhan-viem-khop-nen-uong-tra-xanh

Trà xanh có công dụng kháng viêm rất tốt

Trà: Trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày. Nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương. 8 ly nước mỗi ngày là cần thiết cho người bị viêm khớp.

Thịt: Các loại thịt màu đỏ không được khuyến khích cho người viêm khớp tuy nhiên thịt gà, hải sản, cá ngừ, cá hồi… giàu chất omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, 70g protein mỗi ngày là lượng vừa đủ với người bị viêm khớp.

Trứng: Được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Rau quả: Nên dùng những rau có lá màu xanh thẫm như súp lơ xanh, và các loại có màu da cam như bí ngô. Các loại gia vị như hành và tỏi cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp.

Trái cây: Ăn nhiều trái cây là rất tốt tuy nhiên với người bệnh viêm khớp thì lại khác, không phải loại trái cây nào cũng tốt. Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: bưởi, chanh, kiwi, các loại quả mọng.

Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được chữa lành khi chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý. Sức khỏe của bạn ở trong tầm tay bạn.

Nguồn: benhviemkhop.net

 

Ăn uống thế nào mới có xương khớp khỏe mạnh?

tapchidongy.vn - Thứ Năm, 26 Tháng 11 2015 10:30

Thời tiết thay đổi, mùa mưa kéo dài, dù ở độ tuổi nào, chúng ta đều dễ bị đau nhức xương khớp. Cùng học cách phòng tránh nhé!

Thực phẩm có lợi cho khớp

Sữa ít béo

Các nghiên cứu ở Boston, Mỹ chỉ ra rằng sữa ít béo có công dụng rất tốt cho sức khoẻ của các bạn gái, đặc biệt là ở phần khớp tay và chân. Sữa sẽ giúp xương khớp khoẻ hơn cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối.

Dầu ô liu

Trong dầu ô liu, đặc biệt là loại dầu nguyên chất thường chứa rất nhiều hợp chất giúp giảm các loại enzyme khiến khớp bị viêm và hư tổn. Bạn có thể trộn cơm với 1 ít dầu ô liu để giúp ngăn ngừa thái hoá sụn khớp và cung cấp thêm canxi cho cơ thể. Dầu ô liu cũng chứa khá nhiều Vitamin D, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, duy trì mật độ của xương và giảm nguy cơ loãng xương.

Ăn uống thế nào mới có xương khớp khỏe mạnh? - ảnh 1

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương khớp

Cá chứa nhiều chất béo

Những loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi thường chứa nhiều chất béo Omega-3, giúp giảm thiểu các triệu chứng của viêm xương khớp. Protein, amino a-xít trong cá hồi và các loại cá béo khác cũng có khả năng chữa bệnh cho xương, giúp cho xương thêm chắc khoẻ cùng nhiều lợi ích khác đối với sức khoẻ nói chung.

Thực phẩm có hại cho khớp

Phô mai

Ăn nhiều phô mai sẽ làm tăng sự xói mòn của các khớp xương trong cơ thể chúng ta - vì hàm lượng chất béo cực cao trong chúng. Theo một số nghiên cứu của Mỹ, ăn nhiều phô mai còn có thể làm bệnh viêm khớp gối trở nên tồi tệ hơn.

Ăn uống thế nào mới có xương khớp khỏe mạnh? - ảnh 2

Bơ rất có hại cho xương khớp

Nước có ga

Nước ngọt giúp bạn giải khát một cách nhanh chóng, nhưng chúng lại là kẻ thù lớn nhất của các khớp xương. Nước có ga chứa rất nhiều a-xít photphoric, khiến canxi bị thải ra khỏi cơ thể chúng ta một cách cực nhanh. Ngoài ra, một số nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy rằng phụ nữ uống càng nhiều nước ngọt thì có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp nhiều hơn.

Bia

Khi bạn uống càng nhiều bia thì những phần khớp ở chân hay phần hông của chúng ta càng bị tổn hại. Chúng khiến bạn cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp và bia còn có thể huỷ hoại các ổ khớp nữa.

Thịt ba chỉ xông khói

Vì thịt ba chỉ xông khói thường chứa rất nhiều lượng chất béo không bão hoà, chúng sẽ khiến cho các khớp bị viêm trở nên càng đau nhức và tội tệ hơn. Không những thế, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng ăn quá nhiều protein từ động vật cũng khiến cho tỉ lệ khả năng mắc bệnh viêm khớp tăng lên.

Chất béo công nghiệp

Chất béo công nghiệp thường có trong các loại thực phẩm được chiên hay nướng bằng dầu công nghiệp như khoai tây chiên, bim bim hay những loại bánh ngọt được bày bán trong siêu thị. Các loại thực phẩm này chứa một lượng chất béo xấu cực nhiều, tác động đến xương khớp, gây viêm nhiễm và còn khiến bạn tăng cân.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Thy Nguyễn, Trà My/Kenh14.vn/Ttvn

 

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng

tapchidongy.vn - Thứ Ba, 10 Tháng 11 2015 11:36

Các loại thực phẩm chiên, xào nấu nhiều dầu mỡ gây ra nhiều cơn đau và khiến tình trạng viêm khớp thêm nặng.

Thời tiết giá lạnh mùa đông vốn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với những bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên một chế độ ăn uống thiếu hợp lý hay chẳng may sử dụng những loại thực phẩm sau cũng có thể khiến các cơn đau thêm nặng hơn.

Cà chua

Cà chua là thực phẩm thường xuyên được các bà nội trợ sử dụng trong các món ăn vào mùa đông. Mặc dù thông thường nó được cho là thực phẩm chứa chất chống viêm, vitamin A và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 1

Tuy nhiên, với các bệnh nhân viêm khớp hay những người bị bệnh gout thì đây là loại thực phẩm hạn chế sử dụng bởi hàm lượng axit uric cực cao trong loại quả này có thể khiến các cơn đau thêm nặng.

Sữa

Với những người viêm khớp dạng thấp, sữa không khác gì một loại chất nguy hại khiến tình trạng viêm tăng lên kèm theo các cơn đau.

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 2

Điều này là do cơ thể tự sản sinh các kháng thể chống lại các tác nhân có hại và nó nhầm lẫn các protein có trong sữa là các chất có hại cho sức khỏe nên tạo thành các phản ứng đào thải.

Thực phẩm chiên

Món ăn ưa thích trong mùa đông của nhiều người là các loại thực phẩm chiên, xào nấu nhiều dầu mỡ, tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm khớp, nó vừa gây ra nhiều cơn đau hơn vừa khiến tình trạng viêm khớp thêm nặng.

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 3

Hơn thế nữa, sử dụng nhiều thực phẩm chiên xào còn khiến bạn dễ tăng cân, gây áp lực lên các khớp xương và gây mòn xương một cách nhanh chóng hơn.

Đường, muối và tinh bột

Những thứ gia vị thông thường như đường, muối hay các chất tinh bột dạng tinh cũng khiến tình trạng viêm khớp thêm nặng.

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 4

Sử dụng nhiều đường muối có thể gây ra viêm còn quá nhiều tinh bột tinh có khiến gia tăng chất độc glycation end gây hại cho các protein. Khi cơ thể cố gắng chống lại chất độc này nó sử dụng đến hàm lượng lớn cytokine khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng hơn.

Thịt đỏ

Có thể thịt là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng với những người có tiền sử viêm khớp hoặc bệnh gout thì đây lại là thực phẩm nên tránh sử dụng, nhất là các loại thịt đỏ như trâu, bò, chó…

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 5

Các chất béo và hàm lượng dinh dưỡng lớn có trong các loại thịt này khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các chất gây viêm và khiến cho các phần khớp sưng lên, gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.

Để hạn chế tình trạng này, người mắc viêm khớp chỉ nên dùng thịt trắng hoặc hạn chế sử dụng thịt động vật và thay bằng các loại thực phẩm giàu protein khác từ thực vật.

Dầu đậu nành, lòng đỏ trứng

Những thực phẩm tưởng chừng như cực bổ dưỡng cho sức khỏe này lại là mối nguy hại khôn lường cho những người mắc viêm khớp.

Thực phẩm mùa đông làm bệnh khớp thêm nặng - ảnh 6

Trong những loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn axit béo omega - 6 được cho là rất tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến các cơn đau khớp ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ngoài dầu đậu nành và lòng đỏ trứng, axit béo này còn có trong các loại thịt động vật, bơ thực vật và thực phẩm chiên rán.

Theo Suckhoedoisong.vn

 
 

Thực phẩm đại kỵ khi bị bệnh khớp

tapchidongy.vn - Thứ Năm, 12 Tháng 11 2015 16:08

Nếu biết cách kiêng khem các thực phẩm không tốt, tình trạng bệnh khớp có thể được cải thiện nhanh chóng.

Mùa đông là thời điểm bệnh khớp 'hoành hành' dữ dội khiến người bệnh không khỏi khó chịu. Mùa đông năm nay đang đến gần, hãy cùng bài viết này tìm hiểu về những loại thực phẩm mà người bị bệnh khớp tuyệt đối tránh để cải thiện tình trạng bệnh tình cũng như chữa trị có hiệu quả hơn.

Hải sản, ca cao, thịt gà

Hải sản làm trầm trọng tình trạng đau khớp

Các loại thức ăn này khiến triệu chứng đau, sưng khi bị viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do những thực phẩm này chứa rất nhiều kẽm, làm phá vỡ sụn, gây ra chuỗi phản ứng trong tế bào, làm vùng khớp bị viêm càng trầm trọng.

Thịt gia súc, phủ tạng

Thịt gia súc, đặc biệt là các loại thịt có màu đỏ như thịt bò và thịt khi đã chế biến, sau khi ăn sẽ gây đau nhức dồn dập hơn ở các khớp. Những thực phẩm này chứa rất nhiều phốt pho, đó là chất không hề tốt cho những người bị bệnh khớp.

Ngô (bắp), sản phẩm từ sữa, đồ nếp, loại quả thuộc họ cam quýt

Trong những thực phẩm này có thể gây ra các dị ứng tăng viêm mà viêm khớp không phải là ngoại lệ.

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn

Chất béo bão hòa trong đồ chiên rán, đồ ăn sẵn làm kích thích phản ứng viêm. Không chỉ vậy, chất này còn gây giãn mạch, xung huyết. Chính vì thế mà cảm giác đau khớp càng rõ rệt và liên tục hơn.

Mận, củ cải

Mận không tốt cho bệnh nhân viêm khớp

Hai loại thực phẩm này chứa một loại a-xít rất không tốt cho xương, do vậy tuyệt đối không nên ăn khi bị viêm khớp.

Muối và đường

Muối và đường là hai gia vị quan trọng, tưởng chừng vô hại, nhưng đối với những người bị bệnh khớp thì đó là mối đe dọa lớn. Muối, cũng như đường làm mất canxi trong xương, do đó mà bệnh khớp càng phát triển mạnh.

Xúc xích, dăm bông, bánh kẹo, nước ngọt

Đây là nhóm thực phẩm làm tăng lipit trong máu, khiến cơn đau khớp xảy ra với cường độ cao hơn.

Rượu bia, thuốc lá

Uống rượu bia, hút thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào người vô số chất có hại. Chúng không chỉ khiến bệnh viêm khớp nghiêm trọng hơn do kích thích viêm tấy, hủy hoại canxi trong xương mà còn có hại đối với bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.

Riêng đối với những người bị bệnh gút, bênh cạnh những thực phẩm nói trên, cần kiêng kỵ hoàn toàn các thực phẩm như măng, nấm, súp lơ, họ đậu...

Theo songkhoe.vn

 
 

Món ngon từ lươn chữa viêm khớp dạng thấp

tapchidongy.vn - Thứ 7, 03 Tháng 10 2015 10:21

Theo Đông y, lươn còn được gọi là thiện ngư, có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương, đặc biệt là trừ được phong thấp...

Chả lươn cuốn lá lốt

Thịt lươn khoảng 500g, lươn tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, cắt nhỏ, đem ướp gừng, tỏi và muối tiêu; dùng lá lốt gói lại, nướng hoặc chiên ăn.

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm dùng trị tay chân tê bại, các chứng đau xương khớp… kết hợp với thịt lươn trở thành món ăn bài thuốc có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khá tốt.

luon-cuon-la-lot-chua-viem-khop

Chả lươn cuốn lá lốt

Ngâm rượu lươn

Dùng lươn non 500g, rượu trắng 100ml, ngâm rượu uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml, uống xong xúc miệng, dùng trong vòng 1 tháng giúp chữa viêm khớp dạng thấp đau nhức nhiều.

luon-chua-viem-khop-dang-thap

Thịt lươn có công dụng trị viêm khớp

Bột lươn

Dùng 4 – 6 con lươn loại to trên 500g, rượu trắng lượng thích hợp trộn với lươn, sau đó hong khô, làm thịt lươn, bỏ nội tạng, sấy khô nghiền mịn, cất trong lọ nút kín dùng dần, 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15g hòa với chút rượu trắng uống hoặc có thể dùng bột lươn hòa vào cháo ăn, liệu trình 2 tháng.

Tác dụng giảm đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp.

Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét