soha.vn - T.T (T.H) |
1. Lịch sử sử dụng tỏi làm thuốc:
Tỏi từ xa xưa đã được coi là một vị thuốc từ rất lâu đời. Ngay từ thời cổ đại, đã có những bài thuốc được bào chế từ tỏi. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy dấu vết của những đơn thuốc làm từ tỏi.
Ngay đến thời hiện đại, người Ai Cập vẫn giữ thói quen sử dụng tỏi làm thuốc.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm 70 của thế kỷ 20, những người của tổ chức này nhận ra rằng Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắn nghiệt nhưng sức khỏe của người dân lại rất tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ ca0.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia của WHO đã biết được rằng trong nhà của người Ai Cập luôn có những chai rượu tỏi để cả gia đình sử dụng. Thói quen này đã trở thành một tập quán kéo dài trong nhiều thế kỷ.
Không chỉ ở Ai Cập, khắp nơi trên thế giới đều coi tỏi như là một vị thuốc quý. Tại Nga thế kỷ 19, tỏi thậm chí còn được nhấn mạnh với vai trò thảo dược hơn là vai trò gia vị phục vụ bữa ăn.
Y học phương Đông cổ truyền cũng rất coi trọng tỏi. Ngay từ năm 2600 trước Công Nguyên người Trung Quốc đã sử dụng tỏi để làm thuốc. Cho đến tận bây giờ, trong nhiều đơn thuốc chữa bệnh của người Trung Quốc và Việt Nam vẫn có sử dụng tỏi.
2. Dược tính, công dụng:
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Theo GS Đỗ Tất Lợi, trong Đông y, tỏi được coi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ...
Theo phân tích của y học hiện đại, trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen.
Đặc biệt, khi được ngâm rượu, rượu tỏi trở thành 1 vị thuốc dễ sử dụng và có rất nhiều công dụng.
Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng.
Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và công bố những tác dụng của rượu tỏi trong điều trị các loại bệnh như:
- Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
- Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Năm 1983, các nhà y học Nhật Bản bổ ung thêm 2 nhóm bệnh và rượu tỏi có thể điều trị đó là bệnh trĩ và bệnh đái tháo đường. Theo nhóm nghiên cứu này, rượu tỏi là một loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
3. Cách bào chế rượu tỏi để chữa bệnh:
Theo hướng dẫn của WHO, rượu tỏi cần được ngâm và sử dụng đúng liều lượng vì loại thuốc này được sử dụng lâu dài, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
40g tỏi khô bóc vỏ, thái nhỏ cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lắc chai rượu cho đến khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Đến ngày thứ 10 thì dùng được.
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) và trước lúc ăn sáng và trước khi đi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết nên cứ 10 ngày lại ngâm tiếp để có rượu dùng liên tục.
Với lượng rượu nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không được rượu vẫn dùng được.
Tuy nhiên, theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, tỏi là một vị thuốc có tính nóng nên cần phải lưu ý khi dùng.
Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.
Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.
theo Trí Thức Trẻ
Ngoài ra, dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động.
Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.
theo Trí Thức Trẻ
"Thần dược" từ tỏi giúp người ho như cuốc kêu khỏi ngay tức khắc
soha.vn - Thái Phong (T.H) |
Nhiều người tìm kiếm rất nhiều thuốc để trị ho mà không biết rằng tỏi chính là một loại thảo dược trị ho cực kỳ công hiệu.
Tỏi - thảo dược trị ho
Theo Đông y, tỏi thuộc tính ôn (tính ấm), đi vào các phế kinh, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau... Tỏi có tác dụng đặc biệt trong các bệnh ho, đặc biệt là ho hàn tính.
Y học hiện đại cũng chứng nhận tỏi chứa hơn 20 hoạt chất có ích cho sức khỏe con người như vitamin E, C, các nguyên tố trung vi lượng như canxi, sắt, selenium ra, còn có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC ) tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra trong tỏi còn có chứa allincin có khả năng sát khuẩn cao giúp diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường mũi họng.
Nếu bạn không tin tác dụng trị ho thần kỳ của tỏi thì hãy thử nghiệm ngay vì tỏi có thể làm dứt cơn ho rất nhanh ngay cả khi trước đó bạn đang bị ho dữ dội hay nói theo cách dân gian là ho như cuốc kêu.
Các cách dùng tỏi trị ho
- Mật ong tỏi hấp cách thủy:
Lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.
Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, người bệnh sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nên tiếp tục uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.
- Nước tỏi chưng muối hoặc đường phèn:
Dùng 2 - 3 tép tỏi cho trẻ em, 7 - 8 tép tỏi cho người lớn. Tỏi đập giập, bỏ vào chén thêm chút muối và nước rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Ngày uống 3 lần nếu ho nặng.
Ngày thứ 2 cũng làm như trên nhưng cho thêm 1 - 2 viên đường phèn.
Nếu bạn không muốn chưng cách thủy có thể chuẩn bị nguyên liệu giống như trên cho vào đun nhỏ lửa đến khi còn 2/3 nước thì chắt ra uống.
theo Trí Thức Trẻ
4 củ tỏi, 4 quả chanh "quét sạch" mỡ máu "thần kỳ"
soha.vn - Thái Phong (T.H) |
Mỡ máu cao là hiện tượng rối loạn mỡ máu trong đó một số thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường.
1. Mỡ máu cao và những nguy hiểm
Mỡ máu cao là hiện tượng rối loạn mỡ máu trong đó một số thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường.
Mỡ máu cao chủ yếu là do tăng Mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Người ta thường đánh giá nồng độ mỡ máu bằng 2 xét ngiệm là định lượng nồng độ triglycerid toàn phần và nồng độ cholesterol toàn phần.
Nếu nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l và triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l là bình thường. Vượt quá giá trị này được gọi là mỡ máu cao.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người có chứng mỡ máu cao chiếm khoảng 29,1% và tăng nhanh ở độ tuổi từ 35-45 với 41,7% và ở người cao tuổi khoảng 63%.
Mỡ máu cao khiến cho người bệnh phải đối diện với nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và làm vỡ mạch máu.
Đặc biệt, những người bị mỡ máu quá cao, tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì có thể gây nên tai biến mạch máu não, nếu xảy ra ở ruột thì nguy cơ gây nên tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột.
Nếu xảy ra ở tim có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu xảy ra ở chi có thể gây tắc mạch máu chi...
Những hệ quả nguy hiểm do bệnh mỡ máu cao gây ra là người bệnh có nguy cơ mắc 7 bệnh nguy hiểm như bệnh viêm tụy, bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh gan, đau và tê bàn chân, sa sút trí tuệ...
2. Những bài thuốc chữa bệnh mỡ máu cao
Bài 1: 12g lá sen, 12g trạch tả, 15g phục linh, 12g hoa cúc, 15g ý dĩ, 10g râu ngô, 12g thảo quyết minh. Cho tất cả các vị nấu với 800ml nước, sắc còn 200ml. Lại đổ thêm 600ml sắc lần 2 còn 200mi. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng tiêu bớt lượng mỡ thừa trong máu.
Bài 2: 30g cam thảo, 25g câu kỷ tử sắc với 800ml nước lấy 200ml, uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
Bài 3: 30g sơn tra, 10g lá sen dùng nấu nước uống thay trà.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ máu.
Trang Sức khỏe gia đình giới thiệu một bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Nguyên liệu: 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội.
- Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ. Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ. Xay nhỏ nguyên liệu trên với 3 lít nước sôi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Chú ý: Bài thuốc trên cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 - 2 muỗng canh/lần.
theo Trí Thức Trẻ
Điều "kỳ diệu" không ngờ xảy ra khi nhai 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày
soha.vn - Lệ Nam |
Lương y Quốc Trung cho biết việc nhai 2- 3 tép tỏi hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm của cơ thể.
Kinh nghiệm từ các mẹ để lại
Chị Hà kể chị bị nấm âm đạo như mãn tính. Căn bệnh khiến chị khốn khổ vì ngứa và mất tự tin. Cứ khoảng 2 tháng, chị Hà lại bị 1 đợt.
Lần nào bị chị cũng đi khám sản và được bác sĩ đặt thuốc 7 đến 10 ngày. Dù kiêng quan hệ vợ chồng nhưng cứ đặt thuốc, uống thuốc mãi vẫn cứ tái diễn.
Chuyện bị nấm vùng kín chị không dám chia sẻ với ai. Mỗi lúc tái phát ngứa chỗ ấy chị đứng ngồi không yên. Một lần, chị kể với mẹ về chuyện cứ 2- 3 tháng lại phải đi khám phụ khoa một lần. Mẹ chị chia sẻ kinh nghiệm quý của các cụ ngày xưa.
Chị Hà bảo: "Mẹ em nói ngày xưa làm gì có thuốc, vệ sinh chẳng tốt như bây giờ nên nhiều chị em bị viêm nhiễm lắm. Các bà và các mẹ đều tự chữa cho mình bằng củ tỏi.
Chị Hà thấy đơn giản nên làm theo ngoài ra chị chịu khó rửa thêm bằng nước sạch vì nấm và viêm nhiễm là do có thể nước bị ô nhiễm.
Chị Hà làm theo chia sẻ của mẹ là vệ sinh hàng ngày: Tự pha nước tinh khiết (hoặc nước đun sôi để nguội) 1 chai nước suối pha với 1 gói natri bicarbonate rửa ngày 2 lần khi đi tắm và sau khi đi đại tiện.
Còn những lần khác thì rửa nước thường lau khô bằng giấy vệ sinh mềm và sạch.
Chị không mặc quần, chọn quần lót mỏng loại lưới. Hàng ngày thay 2 cái quần lót, giặt xong phơi nắng chiếu vào. Nếu ở nhà thì mặc váy dài cho thoáng.
Đặc biệt, chị Hà làm theo chia sẻ củ mẹ là uống tỏi. Cứ sáng dậy bóc 1 củ tỏi có tép nhỏ chị lấy sống dao đập nhẹ, xong cho mấy tép đó vào miệng uống với nước như uống thuốc đặc biệt là mấy ngày sau khi có kinh thường hay bị nấm thì uống nhiều hơn 1 chút.
Sau khi uống tỏi, chị Hà theo dõi thấy khu vực nhạy cảm cải thiện rõ rệt chị không còn bị ngứa ở cô bé, khí hư ít và trong hơn. Những lần sau thấy khí hư có mùi hôi, đục đục là chị Hà lại làm vài tép tỏi uống như thuốc. Hai, ba hôm sau triệu chứng này hết.
Tỏi vị thuốc tuyệt vời
Theo lương y Vũ Quốc Trung – phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội tỏi là một vị thuốc tuyệt vời ở trong mỗi gia đình. Mọi người có thể dùng tỏi trong điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt.
Trong đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát độc, sát trùng, trừ phong, tiêu nhọt, tiêu đờm…
Trong y học thường thức, tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, tỏi giúp điều trị các viêm nhiễm là nguyên nhân gây ngứa âm đạo.
Qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
- Xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp).
- Hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản).
- Tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch).
- Tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Lương y Quốc Trung cho biết việc nhai 2- 3 tép tỏi hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm của cơ thể.
Ngoài ra, lương y Trung còn cho biết mọi người có thể sử dụng tỏi ngâm vì tỏi ngâm rất tốt, tốt hơn tỏi tươi. Tỏi trong môi trường axit (giấm, rượu) sẽ tăng tác dụng lên 4 lần so với tỏi sống.
Ông Trung hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi, hoặc giấm tỏi để chữa cao huyết áp như sau: tỏi sống 0,25kg, bóc bỏ vỏ ngoài rồi ngâm với 0,65 lít rượu gạo 40 độ, hoặc giấm 4 - 5 % axit axetic.
Ngâm trong 10 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 3ml.
Tuy nhiên, cần chý ý không nên dùng tỏi quá nhiều có thể làm cho hơi thở nặng mùi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp… Có thể ăn tỏi mỗi ngày, nhưng không dùng quá 15g/ngày.
theo Trí Thức Trẻ
Bài thuốc chữa ho nặng mấy cũng khỏi
soha.vn - Thái Phong (T.H) |
1. Mạnh hơn 100 lần kháng sinh:
Theo tờ VNE, một nghiên cứu vào năm 2012 về tỏi đã phát hiện ra trong tỏi có chữa một thành phần cơ bản mạnh gấp 100 lần so với 2 loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter.
Trong khi tiến hành cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận ra rằng hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter. Lớp màng này bình thường rất khó bị phá hủy.
Nghiên cứu này đã mở ra một tiềm năng làm giảm vi khuẩn gây bệnh trong môi trường và trong nguồn thức ăn của con người. Hơn nữa, nó cho thấy giá trị to lớn của tỏi trong việc phòng và chữa bệnh của con người mà đôi khi chúng ta đã bỏ phí vì không biết.
2. Những bài thuốc "lạ" từ tỏi ít người biết đến:
Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc cổ phương cũng như các bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng càng ngày người ta càng thấy rằng những công dụng của tỏi vẫn chưa được tận dụng hết.
Trong cuốn "Dược học cổ truyền" do PGS.TS Phạm Xuân Sinh chủ biên có ghi lại một số cách dùng tỏi chữa bệnh khá "lạ" nhưng cũng rất đơn giản và hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thay cho những cách thông thường vẫn sử dụng.
- Sát trùng, trị giun: Dùng trong trường hợp có giun kim hoặc trùng roi âm đạo gây viêm, hoặc giun móc câu. Ngoài ra còn dùng trị bệnh lỵ amip.
Cách dùng: Tỏi bóc vỏ ngoài 100g, giã nát, thêm 1000ml nước, ngâm trong vòng 24h. Bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng nước đó rửa hậu môn. Làm liền 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn.
- Kiện tỳ vị: Dùng khi ăn uống không tiêu.
Dùng 4 - 5 nhánh tỏi sống mà nuốt hoặc lấy 1 củ tỏi bóc vỏ ngoài nhét vào hậu môn gây trung tiện là khỏi trướng bụng.
- Trừ đờm, chỉ ho (còn dùng để chữa ho gà, viêm khí quản mạn tính): Dùng 1 củ tỏi, sắc (sấp 2 lần) chừng 5 phút, lọc thêm chút đường cho uống ngày 2 - 3 lần.
Cũng có thể đem tỏi giã nát, trước khi đi ngủ dán vào 2 lòng bàn chân, làm 3 - 5 tối. Nhất là người đang ho nặng vào ban đêm thì nên dùng cách này.
Lưu ý: Tỏi rất nóng và có thể gây bỏng. Vì vậy không nên đắp trực tiếp lên da và không nên để quá 15 phút.
- Hạ áp: Dùng cho người bị cao huyết áp. Mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói ăn vài nhánh tỏi, ăn xong uống chút nước, chút giấm và đường. Ăn liền 10 - 15 ngày huyết áp sẽ hạ xuống.
- Phòng bệnh cúm: Dịch ngâm tỏi, nhỏ mũi hàng ngày vào buổi sáng và tối. Cách này còn dùng phòng bệnh sốt rét.
- Cầm máu: Dùng trong trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bộ phận phía trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày).
Cách dùng: Tỏi sống 2 - 3 nhánh giã nát, cho vào miếng vải, đặt vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Chảy ở lỗ mũi bên nào thì băng vào lòng bàn chân bên đó.
theo Trí Thức Trẻ
Tham khảo thêm công dụng chữa bệnh của toi den
Trả lờiXóa